Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Sau chuyến đi https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Chập chững tới đất nước Anh xa xôi https://atlantic.edu.vn/chap-chung-toi-dat-nuoc-anh-xa-xoi-14780/ https://atlantic.edu.vn/chap-chung-toi-dat-nuoc-anh-xa-xoi-14780/#respond Tue, 26 May 2020 11:25:15 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=14780 Bạn sẽ không bao giờ biết trước điều gì sẽ chờ đợi bạn phía trước. Và quả đúng vậy, dù mẹ tôi có chuẩn bị đồ đạc và dự phòng kỹ lưỡng cho tôi thế nào đi nữa thì cũng vẫn sẽ có những sự việc xảy ra không thể ngờ được. Và với một con bé chập chững đi du học ở tuổi 18, tôi sẽ không bao giờ có thể quên được ký ức ngày đầu tiên tôi đặt chân tới đất nước Anh Quốc xa xôi đó, một nơi mà tôi đã luôn mơ về với hàng loạt viễn cảnh tự vẽ ra trong đầu.

chap chung toi nuoc Anh xa xoi

Chập chững tới đất nước Anh xa xôi

Nhớ lại ngày đầu bỡ ngỡ mới đặt chân tới đất nước Anh xa xôi mới chỉ nghe trong truyền thuyết, tôi đặt chân xuống máy bay và luống cuống với đủ thứ hành lý vali mẹ tôi đã chuẩn bị cho cô gái bé bỏng. Tôi nghĩ ngợi luống cuống khi không biết cách làm sao để bê được hết đống hành lý này ra khỏi sân bay nữa khi mà cái xe đẩy hành lý cứ nhất quyết không di chuyển dù tôi có cố gắng thế nào. Để ý một hồi, thì ra phải có đồng xu 1-pound nhét vào. “Hình như mình có tiền mặt”, tôi mừng thầm vì mẹ đã chuẩn bị cả tiền giấy cho tôi, loay hoay đổi tiền xong thì lại gặp đúng cái xe đẩy hỏng, nhét vào nó vẫn không chịu đi. Mấy hành khách đi cùng bắt đầu chú ý đến tôi và rồi một chú người Anh tới bắt chuyện, hỏi han xem tôi gặp chuyện khó khăn gì, chắc tại mặt tôi lúc đó như sắp khóc rồi. Chú ấy gọi nhân viên trực tới để giúp đỡ và đẩy hành lý giúp tôi ra tới bên ngoài sân bay. “Phew” – tôi thở dài nhẹ nhõm và không quên cảm ơn chú người Anh tốt bụng. Mẹ tôi sợ tôi lạ lẫm đường đi mới sang nên đã cẩn thận đặt trước cho tôi một chiếc taxi để đón tôi về trường học. Chú taxi lúc này đợi cũng khá lâu rồi nhưng rất may là chú vẫn kiên nhẫn. Mãi mới thấy tôi ra, chú nhiệt tình bê đồ giúp và cũng hỏi thăm xem tôi có gặp trục trặc gì khiến ra muộn vậy. Dọc đường đi chú cũng hỏi han và giới thiệu về đất nước để tôi không khỏi lạ lẫm.  

Từ sân bay Manchester về đến ngôi trường của tôi vào khoảng một tiếng đồng hồ lái xe. Ngồi trên xe, tâm trạng tôi bồn chồn và lo lắng kinh khủng: “Cuộc đời mình đã sang trang mới từ đây”. Về tới trường rồi và vấn đề lại là đống hành lý khổng lồ này đây! Sau khi làm thủ tục nhập học và nhận phòng ký túc xá, tôi đứng chôn chân nhìn đống hành lý vì không biết đường về ký túc xá cũng như không biết làm thế nào để bê được hết. Ơn trời, cứu tinh luôn xuất hiện mỗi lúc tôi cần. Một bạn nam người Anh lúc đó đang làm tình nguyện viên hỗ trợ sự kiện của nhà trường, anh ấy (chắc lại thấy khuôn mặt khổ sở của tôi) và hỏi thăm xem tôi cần giúp đỡ gì không. Đành thật thà nói hết, tôi không ngờ anh ấy đồng ý bê cùng tôi đống hành lý về đến tận cửa phòng ký túc xá của tôi, mà phải đi qua gần như cả một con đồi nhỏ. Trường tôi thì lại nổi tiếng vì sở hữu campus rộng nhất nước Anh cơ. Thấy anh ấy mồ hôi đầm đìa mà tôi ngại vô cùng. Mãi mới lết được về đến nơi nhưng lại phát hiện ra chìa khóa phòng bị nhầm, không thể mở được cửa phòng của tôi. Cả hai đứa đều bất ngờ và ngẩn người ra, anh ấy đành bảo tôi đứng im đó đợi một lát để anh ấy quay lại trường kiểm tra. Tôi chờ đợi trong vô vọng nhưng cuối cùng anh ấy cũng quay lại với một nụ cười tươi và chiếc chìa khóa lần này đã có thể mở được cửa. Tôi mời anh ấy ở lại để cảm ơn nhưng anh ấy từ chối vì còn nhiều việc ở trường.

Vào được trong phòng chưa phải là hết chuyện. Tôi phát hiện ra mình không thể kết nối wifi của trường được. Giờ trong đầu chỉ muốn làm thế nào để gọi điện về nhà báo cho gia đình biết tình hình trước đã rồi tính tiếp. Tôi lại quay lại sảnh chính của trường để xin sự trợ giúp, họ chỉ tôi phải đăng nhập vào máy tính của trường rồi đi mua dây cáp nối. “Trời ơi sao nhiều thứ thế nhỉ, mình thật ngu ngốc khi không hỏi thật kỹ trước khi đi”, tôi nghĩ trong đầu.

Và hành trình đi tìm sự hỗ trợ của tôi cứ thế lại tiếp tục. Các bạn không biết được sau đó còn bao nhiêu thứ nữa tôi còn hỗ trợ đâu. Đối với một con bé mới 18 tuổi lơ ngơ bước sang đất nước mới, ngôi trường mới, con người mới, tôi cảm thấy cái gì với tôi cũng quá đỗi mới mẻ. Nhưng rất may mắn, mọi thứ đều có cách giải quyết và tôi luôn may mắn khi có những người bạn, người dân thân thiện nơi đây luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi khi tôi có bất cứ câu hỏi gì. Tôi thật sự ấn tượng và hạnh phúc với những người dân nơi đây, những người hoàn toàn xa lạ nhưng lại có thể giúp đỡ tôi một cách nhiệt tình và hết sức mình. Đến bây giờ khi nhớ lại tôi vẫn cảm thấy biết ơn vô cùng những con người đã giúp đỡ tôi trong những bước chân tập tễnh đầu tiên tại xứ người. 

