Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Cách chọn trường du học https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Gặp gỡ diễn giả ManpowerGroup tại Triển lãm giáo dục quốc tế 2018 https://atlantic.edu.vn/gap-go-dien-gia-manpowergroup-tai-trien-lam-giao-duc-quoc-te-2018-12305/ https://atlantic.edu.vn/gap-go-dien-gia-manpowergroup-tai-trien-lam-giao-duc-quoc-te-2018-12305/#respond Mon, 10 Sep 2018 08:24:33 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=12305 Triển lãm giáo dục quốc tế 2018 – “Making your dreams come true” được tổ chức bởi Tập đoàn Giáo dục Atlantic hân hạnh có sự tham dự của 2 diễn giả đến từ ManpowerGroup Việt Nam – Công ty con của ManpowerGroup – Tập đoàn cung cấp nhân sự hàng đầu thế giới. Chủ để chia sẻ chính của 2 diễn giả xuyên suốt tại buổi Triển lãm: “Tương lai việc làm và những kỹ năng cần thiết để dẫn đầu trong kỷ nguyên 4.0” với các khía cạnh cụ thể được đề cập: Triển vọng việc làm thế giới theo báo cáo mới nhất của ManpowerGroup; ngành nghề đang thiếu hụt và khó tuyển lao động; lý do? Các kỹ năng nhà tuyển dụng cần ở giới trẻ, và tầm nhìn chung về tương lai việc làm – làm thế nào để các bạn trẻ không bị ‘thua’ trong kỷ nguyên hội nhập và thời đại 4.0.

GẶP GỠ DIỄN GIẢ MANPOWERGROUP TẠI TRIỂN LÃM GIÁO DỤC QUỐC TẾ 2018:

TẠI HÀ NỘI : NGÀY 29/9/2018

Diễn giả: Ms. Nguyễn Thanh Huyền

  • Chuyên viên tư vấn Dịch vụ Tuyển Dụng và Tư vấn nhân sự ManpowerGroup Việt Nam – Gia nhập năm 2017
  • Chủ đề:  “Tương lai việc làm và những kỹ năng cần thiết để dẫn đầu trong kỷ nguyên 4.0”

Diễn giả Nguyễn Thanh Huyền 1

  • Giới thiệu về diễn giả:
    – Huyền Nguyễn ‘bén duyên’ với nghề nhân sự khi còn là sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế, Học viên Ngoại giao và quyết định theo đuổi công việc nhân sự ngay khi tốt nghiệp. Chị lựa chọn con đường trở thành Chuyên viên tư vấn tuyển dụng để có thêm nhiều cơ hội học hỏi ở nhiều ngành khác nhau và tiếp xúc với nhiều ứng viên xuất sắc thuộc đủ mọi lứa tuổi trong nhiều lĩnh vực và trình độ khác nhau.
    – Huyền Nguyễn khởi đầu sự nghiệp khi trở thành chuyên viên tuyển dụng cho một tập đoàn của Nhật. Đây cũng là nơi giúp Huyền không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tận dụng các kiến thức về giao tiếp, đàm phán, thuyết phục và khả năng ngoại ngữ xuất sắc gặt hái ở giảng đường đại học để góp phần tạo nên những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp tại ManpowerGroup Việt Nam sau này.
    – Vào đầu năm 2017, Huyền Nguyễn gia nhập ManpowerGroup Việt Nam và đảm nhiệm vai trò Chuyên viên tư vấn tuyển dụng mảng dịch vụ, bán lẻ và thương mại. Sứ mệnh của Huyền và các đồng nghiệp của mình là sử dụng những kinh nghiệm, kiến thức và mạng lưới của mình để tìm kiếm ứng viên tài năng phù hợp nhất để kết nối với khách hàng, mang đến giá trị và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho cả khách hàng và các ứng viên.
    – Tiếp tục theo đuổi con đường trở thành lãnh đạo nhân sự cao cấp, Huyền Nguyễn hiện đang tham gia chương trình thạc sĩ MBA của trường Đại học Benedictine của Mỹ liên kết với Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội với chuyên ngành chính là Quản trị Nhân sự.
    – Huyền Nguyễn mong muốn trong tương lai sẽ trở thành một nhà Quản trị nhân sự xuất sắc và là một đại sứ thân thiện, truyền cảm hứng tới các bạn học sinh sinh viên trong những chủ đề liên quan tới định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân.

TẠI HỒ CHÍ MINH: NGÀY 30/9/2018

Diễn giả: Ms. Võ Thị Bích Thủy

  • Trưởng phòng Dịch vụ Tuyển Dụng và Tư vấn nhân sự ManpowerGroup Việt Nam – Gia nhập năm 2014
  • Chủ đề: Xu hướng chọn ngành nghề ở các quốc gia & Định cư du học”

diễn giả Võ Thị Bích Thủy

  • Giới thiệu về diễn giả:
    – Bà Võ Thị Bích Thủy có 10 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn nhân sự và giáo dục.
    – Với vai trò là trưởng nhóm phụ trách dịch vụ Tư vấn và Tuyển dụng của ManpowerGroup Việt Nam, bà Thủy lãnh đạo đội nhóm vững mạnh của mình cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, tìm kiếm nhà cung cấp và hậu cần. Đội ngũ Tư vấn và Tuyển dụng của bà có nhiều đóng góp quan trọng đối với tổ chức nhân sự của khách hàng thông qua việc tư vấn và cung cấp ứng viên chất lượng đảm trách nhiều vị trí quan trọng. Điều đó đã tạo nên sự trân trọng và tin tưởng từ khách hàng đối với dịch vụ tuyển dụng và tư vấn của ManpowerGroup.
    – Bà Thủy đã tuyển dụng thành công cho nhiều dự án khác nhau từ tìm kiếm cấp cao cho đến tuyển dụng số lượng nhiều. Đặc biệt, bà đã tuyển dụng thành công nhiều nhân tài cho các dự án RPO của ManpowerGroup Việt Nam và hỗ trợ tư vấn nhân sự cho nhiều khách hàng.
    – Bà Thủy là người có niềm đam mê sâu sắc với công việc, nhiệt huyết và sáng tạo.
    – Bà Thủy sở hữu bằng Cử Nhân chuyên ngành Quản lý Nhà Hàng & Khách Sạn.

Với kinh nghiệm du học và những trải nghiệm trong nghề. Chúng ta tin rằng, 2 vị khách mời không chỉ là diễn giả đầy kinh nghiệm, mà sẽ còn là những người bạn đồng hành đầy tin tưởng của chúng ta trên chặng đường du học sắp tới.

Bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội được lắng nghe chia sẻ từ diễn giả xuất sắc của ManpowerGroup Việt Nam nếu không đăng ký ngay một chỗ trong buổi Triển lãm giáo dục quốc tế 2018

TRIỂN LÃM GIÁO DỤC QUỐC TẾ 2018 – “Making your dreams come true”

THÔNG TIN SỰ KIỆN VÀ LIÊN HỆ:

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TRIỂN LÃM GIÁO DỤC QUỐC TẾ 2018

Hà Nội:

  • Thời gian: 13h30 – 19h00, Thứ 7, 29/9/2018
  • Địa điểm: Atlantic Five-star English – Tầng 4, 125 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: 0936 126 116/ 0936 441 488

Hồ Chí Minh:

  • Thời gian: 13h30 – 18h00, Chủ Nhật 30/09/2018
  • Địa điểm: EdenStar Saigon Hotel – 38 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0903 744 346/ 0936 222 117

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/gap-go-dien-gia-manpowergroup-tai-trien-lam-giao-duc-quoc-te-2018-12305/feed/ 0
Những điều cần lưu ý khi chọn điểm đến du học https://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-chon-diem-den-du-hoc-2-12082/ https://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-chon-diem-den-du-hoc-2-12082/#respond Thu, 19 Jul 2018 02:27:00 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=12082 Có rất nhiều lý do để các bạn sinh viên đưa ra chọn lựa cho việc du học; cũng như điểm đến du học phù hợp với bản thân và chuyên ngành của mình. Bạn nên cân nhắc tất cả các lựa chọn, cũng như yêu cầu riêng của bản thân. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể tham khảo trước khi cân nhắc chọn đất nước nào để đi du học.

