Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Định cư Newzealand https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Chàng trai 9X người Việt giành giải cao nhất cuộc thi Sáng tạo cấp quốc gia New Zealand https://atlantic.edu.vn/chang-trai-9x-nguoi-viet-gianh-giai-cao-nhat-cuoc-thi-sang-tao-cap-quoc-gia-new-zealand-12772/ https://atlantic.edu.vn/chang-trai-9x-nguoi-viet-gianh-giai-cao-nhat-cuoc-thi-sang-tao-cap-quoc-gia-new-zealand-12772/#respond Wed, 05 Dec 2018 02:26:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=12772 Nguyễn Đình Văn, chàng trai Việt 25 tuổi đang theo học chương trình cử nhân cơ khí tại Học viện Canterbury (New Zealand) đã xuất sắc đoạt giải cao nhất trong cuộc thi “Sinh viên sáng tạo” cấp quốc gia 2018, giải thưởng được trao bởi Hiệp hội Kỹ sư New Zealand.

Đây là giải thưởng quốc gia có uy tín dành cho cho tất cả các khoa kỹ thuật từ bậc đại học trở lên ở New Zealand, nhằm vinh danh một tập thể hay sinh viên có những thiết kế nổi bật trong dự án tốt nghiệp.

Đình Văn đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho dự án của mình. Đó là một máy phát điện thủy triều nhỏ có thể làm việc ở các con sông và trên biển, trên cả thủy triều dâng cao và xuống.

Trước đó, năm 2017, dự án của Văn từng xuất sắc nhận giải thưởng “The Industry Choice Award” tại sự kiện triển lãm Kỹ thuật hàng năm của Viện Ara Canterbury; đồng thời giành được tấm poster dự án tốt nhất tại cuộc thi nhóm Metro quốc gia của New Zealand.

img20180907161506582-760ab

Nguyễn Đình Văn, sinh viên Việt mới đây đã giành giải cao nhất cuộc thi “Sinh viên sáng tạo” 2018 toàn New Zealand, theo tạp chí A-Ara đưa tin.

Giành được giải thưởng cao nhất cuộc thi sáng tạo cấp quốc gia ở New Zealand, Nguyễn Đình Văn không giấu nổi niềm vui. Văn nói rằng, đó là kỷ niệm đáng nhớ vì nó là kết quả chứng minh sự nỗ lực giải quyết công việc khó khăn của cậu.

“Nó mang lại cho tôi rất nhiều động lực để tiếp tục phát triển sự nghiệp kỹ thuật”, Văn chia sẻ.

Ngay sau đó, dù còn đang đi học nhưng Văn đã được nhận vào làm việc tại Invert Robotics – một doanh nghiệp lớn ở New Zealand như một kỹ sư chế tạo chuyên nghiệp.

Bỏ Bách khoa để đi học trường kỹ nghệ

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Lâm Đồng, Văn đã có niềm yêu thích đặc biệt với máy móc thông qua những chiếc xe điều khiển được bố mẹ mua cho. Dù chỉ tự mày mò, học hỏi, nhưng từ những năm cấp II, III, Văn đã thể hiện được tài năng thông qua nhiều giải thưởng đạt được từ các cuộc thi chế tạo robot, máy móc, tiêu biểu là giải nhì cấp tỉnh tại cuộc thi sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế.

Năm 2011, Văn xuất sắc thi đỗ vào ĐH Bách Khoa TP.HCM ngành Kỹ thuật Cơ khí. Sau đó, Văn lại trở thành một trong những SV tài năng được trường bồi dưỡng để tham gia nhiều cuộc thi chế tạo lớn trong nước và quốc tế.

Có được những bước khởi đầu khá thuận lợi nhưng năm 2013 khi đang là SV năm 2, Văn đột ngột tạm dừng việc học và dành hẳn 1,5 năm đi học tiếng Anh để chuyển đến học tập tại ngôi trường Ara Canterbury – một Học viện kỹ nghệ tại thành phố Christchurch, New Zealand.

Muốn thành công chỉ nỗ lực là chưa đủ

Cậu sinh viên Việt cho biết thêm, môi trường lớp học nhỏ – chỉ có 10 đến 20 sinh viên tại New Zealand đem lại nhiều tương tác hơn giữa sinh viên và giáo viên. Nhờ dự án này Văn tiến bộ thêm những kỹ năng về quản lý thời gian, viết báo cáo kỹ thuật, kỹ năng tổ chức, giao tiếp và nghiên cứu. “Nó cũng giúp tôi hiểu thêm về bản thân mình, chẳng hạn như khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp”, Văn nói.