[Bài viết của du học sinh Anh quốc]


 

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Trụ sở chính: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: duhoc@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0934 669 239/ 093 335 35 38/19000033

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH:

  • Địa chỉ: Lầu 5, 473 Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM 
  • Điện thoại: ‎0903 744 346/ 028 7108 3033
  • Email: atlantic-hcm@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa Nhà Thành Quân, 132 – 134 – 136 Lê Đình Lý, P. Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236 3 62 00 33/ 0936 099 116/ 0902 133 118
  • Email:  vpdanang@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HẢI PHÒNG

  • Địa chỉ: 197 Văn Cao, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
  • Điện thoại: 0906 292 953 
  • Email: thanhthuyhp@atlantic.edu.vn

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/chap-chung-toi-dat-nuoc-anh-xa-xoi-14780/feed/ 0
Trại hè quốc tế Atlantic 2020 – Trải nghiệm quốc tế, hội nhập toàn cầu https://atlantic.edu.vn/trai-he-quoc-te-atlantic-2020-trai-nghiem-quoc-te-hoi-nhap-toan-cau-14357/ https://atlantic.edu.vn/trai-he-quoc-te-atlantic-2020-trai-nghiem-quoc-te-hoi-nhap-toan-cau-14357/#respond Mon, 18 Nov 2019 04:50:30 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=14357 Trại hè Atlantic 2020 với những điểm đến thú vị tại Anh – Úc – Canada – Nhật Bản –  Singapore đang chờ đón các bạn học sinh khám phá trong mùa hè này!

Hành trình khám phá những vùng đất mới lạ cùng Trại hè Quốc tế Atlantic chính là cơ hội “vàng” để các em học sinh tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau, tiếp cận nền giáo dục tân tiến bậc nhất trên thế giới. Không chỉ tạo ra những phút giây thư giãn thoải mái, Trại hè Atlantic còn giúp các em còn được trang bị rất nhiều kiến thức bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo và các kỹ năng mềm trong môi trường học tập quốc tế, từng bước củng cố và xây dựng nền móng vững chắc để tiến bước trên con đường học vấn tương lai.

Trại hè quốc tế Atlantic – Trải nghiệm quốc tế, hội nhập toàn cầu

Tiếp nối chặng đường 8 năm thành công của Chương trình Trại hè Quốc tế, cùng sự tín nhiệm và tin tưởng của các bậc phụ huynh học sinh trong nhiều năm qua, Tập đoàn giáo dục Atlantic tiếp tục triển khai chương trình Trại hè Quốc tế Atlantic 2020 với lịch trình vô cùng hấp dẫn tại các quốc gia: Anh – Úc – Canada – Nhật Bản – Singapore.

Chương trình Thời lượng Nơi ở Độ tuổi (<17t) Thời gian
ANH: London – Oxford – Brighton – Cambridge – Cái nôi văn hóa châu Âu 3 tuần Ktx 12 – 17 tuổi
Sinh trước 01/07/2008
2/7 – 23/7/2020
CANADA: Hòn ngọc Bắc Mỹ 3 tuần Ktx 10 – 17 tuổi 5/7 – 26/7/2020
MỸ: Bờ đông – Giấc mơ Mỹ 3 tuần Ktx 12 – 17 tuổi
Sinh trước 01/07/2008
5/7 – 25/7/2020
ÚC: Sydney – Melbourne – Kinh đô ánh sáng Nam bán cầu 3 tuần Ktx 10 – 17 tuổi 27/6 – 17/7/2020
NHẬT BẢN: Tokyo – Trái tim xứ sở Mặt trời mọc 10 ngày Ktx 12 – 17 tuổi
Sinh trước 01/06/2008
15/6 – 24/6/2020
SINGAPORE: Singapore – Khám phá đảo quốc Sư tử 1 tuần Ktx 8 – 17 tuổi 15/6 – 21/6/2020
2 tuần Ktx 12 – 17 tuổi 15/6 – 28/6/2020


1. Trại hè Anh 2020: Cái nôi văn hóa Châu Âu

  • Thời gian: 3 tuần (2/7 – 23/7/2020)
  • Nơi ở: Ký túc xá
  • Tuổi tham dự: 12 – 17 tuổi (sinh trước 1/7/2008)

Trại hè Anh với các điểm đến hấp dẫn tại 4 thành phố nổi tiếng: London – trung tâm văn hóa Châu Âu, nơi kỳ quan của kiến trúc và nghệ thuật; Oxford & Cambridge – hai thành phố học thuật nổi tiếng nhất Anh Quốc với các trường Đại học hàng đầu thế giới; Brighton – Thị trấn biển cổ điển, nét quyến rũ với những bãi biển trải dài thơ mộng.

Đến với trại hè Anh, các bạn học sinh sẽ được ăn ở, học tập và sinh hoạt tại khu ký túc xá đại học Kingston hiện đại và đầy đủ tiện nghi để trải nghiệm cuộc sống của một du học sinh trong 3 tuần. Tại đây, các bạn sẽ được giao lưu và học tập với các đoàn học sinh quốc tế đến từ nhiều quốc gia như: Nga, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Serbia, Azerbaijan…

Cùng với đó là lịch trình khám phá những địa danh nổi tiếng của nước Anh như London Eye, du thuyền sông Thames, Hop on hop off xe bus tại London, ghé thăm dinh thự Hoàng gia Pavillion, du thuyền sông Cam & chiêm ngưỡng các viện ĐH cổ kính tại Cambridge, thành phố học thuật Oxford,…

2. Trại hè Úc 2020: Sydney & Melbourne – Kinh đô Ánh sáng Nam bán cầu

  • Thời gian đi: 3 tuần (27/6 – 17/7/2020)
  • Nơi ở: Ký túc xá
  • Tuổi tham dự: 10 – 17 tuổi

Sydney – thành phố lớn nhất nước Úc, nổi tiếng với vẻ đẹp sôi động, đa văn hóa và Melbourne – thành phố lớn thứ 2 nước Úc, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại sẽ là hai thành phố vô cùng hấp dẫn cho các bạn học sinh của chương trình Úc 2020.

Chuyến hành trình thú vị đang chờ đợi các em khám phá với các điểm đến: Nhà hát con sò – biểu tượng nước Úc, hop on hop off xe bus tại Sydney và Melbourne,bãi biển Bondi, cầu cảng, vườn hoàn gia Botanic, phố cổ Trung Hoa; Khám phá nghệ thuật đường phố Melbourne, Bảo tàng Melbourne, thư viện Victoria, quảng trường Hype Park… mua sắm tại các TTTM Westfield, DFO South Whaft Melbourne, chợ Paddy’s, chợ nữ hoàng Victoria, tòa nhà thương mại nữ hoàng Victoria…

Đến với hai thành phố liên tục đứng đầu bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất thế giới, các em không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp sầm uất hiện đại của Sydney, nét yên bình của Melbourne, mà còn được tìm hiểu thêm về định hướng nghề nghiệp và năng lực cạnh tranh đầy sức thuyết phục của con người nơi đây, được trải nghiệm chương trình học tiếng Anh thú vị với 15 giờ học/ tuần lớp học thuyết trình cùng chủ đề bám sát thực tiễn nhằm tăng cường triệt để kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng sống,… sinh hoạt tại Đại học Melbourne và Đại học Macquarie để trải nghiệm cuộc sống du học sinh và giao lưu với những người bạn quốc tế.

Trai he Uc 3

Trai he Uc 2

3. Trại hè Canada 2020: Toronto – Hòn ngọc Bắc Mỹ

  • Thời gian đi: 3 tuần (5/7 – 26/7/2020)
  • Nơi ở: Ký túc xá
  • Tuổi tham dự: 10 – 17 tuổi

Toronto – 1 trong 7 thành phố đáng sống nhất thế giới, trung tâm văn hóa, kinh tế, tài chính, giáo dục lớn nhất Canada sẵn sàng chào đón các bạn học sinh tới khám phá trong mùa hè 2020.