1a

Chọn nước nào để du học ?

Chất lượng đào tạo và trải nghiệm học tập

Cuộc sống du học của nhiều bạn trở thành ác mộng khi chạy theo công việc làm thêm. Không còn thời gian để học cho nghiêm túc; hay hưởng thụ cuộc sống văn hóa một cách trọn vẹn…

Hãy tìm hiểu thứ hạng và độ uy tín của trường qua bảng xếp hạng giáo dục, hoặc qua tổ chức kiểm định giáo dục của đất nước đó.

Trong trường hợp có bạn bè đang du học ở đó, bạn có thể hỏi chi tiết hơn về chất lượng đào tạo. Đừng vì một vài lý do bên ngoài tác động như: theo xu hướng; lựa chọn may rủi… mà vội vàng quyết định điểm đến du học. Những điều này sẽ dẫn đến hệ quả là một số bạn sinh viên cảm thấy thất vọng về những lựa chọn du học của mình sau khi đã tham gia học tập.

1b

Tình hình chính trị ổn định

Vấn đề an toàn đối với du học sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Bất kể du học sinh nào cũng mong muốn được học trên một đất nước hoàn toàn ổn định về an ninh và tình hình chính trị.

Một xã hội an ninh, trật tự, tỷ lệ tội phạm đối với người nước ngoài thấp… luôn là điểm đến lý tưởng cho các du học sinh. Học tập trong một môi trường như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và yên tâm theo học.

Chi phí sinh hoạt và học tập

Tài chính luôn là vấn đề rất đáng quan tâm cho nhiều bạn du học sinh. Điều kiện kinh tế của mỗi bạn sẽ khác nhau và không phải ai cũng có điều kiện để học tập ở ngôi trường với mức học phí cao chót vót.Thế nên lựa chọn một trường đại học có học phí hợp lý cũng là một tiêu chí du học sinh nên quan tâm. Các bạn có thể tham khảo mức học phí của nhiều trường khác nhau; có đào tạo ngành mà bạn muốn theo học để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

1c

Chính sách hỗ trợ sinh viên của chính phủ

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội ở lại làm việc tại đất nước theo học. Và được chính phủ tạo điều kiện gia hạn visa. Đây cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn điểm đến của du học sinh hiện nay.

Bỏ ra chi phí du học khá cao nên ít nhất sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn du học sinh mong muốn có thể tìm được công việc phù hợp; với mức lương thích hợp để tích lũy kinh nghiệm. Và quan trọng hơn vẫn là mục tiêu: định cư.

Ngoài ra, điểm đến đó sẽ được “điểm cộng” nếu có thêm các dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Giảm tiền ăn ở các nhà ăn sinh viên; miễn hoặc giảm vé vào cửa ở các khu du lịch, danh lam thắng cảnh; được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tốt nhất với mức bảo hiểm tối thiểu,…

Cơ hội làm thêm và tỷ lệ thất nghiệp sau tốt nghiệp

Những bạn có ý định vừa học vừa làm, cần quan tâm đến cơ hội và điều kiện làm việc trong quá trình học. Vì một số nước người học không được làm việc, một số lại cho làm việc trong một khoảng thời gian nhất định mỗi tuần, hoặc một số nước hoàn toàn mở cho du học sinh làm thêm. Hiện tại kinh tế thế giới đang khủng hoảng, người bản địa cũng thất nghiệp nhiều, nên các bạn càng nên kỹ tiêu chí này.

Những ai có ý định ở lại sau khi du học, thì cần quan tâm đến cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp. Không phải nước nào cũng dễ và mở cửa cho người học ở lại sau khi tốt nghiệp.

1d


Để được tư vấn miễn phí về lộ trình du học, cách chọn trường du học, cách chọn nước du học, các bạn vui lòng liên hệ: 

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Địa chỉ: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: duhoc@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0936 126 116/ 0933 35 35 38/19000033

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH:

  • Địa chỉ: Lầu 5, 473 Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM 
  • Điện thoại: ‎0936 222 117
  • Email: atlantic-hcm@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: Tầng 3, phòng VstartUp – Tòa nhà F Home – Số 16 Lý Thường Kiệt – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0902 133 118
  • Email:  info@atlantic.edu.vn

VĂN PHÒNG ATLANTIC – CHI NHÁNH TP. HẢI PHÒNG

  • Địa chỉ: 197 Văn Cao, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
  • Điện thoại: 0906 292 953 
  • Email: thanhthuyhp@atlantic.edu.vn

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-chon-diem-den-du-hoc-2-12082/feed/ 0
Lưu ý khi du học Mỹ https://atlantic.edu.vn/luu-y-khi-du-hoc-my-7631/ https://atlantic.edu.vn/luu-y-khi-du-hoc-my-7631/#comments Sat, 04 Jan 2014 01:31:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/luu-y-khi-du-hoc-my-7631 Khi bạn đã quyết định lựa chọn Mỹ là điểm đến du học thì bạn cần cân nhắc thêm một số lưu ý dưới đây để có quãng thời gian du học đạt hiệu quả tối đa bạn nhé.

Mách nước 8 yếu tố hàng đầu để chọn trường khi đi du học Mỹ

Loại bằng cấp

Trước hết, các bạn cần tìm hiểu xem trường mình chọn có cấp bằng chính quy và được các tổ chức giáo dục công nhận hay không. Mỹ không có quy định các tổ chức giáo dục phải được công nhận là chính quy hoặc ngay cả khi các tổ chức được công nhận là chính quy, họ cũng không phải tuân theo một hình thức cụ thể nào về việc cấp bằng. Vì thế ở nước Mỹ có nhiều hình thức “chính quy” và các tổ chức cấp bằng khác nhau.

Chuyên ngành –  Chuyên môn

Yếu tố thứ hai bạn nên cân nhắc là chuyên ngành hay lĩnh vực nghiên cứu mà bạn muốn chuyên sâu. Chuyên môn của từng trường có thể khác nhau tùy thuộc vào việc trường đó thuộc khối giáo dục chuyên ngành, khối nghiên cứu, hay khối đại cương.

Tỷ lệ nhận

Tỷ lệ người nộp đơn được nhận – hay còn gọi là “độ chọn lọc” – cũng là một yếu tố cần xem xét khi chọn trường. Những trường có “độ chọn lọc” cao là những trường có số người nộp đơn rất cao nhưng số được nhận ít. Trong khi nhiều trường khác gần như nhận bất cứ sinh viên nào đáp ứng yêu cầu nhập học của họ.

Kinh phí

Về kinh phí, cân nhắc số một là học phí và các lệ phí khác. Khi quyết định đi du học, sinh viên phải nhìn nhận một cách thực tế về tình hình tài chính của gia đình dành cho việc chi trả học phí, sinh hoạt, sách vở và đồ dùng học tập cho suốt thời gian học. Cân nhắc thứ hai là nhà ở. Không phải trường nào ở Mỹ cũng có ký túc xá.

