Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Vẻ đẹp đất nước Canada https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 14 sự thật thú vị có thể bạn không biết về Canada https://atlantic.edu.vn/14-su-that-thu-vi-co-the-ban-khong-biet-ve-canada-13163/ https://atlantic.edu.vn/14-su-that-thu-vi-co-the-ban-khong-biet-ve-canada-13163/#respond Mon, 25 Feb 2019 04:47:04 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=13163 Không chỉ thu hút du khách nhờ cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ với 2 triệu hồ nước và đường biển dài nhất thế giới, Canada còn gây ấn tượng với nhiều người bởi nét văn hóa đa dạng và thú vị nơi đây.

14 sự thật thú vị có thể bạn không biết về Canada

1. Tên gọi Canada

Tên gọi của Canada ngày nay thực tế được hình thành từ một sự hiểu lầm. Năm 1536, khi đặt chân đến vùng đất này, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier tình cờ nghe cuộc nói chuyện của những người bản địa Huron-Iroquois. Trong các cuộc giao tiếp hàng ngày, họ sử dụng rất nhiều từ “Kanata” (Kanata trong thổ ngữ nghĩa là “làng”). Nhà thám hiểm và đoàn của ông đã nhầm lẫn đó là tên gọi của vùng đất này (hay đọc lái đi là Canada ngày nay). Ảnh: Getty Images.

tên Canada

2. Quốc kỳ

Sau gần 100 năm độc lập, Canada mới có thiết kế chính thức cho quốc kỳ của mình. Quốc kỳ của Canada được thiết kế với ba dải đứng. Dải trung tâm có nền màu trắng, tượng trưng cho đất nước Canada, hai bên là hai dải màu đỏ tượng trung cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Điều này thể hiện sự rộng lớn của đất nước có diện tích lớn thứ hai trên thế giới – Canada. Tại trung tâm của nền trắng là lá phong cách điệu màu đỏ. Quốc kỳ của Canada được thiết kế theo tỷ lệ 1:2, khác với đa số quốc kỳ của các nước khác với tỷ lệ 2:3. Ảnh: delumber.com .

quốc kỳ Canada

3. Lời xin lỗi

Đạo luật Xin lỗi đã được Chính phủ Canada thông qua vào năm 2009. Lời xin lỗi thể hiện sự hối hận không được chấp nhận ở tòa án. Lý do của chuyện kỳ lạ này là người dân Canada dùng quá nhiều từ “xin lỗi”. Do vậy, từ này dần chỉ mang ý nghĩa là đồng cảm hay hối tiếc, chứ không phải là sự thừa nhận về lỗi lầm của mình.

Người Canada rất trọng nói lời xin lỗi. Điều này được coi như nét văn hóa giao tiếp nơi đây. Đây là một trong những “phong tục” chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quốc gia châu Âu, nhất là Anh. Thậm chí, rất nhiều người đã phải ngạc nhiên khi người Canada nói xin lỗi (hoặc rất tiếc) mặc dù đó rõ ràng không phải lỗi của họ. Ảnh: Gazeta Tema

lời xin lỗi

4. Đường bờ biển và Biên giới phi quân sự

Đường bờ biển: Canada có đường bờ biển dài nhất thế giới, 356.000 km. Bạn sẽ mất khoảng 4 năm rưỡi không ăn, không ngủ và đi liên tục mới đi hết được chiều dài bờ biển của quốc gia này. Ảnh: Narcity.

đường bờ biển

Biên giới phi quân sự: Biên giới phi quân sự dài nhất thế giới thuộc về Canada – Mỹ. Đường biên giữa hai nước đã tạo thành những khu vực có vị trí địa lý thú vị. Một trong số đó là Derby Line và Stanstead, nơi có các thư viện nằm giữa hai nước. Đến đây, bạn có thể ngồi đọc sách ở Canada, đi vài bước chân sang đất Mỹ để mượn sách. Ảnh: Reddit.

biên giới quân sự

5. Đường băng và Khách sạn làm từ băng

Đường băng: Người Canada rất hiếu khách, họ thậm chí còn xây dựng cả đường băng để người ngoài hành tinh đáp đĩa bay nếu xuống Trái đất. Bãi đỗ này được xây ở St Paul, Alberta. Ảnh: Trip Advisor.

đường băng

Khách sạn làm từ băng: Khách sạn Hotel de Glace ở Canada xây lại hàng năm bằng 500 tấn băng và 30.000 tấn tuyết, đặc biệt chỉ mở cửa đón khách trong vài tháng. Thời gian sau đó, băng tuyết tan và mọi thứ trở lại như cũ, tuy nhiên cứ đến mỗi mùa đông, khách sạn này đều được tái tạo lại. Ảnh: Enolivier.com.

khách sạn từ băng

6. Quốc gia đa văn hóa

Nhiều người cho rằng hầu hết người Canada có nguồn gốc từ Anh hoặc Pháp, nhưng thực tế phần lớn họ đến từ mọi nơi trên thế giới. Ở Toronto, hơn 140 ngôn ngữ được sử dụng, và gần 50% dân số được sinh ra bên ngoài Canada. Ảnh: Getty Images.

quốc gia đa văn hóa

7. Hồ nước đẹp nhất thế giới ở Canada

Với nước màu xanh rực rỡ và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hồ Moraine ở Canada được Insider đánh giá đẹp nhất thế giới. Có khoảng 2 triệu hồ nước ở Canada, nhiều hơn tất cả số hồ trên thế giới cộng lại. Ảnh: Narcity.

hồ nước

8. Diện tích  và dân số Canada

Canada là quốc gia rộng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga. Nhưng dân số chỉ chiếm 0,5% thế giới, khoảng 36 triệu người. Ảnh: Doug Green.

quốc gia rộng lớn

9. Nữ hoàng Anh Elizabeth II

Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu Nhà nước Canada. Nói cách khác, bà cũng là Nữ hoàng của Canada. Ảnh: RT.

nữ hoàng Elizabesth II

10. Viết thư cho Ông già Noel

Chính phủ Canada tuyên bố ông già Noel là công dân nước mình. Bạn có thể gửi thư đến Bắc Cực bằng bất kỳ thứ tiếng nào (kể cả chữ nổi), các trợ tá cho ông già Noel sẽ trả lời mọi bức thư. Dù có là công dân Canada hay không thì khi muốn viết thư cho ông già Noel, bạn đều sẽ nhận được lời hồi đáp. Ảnh: The Irish Times.

viết thư cho ông già Noel

11. Khúc côn cầu và Bóng rổ

Khúc côn cầu là môn thể thao vua: Mặc dù Canada là quê hương của môn bóng rổ (được phát minh bởi James Naismith sinh ra ở thị trấn Ramsay (hiện là Almonte, Ontario)), thế nhưng bóng rổ là môn thể thao được yêu thích ở Mỹ nhiều hơn là ở đây. Môn thể thao vua ở Canada chính là khúc côn cầu. Họ có thể chơi trò này ở bất cứ đâu, cả trên sân băng lẫn đường phố.