Ở xứ người, dù còn đang ngồi trên ghế giảng đường nhưng Văn đã được Invert Robotics, một doanh nghiệp lớn ở New Zealand mời làm việc sau khi trực tiếp biết dự án của cậu tại triển lãm Kỹ thuật năm 2017. Văn hiện làm việc cho công ty với vai trò kỹ sư thiết kế cơ khí, trong khi vừa tập trung hoàn thành nốt việc học của mình tại Ara Institute of Canterbury.

“Dự án của tôi gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và cho họ thấy tiềm năng trở thành một kỹ sư giỏi của tôi. Nó thể hiện khả năng của tôi để giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nó cũng cho thấy rằng tôi có một niềm đam mê sâu sắc đối với những gì tôi đang làm và đây là tất cả những gì họ cần cho công ty của họ”, Đình Văn chia sẻ.

Ông Rob Dantzer, giám đốc chương trình kỹ thuật tại Ara và đồng giám sát dự án của Nguyễn Đình Văn cho biết, chàng trai Việt đã nỗ lực rất lớn với dự án của mình và đang gặt hái những phần thưởng xứng đáng.

“Chúng tôi giúp các học sinh có thể rèn luyện những kỹ năng cần thiết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Vân luôn chấp nhận và ý thức điều này đó. Cậu ấy làm việc chăm chỉ, say mê và có được các kỹ năng chuyên môn cần thiết tại nơi làm việc”, ông Rob Dantzer đánh giá.

Ông Rob nói thêm rằng, Văn là một điển hình sinh viên xuất sắc học tập tại Ara Canterbury.

Hé lộ về dự định trong tương lai, Văn cho biết sẽ tiếp tục làm việc ở New Zealand để trau dồi kinh nghiệm. Sau này khi đủ điều kiện, Văn sẽ trở về Việt Nam để mở một xưởng chế tạo máy móc phục vụ cho cộng đồng trong nước.

(Theo Lệ Thu – Báo Dân trí & Ngọc Trang – Cơ quan Giáo dục New Zealand)


Mọi thông tin chi tiết về chương trình Du học New Zealand,  các bạn hãy liên hệ ngay với Atlantic:

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Trụ sở chính: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: ace@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0936 441 488/ 19000033

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH:

  • Địa chỉ: Lầu 5, 473 Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM 
  • Điện thoại: 028 7108 3033/ 0936 222 117
  • Email: atlantic-hcm@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa Nhà Thành Quân, 132 – 134 – 136 Lê Đình Lý, P. Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236 3 62 00 33/ 0236 3 68 00 33/ 0902 133 118
  • Email:  vpdanang@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HẢI PHÒNG

  • Địa chỉ: 197 Văn Cao, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
  • Điện thoại: 0906 292 953 
  • Email: thanhthuyhp@atlantic.edu.vn

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/chang-trai-9x-nguoi-viet-gianh-giai-cao-nhat-cuoc-thi-sang-tao-cap-quoc-gia-new-zealand-12772/feed/ 0
Các hình thức định cư ở nước ngoài https://atlantic.edu.vn/cac-hinh-thuc-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-4933/ https://atlantic.edu.vn/cac-hinh-thuc-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-4933/#respond Wed, 05 Sep 2012 02:47:29 +0000 http://atlantic.edu.vn/cac-hinh-thuc-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-4933 Thông thường khi một người được phép định cư dài hạn tại nước ngoài thì sẽ có những quyền lợi gần giống như những người có quốc tịch, tuy nhiên có hai quyền là quyền liên quan tới bầu cử (thường là khộng được bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước) và quyền vào ra nước mình đang định cư bị hạn chế (nhiều quốc gia chỉ cho phép bạn ra khỏi nước đó trong vòng 6 tháng liên tục). Sau một thời gian nhất định (thông thường là ba năm sống liên tục tại quốc gia đang định cư) thì người định cư dài hạn được nhập quốc tịch hoặc phải thi để được phép vào quốc tịch (nếu thi trượt thì được thi lại và vẫn được tiếp tục định cư dài hạn).

Định cư theo dạng đoàn tụ gia đình: Trường hợp này vợ chồng bảo lãnh nhau, bố mẹ bảo lãnh con cái, con cái bảo lãnh bố mẹ. Hiện tại theo tôi biết thì không còn nước nào cho phép anh, chi em bảo lãnh cho nhau. Thông thường trường hợp bảo lãnh vợ chồng, hoặc vợ chồng bảo lãnh con dưới 18 tuổi thủ tục làm khá nhanh để tạo điều kiện cho người định cư ổn định cuộc sống, (con dưới 18 tuổi khi được bảo lãnh thì thông thường được nhập quốc tịch ngay). Nhưng với trường hợp con cái bảo lãnh bố mẹ và bố mẹ bảo lãnh con trên 18 tuổi hồ sơ được duyệt thường rất lâu.