Khí hậu – Vị trí địa lý

Tiếp theo là cân nhắc về khí hậu và vị trí địa lý. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn với nhiều vùng khí hậu khác nhau (chẳng hạn như khí hậu bốn mùa ở vùng Đông Bắc hay khí hậu sa mạc tại Arizona) và môi trường sống khác nhau (giữa khu vực thành thị và nông thôn).

Văn hóa xã hội

Khi đi học đại học, các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên bao gồm các hoạt động xã hội, số sinh viên quốc tế, các tổ chức đoàn thể của trường và các hoạt động ngoại khóa. Đời sống xã hội phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động ngoại khóa (thể thao, xã hội, văn hóa…) cũng như số lượng sinh viên sống trong ký túc xá của trường.

Các trường học ngoại trú (sinh viên sống ở nhà hoặc thuê nhà bên ngoài) thường có ít các hoạt động vào cuối tuần và vì thế có ít cơ hội để sinh viên hòa nhập. Số lượng sinh viên quốc tế ở các trường có thể từ 700 đến 7.000 sinh viên. Những trường có số lượng sinh viên quốc tế lớn thường có văn phòng hành chính dành riêng cho sinh viên quốc tế, cung cấp các dịch vụ, các hoạt động mở rộng quan hệ và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến đời sống sinh viên quốc tế.

Xếp hạng trường

Yếu tố cuối cùng không kém phần quan trọng phải cân nhắc là bảng xếp hạng của các trường… Các bạn lưu ý là ở Mỹ không có một hệ thống xếp hạng chính thức nào, và các bảng xếp hạng phổ biến hiện nay (chẳng hạn như U.S. News và World Report) cũng chỉ mang tính chủ quan và không nhất thiết dựa trên tiêu chuẩn chất lượng chương trình hay danh tiếng của các trường.

]]>
https://atlantic.edu.vn/luu-y-khi-du-hoc-my-7631/feed/ 1
Thăm quan thư viện một số trường trên thế giới https://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-6744/ https://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-6744/#respond Wed, 27 Mar 2013 00:59:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-6744 Nói đến thư viện chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến những giá sách cao ngút, khung cảnh yên tĩnh cùng những hàng ghế dài đầy tĩnh lặng. Hãy cùng chúng tôi khám phá một số thư viện độc đáo của các trường đại học trên thế giới để thay đổi suy nghĩ nhé.

1. Thư viện Fleet, Trường Thiết kế Rhode Island

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Khác với không gian yên tĩnh của một thư viện truyền thống, thư viện này được là một trung tâm sinh hoạt cộng đồng với quán cà phê, khu vực thảo luận và không gian tổ chức sự kiện. Thư viện được cải tạo từ một trụ sở làm việc của ngân hàng cũ, phòng đọc sách được thiết kế đẹp mắt bởi những chiếc ghế hình chuông đặt dưới một chiếc đồng hồ lớn treo dưới trần kính vòm.

2. Thư viện Bapst, Trường cao đẳng Boston

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện được xây dựng vào năm 1928 với hơn 51,000 bộ tài liệu của 150 chuyên ngành. Cửa kính vòm với nhiều màu sắc độc đáo đặc trưng cho mỗi ngành học khác nhau chính là điểm độc đáo, khác biệt so với các thư viện khác.

3. Thư viện Clark, trường ĐH California, Los Angeles

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thiết kế kiến trúc đặc biệt dành riêng cho các buổi hòa nhạc thính phòng với tường ốp gỗ và các bức tranh nổi tiếng, thư viện sở hữu bộ sưu tập sách và các tác phẩm của nhà văn Shakepeare lớn nhất thế giới.

4. Thư viện Joe và Rika Mansueto, Trường đại học Chicago

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện nổi bật với thiết kế mái kính vòm hình elip độc đáo để nhận tối đa nguồn năng lượng mặt trời. Phòng đọc sách hiện đại với diện tích gần 2500 m2 và toàn bộ bàn ghế đều làm từ gỗ sồi trắng.

5. Thư viện Suzzallo, Trường đại học Washington

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Kiến trúc mang phong cách nhà thờ với mái trần hình vòm cao, màu sắc của các tấm kính được tôn lên bởi các thiết bị chiếu sáng hợp lý. Các tủ chứa sách đều làm từ gỗ sồi và được chạm khắc tinh xảo.

6. Thư viện Linderman, Trường đại học Lehigh

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện này đã được nâng cấp với các mái vòm kính màu theo phong cách kiến trúc cổ và phòng đọc lớn gồm 14 màu sắc khác nhau.

7. Thư viện Armstrong Browning Library, Trường đại học Baylor

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Ban đầu thư viện này là kho dữ liệu cá nhân của tiến sĩ AJ Armstrong. Thư viện mang phong cách Phục Hưng, mái vòm được dát vàng với 62 ô cửa kính màu minh họa các tác phẩm tranh nổi tiếng trên thế giới.

8. Thư viện Trường đại học Luật Michigan

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Là thư viện pháp luật lớn nhất trên thế giới được xây dựng từ năm 1931 với 475,000 đầu sách và nhiều phòng chứa sách hiếm. Nhiều trích dẫn của các luật gia nổi tiếng khắc ngay trên thềm đá của lối đi vào.

9. Thư viện Andrew Dickson White Library, Trường đại học Cornell

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Được thiết kế đặc biệt, tạo không gian mở tuyệt đối bằng 3 tầng khung sắt, thư viện sở hữu  với bộ sưu tập sách khổng lồ với hơn 30,000 cuốn sách từ kiến trúc, phong thủy cho đến văn học, lịch sử. Ngoài ra thư viện còn trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, đồ nội thất từ sự nghiệp ngoại giao tại Đức và Nga của Andrew Dickson White, người đồng sáng lập ra và là chủ tịch đầu tiên của trường đại học này.

10. Thư viện George Peabody, Trường đại học Johns Hopkins

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện này được ví như là một nhà thờ sách, nổi bật với cửa làm bằng sàn đá cẩm thạch đen trắng. Nó được thành lập năm và đặt theo tên của người sáng lập, George Peabody  vào năm 1857.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-6744/feed/ 0
Thăm quan thư viện một số trường trên thế giới https://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-2-6756/ https://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-2-6756/#respond Wed, 27 Mar 2013 00:59:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-2-6756 Nói đến thư viện chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến những giá sách cao ngút, khung cảnh yên tĩnh cùng những hàng ghế dài đầy tĩnh lặng. Hãy cùng chúng tôi khám phá một số thư viện độc đáo của các trường đại học trên thế giới để thay đổi suy nghĩ nhé.

1. Thư viện Fleet, Trường Thiết kế Rhode Island

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Khác với không gian yên tĩnh của một thư viện truyền thống, thư viện này được là một trung tâm sinh hoạt cộng đồng với quán cà phê, khu vực thảo luận và không gian tổ chức sự kiện. Thư viện được cải tạo từ một trụ sở làm việc của ngân hàng cũ, phòng đọc sách được thiết kế đẹp mắt bởi những chiếc ghế hình chuông đặt dưới một chiếc đồng hồ lớn treo dưới trần kính vòm.

2. Thư viện Bapst, Trường cao đẳng Boston

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện được xây dựng vào năm 1928 với hơn 51,000 bộ tài liệu của 150 chuyên ngành. Cửa kính vòm với nhiều màu sắc độc đáo đặc trưng cho mỗi ngành học khác nhau chính là điểm độc đáo, khác biệt so với các thư viện khác.

3. Thư viện Clark, trường ĐH California, Los Angeles

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thiết kế kiến trúc đặc biệt dành riêng cho các buổi hòa nhạc thính phòng với tường ốp gỗ và các bức tranh nổi tiếng, thư viện sở hữu bộ sưu tập sách và các tác phẩm của nhà văn Shakepeare lớn nhất thế giới.