071717-Naismith-basketball-pre-2627-8739-1535216462

Canada là nước phát minh ra bóng rổ. Ảnh: TheStreet.com

Khúc côn cầu

Khúc côn cầu là môn thể thao vua. Ảnh: Chqdaily

12. Đồ uống và Cách uống cà phê kỳ lạ

Đồ uống đặc biệt: Nếu bạn tới Dawson City, Yukon, bạn có thể ghé qua quán Sourtoe Cocktail. Đến đây, điều bạn phải làm là thưởng thức đồ uống có ngón chân người phía dưới. Khẩu hiệu của quán chính là bạn có thể uống nhanh, uống chậm, nhưng môi bạn dứt khoát phải chạm vào ngón chân. Ảnh: Independent.

cooktail

 Cách uống cafe kỳ lạ: Canada là quốc gia luôn nằm top tiêu thụ cafe và Tim Hortons là thương hiệu cafe quốc dân tại đây. Người Canada có cách uống cafe rất khác với nhiều quốc gia khác. Họ thường không uống với sữa hay đường mà chỉ thích uống cafe với kem. Nhiều người giải thích nó là cách giúp cũng cấp calo cho họ trong những ngày trời lạnh giá. Ảnh: timhortons.com.

cách uống cà phê kỳ lạ

13. Lễ tạ ơn diễn ra vào tháng mười

Khác với Mỹ và một số nước châu Âu có lễ Tạ ơn vào tháng mười một, ở Canada lễ Tạ ơn diễn ra vào thứ hai giữa tháng mười. Điều khác biệt là do mùa thu hoạch ở Canada diễn ra sớm hơn Mỹ. Bên cạnh đó, lễ Tạ ơn ở Canada cũng có nhiều món đồ ăn khác biệt với các quốc gia khác như bánh trứng, bánh bí đỏ…Ảnh: CityGuideNY.

Lễ tạ ơn

14. Thói quen xếp hàng

Canada luôn là một trong những quốc gia lịch sự nhất trên thế giới, ở mọi nơi công cộng như siêu thị, trạm xe buýt… Một điều khá dễ thương là người Canada luôn luôn có thói quen giữ vị trí cho người đi phía sau, bất chấp họ đứng gần hay xa. Ảnh: Euronews.

thói quen xếp hàng

Nguồn: vnexpress.net & news.zing.vn


Để có thêm thông tin cho mình về du học Canada, học bổng du học Canada; các điều cần biết về Canada; các học sinh, sinh viên hãy liên hệ ngay với Atlantic:

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Trụ sở chính: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: ace@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0936 126 116/ 19000033

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH:

  • Địa chỉ: Lầu 5, 473 Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM 
  • Điện thoại: 028 7108 3033/ 0936 222 117
  • Email: atlantic-hcm@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa Nhà Thành Quân, 132 – 134 – 136 Lê Đình Lý, P. Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236 3 62 00 33/ 0236 3 68 00 33/ 0902 133 118
  • Email:  vpdanang@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HẢI PHÒNG

  • Địa chỉ: 197 Văn Cao, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
  • Điện thoại: 0906 292 953 
  • Email: thanhthuyhp@atlantic.edu.vn

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/14-su-that-thu-vi-co-the-ban-khong-biet-ve-canada-13163/feed/ 0
Những điểm đến thú vị ở Canada https://atlantic.edu.vn/nhung-diem-den-thu-vi-o-canada-6393/ https://atlantic.edu.vn/nhung-diem-den-thu-vi-o-canada-6393/#respond Wed, 16 Jan 2013 02:51:28 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-diem-den-thu-vi-o-canada-6393 Là một đất nước rộng lớn và yên bình, Canada được lựa chọn làm điểm đến du học của rất nhiều du học sinh. Bên cạnh việc học tập, các du học sinh cũng không thể nào bỏ qua được những điểm đến hấp dẫn ở Canada vào những kỳ nghỉ.

Khám phá Toronto

Nhiều trường ĐH nằm trong “tầm ngắm” của bạn, có thể kể đến Đại học Toronto, Waterloo, Đại học Queen, McMaster, Western Ontario, Đại học Ottawa,York hay Carleton.

Tại Toronto, tháp CN (Canadian National Tower) được coi là biểu tượng của đất nước Canada. Ngọn tháp nổi tiếng thế giới này từng được làm liên tục 24/24h trong vòng 40 tháng. Ngoài CN, bảo tàng Hoàng gia Ontario và sân vận động Toronto Maple Leafs cũng là nơi du lịch hấp dẫn cho bất cứ ai.

Nếu bạn muốn khám phá những góc sâu hơn của thành phố, bạn có thể ghé qua khu phố Tàu, Leslieville – nơi được bao bọc bởi những quán cà phê và khu bách hóa bắt mắt, có từ giữa thế kỷ.

Người ta vẫn thường nói rằng, một cách tuyệt vời nhất để cảm nhận Toronto là bạn một lần đến với lễ hội Caribana, để hòa mình vào cuộc diễu hành đường phố rộng lớn, nơi có những vũ công trang phục lộng lẫy đầy ánh sáng.

Thác Niagara hùng vĩ

Nằm ở biên giới Hoa Kỳ và Canada, độ hùng vĩ của con thác này tạo nên một cảnh tượng hiếm có. Thác tạo ra một nguồn thủy điện cực lớn cho xứ sở lá phong, đường cong thác hình móng ngựa ngoạn mục gợi lên bao nhiêu cảm hứng. Nếu đi từ thành phố Buffalo, bạn chỉ mất 20 phút đi bộ là tới con thác nổi tiếng này.

Lễ hội Calgary Stampede

Trọng tâm của lễ hội này là tại thành phố Calgary, tỉnh Alberta, Canada. Các cuộc thi như cưỡi bò điên, vật bò để trói, đua ngựa quanh thùng phuy…Đêm trình diễn ca nhạc, các màn triển lãm mới lạ độc đáo thu hút rất nhiều người xem. Lễ hội này thuộc loại có hạng trên thế giới và cũng là một điểm nhấn văn hóa mà du học sinh không nên bỏ lỡ. Nếu bạn đang học tại một trong số những ngôi trường này: British Columbia, Đại học Alberta, Calgary, Đại học Simon Fraser, Victoria, Manitoba… bạn hoàn toàn có thể tham gia.

Vườn quốc gia tự nhiên Banff

Banff là thiên đường của nhà sinh thái học và phô diễn vẻ đẹp tự nhiên trên một quy mô cực rộng lớn. Ba khu trượt tuyết, một sân golf 27 lỗ…ngoài ra, bạn có thể cưỡi ngựa, chèo thuyền, tổ chức các chuyến đi trượt tuyết trên núi cao.

Lễ hội nhạc Jazz lớn nhất thế giới

Nếu bạn là du học sinh các trường McGill , Universite de Montreal , Đại học Laval , Đại học du Quebec , Concordia University, bạn có thể hòa mình vào cơ hội tốt nhất chỉ diễn ra vào mùa hè mỗi năm, thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Montréal – nơi diễn ra sân chơi âm nhạc hoành tráng này cũng là nơi tiếp nhận người Việt nhiều thứ nhì tại Canada.