  • Có nhiều quốc gia chấp nhận hình thức quốc tịch nơi sinh (tức là con cái bạn sinh ra tại quốc gia đó đương nhiên được công nhận là công dân, ví dụ Mỹ và Canada), với trường hợp này người mẹ được phép ở lại nuôi con nhưng không có chế độ như người được phép định cư dài hạn, sau khi con lớn 18 tuổi mới đủ điều kiện để bảo lãnh cho bố và mẹ định cư dài hạn tại quốc gia đó.Tôi có đọc một tờ báo nói về việc giới chức Mỹ đang quan tâm tới tình trạng nhiều trẻ em là công dân Mỹ nhưng không sống tại Mỹ vì nhiều bố mẹ là người châu Á đã tìm cách đi du lịch sang Mỹ và sinh con tại Mỹ để con cái có quốc tịch rồi đưa con về nước bản địa sinh sống. Nhưng khả năng trong thời gian tới hình thức này sẽ bị kiểm tra gắt gao và khó khăn hơn.Một số trường hợp muốn con cái được nhập quốc tịch theo dạng nhận làm con nuôi, với trường hợp này thì đứa trẻ phải ra nước ngoài khá sớm (dưới 18 tuổi) và người nhận làm cha mẹ nuôi sẽ phải hoàn toàn chịu các trách nhiệm pháp lý cho đứa trẻ, sau khi lớn lên đứa trẻ đó không có khả năng bảo lãnh cha mẹ đẻ của chúng nữa.
  • Với trường hợp vợ bảo lãnh chồng là thường hợp khá phổ biến và bị kiểm tra tương đối kỹ lưỡng vì sợ những hồ sở làm giả để đưa người sang, sở di trú sẽ có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm tra tính chính xác và hợp lý của hôn nhân, nếu bạn đã được định cư nhưng sau đó mới bị phát hiện ra có hành vi gian lận sẽ bị tước thẻ định cư và trục xuất về nước, thậm chí những ai đã có quốc tịch còn có thể bị tước cả quốc tịch. Những người có hành vị nhận tiền để làm giả vợ chồng có thể bị pháp luật từng nước xử lý theo các hình thức khác nhau, nếu nặng có thể bị truy tố. Với những người định cư theo trường hợp này cũng khá rủi ro vì nhiều trường hợp bị lừa tiền và không bao giờ còn cơ hội để định cư vào quốc gia mình muốn nữa.

Định cư theo dạng kỹ năng: Nhiều quốc gia thiếu lao động trong các lĩnh vực nhất định và có nhu cầu cho phép nhập cư những người có kỹ năng trong các nghành nghề mà họ đang thiếu. Đây không phải là dạng cấp visa tạm thời cho người tới lao động (theo hình thức xuất khẩu lao động) mà trường hợp này là định cư dài hạn và được phép nhập quốc tịch sau một thời gian nhất định, được phép cho cả vợ chồng và con cái cùng sang.

Danh sách các nghành nghề và tiêu chuẩn thường được sở di trú công bố công khai trên website. Khác với suy nghĩ của nhiều người, những người đi theo dạng kỹ năng không hẳn là những người làm việc trong các nghành được coi là VIP tại Việt Nam như tài chính ngân hàng, luật hoặc phải có bằng tiến sĩ. Tôi có xem danh sách các nghành nghề mà Canada đang thiếu thì phần nhiều thuộc các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, y tá, dược sĩ), nhà hàng ăn uống (đầu bếp), thợ (thợ hàn, thợ chì, thợ khoan…).

Nhiều trường hợp muốn con cái sang du học và sau đó định cư luôn theo dạng kỹ năng (hai trong một) nhưng chọn ngành nghề học sai (tài chính hay luật), tuy con cái họ đã tốt nghiệp thạc sĩ nhưng vẫn rất khó để xin định cư dạng kỹ năng vì đây không phải là ngành nghề mà Canada thiếu hụt nhân lực. Các tiêu chuẩn thông thường đối với định cư theo dạng kỹ năng thường xét trên khía cạnh độ tuổi, bằng cấp và kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp với danh mục nghề nghiệp đang thiếu hụt, trình độ ngoại ngữ.