4. Thư viện Joe và Rika Mansueto, Trường đại học Chicago

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện nổi bật với thiết kế mái kính vòm hình elip độc đáo để nhận tối đa nguồn năng lượng mặt trời. Phòng đọc sách hiện đại với diện tích gần 2500 m2 và toàn bộ bàn ghế đều làm từ gỗ sồi trắng.

5. Thư viện Suzzallo, Trường đại học Washington

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Kiến trúc mang phong cách nhà thờ với mái trần hình vòm cao, màu sắc của các tấm kính được tôn lên bởi các thiết bị chiếu sáng hợp lý. Các tủ chứa sách đều làm từ gỗ sồi và được chạm khắc tinh xảo.

6. Thư viện Linderman, Trường đại học Lehigh

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện này đã được nâng cấp với các mái vòm kính màu theo phong cách kiến trúc cổ và phòng đọc lớn gồm 14 màu sắc khác nhau.

7. Thư viện Armstrong Browning Library, Trường đại học Baylor

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Ban đầu thư viện này là kho dữ liệu cá nhân của tiến sĩ AJ Armstrong. Thư viện mang phong cách Phục Hưng, mái vòm được dát vàng với 62 ô cửa kính màu minh họa các tác phẩm tranh nổi tiếng trên thế giới.

8. Thư viện Trường đại học Luật Michigan

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Là thư viện pháp luật lớn nhất trên thế giới được xây dựng từ năm 1931 với 475,000 đầu sách và nhiều phòng chứa sách hiếm. Nhiều trích dẫn của các luật gia nổi tiếng khắc ngay trên thềm đá của lối đi vào.

9. Thư viện Andrew Dickson White Library, Trường đại học Cornell

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Được thiết kế đặc biệt, tạo không gian mở tuyệt đối bằng 3 tầng khung sắt, thư viện sở hữu  với bộ sưu tập sách khổng lồ với hơn 30,000 cuốn sách từ kiến trúc, phong thủy cho đến văn học, lịch sử. Ngoài ra thư viện còn trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, đồ nội thất từ sự nghiệp ngoại giao tại Đức và Nga của Andrew Dickson White, người đồng sáng lập ra và là chủ tịch đầu tiên của trường đại học này.

10. Thư viện George Peabody, Trường đại học Johns Hopkins

29 tết Mê hoặc bởi những thư viện thiên đường ở Mỹ

Thư viện này được ví như là một nhà thờ sách, nổi bật với cửa làm bằng sàn đá cẩm thạch đen trắng. Nó được thành lập năm và đặt theo tên của người sáng lập, George Peabody  vào năm 1857.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tham-quan-thu-vien-mot-so-truong-tren-the-gioi-2-6756/feed/ 0
Để con có chuyến đi du học tốt nhất https://atlantic.edu.vn/de-con-co-chuyen-di-du-hoc-tot-nhat-6589/ https://atlantic.edu.vn/de-con-co-chuyen-di-du-hoc-tot-nhat-6589/#respond Wed, 06 Mar 2013 06:29:48 +0000 http://atlantic.edu.vn/de-con-co-chuyen-di-du-hoc-tot-nhat-6589 Các bậc cha mẹ – doanh nhân thành đạt có điều kiện hơn để lo cho con và khi giáo dục trong nước còn lắm bất cập thì cho con du học là lựa chọn của nhiều người. Dù các trung tâm tư vấn du học mở ra ngày càng nhiều, thông tin về du học trên internet và các tờ báo không thiếu, nhiều phụ huynh vẫn cảm thấy lo lắng trước khi cho con du học.

Tọa đàm tháng 9 của DNSGCT hy vọng sẽ phần nào giúp trả lời những câu hỏi đó, với năm vị khách mời: bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, ông Trương Quang Được, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM, ông Vũ Thế Dũng, Giám đốc Văn phòng Đào tạo quốc tế – ĐH Bách khoa TP.HCM đại diện cho những người làm công tác giáo dục – du học; ông Nguyễn Tri Bổng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Việt Thiên Lâm, đại diện cho phụ huynh và chị Trần Phương Ngọc Thảo, Chủ tịch Hội Du học sinh TP.HCM, đại diện cho lớp người trẻ đã du học thành tài.

Chuẩn bị tâm lý cho cả cha mẹ và con cái. Nhờ ai tư vấn – tư vấn cho ai? Ở trường, homestay hay thuê ngoài?

Với hơn ba mươi năm công tác trong ngành giáo dục – du học và cũng từng trải nghiệm du học, ông Trương Quang Được mong phụ huynh và con em mình phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi du học, nhất là du học từ bậc phổ thông. Ông Được nói: “Thay vì được hưởng một tuổi thơ đầm ấm bên người thân, với môi trường quen thuộc, các em phải sống xa nhà, phải học bằng tiếng nước ngoài. Bố mẹ thì tự hào nhưng có thể các em cảm thấy rất khổ sở. Mong muốn con mình có được một nơi học tập tốt, nhưng đôi khi cha mẹ quên mất là liệu con mình có thể sống tự lập được không. Nhiều gia đình rất giàu có, cho con du học Mỹ, Thụy Sĩ nhưng bao năm trời chẳng học hành được gì, vì không chịu học, suốt ngày ăn nhậu, chơi bời. Đừng cho con đi theo trào lưu, khi con mình không muốn và không chuẩn bị tâm thế để du học”.

Ông Nguyễn Tri Bổng có hai con trai du học tại Canada, nhờ theo sát quá trình học tập của các con, ông rút ra được bài học cho mình và – như ông tâm sự – hướng dẫn cho bạn bè đi sau. Đầu tiên, đó là không nên chỉ nghe thông tin tư vấn từ những đơn vị làm dịch vụ này ở Việt Nam. Do có hợp đồng với đối tác nước ngoài nên họ chỉ cung cấp những thông tin tích cực của trường, chứ không cảnh báo những điều có thể gây bất lợi cho học viên.

Tiếp đến, là có rất nhiều trường danh tiếng ở Canada tiếp nhận học sinh quốc tế và nếu học tại nước này ở bậc trung học được ba năm thì sẽ được miễn kiểm tra Anh văn ở bậc đại học, một lợi thế cho những ai muốn được nhận vào các trường đại học hàng đầu và những ngành yêu cầu cao như ngành y… Theo ông Bổng, các đơn vị tư vấn thường giới thiệu những trường có điều kiện nhận du học sinh dễ dàng, như các trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ, nơi người học không cần trình độ Anh văn cao.

Từ chuyện đứa con đầu học xong lớp 12 mới sang Canada, mất năm đầu tiên học Anh văn mà vẫn chưa đủ chuẩn vào đại học (chỉ đủ học cao đẳng), ông Bổng nhận ra rằng chuẩn bị tốt ngoại ngữ cho con là rất quan trọng. Không muốn con học cao đẳng, ông Bổng cho con học thêm một năm ngoại ngữ. Với đứa thứ hai, ông cho học Anh văn từ lớp 6, hết lớp 9 cho qua Canada theo hướng dẫn và chọn trường của đứa thứ nhất, tốt nghiệp trung học con ông nằm trong top 10 của trường, được nhận vào trường đại học mình yêu thích.