Đến với trại hè Canada, các bạn học sinh sẽ được ăn ở, học tập và sinh hoạt tại khu ký túc xá Đại học York – đại học lớn thứ 3 của Canada. Ở đây sẽ cho các em những trải nghiệm thú vị về cuộc sống du học sinh trong 3 tuần, cũng như là một cơ hội lớn để giao lưu với bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Thông qua các hoạt động học tập nhóm, Olympic tiếng anh, các games tranh tài, đố vui, đêm hội văn hóa Canada; Giao lưu thể thao với học sinh quốc tế, ngày hội thể thao… và chương trình học với 15 giờ/ tuần, sẽ giúp các em tăng cường khả năng tiếng Anh nhanh chóng.

Cùng với đó là hoạt động khám phá những địa danh nổi tiếng của Canada như tháp truyền hình CN Tower – biểu tượng Toronto, kỳ quan thiên nhiên thế giới – thác Niagara, tham quan phố rượu cổ Distillery, vui chơi tại công viên giải trí Wonderland Theme Park, sở thú Toronto, Thủy cung Ripley’s, lâu đài Casa Loma, phố cổ Trung Hoa, bảo tàng hoàng gia Ontario, bảo tàng giày BATA, chợ truyền thống Kensington…

Trại hè Canada 2020 với nhiều hoạt động vui chơi học tập đa dạng, hấp dẫn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho mùa hè 2020.

4 . Trại hè Mỹ – Bờ Đông 2020: Giấc mơ Mỹ

  • Thời gian đi: 3 tuần (5/7 – 25/7/2020)
  • Nơi ở: Ký túc xá
  • Tuổi tham dự: 12 – 17 tuổi (Sinh trước 01/07/2008)

Đến với Chương trình Trại hè Quốc tế Atlantic tại Bờ Đông nước Mỹ, các bạn học sinh sẽ khám phá các địa danh nổi tiếng nhất của New York hiện đại tráng lệ, của Boston – trung tâm giáo dục hay thủ đô Washington D.C.,  sẽ được trải nghiệm nền giáo dục bậc cao của Mỹ, các lớp học STEMP, lớp dự án, đòi hỏi tính sang tạo, làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống…  Đặc biệt, các em sẽ được tham quan các trường đại học danh giá nhất thế giới như Havard, Princeton… để thúc đẩy ước mơ du học của mình và để trải nghiệm sự náo nhiệt của cuộc sống đô thị tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế đồ sộ.

Tất cả đều có trong Chương trình Trại hè Quốc tế Atlantic tại Bờ Đông nước Mỹ, hiện thực hóa những điều đã từng được nhắc đến từ rất lâu, để giấc mơ Mỹ sẽ không còn là “giấc mơ”.

5. Trại hè Singapore 2020 – Khám phá đảo quốc sư tử

  • Thời gian đi: 1 tuần (15/6 – 21/6/2020) và 2 tuần (15/6 – 28/6/2020)
  • Nơi ở: Ký túc xá
  • Tuổi tham dự: 8 – 17 tuổi (1 tuần) và 12 – 17 tuổi (2 tuần)

Trại hè Singapore sẽ là lựa chọn lí tưởng với chi phí hợp lí và vị trí địa lý gần Việt Nam với thời gian bay ngắn.

Đến với đất nước quốc đảo xinh đẹp, các em sẽ được học tập và trải nghiệm cuộc sống du học sinh tại trường trung học nội trú Nanyang, với 15 giờ học tiếng anh / tuần sẽ giúp các em tăng cường khả năng ngôn ngữ, cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao: chèo thuyền rồng, trượt xe Skyline Luge, trải nghiệm bay Ifly, các hoạt động team building gắn kết… cùng với đó là chương trình giao lưu với nhà sáng lập Dignity Kitchen để tìm hiểu cách vận hành các tổ chức xã hội.

Ngoài ra, các em học sinh được tham quan những điểm đến với lối kiến trúc vô cùng hấp dẫn để cảm nhận sự vĩ đại của bàn tay và khối óc con người như Vịnh Marina Bay Sand, tượng Merlion biểu tượng của Singapore, bảo tàng khoa học nghệ thuật, SCAPE Underground, thỏa sức vui chơi tại Universal Studios, bãi biển Siloso, khu hồi giáo Kampong Glam, Rạp chiếu phim Cathay…

Với lợi thế vị trí địa lý gần Việt Nam, thời gian bay ngắn, chi phí hợp lí; trại hè Singapore sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho mùa hè 2020

6. Trại hè Nhật Bản 2020: Tokyo – Yokohama – Fujisawa: Xứ sở Mặt trời mọc

  • Thời gian đi: 10 ngày (15/6 – 24/6/2020)
  • Nơi ở: Ký túc xá & Khách sạn
  • Tuổi tham dự: 12 – 17 tuổi (Sinh trước 01/06/2008)

Đất nước phù tang với những bông hoa Anh Đào tháng 4 hàng năm, nền ẩm thực truyền thống nổi tiếng, hay những ngôi đền cổ kính, bộ kimono tinh xảo, các bộ môn nghệ thuật truyền thống… chắc hẳn đã không còn xa lạ với dân mộ điệu, những người yêu thích nền văn hóa trứ danh của nơi này.

Trại hè Nhật Bản 2020 với điểm đến là Tokyo – trái tim của Nhật Bản, Yokohama – thành phố cảng lâu đời và thành phố Fujisawa, các em học sinh sẽ được học tập và trải nghiệm tại trường trung học Tohrei – ngôi trường với bề dày lịch sử hơn 100 năm; Trải nghiệm đồng thời 3 ngôn ngữ trong chương trình học: Tiếng Nhật, Tiếng Việt, Tiếng Anh và thử sức làm “giáo viên” dạy tiếng Việt cùng các trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt cho các bạn trường Tohrei; Tham gia các lớp học văn hóa: Trà đạo, gấp giấy Origami, võ kendo, bóng bàn, bóng rổ… Ngoài ra, chương trình giao lưu tại Trung học Công nghệ Shonan và tiếp xúc với học sinh Đại học Công nghệ Shonan, các hoạt động ngoại khóa tìm hiều về văn hóa lịch sử, trực nhật cùng bạn Nhật, trải nghiệm thiền sáng sớm tại đền thờ… học cách bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tham quan trung tâm phân loại và tái chế rác thải cũng là những điểm nhấn nổi bật trong chương trình.

Song song với đó là hoạt động khám phá các địa danh nổi tiếng: Công viên giải trí Disneyland – Giấc mơ của những đứa trẻ, Đài quan sát Skytree Tokyo và trung tâm mua sắm Skytree, Di tích lịch sử phố cổ Kamakura, cảng Yokohama, mua sắm tại phố điện tử Akihabara nổi tiếng, mua sắm TTTM Yokohama…

Atlantic tự tin rằng Trại hè Nhật Bản 2020 sẽ biến kỳ nghỉ hè của các em trở thành một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY


TRẠI HÈ QUỐC TẾ ATLANTIC – VỚI 8 NĂM KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRẠI HÈ TẠI CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN BẬC NHẤT THẾ GIỚI.