Vancouver – thành phố tốt thứ tư thế giới

Vancouver có 5 trường đại học công lập: Đại học British Columbia đứng đầu về tổng số lượng sinh viên và chất lượng giáo dục, Đại học Simon Fraser đứng thứ hai, đại học Capilano, Emily Carr University of Art and Design, và đại học Kwantlen Polytechnic. Ngoài ra thành phố này còn có các trường đại học dân lập và các trường cao đẳng như đại học Trinity Westerner, NYIT, và Columbia College.

Khung cảnh đẹp như tranh vẽ của bán đảo Burrard, núi Blackcomb, Vancouver được đánh giá là một trong những thành phố dễ sống nhất trên thế giới. Nó cũng là một thành phố đặc trưng bởi sự đa dạng. Gần 50% dân số ở đây sử dụng tiếng Anh, mật độ dân số cao thứ ba ở Bắc Mỹ, chỉ sau New York và San Francisco. Những điều kiện tốt nhất, hiện đại chỉ có tại thành phố này.

Carnival mùa đông tại Quebec

Những du học sinh các nơi khác hẳn sẽ “gatô” với sinh viên các trường McGill , Universite de Montreal, Laval, Quebec, Concordia University bởi chỉ có các bạn ấy mới có cơ hội trải nghiệm nhiệt độ dưới -40°C. Hàng loạt trò chơi giải trí như đua xe trượt tuyết, điêu khắc đá khổng lồ trên mặt hồ đóng băng… thu hút mỗi năm khoảng 1 triệu người.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-diem-den-thu-vi-o-canada-6393/feed/ 0
Canada – đất nước xinh đẹp https://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-xinh-dep-2543/ https://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-xinh-dep-2543/#respond Wed, 28 Mar 2012 01:59:29 +0000 http://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-xinh-dep-2543 Đất nước Canada là một đất nước thực sự xinh đẹp và tuyệt vời, nhất là vào mùa xuân khoảng tháng 2 đến tháng 4, địa điểm lý tưởng để du lịch.

1. Cùng ngắm anh đào và nghe chim hót

Hoa anh đào nở rộ

Trong khi hầu như toàn bộ Canada chìm trong mùa đông giá lạnh với tuyết phủ khắp nơi, thì tại Vancouver, cây cỏ vẫn mọc tươi tốt, chim chóc rợp trời. Tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm là thời gian hoa anh đào nở đẹp nhất. Trên khắp mọi nẻo đường, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy đủ các màu sắc anh đào để đón chào mùa xuân mới sắp đến, cảnh tượng này khiến cho ai ai cũng cảm thấy thư thái và muốn hòa cùng sắc trời ngày xuân.

Xe ngựa kiểu cổ ở Victoria

Anh đào nở trĩu hai bên đường của những con phố lớn tại đây là hình ảnh mà không nơi đâu có thể so sánh được.

Từ trung tâm Vancouver đi xe ngựa khoảng 20- 30 phút, bạn đã có thể cảm nhận được cái đẹp đến mê hồn của thiên nhiên đất trời nơi đây. Ở ngoại ô, người ta có rất nhiều cách để quan sát hệ thực vật sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới, như công trình thử nghiệm được yêu thích nhất tại Vancouver – công viên Cầu treo Capilano. Công trình cầu treo “lúc lắc” này được treo ở độ cao 230 thước Anh (yard), là nơi du khách dừng chân để ngắm phong cảnh đẹp tuyệt vời xung quanh.

Mùa xuân năm 2011, công viên được phát triển thêm một loại hình du lịch khiến ai trải nghiệm nó cũng phải nín thở – đó là du lịch sườn núi. Hành lang không trung này được đỡ bởi một hệ thống cáp treo trên dốc đá hoa cương ngự trị trên cầu Capilano, dẫn du khách đi xuyên qua thảm thực vật trong rừng để tiến vào khu vực hoang sơ, chưa từng bị khai thác của công viên. Tiếp tục hành trình qua các vách đá cheo leo, dựng đứng và chật hẹp, có những đoạn chỉ phân cách giữa du khách và chân các hẻm núi sâu bằng một tấm kính, nếu yêu mạo hiểm, bạn chắc chắn không thể bỏ qua.

2. Ngắm ngỗng tuyết

George C. Reifel Migratory Bird Sanctuary Delta – khu bảo tồn các loài chim di cư cách Vancouver về hướng Nam 1 tiếng đi xe, hàng năm có khoảng 280 loài chim đến cư trú hoặc dừng chân trên đường ci cư của chúng, bao gồm cả một số loài rất hiếm, do đó, nơi đây trở thành một trong những “sân chim” đầu tiên tại Canada.

Vào tháng 3 và tháng 4, ngỗng tuyết di cư đến khu bảo tồn này, sau đó, khi mùa hè đến, chúng lại bay về Nga. Nếu như đến Vancouver vào 6 tháng đầu năm, bạn nhất định không nên bỏ lỡ dịp được ngắm cảnh di cư của đàn chim này. Không chỉ có ngỗng tuyết, bạn còn có thể bắt gặp cả các loài chim, động vật hoang dã khác như cò, chim ưng, đại bàng đầu trắng, báo biển, sử tử biển…trong hành trình săn bắt con mồi của chúng. Vịt trời, hạc, và ngỗng Canada đi lại chậm rãi trên mặt đất cùng với chim bồ câu. Có đôi khi, bạn sẽ trông thấy những chú chim ruồi màu nâu sáng, thức ăn ưa thích của loài chim này là phấn hoa và chúng cũng rất thích được ăn thức ăn ở trên bàn tay con người.

3. Quebec: Mùa ngọt ngào

Khi mùa xuân mang lại những đợt gió ấm áp, mặt đấy cũng thay đổi diện mạo qua từng ngày. Tuyết dần tan, băng trên sông St Lawrence cũng “đong đưa” mà trôi đi đâu hết, trên lưu vực sông, thác nước bắt đầu nhún nhảy trở lại, hoa cũng đã chúm chím nụ, chồi non đã khẽ nhú trên cành. Mùa xuân đang báo tín hiệu về khắp mọi nơi.

70% sản phẩm siro từ nhựa cây lá phong trên toàn thế giới đều tập trung ở Quebec. Đầu tháng 3, tháng 4 hàng năm là mùa bộ thu nhựa của cây lá phong, mọi nơi đều tổ chức lễ hội gắn với loại cây này, siro của vùng này cũng đem lại một hương vị ngọt ngào mà không phải đâu cũng có được. Tìm đến một nông trại trồng cây lá phong, thưởng thức viên kẹo nóng được làm từ siro nóng hổi qua quá trình kết đông từ tuyết của cây lá phong thì thật quả ngọt ngào khó tả. Keo tuyết, đỗ nướng, bánh rán tráng mỏng quyện với hương mật ong để trên bàn thi thoảng lại phảng phất hương thơm, xem biểu diễn múa hát đi kèm với âm nhạc truyền thong, đọng lại nơi đây những giây phút thật ngọt ngào.