Định cư dạng doanh nhân: Đối với những người đã từng có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, có tài sản ở mức quy định tối thiểu nào đó và có mong muốn mở doanh nghiệp kinh doanh tại nước họ muốn sang định cư. Với trường hợp này thì tiêu chuẩn về kinh nghiệm quản lý cũng không đơn giản bao gồm chức vụ quản lý, số năm kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp họ từng quản lý phải đạt chuẩn nhất định. Ngoài ra họ phải có đề án kinh doanh và khi sang định cư cũng sẽ bị kiểm tra hiệu quả của việc điều hành kinh doanh bao gồm cả số việc làm tạo ra, lợi nhuận và việc đóng thuế. Trên cơ sở đó thì việc định cư mới được lâu dài và cho phép nhập quốc tịch sau này.

Định cư dạng đầu tư: Đây là trường hợp cho phép định cư với những người có trình độ quản lý, có nhiều tiền. Cụ thể như ở Canada thì phải có số tài sản chứng minh được là 1,6 triệu CAD và phải bỏ vào một ngân hàng số tiền là 800.000 CAD trong 5 năm mà không được hưởng lãi. Sau đó thì sẽ được hòan trả lại số tiền và với trường hợp này thì không cần phải có hoạt động kinh doanh hay phương án kinh doanh như dạng định cư doanh nhân.

Tất cả các thông tin về chương trình định cư, thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt đều được công bố công khai trên website của sở di trú. Do vậy, tốt nhất là những ai quan tâm nên truy cập và tìm hiểu kỹ những thông tin này, nếu không biết tiếng có thể nhờ người dịch hoặc dùng công cụ google translate. Các thủ tục có thể tự làm hoặc thuê luật sư tùy theo điều kiện và hòan cảnh từng người.

Nguyễn Hồng Hải

]]>
https://atlantic.edu.vn/cac-hinh-thuc-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-4933/feed/ 0
Khả năng tìm việc tại NewZealand https://atlantic.edu.vn/kha-nang-tim-viec-tai-newzealand-3304/ https://atlantic.edu.vn/kha-nang-tim-viec-tai-newzealand-3304/#respond Mon, 11 Jun 2012 02:27:39 +0000 http://atlantic.edu.vn/kha-nang-tim-viec-tai-newzealand-3304 Điều tra thực hiện vào năm 2008 của Cơ quan thống kê NZL ( Statistics New Zealand ) cho thấy rằng những nguyên nhân chủ yếu khiến người ta đến New Zealand để định cư là phong cách sống và nhịp độ sống rất thoải mái, có khí hậu và môi trường tự nhiên tốt. Vậy tỉ lệ du học sinh kiếm được việc và lưu lại NewZealand là bao nhiêu?

Mô tả ảnh.

Tình hình thị trường lao động tại New Zealand.

Theo điều tra hàng năm của cơ quan thống kê New Zealand, tỉ lệ thấp nghiệp trong vòng 5 năm vừa qua từ 4,2 % đến 4,6 % nhưng năm 2010 rơi vào khoảng 6 %. Theo một báo cáo của Kho bạc quốc gia NZL, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thấp nghiệp sẽ ảnh hưởng nặng nhất đến những người có ít kinh nghiệm nghề nghiệp. Thư kí Kho bạc, ông John Whitehead, khẳng định đất nước này sẽ vượt ra cơn khủng hoảng này nhanh chóng bằng cách tăng hiệu quả sản xuất nhờ vào đầu tư và tự do hóa và nâng cao trình độ đào tạo và bằng cấp. Năm 2008, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là tài chính, ăn uống, viễn thông, chế biến và xây dựng (đặc biệt là xây dựng các khu dân cư). Tuy nhiên, việc làm lại tăng lên trong lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục, sản xuất và cung cấp thiết bị và dịch vụ phục vụ doanh nghiệp, y tế, bán buôn và bán lẻ. Điều tra của Kho bạc cho thấy các doanh nghiệp thích cách giảm giờ làm cho nhân viên hơn là xa thải nhân viên. Phải nói rằng, cách doanh nghiệp đã ý thức rõ sự khó khăn trong việc tuyển dụng trong thời kì phát triển bình thường.     Để giải quyết vấn đề này, chính phủ New Zealand đã đưa ra danh sách các lĩnh vực nghề đang thiếu lao động để thu hút người nhập cư, bao gồm có Immediate Skill Shortage List (danh sách các nghề kĩ năng thiếu trong trước mắt) và Long Term Skill Shortage List (danh sách các nghề kĩ năng thiếu trong dài hạn). Các lĩnh vực thiếu nhân công là kĩ sư, giảng dậy, công nghệ sinh học, y tế và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, các bạn nên liên hệ với New Zealand Qualifications Authority để chắc chắn rằng bằng cấp của mình được thừa nhận. Tìm việc làm ở NZL cũng dễ nếu bạn có bằng cấp và có kinh.

]]>
https://atlantic.edu.vn/kha-nang-tim-viec-tai-newzealand-3304/feed/ 0