Nếu như ông Bổng có kinh nghiệm nhờ con, thì bà Bùi Trân Phượng không chỉ có các con đều du học mà bản thân là nhà giáo dục và từng du học cách nay nửa thế kỷ. Có lẽ vì vậy mà bà thường được người quen nhờ tư vấn. Bà Phượng dí dỏm, vì là tư vấn miễn phí nên những người như ông Bổng và bà không bị tác động bởi quyền lợi “như các đơn vị xưng danh tư vấn nhưng không làm nhiệm vụ tư vấn”.

Dĩ nhiên, cha mẹ rất cần hiểu rõ mọi điều trước khi cho con mình du học, nhưng theo bà Phượng, ý kiến của “chủ thể – người học” phải mang tính quyết định. Chính vì vậy, bà có một nguyên tắc là từ chối tư vấn cho cha mẹ nếu không được gặp trực tiếp người học. Nhiều phụ huynh luôn nghĩ mình biết tất cả tâm tư, nguyện vọng của con nên không cho điều đó là quan trọng. Khi ấy, bà Phượng đành phải “xin lỗi, nhưng anh/chị không phải là người học, cũng không thụ hưởng thành quả của sự học ấy để đi làm và sống với cái nghề đó, nên không thể nhận thay phần tư vấn cho con mình được”.

Bà Phượng nói: “Tôi biết nhiều câu chuyện về du học, thành công lẫn thất bại và tôi rất đau lòng trước sự thất bại có nguyên nhân không phải vì thiếu tiền, mà vì các em thiếu bản lĩnh để sống một cuộc sống tự lập. Được du học là một điều may mắn không dành cho số đông, nên một khi đã cho con mình điều này, cha mẹ cũng nên cho con cơ may được tự lập như những bạn bè nước khác cùng trang lứa. Họ không hẳn đã giàu hơn mình, có những gia đình ở Pháp, Mỹ cũng vất vả lắm mới có tiền cho con học đại học, nhưng phần lớn thanh niên nước ngoài có được sự tự lập mà các bạn trẻ Việt Nam không có. Nếu đã cho tiền bạc mà không cho con sự tự lập, hoặc không hiểu rằng con mình cần nên không chịu cho, là cha mẹ đang làm hại con, giới hạn những trải nghiệm du học mà con mình may mắn có được”.

Có một câu hỏi mà các phụ huynh cũng rất quan tâm, đó là làm sao hiểu và chọn lựa đúng trường phù hợp cho con. Theo chị Trần Phương Ngọc Thảo, trăm nghe không bằng một thấy, nếu đã có điều kiện, phụ huynh nên cho con một chuyến du lịch đến trường mình tính học, để các em tự mình trải nghiệm rồi mới quyết định.

Và một điều cũng rất quan trọng, là phụ huynh không nên có suy nghĩ “đầu tư cho con du học” theo nghĩa sẽ thu lại gì đó trong tương lai. Nên xác định cho con du học cũng như mua một món đồ, con xài xong rồi thôi, chứ không xem là khoản đầu tư, như vậy sẽ tạo sự thoải mái cho cả cha mẹ lẫn con cái. Cha mẹ sẽ không cho con du học nếu vượt quá khả năng, còn con cái sẽ không bị áp lực phải thành công bằng mọi giá để trả nghĩa cha mẹ.

Xã hội hiện đại nhiều cạm bẫy, ở trong nước dù con đã lớn thì cha mẹ vẫn phải đưa đón con đi học hằng ngày, bảo bọc đủ thứ, nên khi con ra nước ngoài một mình, đối mặt với bao “hiểm nguy”, cha mẹ nào mà không lo lắng, sợ con mình hư, mất gốc, sợ con yêu người nước ngoài… Nhưng dù có bảo bọc cách mấy thì cha mẹ cũng không thể giúp con tránh hết được. Chẳng hạn, ở độ tuổi biết yêu, sống trong một môi trường mà người Việt rất ít, các em có yêu người nước ngoài cũng là điều dễ xảy ra.

Trong quá trình học tập ở nước ngoài, việc ở ký túc xá của trường hoặc homestay (nhà của người bản xứ có đăng ký với trường để nhận du học sinh đến ở trọ) cho các em thêm cơ hội được giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, nhưng chi phí khá cao. Hình thức ba bốn du học sinh Việt thuê chung một căn hộ để ở thì rẻ hơn, dù điểm bất lợi là về nhà các em lại dùng tiếng Việt.

Theo ông Trương Quang Được, kinh nghiệm và sự giúp đỡ từ người đi trước là rất quan trọng. Các nước đều có hiệp hội sinh viên, trước khi qua các em nên liên lạc với hội, để được đón về ký túc xá, mua giúp đồ đạc…, có một cộng đồng chăm sóc, đùm bọc nhau sẽ không bị sốc. Có thể học kỳ đầu tiên nên ở ký túc xá của trường, vừa an ninh vừa thuận tiện cho học tập, được giao lưu với sinh viên quốc tế. Khi đã quen với môi trường mới thì thuê nhà ngoài cho rẻ hơn.

Để luôn trợ giúp được con mình khi cần, cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với con – một điều rất dễ dàng nhờ sự phát triển của internet. Bà Phượng kể: “Con tôi đi Singapore khi tuổi khá nhỏ, trường học giới thiệu ở homestay, tôi thấy hợp đồng chặt chẽ, các cháu sẽ coi chủ nhà như cha mẹ… nên cũng yên tâm. Sau một thời gian, nhân sắp qua Singapore công tác, tôi nói với con rằng có muốn quà gì không để mẹ đem qua, cháu nói chỉ xin được đổi nhà. Tôi hỏi kỹ và thấy lý do đổi nhà là chính đáng, nhưng nói với cháu rằng mẹ đâu có thời gian nhiều ở đó mà kiếm nhà cho con, thì cháu cho biết đã tự tìm được rồi. Mấy đứa tự lên mạng tìm được một chỗ homestay khác, đã liên hệ xong xuôi, chỉ cần có phụ huynh đứng ra làm thủ tục. Nghĩa là các cháu đã biết tự giải quyết vấn đề của mình. Những sự việc như vậy, theo tôi, là cơ hội giúp các cháu trưởng thành”.

Có nên để con tự quyết định? Thanh niên Việt Nam đã đủ chín chắn chưa?

“Thực ra, du học từ độ tuổi nào, học ở đâu, học như thế nào là tùy vào người đi học, có những điều đúng với người này nhưng không đúng với người khác – bà Phượng lý giải vì sao mỗi khi tư vấn, bà cần gặp trực tiếp người học – Chẳng hạn, trong số các em đang học các trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa…, có em phù hợp với những trường đại học hàn lâm, nhưng cũng có em không. Những em này học trường chuyên chỉ vì cha mẹ “gò” từ nhỏ tới lớn. Những năm học phổ thông đã rất khổ sở, nếu du học các em bị lùa tiếp vào một trường đại học theo ý cha mẹ nữa thì thật bất hạnh. Trong khi nền giáo dục của các nước tiên tiến rất đa dạng, cho phép mỗi người học cơ hội chọn lựa con đường phù hợp”.

Nghe đến đây, ông Bổng thắc mắc: “Một khi con mình đã ở nước ngoài, bố mẹ đâu thể lùa được nữa?”. Bà Phượng lắc đầu: “Tôi biết nhiều trường hợp cha mẹ vẫn tiếp tục lùa lắm. Ngay như con anh, nếu cháu muốn học cao đẳng ngay mà anh nhất định không chịu, thì cháu phải nghe thôi, vì anh vừa là cha, vừa là người trả tiền học. Tôi có chị bạn Việt kiều, con chị ấy sinh ra và lớn lên ở Mỹ, vậy mà cũng bị lùa. Tâm lý người Việt dù sống ở trong nước hay nước ngoài vẫn muốn con mình phải vô trường “top”. Con chị ấy phải vào Harvard. Sau khi tốt nghiệp, cậu ta nói với chị bạn tôi, bằng đại học của con đây, mẹ muốn làm gì thì làm, còn con sẽ làm nghề khác. Rồi cậu ta lập ban nhạc, chơi nhạc jazz,… Chị bạn tôi lúc ấy mới xót xa, không phải vì con không theo con đường mình đã chọn, mà thương cho những năm đày đọa, khổ sở của con mình, học chỉ để báo hiếu cho cha mẹ. Những trường hợp như vậy không hiếm”.