Xuân về trên Quebec, chim muông dập dìu bay về phương Nam. Điểm dừng chân yêu thích nhất của hàng nghìn hàng vạn con ngỗng tuyết cùng với nhạn Canada quay về phương Nam lúc ấy chính là hai bên bờ sông St Lawrence, một trong những lưu vực sông lớn nhất thế giới với lịch sử lâu đời và xuyên qua trung tâm của lục địa Bắc Mỹ. Với chiều dài hai bờ sông tới 1800 km, bạn có thể nhìn thấy những cây đại thụ lâu đời, những hòn đảo tuyệt đẹp, khu bảo tồn các giống chim, các loại động vật có vú ở biển hay ngọn hải đăng. Bất luận trên bờ hay dưới nước, nơi đây đều đáng là xử sở tuyệt vời đang chờ bạn khám phá.

4. Ontario: Hoa xuân rực rỡ

Tỉnh Ontario mùa xuân về bỗng biến thành một thế giới rực rỡ bát ngát sắc hoa, màu xanh bạt ngàn của lá, tím ngắt và hồng rực của hoa thực sự như biến thành một cuốn tạp chí về hoa với đầy đủ sắc màu tươi tắn.

Tại thủ phủ Ottawa, uất kim hương trải dài trên mặt đất, thi nhau khoe sắc. Cứ vào tháng 5 hàng năm, nơi đây lại hân hoan tổ chức lễ hội uất kim hương lớn nhất thế giới, lễ hội hoa năm nay sẽ được tổ chức từ 4 – 21/5 với hơn 3 triệu bông uất kim hương nở rộ khắp các nơi của thủ phủ khiến bạn chắc chắn không thể không đắm chìm trong biển uất kim hương tại lễ hội này.

Starford và Jimmy Ricci đã từng được bầu chọn là thị trấn đẹp nhất thế giới, cũng từng được nữ hoàng Elizabeth đệ nhị bầu chọn là thị trấn đẹp nhất Canada. Đại lộ công viên Niagara là đại lộ đẹp nhất thế giới, được miêu tả như một bữa tiệc về thị giác lớn nhất của nhân loại, chính vì thế, bạn nhất định phải đến đây để cảm nhận cái đẹp khôn tả xiết của nơi này. Bên cạnh đó, công viên thực vật hoàng gia Burlington là nơi có nhiều hoa đinh hương hơn bất cứ đâu.

Công viên trên cao thuộc Khu vực trung tâm thành phố Toronto là nơi rất thích hợp cho bạn thư giãn đầu óc. Công viên Edward, nơi hoa đỗ quyên nở ngập tầm nhìn là điểm lựa chọn thứ 2 cho bạn khi muốn thả bộ. Nhà hoa Victoria của công viên Allen đem lại cho bạn cảm giác ngập chìm trong biển sắc màu của những hoa và hoa, những bông hoa ở đây vào mùa đông vẫn khoe một vẻ mĩ lệ kiều diễm đến đến nao lòng.

5. Alberta: Chuyến xe mùa xuân

Chuyến xe mang tên Rocky Mountaineer có nhiều nhất là 37 toa, dài 1000m, chỉ hoạt động vào ban ngày, hành khách trên xe có thể tha hồ thưởng thức khung cảnh bên ngoài. Trong khi xe chạy trong lòng dãy Rocky, độ cao từ từ tăng lên, thì quang cảnh tuyệt đẹp bên cạnh lại càng làm xúc động các giác quan, bạn không thể ngắm điều này trên bất cứ một phương tiện giao thông nào khác.

Tàu xuyên qua các dãy núi.

Công viên quốc gia Jasper là nơi rộng nhất trong tổng thể công viên của dãy Rocky Mount với diện tích 10.878 km2, những cánh rừng xanh rì, những hẻm núi sâu hoắm, những tảng băng rắn chắc, thác nước ầm ầm, nước hồ trong như gương, tất cả làm nên vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của vùng núi nơi đây. Tổ chức UNESCO đã bình chọn công viên quốc gia Jasper là di sản văn hóa thế giới.

Núi tuyết cao ngất, trời xanh trong vắt, mặt hồ tĩnh mịch, sơn cốc rộng lớn, rừng lá kim rậm rạp choán ngợp tầm mắt, nơi đây, bạn còn có thể nhìn thấy động vật hoang dã của rừng nữa cơ.

Theo ione

]]>
https://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-xinh-dep-2543/feed/ 0
Giới thiệu đất nước – con người Canada https://atlantic.edu.vn/gioi-thieu-dat-nuoc-con-nguoi-canada-1073/ https://atlantic.edu.vn/gioi-thieu-dat-nuoc-con-nguoi-canada-1073/#respond Sun, 13 Nov 2011 20:06:56 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=1073 Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phiên thiết Hán-Việt: Gia Nã Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ.

Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới.

Phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Đông bắc của Canada có đảo Greenland (thuộc Đan Mạch). Ở bờ biển phía đông có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp).

Nguồn gốc tên gọi Canada

Chữ Canada có nguồn gốc từ chữ kanata trong ngôn ngữ của thổ dân Huron-Iroquois, có nghĩa là “ngôi làng”, ám chỉ đến Stadacona, một địa điểm hiện tại nằm trong phạm vi Thành phố Québec. Ngày xưa, Canada thường được gọi là Dominion of Canada (Xứ tự trị Canada), nhưng hiện nay tất cả các văn kiện chính thức đều chỉ dùng tên Canada.

Lịch sử

Thời tiền sử

Theo phán đoán của các nhà sử học và khảo cổ học, người thổ dân Canada (Indian) là các tộc người du mục đến từ khu vực Ấn Độ-Tây Tạng-Trung Quốc. Khoảng 10.000 đến 12.000 năm TCN, những người này đã đến châu Mỹ.

Vì những lý do như bị kẻ thù đuổi, săn bắt sinh vật, hay tìm nơi ở mới, họ đã tình cờ băng qua lớp băng đá trên eo biển Bering để đến Alaska. Từ đây, họ tiếp tục di cư đến khắp châu lục Bắc Mỹ, biển Caribbean và Nam Mỹ, phát triển ra thành hàng chục ngàn bộ tộc mới.

Còn người Inuit được cho là xuất sứ từ khu vực Siberia, Nga. Họ cũng di cư qua eo Bering, nhưng lại định cư hoàn toàn ở miền Bắc Canada, từ vĩ tuyến 60° trở lên.

Khoảng năm 1000, một vài người Viking ở Bắc Âu đã đặt chân đến Newfoundland. Nhưng họ không định cư mà trở về nước.

Thời thực dân Châu Âu

Khoảng cuối thế kỷ 15, một vài nhà thám hiểm châu Âu đã theo chân Christopher Columbus thám hiểm châu Mỹ.

Năm 1497, John Cabot khám phá Newfoundland và tuyên bố thuộc về vùng đất đó thuộc về Anh. Năm 1534, Jacques Cartier tìm ra khu vực sông Saint-Laurent cho Pháp. Năm 1603, Samuel de Champlain đã thành lập khu dân cư đầu tiên, thành Québec trên bờ sông Saint-Laurent và trở thành thống đốc Tân Pháp (Nouvelle-France) tại Bắc Mỹ.