  • Trụ sở chính: 33 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline: 0903 237 700 (Ms. Ngan)

  • Website: atlantic.edu.vn

  • Email: duhoche@atlantic.edu.vn

]]>
https://atlantic.edu.vn/trai-he-quoc-te-atlantic-2020-trai-nghiem-quoc-te-hoi-nhap-toan-cau-14357/feed/ 0
Tâm sự và kinh nghiệm Du học sinh Mỹ về rào cảo ngôn ngữ và trầm cảm https://atlantic.edu.vn/tam-su-va-kinh-nghiem-dhs-my-ve-rao-cao-ngon-ngu-va-tram-cam-13395/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-va-kinh-nghiem-dhs-my-ve-rao-cao-ngon-ngu-va-tram-cam-13395/#respond Wed, 27 Mar 2019 07:55:48 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=13395 LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ & KHÔNG BỊ TRẦM CẢM KHI DU HỌC MỸ

trầm cảm

“Hôm nay Khoa đọc 2 bài báo trên VNExpress về du học sinh, 1 bài nói về du học sinh không kham nổi môi trường học mới dù rằng họ là những người đạt điểm rất cao đầu vào, và 1 bài khác viết về thực trạng sinh viên quốc tế bị trầm cảm, căng thẳng dẫn đến lựa chọn tiêu cực như tự tử tăng lên cao. Cả 2 bài báo đều có 3 điểm chung: điểm đầu vào rất tốt, không thích ứng đươc với môi trường ngôn ngữ mới, đa phần là châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… Vậy tại sao lại có thực trạng này?

Sinh viên được nhắc đến trong 2 bài báo là người Trung Quốc. Đất nước này rất coi trọng thành tích. Vì vậy đa phần các sinh viên đều chú trọng vào việc đạt kết quả cao trong việc học. Họ tích lũy và đưa ra rất nhiều chương trình rèn luyện và phương pháp nhằm mục tiêu tạo kết quả cao trong thi cử. Do đó, trong các phần thi như IELTS, TOEFL, GRE, MAT, SAT.. thì số lượng sinh viên Trung Quốc đạt điểm cao rất nhiều. Kết quả học tập của họ rất tốt nên cũng được nhận vào các trường danh tiếng. Tuy nhiên, cách học đó cũng có điểm yếu. Đó chính là nó thiếu đi tính sáng tạo, sự linh động và khả năng thích nghi. Chính điều đó đã làm cho các sinh viên này khi đến Mỹ sẽ rất bỡ ngỡ. Thứ nhất là vấn đề ngôn ngữ. Họ rất giỏi học thuật, nhưng lại rất kém trong giao tiếp. Vì vậy, họ khó tìm được nhịp điệu chung trong cuộc sống mới tại các nước như Anh, Mỹ… Bên cạnh đó, họ không theo kịp được bài giảng trên lớp. Và do thói quen được học theo chương trình định sẵn, được chỉ bảo phải làm gì để được điểm cao nên họ gặp khó khăn với cách dạy chỉ hướng dẫn kiến thức nền tảng và bắt sinh viên phải tự tìm hiểu thêm như ở Mỹ. Đó là lý do người Mỹ thích dùng từ Instructor hơn là Teacher cho các thầy cô cấp trên trung học. Những điều này gây ức chế tâm lý và ảnh hưởng đến năng lực. Có lẽ không du học sinh nào không ít nhiều trải qua cảm giác này.

Thứ hai, là sự kỳ vọng vào thành tích rất lớn ở bản thân và ở người thân. Sự kỳ vọng này là nguồn động viên, và cũng là nguồn thuốc độc. khi sự kỳ vọng không được đáp ứng, nó sẽ trở thành sự thất vọng. Khi bên cạnh không có ai để vực dậy, các bạn với tâm lý yếu sẽ dẫn đến những con đường giải thoát tiêu cực như những sinh viên được nhắc trong bài báo.

Bản thân Khoa cũng có giai đoạn trầm cảm và nghi ngờ chính mình. Chuyện đó xảy ra trước khi đi du học. Thời học sinh, Khoa luôn nằm trong top học sinh giỏi của trường, và là học sinh giỏi cấp thị xã. Lòng tự hào của mình càng được củng cố hơn khi Khoa trúng tuyển vào lớp Cử Nhân Tài Năng Khoa Toán Tin trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM vào năm 2004. Lớp chỉ có 16 người thôi trên tổng số 300 tân sinh viên. Tuy nhiên, khi bắt đầu học là cả một sự mài dũa kinh hoàng. Không kể đến việc material khó hơn nhiều so với lớp ngoài, mình còn đối mặt với việc phải học chung với 1 đám thiên tài từ các trường Phổ thông năng khiếu, chuyên Lê Quý Đôn, Lê Hồng Phong… Có nhiều bạn là học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, 2 bạn từng đoạt huy chương bạc Toán quốc tế. Biết là mình không sánh nổi, thế nhưng cứ khi nào thầy cho bài mới thì mình đưa cái mặt ngu ra, còn tụi bạn thì bàn luận nó sôi nổi kiểu như thể vấn đề nằm ở mức độ tối nay ăn ở đâu vậy. Ngay cả khi được giải thích cặn kẽ mình vẫn phải mất không ít thời gian để hiểu ra. Vậy đó, tự tin của mình bay biến mất. Nhiều khi còn tự hỏi quyết định vào lớp này có sai lầm không. Và cái cám giác tự tị, mất tự tin đó luôn theo mình rất lâu. Khoa tốt nghiệp đại học trong 4 năm như kế hoạch. Nhưng kinh nghiệm đó theo Khoa đến cuối đời. Có lẽ nhờ nó mà Khoa vượt qua thời gian đầu khủng hoảng ở Mỹ.

Khoa cũng gặp nhiều rào cản khi qua Mỹ. Ngôn ngữ là cái lớn nhất. Khoa là người hòa đồng và rất chịu nói chuyện, nhưng với cái giọng trầm và nói nhanh thì quả thực hơi khó cho người nghe (^^) Tuy nhiên, Khoa hiểu tiếng Anh là kỹ năng, và kỹ năng được mài dũa qua rèn luyện. Vậy nên Khoa không ngại nói sai. Nói sai vài lần thì Khoa ráng đánh vần. Sau đó người ta sẽ chỉ Khoa nói lại. Lần sau không bị sai từ đó nữa. Đó là cách Khoa vượt qua mặc cảm khi mình ngang nhiên đối đầu với nó. Cô giáo nhận xét Khoa tiến bộ rất nhanh dù là người có accent nặng nhất lớp.

Khi qua Mỹ, điều buồn nhất là bơ vơ, không có người thân hay bạn bè. Do đó Khoa đặt việc kết bạn lên hàng đầu. Một trong những cách kết bạn hay nhất là chia sẻ. Khoa luôn là người chủ động chia sẻ như sách, ebook, tài liệu… Kết quả bao giờ cũng như nhau. Các bạn khác rất quý mình, và luôn sẵn lòng chia sẻ lại những điều họ có. Những người bạn này cùng Khoa trải qua quãng đời sinh viên ở Mỹ. Cùng học nhóm, cùng thức thâu đêm ôn bài thi, cùng làm resume, cùng tìm việc làm…

Khi đi học thì rõ ràng thầy giảng trên lớp người ta nắm 60%, còn mình thì 30-40% là quý rồi. Đọc sách chính là cách Khoa tăng tỉ lệ này lên. Và sự thật vì đọc sách Khoa vượt qua hết 1 bằng đại học và 1 bằng master ở Mỹ. Khoa luôn chỉ lại bài và tham gia thảo luận. Khoa không ngại học chung với người chậm hơn mình và luôn sẵn sàng hướng dẫn lại. Vì Khoa tin chia sẻ là cách review kiến thức tốt nhất. Hướng dẫn một người hiểu từ căn bản giúp mình hiểu sâu hơn rất nhiều. Và các bạn biết không, cái cảm giác thấy tụi bạn Mỹ chịu đựng cái giọng trầm đầy accent của mình mà vẫn tập trung nhìn để nghe mình hướng dẫn thật là dễ chịu. (devil laughing). Và thấy họ hiểu được vấn đề mình càng vui hơn. (Angel Smile)