Và một điều nữa, theo bà Phượng, các trường cao đẳng ở nước ngoài không phải là nơi tiếp nhận những người không đủ trình độ học đại học như suy nghĩ của người Việt. Người ta ghi danh học cao đẳng có thể vì học phí rẻ hơn, vì có ngành nghề mình yêu thích, hoặc muốn được thực hành nhiều hơn…, nghĩa là một sự chọn lựa chứ không phải vì không đủ trình độ Anh văn. Vậy nên, hãy để con em mình có điều kiện tiếp cận và chọn được ngành nghề phù hợp nhất. Nếu được giáo dục tốt, đủ vững vàng vượt qua thách thức, thì du học từ mười hai tuổi các em vẫn thành công; ngược lại, thì dù đợi đến hai mươi tuổi đi du học vẫn thất bại. Vấn đề là tuổi tinh thần chứ không phải tuổi sinh lý.

Ông Bổng chưa đồng tình với suy nghĩ “để con chọn lựa” này, nên đặt vấn đề dù con đã chọn hướng đi rồi, thì việc khuyên con nên học ở trường nào, thuộc “top 10” hay “top 1.000”, cũng rất quan trọng: “Trách nhiệm của cha mẹ là làm sao trang bị cho con những gì tốt nhất có thể. Nếu chỉ vì thiếu điểm tiếng Anh mà không vào được đại học, tôi khuyên cháu học thêm một năm tiếng Anh”.

Bà Phượng tán thành, nhưng lưu ý nếu người học chỉ có trình độ phù hợp với trường thuộc “top 1.000” thì phụ huynh không nên ép con mình vào trường “top 10”. Hay nếu con chỉ thích học cao đẳng, cha mẹ vẫn nên tôn trọng.

Như vậy, cha mẹ có nên can thiệp vào suy nghĩ, hành động của con khi con đã mười tám tuổi – lứa tuổi được xem là trưởng thành hay không? Ông Vũ Thế Dũng bày tỏ: “Thực ra, ý của chị Phượng dựa trên giả thiết rằng thanh niên đến tuổi mười tám đều ý thức được mình cần gì, muốn gì và ý thức đó là chín chắn. Còn ý của anh Bổng đại diện cho đa số phụ huynh nhìn vấn đề theo hướng “Liệu con đã chín chắn chưa?”.

M ô hình cởi mở của chị Phượng rất phù hợp với các nước phương Tây – từ bé đến lớn, chúng đã được khuyến khích tự lập, bày tỏ quan điểm… nên mười tám tuổi đa phần đều tự quyết định được hướng đi của mình. Ở Việt Nam, đa số các em được cha mẹ bảo bọc từ nhỏ, quen với chuyện luôn được tư vấn, nên rất nhiều học sinh, sinh viên trên mười tám tuổi chưa hề chín chắn.

Nhiều giảng viên nước ngoài cũng nhận xét rằng sinh viên Việt Nam chưa trưởng thành về mặt xã hội. Cách tiếp cận hợp lý, vì vậy, là chỉ nên cho con quyết định sau khi đã vượt qua các bài kiểm tra về định hướng nghề nghiệp, khả năng thích ứng…”.

Bà Phượng nhắc lại ý của mình là muốn tư vấn cho đúng người đúng việc thì phải lắng nghe các em; nếu các em muốn học một trường nào đó thì thuyết phục phụ huynh đáp ứng cho con, còn nếu các em chưa biết mình muốn gì thì nên cho thêm thời gian chứ đừng “con chưa biết thì đi theo đường của cha mẹ”.

Bà kể câu chuyện về một em có mơ ước được học Trường Nanyang Technological University (NTU) của Singapore, trong khi sức học chỉ bình thường. Biết là một việc rất khó nhưng khi được cha mẹ ủng hộ, em đã rất nỗ lực và rồi đạt được điều mình mơ ước. Ở nước ngoài có những trường mà hai năm đầu sinh viên chưa cần phải chọn ngành học, hoặc chọn rồi mà học thấy không phù hợp vẫn được phép chọn lại.

Hoàn toàn tán đồng việc phải cho người học tự lựa chọn, chị Ngọc Thảo kể câu chuyện em mình: “Em gái tôi mới vào đại học năm nay và dù trước đó nộp đơn cả mười trường thì trong đầu em tôi đã chọn Brown (vùng New England, Đông Bắc Mỹ) – ngôi trường mà sau một vòng tìm hiểu em viết thư về cho gia đình nói rằng “từ khi bước chân đến cổng trường, con đã biết mình thuộc về nơi này”. Trường Brown cho phép sinh viên được học theo sự chọn lựa của mình, không bắt buộc phải học hết bao nhiêu môn mới tốt nghiệp chuyên ngành nào đó. Dường như em tôi đã cảm nhận được sự tương đồng giữa mình với các sinh viên khác và với chính ngôi trường…”.

Đại học liên kết với nước ngoài – sự lựa chọn hợp lý? Nên cho con đi học ở độ tuổi nào? Mua cho con trình độ học vấn hay cả nền văn hóa? Những lợi ích bên ngoài giảng đường.

Học tập tại một trường đại học trong nước liên kết đào tạo với một trường nước ngoài là một hướng đi khá phù hợp với nhiều người, tạo một bước đệm giúp cho sinh viên được học tập bằng tiếng Anh, tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến của nước ngoài với chi phí rẻ hơn nhiều so với du học. Các em có được sự chuẩn bị nghiêm túc, có thời gian để thích nghi với việc học tập ở nước ngoài sau này, đồng thời cha mẹ vẫn tiếp tục theo dõi được con em mình.

Ông Trương Quang Được chỉ lưu ý các phụ huynh nên tìm hiểu xem hai trường liên kết có uy tín hay không, được kiểm định chưa, nên đặt nghi vấn với trường nào không yêu cầu trình độ tiếng Anh, quảng cáo dạy có kèm phiên dịch…

Bà Phượng nói thêm, chương trình có phù hợp hay không vẫn tùy thuộc vào từng người. Khi học ở Việt Nam còn có thầy, bạn bè… quen thuộc, đến khi qua nước ngoài học, bị “quăng” vào một môi trường xa lạ, vấn đề thích nghi lại được đặt ra. Cũng sẽ có người thành công, kẻ thất bại, dù tỷ lệ thành công sẽ cao hơn vì được chuẩn bị dài hơn.

Thực tế, tuổi đi du học càng sớm thì tỷ lệ trở về nước sau khi học xong càng thấp. Bên cạnh yếu tố chủ quan của gia đình người học (muốn ở lại nước ngoài), theo ông Trương Quang Được, còn có nguyên nhân do các em được tiếp cận với lối suy nghĩ và điều kiện sống ở nước ngoài từ nhỏ, nên khi về nước dễ thất vọng vì không được trọng dụng, cảm thấy lạc lõng.