Các công ty Anh và Pháp đến Bắc Mỹ trao đổi, buôn bán với dân bản địa, mặt hàng quan trọng nhất là lông thú. Từ đó các cuộc tranh chấp đất đai và giành quyền kiểm sát giao thương diễn ra liên tục. Bộ tộc Huron thân với Pháp bị tiêu diệt bởi bộ tộc Iroquois thân với Anh.

Thuộc địa Pháp liền bị đẩy vào thế nguy hiểm. Vua Pháp nhanh chóng ra nhiều chính sách để thu hút thêm dân nhập cư vào Tân Pháp. Năm 1760, dân số Tân Pháp đã tăng lên 70.000.

Năm 1756, cuộc Chiến tranh 7 năm giữa thuộc địa Pháp và thuộc địa Anh ở châu Mỹ nổ ra. Năm 1759, tướng James Wolfe của Anh dẫn quân tấn công thành Québec của lãnh chúa Pháp Louis Joseph de Montcalm-Gozon và chiến thắng. 1760, thành Montréal của Pháp bị Anh thu phục. 1763, Anh và Pháp ký hòa ước. Pháp nhường toàn bộ thuộc địa Bắc Mỹ cho Anh.

Thời thực dân Anh

Tân Pháp sau khi thuộc về Anh được đổi tên thành Quebec. Người dân (nói tiếng Pháp) và chính quyền (tiếng Anh) chống đối lẫn nhau. Thống đốc James Murray đã giải quyết bằng cách bỏ bớt các luật lệ của người Anh và ban cho người nói tiếng Pháp nhiều quyền hơn.

1774, Guy Carleton được vua Anh giao quyền thống đốc và đã ra Đạo luật Quebec (Quebec Act). Theo đó, dân Pháp chiếm đa số sẽ có quyền hơn trong chính phủ. Điều này gây bất mãn cho nhiều người gốc Anh.

Năm 1776, Hoa Kỳ giành được độc lập, những người trung thành với vua Anh nhưng không muốn chống đối đã di cư đến Québec. Dân số Anh tăng lên đáng kể ở đây, và Đạo luật Hiến pháp ra đời.

Nó chia đôi Québec làm hai tỉnh: Thượng Canada (Upper Canada, là Québec ngày nay) của dân nói tiếng Pháp và Hạ Canada (Lower Canada, là Ontario ngày nay) của dân nói tiếng Anh.

Năm 1838, cuộc nổi loạn giữa dân Anh và Pháp ở hai tỉnh Thượng và Hạ diễn ra. Hai dân tộc đánh nhau loạn xạ giữa các đường phố, số người chết rất cao. Điều này khiến vua Anh cử Lord Durham sang Canada.

Durham đã ra Đạo luật Hợp nhất (Act of UNI0N). Đạo luật này nhập hai tỉnh Canada thành một. Durham mong rằng như vậy có thể làm cho dân Pháp bị đồng hóa và sẽ dễ dàng cai trị hơn. Dân nói tiếng Pháp chống đối chính phủ và tìm nhiều cách để duy trì văn hóa Pháp.

Năm 1858, Anh mở ra thêm thuộc địa British Columbia ở bờ biển Thái Bình Dương, nằm ở Tây Bắc của Bắc Mỹ.

Thành lập liên bang

Ngày 1 tháng 7 năm 1867, John Alexander Macdonald đã khánh thành Nước Tự trị Canada (Dominion of Canada) theo Đạo luật Anh Bắc Mỹ (British North America Act). Canada lúc bấy giờ gồm bốn tỉnh: Ontario, Québec, Nova Scotia và New Brunswick.

1870, Manitoba gia nhập Canada. 1871, British Columbia gia nhập. 1873, Prince Edward Island gia nhập. 1905, Alberta và Saskatchewan gia nhập. 1949 Newfoundland gia nhập.

1982, Đạo luật Canada (Canada Act) được thông qua. Québec là tỉnh bang duy nhất không đồng ý thông qua. Đàm phán Hồ Meech (Meech Lake Accord) giữa thủ tướng Brian Mulroney và thủ hiến Québec Robert Bourassa nhằm thuyết phục tỉnh này ký vào đạo luật thất bại.

Dân số và thành phần dân tộc

Dân số Canada năm 2005 được ước lượng vào khoảng 32 triệu người. Dù là một nước có diện tích lớn thứ hai thế giới – khoảng 10 triệu km² – nhưng mật độ dân số của Canada lại cực thấp – khoảng 4 người/km². Canada lớn hơn Hoa Kỳ nhưng dân số chỉ bằng 1/9 của Hoa Kỳ.

Trước thế kỷ 19, toàn bộ dân Canada đều là người thổ dân, người Anh và người Pháp. Mãi cho đến Đệ Nhị Thế Chiến, dân Scotland, Ireland và Đông Âu bắt đầu nhập cư vào Canada. Từ năm 1945, diện mạo văn hoá sắc tộc của Canada phát triển phong phú hơn do số lượng di dân từ Nam Âu, Nam Mỹ, quần đảo Caribbean, Trung Đông và Châu Á-Thái Bình Dương càng ngày càng tăng. Ngày nay dân Canada hầu như đến từ khắp nơi trên thế giới.

Theo kết quả điều tra dân số gần đây nhất, hơn 50% dân số có nguồn gốc không phải là Anh hay Pháp. Trong số đó, số người không phải là dân da trắng chiếm 13%; các thổ dân, chiếm 3%; gốc người Scotland chiếm 14%; gốc người Ireland chiếm 13%; gốc Đức chiếm 9,25% và gốc Ý 4,3%. Con số này sẽ còn tăng thêm nữa theo quá trình “toàn cầu hóa” hiện nay.

Ngôn ngữ

Hai ngôn ngữ chính thức của Liên bang Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Gần 60% dân Canada có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 22% là tiếng Pháp. Đại đa số người nói tiếng Pháp sống tại tỉnh bang Québec, sau đó là các tỉnh bang Ontario, New Brunswick và Manitoba. Một số ngôn ngữ của các thổ dân cũng được xem là ngôn ngữ chính thức tại các lãnh thổ tự trị, đặc biệt là tiếng Inuktitut.

Rất nhiều thứ tiếng của các thổ dân đã bị mai một hay đang đi đến tình trạng đó. Những tiếng khác được nhiều người nói là: tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Ban Nha.

Québec là tỉnh bang độc nhất ban hành một đạo luật bảo vệ tiếng Pháp, mục đích để bảo vệ sắc thái văn hóa đặc biệt nhất Bắc Mỹ của họ. Tuy nhiên quyền lợi về ngôn ngữ và giáo dục của các cộng đồng nói tiếng Anh và các tiếng thổ dân cũng được bảo vệ. Ngoài ra, dân chúng có quyền dùng hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong khi giao tiếp với chính phủ.

Kinh tế

Canada là một quốc gia phát triển (thuộc G8) và có nguồn năng lượng tự cung tự cấp. Nền kinh tế chính của Canada dựa trên các tài nguyên thiên nhiên. Bạn hàng xuất cảng lớn nhất của Canada là Hoa Kỳ, tiếp theo là Nhật Bản và Anh. Bạn hàng nhập cảng gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Mexico.