Có lẽ các bạn nghĩ chắc tại cái miệng anh lanh quá, em thì ít nói nên chịu thôi. Không đâu. Giao tiếp cũng là 1 kỹ năng các bạn ạ. Người Mỹ họ rất giỏi giao tiếp, và Khoa học được nhiều thứ bằng cách quan sát họ. Khoa cũng từng tham gia một khóa huấn luyện về interpersonal and public speaking. Những kỹ năng này xài hoài không hết. Rốt cuộc thì khi ra trường, các bạn cũng cần tìm networking, interview và đi làm đúng không. Vậy thì kỹ năng giao tiếp cần học ngay và luôn. Rèn luyện lúc đi học là tốt nhất, vì bạn không phải trả 1 cái giá nào cả. Còn hơn là phải chịu mất cơ hội việc làm chỉ vì yếu giao tiếp.

Vài dòng chia sẻ (vài đâu mà vài), chúc các bạn thành công, và tìm thấy niềm vui mỗi ngày.”

Theo Facebook:  Binh Dinh

Vì vậy, để du học Mỹ một cách thuận lợi và tránh gặp các vấn đề về sốc văn hóa, các em học sinh trước khi du học cần phải xác định rõ ràng mình phù hợp du học nước nào, ngành học nào phù hợp với sở thích của bản thân và đặc biệt không ngừng cải thiện trình độ tiếng Anh cũng như tham gia nhiều hoạt động để hòa nhập cuộc sống hơn.

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-va-kinh-nghiem-dhs-my-ve-rao-cao-ngon-ngu-va-tram-cam-13395/feed/ 0
Hành trình Du học – Gai và hoa https://atlantic.edu.vn/hanh-trinh-du-hoc-gai-va-hoa-11468/ https://atlantic.edu.vn/hanh-trinh-du-hoc-gai-va-hoa-11468/#respond Thu, 15 Mar 2018 04:16:42 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=11468 h1

Du học, nên hay không?

Hai từ du học luôn gắn liền với một chân trời mới đầy sự văn minh tiến bộ mà ở đó chắc chắn sẽ mang đến muôn vàn cơ hội cho những trái tim trẻ nhiệt huyết đầy tràn. Nhưng, hãy tưởng tượng một ngày bạn thức dậy giữa một ngày mùa đông tuyết dày đặc và đi bộ một mình đến trường, một ngày bạn ăn vội miéng bánh mỳ kẹp không rau để tiết kiệm tiền cho tháng tiền nhà sắp tới, một ngày sáng rửa chén tối bưng bê nhà hàng nhưng vẫn còn lo về bài tập tới hạn nộp, một ngày sinh nhật có khi bản thân mình còn quên, và mỗi ngày thức dậy tự hỏi có đáng để trải qua từng ấy khó khăn, nhưng chưa tự động viên mình đã phải bật dậy đi học.

h2

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của du học sinh – nhớ nhà

Có thực sự đáng khi đánh đổi tất cả yên ấm quê nhà để đổi lấy một hành trình du học chông chênh thử thách không? Nếu được lựa chọn lại tôi vẫn chọn như ngày đầu hăm hở xách vali lên đường. Đi du học giúp tôi nhìn thấy một tôi thật khác, không còn hễ gặp khó khăn liền nghĩ tới chuyện bỏ cuộc hay quá dựa dẫm vào những người luôn yêu thương tôi. Tôi học được thay đổi để tồn tại hay bị bỏ lại phía sau, thay đổi để bạn bè nước ngoài phải cúi nhìn người Việt Nam với đầy sự ngưỡng mộ. Tôi học được cách tư duy mới, nhưng kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng không đi sẽ không biết, và tôi học được sự trưởng thành thể hiện qua cách tôi có trách nhiệm hơn với cuộc đời mình. Cuối cùng khi đã đủ vấp ngã, đủ trải nghiệm, và cả đủ kiên nhẫn chịu đựng, bạn sẽ nhìn thấy hoa cuối con đường – nơi nhìn lại chắc chắn bạn sẽ tự hào với kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, và cả các tố chất trau dồi từng ngày khi đi du học.

h3

Chỉ cần có đủ nghị lực, các bạn du học sinh có thể đạt được điều mình mong mỏi

Nhưng nếu được làm lại, tôi ước ai đó đã nói cho tôi những khó khăn, thử thách tôi sắp đương đầu và cả những lời khuyên chân thành nhất để tôi thấy mình sẽ không đơn độc trên hành trình ấy.

Hành trình Du học – Gai và hoa?

Atlantic hoàn toàn đồng cảm với nỗi trăn trở của các bạn đang chuẩn bị cho con đường du học và chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng bạn ngay từ những bước chập chững đầu tiên để các bạn mạnh mẽ vượt qua chông gai hướng đến tương lai tươi sáng.


Để tìm hiểu thông tin chi tiết về Du học các nước, các bạn vui lòng liên hệ:

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Địa chỉ: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: duhoc@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0936 126 116/ 093 335 35 38

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH:

  • Địa chỉ: Lầu 5, 473 Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM 
  • Điện thoại: ‎028 6258 3739/ 0936 222 117
  • Email: atlantic-hcm@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: Tầng 3, phòng VstartUp – Tòa nhà F Home – Số 16 Lý Thường Kiệt – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0902 133 118
  • Email:  info@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HẢI PHÒNG

  • Địa chỉ: 197 Văn Cao, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
  • Điện thoại: 0906 292 953 
  • Email: thanhthuyhp@atlantic.edu.vn

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/hanh-trinh-du-hoc-gai-va-hoa-11468/feed/ 0
Ngày 12 tháng 7, New York ngày thứ mười hai https://atlantic.edu.vn/ngay-12-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-hai-8056/ https://atlantic.edu.vn/ngay-12-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-hai-8056/#respond Sat, 09 Aug 2014 04:34:13 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=8056 Theo kế hoạch, sáng nay chúng tôi chơi thể thao giao hữu ở trường nhưng lại chuyển lịch xuống 5h chiều, do đó trường cho chúng tôi đi chơi trên biển.

Chuyến tàu điện ngầm đưa cả đoàn di chuyển khoảng 35 phút, bạn nào cũng tranh thủ ngủ gật một lúc.