Ông Vũ Thế Dũng chia sẻ, thời gian đầu sau khi về nước cũng cảm thấy khó khăn do mọi thứ không như kỳ vọng. Qua đó, ông Dũng lưu ý khi cho con du học, phụ huynh nên xác định rõ mình muốn mua gì cho con – trình độ học vấn hay cả một nền văn hóa? Nếu tiếp cận theo hướng này, người học cần có khả năng hấp thụ nền văn hóa mới mà không làm mất đi bản sắc văn hóa của mình.

“Mười hai tuổi du học cũng được, nhưng tôi nghĩ là không nên, bởi anh có thể thành công sau này nhưng khó giữ được bản sắc. Tôi học ở nước ngoài 7-8 năm, hiểu rằng mình học văn hóa Mỹ nhưng vẫn yêu văn hóa Việt, học xong vẫn quay về nước vì hiểu được giá trị của mình tại quê hương. Nói vậy để lưu ý “tuổi tinh thần” như chị Phượng đề cập là rất quan trọng và phụ huynh phải biết mình muốn gì, nếu nghĩ cho con học càng sớm càng được học nhiều thứ thì có thể mất cả đứa con, con thành đạt nhưng không còn thuộc về gia đình mình, cộng đồng mình”, ông Dũng chia sẻ.

Cùng quan điểm với bà Phượng là chuyện du học nên tùy thuộc vào người học, chị Trần Phương Ngọc Thảo cho rằng đi du học từ nhỏ có đánh mất mối liên hệ với văn hóa Việt Nam hay không còn tùy vào sự nỗ lực của từng người. Theo chị, việc tiếp nhận văn hóa cũng như nước chảy vào hồ, rồi sẽ có lúc đầy, nên dù ra nước ngoài từ mười lăm tuổi, học từ trung học đến xong tiến sĩ, chị vẫn cảm thấy “hồ nước” của mình khá đầy với văn hóa Việt và luôn xác định là học xong sẽ về nước làm việc.

“Nếu vẫn giữ mối liên hệ tốt với quê nhà, sẽ không có khó khăn trong vấn đề giữ gìn bản sắc hay tái hòa nhập sau khi du học. Hè và Noel nào tôi cũng về Việt Nam, mỗi lần về lại tích cực tham gia các hoạt động xã hội, duy trì các mối quan hệ với người thân, bạn bè…, nên rất dễ dàng hòa nhập với cộng đồng sau nhiều năm du học”.

Chị chia sẻ, sự ưu việt của nền giáo dục các nước tiên tiến không chỉ thể hiện ở những bài giảng mà còn ở rất nhiều hoạt động khác, quan trọng là làm sao tận dụng được điều đó. Ai mới ra nước ngoài cũng phải mất một giai đoạn “bắt nhịp”, nên nếu du học trong giai đoạn phổ thông thì khi lên đại học, các bạn có thể tham gia 100% vào các hoạt động đoàn thể, hiệp hội… Đó là một môi trường rèn luyện rất tốt, sau này nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên một cách toàn diện chứ không chỉ nhìn vào bảng điểm. Lợi ích của việc du học sớm không chỉ ở ngoại ngữ, mà còn là những lợi ích khác đến từ hệ thống giáo dục đặc sắc của xứ người. Vì sao cũng chừng ấy năm học, người ta chọn dạy các môn khoa học ít hơn ở Việt Nam? Học sinh sẽ có thêm thời gian cho việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, được tham gia hội nhóm, dành riêng một buổi chiều trong tuần cho thể thao, tổ chức thi đấu giữa các trường, bên cạnh nhiều hoạt động xã hội khác thông qua tôn giáo, đoàn thể…

Những ghi nhận từ sự chia sẻ của năm vị khách mời chủ yếu dành cho các bậc phụ huynh – những người không “thụ hưởng và trải nghiệm” việc du học nhưng lại là người cân nhắc và quyết định bỏ tiền ra mua dịch vụ đó cho con em mình. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm quyết tâm “cho con một trải nghiệm du học đầy đủ” như mục tiêu của tọa đàm này.

]]>
https://atlantic.edu.vn/de-con-co-chuyen-di-du-hoc-tot-nhat-6589/feed/ 0
Chọn trường du học Mỹ https://atlantic.edu.vn/chon-truong-du-hoc-my-6445/ https://atlantic.edu.vn/chon-truong-du-hoc-my-6445/#respond Mon, 28 Jan 2013 07:37:29 +0000 http://atlantic.edu.vn/chon-truong-du-hoc-my-6445 Việc chọn ngành và chọn trường vô cùng quan trọng đặc biệt khi bạn học xa nhà. Vậy nên yếu tố nào sẽ là yếu tố quyết định để bạn chọn một ngôi trường nào đó.

Chọn trường ở Mỹ, hãy lắng nghe chính mình!

Điều đầu tiên, bạn phải thực sự hiểu được ngành mà bạn sẽ làm, nghề mà bạn sẽ chọn để đạt được thành tựu. Quan trọng hơn cả, bạn phải làm bài kiểm tra với chính mình. Hầu hết mọi người đều nói rằng họ muốn học về tài chính hoặc các ngành như ngân hàng; nhưng khi bạn đến một ngân hàng hoặc đi theo một người làm về tài chính trong một ngày thôi mới nhận ra được liệu bạn có thể làm được những công việc mà họ làm hay không.

Đừng bao giờ nói tôi muốn học về tài chính vì tôi sẽ kiếm được nhiều tiền sau này. Hãy tin tôi đi, nếu bạn đang cố gắng học ngành này, bạn sẽ không muốn làm lâu dài công việc này đâu. Không phải ai sinh ra cũng trở thành phi công lái máy bay chiến đấu, và cũng không phải ai sinh ra cũng làm được tài chính.

Thứ hai, bạn phải nhận thức được nghề nghiệp của mình và ngành mà mình muốn làm, chính khoảng thời gian tìm trường lại là khoảng thời gian tốt nhất hiểu được ngành mà bạn mong muốn. Khó có trường cao đẳng đại học nào có thể dạy tốt tất cả các chuyên ngành mà họ đưa ra.

Mỗi năm, các trường phải làm nhiều thứ với khoản lợi nhuận mà họ có được. Họ chỉ đầu tư vào một chuyên ngành quan trọng, nâng cấp trường học, thuê thêm giáo sư mới, lắp đặt thêm nhiều máy tính và trang thiết bị,… Khi một trường trở nên có tiếng về một chuyên ngành quan trọng, họ sẽ đầu tư rất nhiều tiền vào chuyên ngành đó. Vì thế phòng ban này sẽ luôn có nhiều giáo viên tốt.

Đó là lí do tại sao không phải lúc nào Harvard cũng là số 1. Trường này có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban luôn cố gắng kiếm thêm nguồn tài trợ, vì họ không thể tài trợ hết cùng một lúc. Chuyên ngành của bạn sẽ luôn trong tình trạng chờ đợi: không có giáo sư mới và tốt hơn, không có thêm trag thiết bị để làm việc, không có thêm lớp học mới.

Thứ ba, cũng rất quan trọng khi mà trường bạn chọn có mạng lưới cựu sinh viên tốt. Hay nói cách khác là các sinh viên tốt nghiệp đều thành công, đặc biệt là những sinh viên theo đuổi chuyên ngành mà họ muốn. Tại sao ư? Nếu trường có hệ thống cựu sinh viên tốt trong chuyên ngành mà bạn theo đuổi, họ sẽ biết phải làm như thế nào. Họ biết làm thế nào để giúp bạn thành công trong sự nghiệp bạn chọn. Họ có nhiều lớp học chuyên sâu để giúp bạn chiếm được cảm tình của các vị sếp tương lai của bạn.