Canada là thành viên của G8 và nhóm NAFTA (North-American Free Trade Association). Về phía Âu Châu, Canada thuộc nhóm Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); về phía Á Châu, Canada thuộc nhóm Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Canada có chân trong Liên Hiệp Quốc và rất nổi tiếng trên thế giới về vấn đề bảo trì hòa bình tại những vùng căng thẳng vì chiến tranh.

Chính trị

Canada là một liên bang bao gồm 10 tỉnh bang (province) và 3 lãnh thổ (territory). Liên bang Canada là một liên bang dựa lên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện.

Nguyên thủ quốc gia của Canada là Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, ngự trị tại Anh. Với đề nghị của chính phủ Canada, Nữ hoàng cử một người dân Canada làm đại diện cho mình gọi là Toàn Quyền (Governor General of Canada; Gouverneure générale du Canada), hay tôn trọng gọi Đại diện Nữ hoàng. Chính phủ của Canada được lập bởi Quốc hội (Parliament of Canada; Parlement du Canada) do dân bầu lên.

Quốc hội bao gồm hai viện: Thượng Viện (Senate; Sénat) dùng để đại diện các vùng, các tỉnh bang và các sắc thái văn hóa khác nhau trong xã hội, Hạ Viện (House of Commons; Chambre des communes) dùng để đại diện toàn thể dân chúng. Nhiệm vụ của Quốc hội là soạn thảo và ban hành các sắc luật để Chính phủ thi hành.

Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng (Prime Minister; Premier ministre). Thủ tướng điều khiển Chính phủ và là chủ tọa của một Nội các (Cabinet) bao gồm nhiều Bộ trưởng (Minister) và những người cố vấn.

Trong những buổi họp của Quốc hội, Chính phủ bắt buộc phải trả lời những câu hỏi của các phe đối lập, nhất là phe Đối lập Chính thức (Official Opposition; L’Opposition Loyale de Sa Majesté), về các chương trình hành động của họ. Những cuộc điều trần trước Quốc hội này có thể đưa đến sự bất tín nhiệm – và lật đổ – Chính phủ. Khi Chính phủ bị lật đổ thì Quốc hội cũng bị giải tán. Dân chúng sẽ bầu một Quốc hội mới để thành lập Chính phủ mới.

Canada hiện có 4 chính đảng lớn nhất: Đảng Bảo Thủ (Conservative Party), Đảng Tự Do (Liberal Party), Đảng Tân Dân Chủ (New Democratic Party) và Khối Québéc (Bloc Québécois).

Quân sự

Lực lượng quân đội quốc phòng của Canada được gọi là Quân đội Canada (Canadian Armed Forces). Canada là thành viên của NATO (Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương). Trong tổ chức này, quân đội Canada được gọi là Lực lượng Canada.

Lực lượng Canada từng phục vụ trong các cuộc chiến lớn như Chiến tranh Nam Phi, Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Vùng Vịnh và Chiến tranh Afghanistan.

Lực lượng Canada còn được Liên Hiệp Quốc giao sứ mệnh bảo vệ hòa bình từ năm 1956, và đã hoàn thành được 42 sứ mệnh khác nhau trên khắp thế giới. Cuối Đệ Nhị Thế Chiến, Canada là nước có lực lượng quân sự mạnh thứ tư trên thế giới.

Văn hoá

Canada là một nước đa văn hóa. Nhất là ở các thành phố lớn như Toronto, Montréal, Vancouver, sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới càng rõ rệt hơn. Thêm vào đó, nghệ thuật đương đại rất phát triển.

Có hàng ngàn công trình kiến trúc, phòng tranh, bảo tàng và học viện nghệ thuật trên khắp đất nước. Canada còn là một trong các nước có nền điện ảnh và âm nhạc lớn nhất thế giới.

Canada là thành viên của cả Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations) lẫn khối Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie), và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Canada hai lần tổ chức Đại hội Triển lãm Quốc tế: tại Montréal (Expos ’67) và tại Vancouver (Expos ’86); ba lần đăng cai Thế Vận Hội: tại Montréal (Thế vận hội Mùa hè 1976), tại Calgary (Thế vận hội Mùa đông 1988) và tại Vancouver (Thế vận hội Mùa đông 2010).

Các tỉnh bang và lãnh thổ tự trị

Canada có 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ tự trị phía Bắc.

Các tỉnh bang của Canada mang tên province để giữ truyền thống của thời họ thực sự là các tỉnh (hay province) của Đế quốc Anh. Trên thực tế, mỗi đơn vị hành chính này là một bang tự trị (tương đối, nhưng không hoàn toàn, giống một tiểu bang – state – của Hoa Kỳ hay một bang – Bundesland – của Đức) với một chính phủ bao gồm các hệ thống hành pháp, tư pháp, luật pháp, thuế, giáo dục, y tế, xã hội… riêng của họ.

Để tránh sự ngộ nhận với các tỉnh của nhiều quốc gia khác, cộng đồng người Việt tại Canada đã gọi đơn vị hành chính này là tỉnh bang. Từ tỉnh bang đã được dùng rất phổ biến trên các báo chí tiếng Việt phát hành tại Canada, tuy nhiên nhiều người vẫn dùng từ tỉnh, nhất là trong lối dùng hàng ngày.

Cơ chế hành chính của mỗi tỉnh bang tương đối giống trường hợp của liên bang. Với lời đề nghị của Thủ tướng Canada, Nữ hoàng cử một người dân trong tỉnh bang làm đại diện cho mình (Lieutenant governor).

Về mặt lập pháp, thay vì có hai viện như liên bang, quốc hội của mỗi tỉnh bang chỉ có một viện với tên khác nhau tuỳ theo từng tỉnh bang. Về mặt hành pháp, đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội sẽ thành lập chính phủ, đảng chiếm nhiều ghế thứ nhì sẽ thành lập đối lập chính thức.

Theo Wikipedia

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/gioi-thieu-dat-nuoc-con-nguoi-canada-1073/feed/ 0
Canada – Đất nước rộng mở nhất trên khắp thế giới https://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-rong-mo-nhat-tren-khap-the-gioi-532/ https://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-rong-mo-nhat-tren-khap-the-gioi-532/#respond Tue, 21 Jun 2011 04:48:00 +0000 http://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-rong-mo-nhat-tren-khap-the-gioi-532 Theo báo cáo nghiên cứu của ngân hàng HSBC gần đây cho thấy Canada là đât nước thân thiện và nhiệt tình nhất trong việc giúp đỡ người nhập cư và tạm cư.

Theo các báo cáo nghiên cứu này thì người nước ngoài đến Canada “sẽ dễ dàng làm quen và được nhiệt tình giúp đỡ tham gia các nhóm cộng đồng khác cũng như việc học ngôn ngữ”. Trên thực tế, theo báo cáo có 95% số người nói rằng họ đã thiết lập các mối quan hệ bạn bè với người bản xứ Canadian, tiếp theo đó là nước Đức với 92% kế tiếp là Australia với 91%.