Rời khỏi bến tàu điện ngầm, chúng tôi băng qua một khu phố để đến bến xe buýt bên kia đường, nơi đang có xe mà chúng tôi cần lên. Mọi người gọi nhau: Nhanh chân lên nào. Ai cũng rảo bước qua ngã tư, rẽ trái và lên xe. Tôi bao giờ cũng là người lên sau cùng thì phát hiện thiếu bạn Phương Linh. Nhìn quanh không thấy bạn đâu cả. Cô hướng dẫn viên nói với tôi: Thiếu 1 người. Tôi chạy lại ngã tư vừa nãy, rồi quyết định chạy theo khu phố trước mặt, quả nhiên Phương Linh đang ngơ ngác đứng đó. Hai cô trò trở lại bến xe thì ôi thôi, xe buýt đã bỏ lại tất cả đoàn chúng tôi rồi. Chỉ còn 20 phút nữa chuyến tàu khởi hành, nếu đợi xe buýt thì phải mất 15-20p nữa, mà chạy bộ cũng hết 20 phút. Trường bắt đầu liên lạc lại cô dẫn đoàn vì nhà tàu đang phát hành vé, các bạn đoàn Quốc tế đã đến cả rồi. Cuối cùng, đợi xe thêm 7 phút nữa, chúng tôi quyết định chạy bộ, nếu có muộn cũng chỉ thêm 5-7 p là cùng. Chạy hết từ khu phố số 8 đến 13 là một chặng đường khủng khiếp. Ai cũng mệt nhoài vì đau bụng, đau chân( không chạy bộ quen mà). Bạn Phương Thảo ì ạch đằng sau khiến cô HDV không dám rời nửa bước. Cuối cùng, chúng tôi đã đến bến, muộn hơn so với thời gian xuất phát là 8 phút. Với người Mỹ thì muộn giờ là thiếu tôn trọng họ. Do đó, chúng tôi ko ngớt lời xin lỗi mọi người. Bạn Phương Linh cũng đã hiểu ra sự chậm chạp và lơ đãng của mình để lại hậu quả cho cả đoàn như thế nào nên cũng rất ân hận, kể từ lúc đó, tôi không phải nhắc Linh nhanh chân lên nữa.

Xuống thuyền, ai cũng mệt lử, cô dẫn đoàn nhanh nhẹn mua cho chúng tôi 5 chai nước mát, uống xong ai cũng tỉnh táo và chỉ sau khoảng 15 phút, các bạn bắt đầu đi chụp ảnh, ăn kem…vui vẻ trở lại.

Cung đường hôm nay chúng tôi đi có qua hòn đảo của Nư thần tự do, sau đó chạy ra xa hơn để chúng tôi thấy New York nằm theo các eo biển đẹp như thế nào. Những toà nhà cao tầng nằm sát nhau chạy dọc theo hai bên bờ biển. Sóng đánh bọt tung trắng xoá hai bên mạn tàu, khiến ta cảm nhận sức mạnh của chiếc tàu lớn có sức chứa hơn 500 khách này.

cây cầu Brooklym

Ấn tượng nhất là chúng tôi gặp cây cầu Brooklym, xây dựng từ năm 1883, nó đã cũ nhưng lớn không kém những cây cầu hiện đại khác. Thế chúng ta mới hiểu nước Mỹ phát triển sớm như thế nào. Cách đó không xa là cây cầu Manhattan, xây dựng năm 1901-1912. Cây cầu này vẫn còn rất đẹp, xe cộ đi lại nườm nượp. Thật là ngưỡng mộ khi những cây cầu được bắc qua biển nối liền các hòn đảo lại với nhau, khiến New York rộng mà lại không rộng chút nào.

Chúng tôi về kí túc xá và ăn cơm cùng các bạn người Ý, kết thúc buổi tối thứ 5. Ngày mai, là buổi học cuối cùng của các bạn học sinh Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên fb và email.

Chúc anh chị một ngày vui vẻ!

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngay-12-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-hai-8056/feed/ 0
Ngày 11 tháng 7, New York ngày thứ mười một https://atlantic.edu.vn/ngay-11-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-mot-8053/ https://atlantic.edu.vn/ngay-11-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-mot-8053/#respond Sat, 09 Aug 2014 04:29:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=8053 Sáng nay, chúng tôi dạy và đi ăn sáng như thường lệ. Nhưng hôm nay, con đường đến nhà ăn sao đông vui thế! Thì ra là đang có một đoan làm phim đang ở đây. Họ chọn sân cỏ, hàng cây vào toà nhà cổ kính làm cảnh cho một bộ phim gì đó. Chúng tôi không biết, chỉ biết có hai người nam và nữ vừa đi vừa nói chuyện, hình như cô gái ấy vào vai là một người nổi tiếng nên có tới 4-5 vệ sĩ đi theo để bảo vệ. Đoàn làm phim phô diễn những máy móc hiện đại và một lực lượng lớn người tham gia. Bạn nào cũng thì thào: họ làm phim hoành tráng cô nhỉ.

Sáng nay, các bạn lại có sư thay đổi phòng học và đón thêm các bạn quốc tế đến từ Achentina,Ý..

kyoto-botanical-garden

Chiều, chúng tôi đi bộ sang thăm vườn Botanical. Một cảm nhận như đang hoà mình với thiên nhiên, cây cỏ thật tuyệt vời. Cây xanh toả bóng mát, cây dại, hoa dại được phun nước tưới mọc lên vừa tự nhiên hoang dã, vừa có sự chăm chút của bàn tay con người. Bước chân vào đường đất, kì lạ thay như ta đang bước trên thảm vậy. Đất có màu nâu đen, tơi và xốp nhẹ, có độ lún của bàn chân khi đi qua. Ở đây cái gì mọc lên cũng được để phát triển rất tự nhiên, nếu có bàn tay con người thì cũng rất tôn trọng sự phát triển của cỏ cây hoa lá. Chuột, thỏ, sóc, chim…thoải mái chạy loăng quăng tìm mồi. Phớt lờ những vị khách hiếu kì đang dùng điện thoại chụp hình và xì xào bàn tán.

Tôi lại nhớ đến những bộ phim Mỹ tôi từng xem. Quả thật người Mỹ rất khác chúng ta. Họ mua hoa, hoặc được tặng hoa thường họ không cắt, tỉa cầu kì mà cắm luôn vào lọ. Nó vừa có sự tự nhiên vừa như không muốn dù chỉ một vết thương làm cho cành hoa bị đau. Có lẽ vậy mà thiên nhiên được họ để phát triển rất tự nhiên.

Chúng tôi thả bộ, ngắm nghía xung quanh và nói chuyện phiếm. Thời gian trôi đi nhanh và thanh thản, nhẹ nhàng làm sao. Có lẽ kể từ ngày sang Mỹ, hôm nay chúng tôi mới thấy mình không bị mệt bởi được khám phá thế giới thiên nhiên tuyệt vời này.

Bữa tối của chúng tôi là cơm và phở của gia đình một người Việt Nam ở Ninh Kiều. Cơm ngon, không hề bị sống như gạo luộc mà tôi đã kể lần trước.

Thế là một ngày nữa lại trôi qua. Các bạn nam chỉ đi ngủ sau khi tham gia trận bóng đá giao hữu với các bạn nam người Ý dưới sân cỏ.

Vui và nhiều kỉ niệm.

Ngày mai, chúng tôi bắt đầu chuẩn bị hành lý để về rồi. Thảo, Linh và nhiều bạn phải thốt lên: cô ơi con không muốn về cô ạ. Hic!

