Du học sinh và nghị lực vượt mọi khó khăn

Quyết định đi du học là bạn đã quyết định bước chân vào cuộc sống tự tập. Nhưng bạn có biết? Hành trang mang theo không đơn giản là kiến thức, ít nhất hãy đảm bảo mình hiểu rõ những gì đang chờ đợi ở đất nước xa lạ kia. Và chuyện du học không chỉ là những trải nghiệm thú vị mà cùng với đó là muôn vàn khó khăn xung quanh cuộc sống tự lập của bạn. Sẽ cần ở bạn một nghị lực lớn để vượt qua mọi trở ngại cuốc sống, đảm bảo hoàn thành tốt khóa học của mình.

700-897779 © Tim Mantoani Model Release People Graduating

1.  Đối mặt với nỗi nhớ gia đình

Du học sinh nhớ nhà, khi nhắc tới vài từ đơn giản ấy, có lẽ trong suy nghĩ của những người ngoài cuộc, việc trở thành du học sinh xa nhà thật là sung sướng. Thoải mái có bạn bè, thoải mái đi ăn uống tụ tập, thoải mái ăn ở lộn xộn và không giờ giấc, thậm chí overnight cả đêm mà không gặp phải bất kỳ sự quản lý và ngăn cản nào của phụ huynh. Nhưng, nếu là một sinh viên xa nhà, xa quê hương, đi đến một nơi xa lạ để học tập, làm việc thì bạn sẽ không bao giờ chỉ suy nghĩ đơn giản như thế. Nếu ai đó hỏi tôi: trong cuộc đời sinh viên, đâu là điều tôi thấy buồn nhất, thì tôi sẽ chẳng do dự mà trả lời ngay, đó là nỗi nhớ nhà.

Có những lúc, giữa cuộc sống bộn bề nơi giảng đường, chúng ta chợt nhớ về những miền ký ức nào đó, đã xa lắm rồi, nơi ấy có tình yêu thương ấm áp của bố mẹ, có khung cảnh quen thuộc của quê hương, có những người bạn đã cùng chúng ta trải qua thời thơ ấu êm đềm. Và rồi, chúng ta òa khóc vì cảm thấy lạc lõng, cảm thấy bơ vơ giữa chốn thủ đô nhộn nhịp, nơi mà không có người thân bên cạnh ta, chỉ có những người bạn mới quen và tất thảy dường như xa lạ.

Và có lẽ nỗi nhớ nhà chỉ đơn thuần là một trong vô vàn những thử thách mà bạn cần phải bước qua mà thôi. Hãy đặt niềm tin vào bản thân mình, vào sự lựa chọn của chính mình. Có một triết gia từng nói, “gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất cho thành công của mỗi con người”. Gia đình, quê hương, luôn mãi mãi có trong bạn, dù cho bạn có đi đâu, về đâu, xa xôi thế nào đi chăng nữa. Bạn có biết chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa tương lai là gì không? Đó là niềm tin đấy. Hãy luôn tin vào tương lai, vào lựa chọn của chính mình. Gia đình luôn ở bên cổ vũ cho thành công của bạn.

2.  Chi phí quá cao

Đây là vấn đề phải quan tâm đầu tiên, vì mọi chi phí ở nước ngoài đắt đỏ gấp nhiều lầnso với ở Việt Nam. Bạn và gia đình nên nghiên cứu thông tin từ các công ty du học, hoặc từ các anh chị đi trước để biết được mức sống cụ thể và chuẩn bị tiền bạc.

Đôi khi gánh nặng tài chính có thể là rất lớn. Mặc dù nó chỉ phụ thuộc vào nước bạn học để theo đuổi nguyện vọng học tập. Đối với các sinh viên từ các nước thế giới thứ ba để du học ở một trong những cường quốc hàng đầu có thể rất nặng nề. (LNV: Riêng với Thụy Sĩ, vì tổng học phí đã bao trọn gói nên ít ra sinh viên cũng đỡ lo phần phụ trội ngoài dự tính).

Hãy cố gắng từ bây giờ, thực hiện kế hoạch tiết kiệm ngay từ bước đầu tiên. Để tiết kiệm chi phí, du học sinh thường chú ý tiết kiệm trong mọi sinh hoạt. Về ăn uống, việc tự nấu ăn được đánh giá là phương pháp tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn. Phương tiện giao thông công cộng cũng là giải pháp tiết kiệm hiệu quả. Một số chi phí khác như mua sắm sách vở, hàng hoá… cũng có thể được giảm xuống bằng việc sử dụng thẻ giảm giá, mượn sách và dụng cụ học tập ở thư viện ở trường. Thậm chí có thể mua lại các sách đã dùng với giá rẻ tại cửa hàng hoặc trên website như abebooks, jscampus,sellstudentstuff, và cả trên Amazon hay eBay…

Ngoài ra, nên chú trọng cho học bổng trong quá trình học nhằm thúc đẩy sự nghiêm túc trong học tập và tiết kiệm đáng kể một phần chi phí cho du học sinh.

3.  Rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa

Đây là vấn đề muôn thuở mà nhiều du học sinh gặp phải. ” Sốc văn hóa” là tác động của việc di chuyển từ một nền văn hóa quen thuộc sang một nền văn hóa không quen thuộc. Đây là trải nghiệm của những người phải ra nước ngoài làm việc, sinh sống hay học tập. Những người từ các nền văn hóa khác nhau có những thói quen không giống nhau. Bạn sẽ phải thay đổi nhiều thói quen của bạn và nắm lấy những cái mới để hòa nhập xã hội. Điều này chắc chắn không hề dễ dàng.

Hãy tìm hiểu, chấp nhận và thích ứng là yếu tố quan trọng bây giờ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu đối mặt với những thách thức mới theo chiều hướng tích cực.

Cuối cùng bạn sẽ hiểu được nền văn hóa mới khác với nền văn hóa của nước bạn, hãy chấp nhận, và bắt đầu thay đổi để thích ứng với nó cho phù hợp với tính cách cũng như con người cá nhân của chính bạn.

Sau này, bạn không còn biết đến sự nỗ lực và thay đổi thói quen của mình trong giai đoạn trước đã diễn ra như thế nào. Cảm xúc của bạn đã ổn định và bạn cảm thấy thoải mái.

4.  Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, nỗ lực học tập

Đa số các môn học đều học chung với sinh viên quốc tế, đây có thể là một bất lợi với sinh viên khi vào học chuyên ngành. Vì trong lớp đa số là sinh viên bản địa nên giáo viên sẽ giảng bài với tốc độ nói tương đối nhanh, làm cho việc nghe giảng và tiếp thu tương đối khó cho sinh viên ngoại quốc.

Hầu như tất cả các môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng nước bạn theo học, nên ngay trong năm đầu học tiếng phải cố gắng học thật tốt để đạt tố thiểu. Năm học tiếng được đánh giá là khoảng thời gian quan trọng nhất và sẽ quyết định khả năng học tập của các ban trong các năm tiếp theo. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa khảng thời gian này và tập trung, nỗ lực vào học tập để có một nền tảng vững chắc.
Tấm bằng đỏ rực trên tay cùng một công việc triển vọng chính là thành quả mà bạn xứng đáng đạt được khi đi hết đoạn đường học tập đầy gian nan, thử thách này.

Đây là những khó khăn bước đầu mà hầu như các bạn du học sinh nào cùng phải vượt qua. Nhưng hãy vững tin vào bản thân và luôn sẵn sàng một nghị lực phấn đấu không ngừng, chắc chắn bạn sẽ thành công. Chúc các bạn học tập thật tốt!