Báo cáo nghiên cứu được thực hiện với 2,155 người thuộc 48 quốc gia khác nhau và được sắp xếp dựa trên 4 yếu tố chính như : số người tham gia vào các cộng đồng, số người học ngọai ngữ, số người đã mua bất động sản, và khả năng kết bạn với người bản xứ. Canada hiện có một một hệ thống dịch vụ hoàn hảo để giúp cho người nhập cư và tạm cư hoà nhập nhanh. Các tổ chức dịch vụ này có mặt trên toàn quốc, kể cả ở những vùng ít dân. Các tổ chức dịch vụ này giúp đỡ cho người mới nhập cư thuộc các dân tộc khác nhau hiểu được phong tục, văn hóa để có thể dễ dàng hòa nhập và có thể an cư lạc nghiệp.

Nhờ vào hệ thống nhập cư, dân số của Canada đang tiếp tục tăng trưởng dần, hiện tại số dân đã đạt mức 33,441,300 người. Theo Cục thống kê Canada, dân số tăng trong 3 tháng vừa qua còn vượt hơn số dân tăng trong bất kì quí 3 nào kể từ năm 1990, tức tăng 129,900 người kể từ tháng 07, với tổng số người mới nhập cư vào Canada là 71,300 người.

Gần đây, Philipine đã trở thành đất nước có dân số nhập cư và lao động lớn nhất đến Canada, vượt qua cả Trung Quốc. Số người nhập cư là 19,064 người và số lao động tạm thời là 15,524 người vào Canada trong năm 2007. Bên cạnh đó, người Philipine từ Mỹ đến Canada làm việc cũng đứng hàng đầu trong tất cả các dân số khác.

Jack Jedwab, giám đốc điều hành của Hiệp hội nghiên cứu Canada, nói rằng việc tăng dân số đã giải thích được một phần là Canada rất quan tâm đến lực lượng lao động nước ngoài. Trên thực tế lực lượng lao động người Philipine đã lấp được khoảng thiếu hụt lao động trong các ngành chăm sóc (caregiver) và công việc thuộc lãnh vực dịch vụ tại các tỉnh bang lớn như British Columbia, Alberta, và Ontario.

Với số lượng người nhập cư vào Canada thì Trung Quốc và Ấn Độ là 2 đất nước có số dân nhập cư lớn nhất mặc dù số lượng đã giảm trong những năm gần đây. Philipine đứng thứ ba số lượng nhập cư vào Canada và đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua.

Theo các hiệp hội luật sư, thị trường lao động tại Việt Nam đang là đối tượng quan tâm của các ủy ban lao động và nhập cư trong những năm gần đây vì những ưu thế về sự hội nhập xã hội và kiến thức dân cư đã phát triển.

Trong năm 2007, Canada đã tiếp nhận 236,758 người nhập cư và 115,470 người lao động tạm thời. Số lượng lao động tạm thời này hàng năm đã tăng gấp đôi kể từ năm 1998.

(Theo CIC)

IMMICA là hãng luật lớn nhất và uy tín nhất trong lĩnh vực Di Dân Canada. Hơn 25% số lượng hồ sơ nhập cư vào Canada đều qua xử lý của các luật sư của ImmiCa. Các luật sư của IMMICA rất giàu kinh nghiệm thực tế và tinh thông về chuyên môn để tư vấn cho khách hàng lựa chọn diện nhập cư hợp lý nhất, và đảm bảo rằng hồ sơ của khách hàng được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ di trú và Quốc tịch Canada (CIC) yêu cầu.

Hiện nay ImmiCa Việt Nam là đơn vị hàng đầu Việt Nam họat động trong lĩnh vực Tư Vấn Định cư Di trú Canada dành cho chủ doanh nghiệp và nhà Đầu Tư.

Thông tin liên hệ:

ImmiCa Immigration Consultant

16F. Saigon Tower, 29 Le Duan Boulevard, District 1, HCMC, VietNam;

T: +848 3823 0577, F: +848 3823 6288, Hotline: 0917 136 999, E: Vietnam@immica.org

]]>
https://atlantic.edu.vn/canada-dat-nuoc-rong-mo-nhat-tren-khap-the-gioi-532/feed/ 0
Vancouver – Thành phố của thiên nhiên https://atlantic.edu.vn/vancouver-thanh-pho-cua-thien-nhien-429/ https://atlantic.edu.vn/vancouver-thanh-pho-cua-thien-nhien-429/#respond Mon, 29 Nov 2010 07:24:00 +0000 http://atlantic.edu.vn/vancouver-thanh-pho-cua-thien-nhien-429 Vancouver giáp Thái Bình Dương là thành phố lớn nhất ở bờ biển phía Tây của bang British Columbia – Canada và là thành phố lớn thứ ba với hải cảng lớn nhất Canada. Vancouver, được mệnh danh là “Thành phố của thiên nhiên”, hội tụ của nhiều điểm du lịch với các danh lam thắng cảnh đặc sắc, các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí được tổ chức quanh năm.

Từ TP Hồ Chí Minh, trải qua hơn 19 giờ bay (quá cảnh tại sân bay Đài Bắc), Vancouver hiện dưới mắt du khách giữa những rừng thông xanh ngắt bạt ngàn, những dãy núi trùng điệp. Từ phi trường vào trung tâm Vancouver chỉ nửa giờ bằng xe ô tô, đường sá sạch sẽ và đặc biệt là rất yên tĩnh vì xe cộ ở đây không bao giờ tùy tiện bấm còi. Thành phố Vancouver là nơi duy nhất ở Canada không bị đóng băng vào mùa đông.

Vancouver có nhiều thắng cảnh đẹp: địa hình phong phú, trước mặt thành phố là biển với cảng nước sâu tàu bè qua lại nhộn nhịp, bờ biển cát trắng mịn màng, dãy núi Grouse hùng vĩ như che chắn cho những cánh đồng dài và hẹp. Hiện nay, thành phố này vẫn chưa bị nạn kẹt xe và môi trường còn khá tốt nên người ta thường gọi Vancouver là “Thành phố của thiên nhiên”. Những ngọn núi quanh thành phố nhiều hình dáng lạ mắt khác nhau, bãi biển thơ mộng, rừng nguyên sinh, thảm cỏ rộng lớn và các con đường dọc bờ biển thơ mộng cuốn hút du khách không muốn rời đi.

Trong lòng thành phố là công viên đô thị lớn nhất thế giới – công viên Stanley. Đây là cánh rừng nguyên sinh có diện tích 400ha, nằm trên bán đảo với 3 mặt giáp biển. Công viên nuôi nhiều gấu nâu Bắc Mỹ thả rong. Những biển “cấm cho gấu ăn” cũng chẳng thể ngăn được du khách “động lòng” vứt cho những chú gấu nâu những mẩu bánh mì, táo, bánh snack… Những khu giải trí có nhiều trò chơi khác nhau, có cả một sân golf được bao quanh bởi vườn hoa Ted and Mary Greig Rhododendron. Giữa công viên là một vườn hoa hồng và xung quanh là những cây lâu năm. Đến thăm nơi này du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp muôn màu muôn sắc, nhất là vào khoảng tháng 4 đến tháng 9. Du khách có thể nhìn quang cảnh từ các đài vọng, ngồi xe do ngựa kéo để ngoạn cảnh, hay chọn một nơi thật vắng để thưởng thức sự yên tĩnh của thiên nhiên… Gần công viên Stanley là bảo tàng hải dương học, nơi đây bảo vệ nhiều loại động thực vật biển quý hiếm, du khách có thể nhìn ngắm được cá mập trắng vờn qua lớp kính dày, trong suốt.