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngay-11-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-mot-8053/feed/ 0
Ngày 10 tháng 7, New York ngày thứ mười https://atlantic.edu.vn/ngay-10-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-8050/ https://atlantic.edu.vn/ngay-10-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-8050/#respond Sat, 09 Aug 2014 04:24:33 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=8050 Còn ba ngày nữa là đến ngày chúng tôi tạm biệt nước Mỹ. Hôm nay, là buổi cuối cùng chúng tôi vào trung tâm thành phố. Ngắm nhìn toàn thành phố New York từ tầng 67 đẹp và ấn tượng. Đầu tiên là công tác kiểm tra an ninh. Từ chiếc thắt lưng các bạn nam cũng phải tháo ra, đến chiếc đồng hồ chạy bằng pin cũng phải làm như vậy, chúng tôi mới được đi qua cổng an toàn. Nếu không, bạn sẽ bị gọi lại kiểm tra người vì tiếng tít tít của chiếc máy thông minh. Xếp hàng một lúc, đoàn chúng tôi được vào 1 chiếc cầu thang máy có sức chứa 20 người. Cô hướng dẫn viên của toà nhà bấm nút, đèn vụt tắt, cầu thang chuyển động là lúc bạn ngửa mặt lên trời xem một đoạn tư liệu về toà nhà này. Khoảng thời gian đi cầu thang máy dài đủ để tôi mở túi, lấy điện thoại và chụp ảnh cả đoàn đang ngửa mặt xem phim và chụp cả đoạn phim đang chiếu. Ai cũng kêu lên ù tai quá! Đèn vụt tắt, anh thanh niên da đen cười rất thân thiện, chào khách và hướng dẫn chúng tôi đi tiếp theo dòng người nối tiếp nhau.

The Lower Manhattan Skyline

Lại một lần nữa ngắm nhìn thành phố New York ở một góc độ khác, mới thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, giàu có đến nhường nào nơi đây.

Phóng tầm mắt, tôi bắt gặp lại vị trí nơi mà hai toà tháp đôi của Mỹ bị sụp đổ sau vụ 11/9. Xung quanh nó lại tiếp tục những toà nhà cao tầng khác, chỉ có điều ở ngay vị trí chân toà tháp đôi là một đập thác nước hình vuông. Dòng nước chảy xuống tầng thứ nhất rồi chạy dài một khoảng lặng, tạo cảm giác của sự vững bền, đột ngột nó đổ ập xuống rồi chảy hút vào lòng đất, tưởng như đó là sự nhắc nhở mọi người về thời khắc lịch sử của nước Mỹ- sự biến mất của hai toà tháp đôi. Nhưng chưa hết, quan sát kĩ, tôi thấy dòng nước như được hút lên từ lòng đất, tạo một vòng tròn gợi cảm giác của sự trở về, ở lại và mãi mãi không bao giờ biến mất như nó vốn đã xảy ra. Tôi thấy mình như hiểu ra nhiều điều từ dòng thác này. Phải chăng là luân hồi, là bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Chúng tôi rời khỏi vị trí tầng 67, lên thêm 2 tầng nữa thì bắt gặp một căn phòng với hệ thống đèn màu cảm biến nhiệt. Bạn đi đến đâu nó nổi màu đến đó và khi đủ nhiệt cả căn phòng sẽ bừng sáng bởi tất cả các bóng đèn màu và cả âm nhạc nữa. Bạn nào cũng thấy thú vị cứ nhảy mãi để đèn đổi màu. Thích thế! Chúng toi khám phá nhiều điều, nhưng vẫn có bạn không muốn chơi vì Ipad còn hấp dẫn hơn( tôi đã đưa ảnh lên fb).

Chúng tôi ra về và kết thúc một ngày học tập, vui chơi.

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngay-10-thang-7-new-york-ngay-thu-muoi-8050/feed/ 0
Ngày 9 tháng 7, New York ngày thứ chín https://atlantic.edu.vn/ngay-9-thang-7-new-york-ngay-thu-chin-8048/ https://atlantic.edu.vn/ngay-9-thang-7-new-york-ngay-thu-chin-8048/#respond Sat, 09 Aug 2014 04:20:34 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=8048 Lại thêm một ngày nữa trôi qua quá nhanh, khiến tất cả đoàn chúng tôi ai cung ngổn ngang tâm trạng. Bạn Phương Linh thì nói: “Cô ơi con không muốn về, con vẫn muốn đi với đoàn mình cô ạ”. Nhưng cũng có bạn lại thấy mệt, thậm chí nghỉ học, nghỉ cả đi chơi để ngủ bù, nhưng đến chiều, phục hồi sức khỏe lại ra đá bóng, cười vui như Tết, đó là bạn Trường Thành. Còn Bảo Trân thì thấy tiếc vì lớp học lại có thêm nhiều bạn quốc tế mới vừa vui vừa học hỏi ở các bạn nhiều điều… Nhưng thời gian đâu có ngừng trôi, ngày chúng tôi về nước chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Sẽ là rất lâu, rất lâu hoặc chẳng bao giờ chúng tôi có dịp trơ lại. Tiếc quá!!!

Như thường lệ, chúng tôi đi vào trung tâm thành phố. Đến chỗ có một chú bò vàng – biểu tượng về sự giàu có của nước Mỹ. Nhiều người ở khắp mọi nơi đến đó lắm, họ chụp hình trước, sau, cạnh, thậm chí cả dưới mông con bò nữa. Thú vị nhất là khi các vị khách nước ngoài tạo dáng chụp hình dưới mông chú bò vàng khổng lồ. Các bạn học sinh không sao nhịn được cười, cứ khúc khích bàn tán mãi.

Qua thăm chú bò vàng một lúc, chúng tôi đi tiếp đến một công viên, ở giữa là một khoảng rộng được xây dựng theo hinh vuông với ba tầng thác nước. Nước chảy trong vắt và đẹp mắt vô cùng.

Trời nắng gắt hơn, bạn nào cũng cảm thấy cái nóng hôm nay hơn mọi ngày. Nhớ ngày đầu sang đây, chúng tôi phải mặc áo khoác, cách đây 2 ngày, ra đường vẫn mặc chiếc áo len mỏng. Nhưng hôm nay, nóng hơn, và mọi người thấy nhanh khát nước hơn. Có lẽ vì thế mà bạn nào cũng chỉ muốn được tắm dưới dòng nước trong vắt trước mặt.

Không thể ở ngoài trời lâu trong thời tiết thế này, tôi quyết định trao đổi với người hướng dẫn cho chúng tôi vào một khu vui chơi hoặc khu mua sắm. Đúng như mong muốn, chúng tôi được vào trung tâm mua sắm của New York, và kết quả là mỗi người lại một xách nặng mang về.

Bữa tối đón chúng tôi bằng các món ăn của Hàn Quốc, ai cũng một suất ăn to, no căng bụng trước khi về phòng nghỉ.

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngay-9-thang-7-new-york-ngay-thu-chin-8048/feed/ 0
Ngày 8 tháng 7, New York ngày thứ tám https://atlantic.edu.vn/ngay-8-thang-7-new-york-ngay-thu-tam-8044/ https://atlantic.edu.vn/ngay-8-thang-7-new-york-ngay-thu-tam-8044/#respond Sat, 09 Aug 2014 03:58:32 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=8044 Chúng tôi đã có một ngày chủ nhật vui vẻ thứ hai tại New York.

Sáng sớm thức giấc, như đã hẹn từ tối hôm trước, chúng tôi sẽ dạy sớm để chụp ảnh tại trường. Nhưng cuối cùng chỉ có tôi và bạn Trần Hưng là thực hiện được kế hoạch, bạn Minh Châu và Bảo Trân đã được tôi gọi dậy mà chỉ sau 5 phút lại trở về giấc ngủ say.

Hai cô trò chúng tôi thả bước khám phá, chụp hình và cảm nhận bầu không khí trong lành. Chim hót, sóc nhảy, bồ câu đi lại trên đường…

Khoảng hon 20 toà nhà lớn nằm trên một khu đất rộng lớn, có sân chơi thể thao, nhà thể chất, bể bơi và các tòa nhà ở, làm việc và học tập. Nối các toà nhà là sân cỏ, hàng cây và những con đường uốn lượn mềm mại. Sáng sớm, các vòi phun nước tưới cây thi nhau hoạt động, chỉ cần không chú ý bạn có thể bị tưới nước vào người ngay. Tôi vô cùng ngưỡng mộ bầu không khí và điều kiện học tập tại đây. Đó là ước mơ mà tôi muốn con mình có thể thực hiện được.

