Du học Nhật “hút” sinh viên Việt

Phần 2: “Lực hấp dẫn” từ những món ăn

“Mỗi món ăn là một câu chuyện và khi bạn đến Nhật, bạn sẽ thấy điều đó thật rõ ràng” – Nguyễn Hồng Sơn, sinh viên trường nhật ngữ Nitto chia sẻ. Nếu như ở phần 1, “lực hấp dẫn” của Nhật Bản nằm ở cuốn truyện tranh Đô-rê-mon và các phát minh tân tiến, thì tại phần 2, tôi sẽ lái bạn sang một “lực hấp dẫn” khác vô cùng thu hút– “Ẩm thực”.

Kit Kat với “Kitto Katsu”

Tại Nhật, Kit Kat (loại kẹo sôcôla xuất xứ từ Anh Quốc) xuất hiện ở khắp các cửa hàng, từ vùng nông thôn dân dã đến trung tâm thương mại sang trọng. Điều này khiên rất nhiều người thắc mắc vì sao người Nhật lại “cuồng” Kit Kat đến thế! Câu trả lời là trong tiếng Nhật, từ “Kit Kat” phát âm khá giống với câu chúc: “KITTO KATSU!” (Bạn chắn chắn sẽ thành công!).

1

Bởi lý do này mà hầu hết người Nhật đều có sở thích sưu tầm đủ loại Kit Kat, việc này giống như họ đang sưu tập những lời chúc may mắn làm bùa hộ mệnh mọi lúc, mọi nơi. Tất nhiên không bỏ lỡ cơ hội này, nhà sản xuất cũng rất ưu ái khi cho ra đời vô vàn mùi vị Kit Kat chỉ dành cho Nhật Bản: từ vị trà xanh, dâu tây đến đậu xanh, đậu đỏ … với đủ kích cỡ, hình dáng. Tết này về thăm nhà, mình cũng không quên bỏ túi “bùa may mắn” Kit Kat trà xanh!

Mochi không chỉ là bánh gạo

Mochi là loại bánh gạo truyền thống của Nhật, hơi giống với bánh dày của Việt Nam và luôn xuất hiện trong các dịp lễ hội tại đất nước mặt trời mọc. Ở Nhật có đến hàng trăm loại Mochi khác nhau với những câu chuyện siêu hay ho.

2

Uguisu Mochi được mô phỏng theo hình một loài chim sẻ Uguisu nho nhỏ, có màu xanh ngọc biếc, thường bay nhảy và hót véo von mỗi dịp Xuân về. Loại bánh này được khoác lên mình chiếc áo màu xanh ngọc bích như màu lông chim và lớp áo được làm từ bột đậu nành xanh khiến cho bánh vừa đẹp, vừa ngon và vừa bổ dưỡng.

Con đường mì sợi

Văn hóa “xì xụp” quanh năm của người Nhật phố biến đến mức một du học sinh như tôi không thể không tìm hiểu về mì sợi. Nếu thế giới có Con đường tơ lụa nối phương Đông với phương Tây, thì tại Nhật có con đường mì sợi. Những du học sinh mê “phượt” đều biết rằng Nhật có cả một bản đồ về mì dành riêng cho du khách.

3

 Điểm dừng chân đầu tiên của tôi vào kỳ nghỉ năm nay là Kyoto – vùng đất nổi tiếng với món mì Udon một sợi – chỉ có một sợi mì “to oạch” trong bát mì. Còn Nagoya thì chiều chuộng những ai thích biến tấu món ăn trộn lẫn mì và sữa đậu nành. Thú vị nhất vẫn là “thánh địa” suối nước nóng Hakone vì bạn không chỉ được ăn mì một cách bình thường, mà còn được bơi luôn trong “bể mì”. Bồn tắm nước nóng ở Hakone được thiết kế thành hình bát mì, lâu lâu “đầu bếp” sẽ tiếp thêm các “sợi mì” collagen vào bồn tắm cho khách.

Hàng ngày, trên đường từ trường học đến chỗ làm, tôi thường ghé vào một quán mì bên đường, ngồi vắt vẻo trên một chiếc ghế gỗ cao, bưng tô mì còn nóng xì xụp và đếm xem mình đã nhập được bao nhiêu môn “Mì đạo” trong tổng số 888 loại mì tại Nhật. Và hôm nay tôi đánh dấu loại thứ 11 vào danh sách.

Sushi – “Ma thuật” trong căn bếp

Đầu bếp tạo nên món Sushi được ví như thầy phù thủy, họ phù phép cho những nguyên liệu đơn giản trở lên kỳ diệu và hấp dẫn. Thế giới Sushi quả thực rất hấp dẫn với sự kết hợp bao gồm cơm trộn với dấm, đường, muối, đôi khi có thêm rượu sake ăn kèm với cá sống hoặc các loại hải sản khác. Thưở sơ khai, công thức của Sushi là kết hợp cá với cơm lên men cho có vị chua, sau này dấm được sử dụng để khiến cho cơm nhanh chua hơn, rút ngắn thời gian lên men và đảm bảo chất lượng của cơm. Ngày nay, Sushi có mặt ở mọi nơi, từ nhà hàng thượng hạng tới những hộp Sushi ăn nhanh đủ gọn nhẹ và tiện lợi để mang theo và ăn ngay. Có rất nhiều loại sushi như Oshizushi, Inarizushi, Makizushi, Futomaki, Hosomaki…và mỗi loại sushi lại mang trong mình cái tinh tế riêng của người đầu bếp.

4

Thế giới ẩm thực Xứ mặt trời mọc như “hút” sinh viên Việt vào những câu chuyện không bao giờ có hồi kết. Hy vọng các bạn sẽ cùng đồng hành với chúng tôi để giải mã “lực hấp dẫn” của Nhật Bản tại phần ba vào kỳ sau!

Atlantic.edu.vn