Cách công viên không xa là cầu treo Capilanno dành cho người đi bộ dài 137m, được làm vào năm 1899, bắc qua vực sâu 91m. Đi trên cầu treo được thiết kế chắc chắn và an toàn trước vực sâu đu đưa theo gió, chỉ có những người có thần kinh “thép” mới có thể hoàn tất được lộ trình. Nhiều người đi được khoảng 30m là vội vàng “bò” ngược lại điểm xuất phát vì quá sợ hãi.

Đến Vancouver, du khách hãy ghé thăm khu phố người Hoa. Nơi này tập trung người Hoa lớn thứ hai Bắc Mỹ (chỉ xếp sau San Francisco). Bước qua cổng sơn son thiếp vàng có tên “Cổng Trung Hoa”, du khách như thấy một “Trung Quốc thu nhỏ”. Các biển chỉ tên đường phố ở đây ghi bằng 2 ngôn ngữ Anh – Hoa. Kiến trúc đặc sắc nhất ở khu phố người Hoa là công viên Trung Sơn, xây dựng theo kiểu đình viên Nam Giang duy nhất ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Nhân tiện, du khách nên đến thăm Gastown – khu phố được thành lập từ năm 1867, lấy tên từ một bác chủ tiệm cắt tóc “Gassy Jack”, người lập nghiệp đầu tiên tại đây. Đây là một khu phố pha trộn kiểu kiến trúc cũ và mới: các quán cà phê thơ mộng dọc hai bên đường, nhiều nhà hàng trang trí theo kiểu Ý, Ấn Độ, Hy Lạp, Tây Ban Nha, mở cửa rất khuya. Đặc biệt, Gastown có chiếc đồng hồ cổ xưa chạy bằng hơi nước, bền bỉ, tí tách gõ nhịp tại góc đường Cambie và Water.

Người ta thường nói “không đi Victoria, coi như chưa đến Vancouver”. Victoria là thủ phủ của bang British Columbia. Từ Công viên Trung Sơn đến bến Tsawwassen xuống phà, rồi vượt eo biển Georgia mất 40 phút. Vancouver nhộn nhịp thì Victoria cho du khách cảm giác trở về với quá khứ, với không gian tĩnh lặng ngồi nhấp nháp từng ngụm trà thơm và thưởng ngoạn vẻ đẹp của những đóa hồng trong những buổi chiều ung dung, nhàn nhã. Victoria được lập ra vào năm 1843 đặt theo tên của nữ hoàng Anh. Thời tiết ở đây ôn hòa và ấm áp, đường phố êm ả, bến cảng Inner bên bờ biển Thái Bình Dương đẹp như tranh vẽ, cùng những khu vườn hoa đa sắc màu. Thành phố này hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đã tồn tại từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Khách sạn Fairmont Empress là một trong những tòa nhà nổi tiếng trong lịch sử. Đối diện với khách sạn là nhà hát National Geographic IMAX tọa lạc trong bảo tàng Hoàng gia. Vườn Abkhazi trông như một chiếc hộp ngọc quý giá trong không gian xanh của cây cỏ. Vườn Abkhazi nổi tiếng vì sự hoàn hảo về phong cảnh đẹp lẫn vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Tùy theo mùa, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh thảo, hoa lan chuông hay loại hoa có hình trái tim đặc biệt ở vùng này…

Điểm dừng chân cuối cùng ở thành phố Victoria là công viên Butchart thành lập vào năm 1904, rộng 55ha. Công viên này là một tổng thể gồm phong cách khu vườn nhỏ phối hợp Đông Tây, như vườn Nhật Bản, vườn Pháp, vườn Trung Quốc, vườn Roma…

Nguồn: diaoconline

]]>
https://atlantic.edu.vn/vancouver-thanh-pho-cua-thien-nhien-429/feed/ 0
Canada – Hòn ngọc ở Bắc Mỹ https://atlantic.edu.vn/canada-hon-ngoc-o-bac-my-347/ https://atlantic.edu.vn/canada-hon-ngoc-o-bac-my-347/#respond Tue, 29 Jun 2010 21:36:00 +0000 http://atlantic.edu.vn/canada-hon-ngoc-o-bac-my-347 Canada là một đất nước rộng lớn thứ hai trên thế giới với rất nhiều cảnh quan địa lý đa dạng và độc đáo. Về kinh tế Canada cũng là một trong các nước công nghiệp hàng đầu thế giới.


Người Canada

Khi đến Canada, người nước ngoài đều có chung một nhận xét rằng người dân Canada là những người trung thực, lịch sự, thân thiện cởi mở, có sức khỏe, có giáo dục và đặc biệt là có thái độ trách nhiệm cao trong việc bảo vệ môi trường. Không khí thanh bình êm ả trong nhịp sống xã hội, trong thiên nhiên rộng mở và trong quan hệ con người là một sắc thái rất rõ rệt trong đời sống Canada. Đó là những kết quả tất yếu của một miền đất bao la giàu có và một xã hội cố gắng tạo các điều kiện cho con người được phát triển và được bảo vệ.

Lá phong có hình một vì sao hay đôi cánh bướm, đổi màu theo mùa và rụng lá vào cuối thu. Các rừng phong và là hình ảnh tiêu biểu cho thiên nhiên Canada bao la tươi đẹp, thanh bình.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Liên bang Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Gần 60% dân Canada có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 22% là tiếng Pháp. Đại đa số người nói tiếng Pháp sống tại tỉnh bang Québec, sau đó là các tỉnh bang Ontario, New Brunswick và Manitoba. Một số ngôn ngữ của các thổ dân cũng được xem là ngôn ngữ chính thức tại các lãnh thổ tự trị, đặc biệt là tiếng Inuktitut. Rất nhiều thứ tiếng của các thổ dân đã bị mai một hay đang đi đến tình trạng đó. Những tiếng khác được nhiều người nói là: tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Ban Nha.

Québec là tỉnh bang độc nhất ban hành một đạo luật bảo vệ tiếng Pháp, mục đích để bảo vệ sắc thái văn hóa đặc biệt nhất Bắc Mỹ của họ. Tuy nhiên quyền lợi về ngôn ngữ và giáo dục của các cộng đồng nói tiếng Anh và các tiếng thổ dân cũng được bảo vệ. Ngoài ra, dân chúng có quyền dùng hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong khi giao tiếp với chính phủ.

]]>
https://atlantic.edu.vn/canada-hon-ngoc-o-bac-my-347/feed/ 0