Sau bữa ăn sáng, chúng tôi lên đường vào trung tâm thành phố, tận hưởng cảm giác nghỉ ngơi, thư giãn như những công dân Mỹ thực sự.

Chúng tôi ngồi xuống một bãi cỏ dưới chân gốc cây cổ thụ toả bóng mát, ngắm nhìn xung quanh. Người người mặc đồ như đi bơi nằm tắm nắng, chơi thể thao và nói chuyện. Chó, mèo là những người bạn thân thiết mà họ chăm sóc, vuốt ve và cho chơi bóng cùng.

Chúng tôi ngả đồ ăn trưa và nghỉ ngơi. Các bạn nam thì tranh thủ chơi bóng cùng một bạn nhỏ người Mỹ.

apple-store-nyc4

Sau giờ nghỉ trưa, chúng tôi đi đến khu mua sắm nổi tiếng Apple Store để các bạn mua Iphone, Ipad, tai nghe….và mua đồ chơi ở khu mua sắm đồ lớn nhất thê giới. Chưa thoả mãn, chúng tôi vào khu mua sắm đồ HM. Cuối cùng thì bạn nào ra về cũng túi lớn túi bé.

Bữa tối, nhà hàng Hàn Quốc chào đón chúng tôi với các món ăn rất Hàn, ngon và rẻ. Chúng tôi trở về phòng lúc 9h30 tối, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một ngày học đầu tuần.

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngay-8-thang-7-new-york-ngay-thu-tam-8044/feed/ 0
Ngày 7 tháng 7, New York ngày thứ bảy https://atlantic.edu.vn/ngay-7-thang-7-new-york-ngay-thu-bay-8041/ https://atlantic.edu.vn/ngay-7-thang-7-new-york-ngay-thu-bay-8041/#respond Sat, 09 Aug 2014 03:54:36 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=8041 Ngày cuối tuần ở New York đông như chảy hội, nhất là ở các tụ điểm vui chơi vì vậy 9h sáng chúng tôi đã phải hành quân. Mỗi người nhận một suất ăn trưa và lên đường.

Đến thăm tượng Nữ thần Tự do phải đi bằng đường thuỷ vì nó được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ. Nhìn từ xa, bức tượng hiện lên đã mang dáng vẻ uy nghi, bề thế. 6 chiếc thuyền chở mỗi chuyến hơn 200 khách không lúc nào nghỉ, nó quần thảo cả một vùng, khiến nước biển thành đục ngầu. Trên trời là 4 chiếc máy bay trực thăng tuần tiễu để kiểm tra và cứu nạn.

nuthantudo4

Đường ra đến đảo khoảng 2km, nhưng người lái tàu đã khéo léo đưa chúng tôi lướt qua 1/2 phía mặt trước cùa tượng để ai cũng được chiêm ngưỡng và chụp hình từ trên boong tàu.

Tàu chúng tôi cập bến, xếp hàng vào phòng kiểm tra an ninh,chúng tôi gặp hai người đàn ông. Họ hỏi những người khách qua đường rằng bạn ở nước nào và rồi họ hát, họ đánh nhạc trên một nhạc cụ rất lạ mà ở Việt Nam chẳng thấy bao giờ( các bác xem hình trên fb) em cũng không biết gọi nó cái gì vì âm thanh của nó như trống, như kèn, như cả xanhpan… Họ thấy đoàn chúng tôi đến, một người hỏi: Bạn từ đâu đến? Học sinh của tôi nhanh miệng trả lời, thế là người đàn ông đầu tiên hát bằng tiếng Việt: anh yêu em, anh yêu em, Hà Nội, Hồ Chí Minh city. Tiếng hát lơ lớ khiến các bạn học sinh thấy vô cùng thú vị đã rút đưa cho ông ấy mấy đồng xu lẻ.

Đi được một đoạn thì chúng tôi gặp người thứ hai – người sở hữu một loại nhạc cụ rất đặc biệt. Ông ta lại hỏi chúng tôi từ đâu đến và đánh một đoạn bài Quốc ca của Việt Nam. Lần này thì sự ngạc nhiên càng lớn, các bạn hô to: Ôi! Quốc ca, ông ấy thuộc Quốc ca Việt Nam! Thế là lại một ít xu nữa ra khỏi túi. Đi một đoạn chúng tôi bảo nhau: Ăn xin ở Mỹ cũng rất đẳng cấp.

Vượt qua khỏi khu kiểm tra an ninh, lên đảo chúng tôi bắt đầu khám phá hòn đảo nhỏ. Mọi du khách đến đây sẽ thả bộ một vòng quanh bức tượng và chụp hình. Tuy nhiên, bạn có thể mua thêm chiếc vé thứ 2 để vào theo những con đường ngoằn nghèo, những bậc thang lên đến chân tượng.

Từ đảo nhìn ra xung quanh, những toà nhà cao tầng bám sát bờ biển, đẹp và rất lãng mạn. Chụp những bức hình trên đảo trong tiết trời nắng càng làm chúng tôi rạng rỡ hơn. Thật tiếc là một số bạn tách nhóm ngồi nghỉ chân nên đã bỏ lỡ nhiều khoảnh khắc tuyệt vời.

Bữa tối của chúng tôi hôm nay tại nhà hàng Việt Nam. Kể từ hôm sang đây, bữa cơm Việt với món thịt nướng ngon chưa từng có. Ai cũng mong về ăn cơm mẹ nấu rồi.

Tối, chúng tôi tổ chức sinh nhật cho Hải Long, các cô giáo được mời đều xuống sân cỏ dự sinh nhật. Họ ăn ômai, lạc rang húng lìu và hạt sen sấy…họ khen ngon, rất ngon. Chỉ một lúc, 1/2 hộp ômai đã hết, để lại một đống hạt trên đĩa. Bánh ga tô cung hết vèo. Bạn Quang Long, Công Minh nhanh nhẹn được hai lần lấy bánh, còn các bạn khác thì nhìn mà thèm. Vi món bánh ga tô ngon như ăn kem vậy.

Chúng tôi tổ chức chơi trốn tìm, có cả các cô giáo ở trường cũng chơi cùng. Họ chạy trốn rất nhanh và tìm chỗ rất khéo nên không bao giờ bi bắt cả. Bác bảo vệ cứ nhìn chúng tôi chơi và nhất định không để lộ khi bạn Phương Linh đến chỗ bác để tìm tôi, Minh Châu và Bảo Trân. Được sống lại cảm giác tuổi thơ, tôi và nhiều bạn trong đoàn đều cảm thấy rất hạnh phúc. Bạn Trường Thành nói với tôi: Lâu lắm rồi mới có buổi sinh nhật kiểu ngày xưa.

10h30, chúng tôi thu dọn mọi thứ và về phòng. Sáng mai, chúng tôi sẽ dạy sớm chụp lại những bức hình làm kỉ niệm ở trường. Không biết có bạn nào ngủ nướng không đây.

Các bác chờ em thư sau nhé!

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngay-7-thang-7-new-york-ngay-thu-bay-8041/feed/ 0