Hơn thế nữa, khi trường có được hệ thống cựu sinh viên tốt, điều này rất quan trọng trong việc tìm kiếm công việc của bạn sau này. Các sinh viên cùng một trường thường có xu hướng giúp đỡ lẫn nhau. Đây là một việc tốt từ nhiều phía: trường quan tâm đến sinh viên, nhiều sinh viên thành công, mọi người sẽ muốn đến đây học, trường sẽ có thêm tiền để hoạt động. Vòng tròn này sẽ không bao giờ dừng lại khi mà các cựu sinh viên thành công. Chính vì thế, khi bạn chọn một trường có mạng lưới cựu sinh viên thành công, bạn có thể yên tâm rằng một ngày nào đó bạn cũng sẽ thành công.

Chọn trường rất khó và khi đã chọn sai sẽ mất thời gian để sửa sai lầm đó. Trước khi tìm trường, bạn phải thật sự hiểu cái ngành cái nghề mà bạn đã quyết định lựa chọn. Điều này giúp bạn biết bạn cần phải làm gì trước. Khi tìm trường, hãy tìm hiểu đầu ra của trường, liệu trường có nổi tiếng về ngành mà bạn chọn không hay liệu mạng lưới cựu sinh viên của họ có thành công hay không. Nếu bạn có thể tìm được trường như vậy có tất cả thành tích đó (hay chính xác là chỉ cần 2 trong số chúng), tôi nghĩ rằng bạn sẽ thành công.

Cũng như tôi thôi. Những ai mà nghĩ rằng chỉ cần hai thôi là chưa đủ, thì tôi muốn nói với bạn rằng cuộc sống này không hề hoàn hảo và trường học cũng vậy. Thậm chí bạn phải học cách để làm cho nó tốt hơn. Lí do là vì có quá nhiều ngành nghề mà bạn chỉ được chọn một. Và khi bạn đã quyết định, bạn phải chọn trường giúp bạn thành công trong công việc. Khi một trường phù hợp với những tiêu chí trên và khi bạn đưa ra quyết định chọn ngành, điều đó là rất tốt, tôi chắc rằng bạn sẽ có được bỏ qua được những điều tiêu cực và hoàn thiện hơn bằng cấp của mình.

Trước khi kết thúc, tôi muốn nói với bạn một điều rằng tôi đã học hơn một năm ở Mỹ. Những gì bạn được học không quan trọng bằng những gì bạn làm rút ra từ việc học ấy. Ở Harvard, giáo viên cũng dạy bạn “sin 900 = 1” như ở Việt Nam và mọi nơi trên thế giới.

Tôi muốn chia vui cùng các bạn, những người đã tìm hiểu kỹ càng và chọn được ngôi trường dành cho bạn, không phải vì danh tiếng của trường mà vì những gì trường đó có thể mang lại cho bạn. Bạn nên nhớ rằng có nỗ lực và sức mạnh, nhưng dám thực hiện là một chuyện khác. Hãy nhớ: “Những gì bạn được học không quan trọng bằng bạn làm gì với những gì bạn học”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/chon-truong-du-hoc-my-6445/feed/ 0
Top trường đại học tốt nhất Châu Á https://atlantic.edu.vn/top-truong-dai-hoc-tot-nhat-chau-a-2498/ https://atlantic.edu.vn/top-truong-dai-hoc-tot-nhat-chau-a-2498/#respond Thu, 29 Mar 2012 01:12:24 +0000 http://atlantic.edu.vn/top-truong-dai-hoc-tot-nhat-chau-a-2498 Tạp chí chuyên về giáo dục rất nổi tiếng của Hoa Kỳ: Times Higher Education   đưa ra đánh giá về các trường Đại học hàng đầu thế giới, với những nhận định riêng về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, khả năng học tập của sinh viên… những tiêu chí này khác nhiều so với bảng xếp hạng của QS – công ty chuyên về giáo dục, du học nổi tiếng thế giới.

Đại học Hong Kong – Đứng đầu trong các trường của Châu Á năm 2010, được thành lập từ năm 1910, ngôi trường có thế mạnh về các ngành công nghệ nano, công nghệ sinh học, máy tính, kiến trúc.

Đại học Tokyo, Nhật Bản. Đây là ngôi trường của 15 vị thủ tướng Nhật Bản, được thành lập từ năm 1877 dưới thời vua Minh Trị. Trường có thế mạnh đặc biệt về khoa học và công nghệ.

Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang, Hàn Quốc. Ngôi trường nổi tiếng vì có viện công nghệ robot thông minh. Tuy chỉ đứng thứ 28/30 trường tốt nhất năm 2010 nhưng Pohang vinh dự là trường đại học tốt nhất Hàn Quốc hiện nay.

Đại học Quốc gia Singapore (NUS) – Trường được thành lập năm 1905, là ngôi trường lâu đời nhất và có số lượng sinh viên lớn nhất tại Singapore hiện nay. Trường NUS hiện có ba địa điểm dạy học và các khóa học mở rộng, đa ngành cho sinh viên quốc tế lựa chọn.

Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc – ngôi trường lâu đời nhất tại xứ sở đông dân nhất thế giới trước đây được coi là trường đại học dành riêng cho triều đình xa xưa. Trường có nhiều ngành học với hơn 30.000 sinh viên, cũng đồng thời là ngôi trường nổi tiếng về khung cảnh tuyệt đẹp.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong – Trường được thành lập năm 1991.

Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc – trường đứng thứ 49 trong top 200 trường đáng mơ ước trên thế giới.

Đại học Kyoto, Nhật Bản – đây là một trong những trường đại học quốc gia tại Nhật, có lịch sử lâu đời thứ hai tại Nhật và ngày xưa từng được gọi là trường Hoàng gia. Tại ngôi trường này, có tới 6 người đã từng đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực khác nhau.

Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc: Ngôi trường mới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, đồng thời cũng là cái nôi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo tài ba cho đất nước Trung Hoa. Trường nổi tiếng với các ngành khoa học và công nghệ trên thế giới, cũng là ngôi trường có cảnh đẹp rất đáng thèm muốn.

Theo ione

]]>
https://atlantic.edu.vn/top-truong-dai-hoc-tot-nhat-chau-a-2498/feed/ 0
Ngó nghiêng trường đại học tốt nhất Hàn Quốc https://atlantic.edu.vn/ngo-nghieng-truong-dai-hoc-tot-nhat-han-quoc-2284/ https://atlantic.edu.vn/ngo-nghieng-truong-dai-hoc-tot-nhat-han-quoc-2284/#respond Wed, 21 Mar 2012 22:59:13 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=2284 Thành lập được 24 năm, ĐH Khoa học và Công nghệ Pohang, Hàn Quốc (Postech) đã vượt qua ĐH Seoul trở thành trường đại học tốt nhất Hàn Quốc và đứng thứ 28 trên thế giới.

Hiện nay, Postech là một trong những trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu của thế giới với trên 3.000 sinh viên, nghiên cứu sinh. Trường tập trung 244 giáo sư đầu ngành và 911 nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước trên thế giới.

Trường được xây dựng trên 2,2 triệu m2 ở Pohang – thành phố biển ở phía đông nam Hàn Quốc.

Cơ sở vật chất hiện của trường khá hiện đại: sân bóng đá, nhà tập và thi đấu thể thao, rạp chiếu phim, sân vận động. Đặc biệt trường có chế độ miễn giảm học phí và cung cấp ký túc xá cho toàn bộ sinh viên.

Postech đang đào tạo 10 khoa cử nhân, trọng tâm về khoa học công nghệ. Nguyên tắc của trường: số lượng ít chất lượng cao, cung cấp đầu ra là các nhân tài xuất sắc, lãnh đạo trong giới khoa học công nghệ.

Hàng năm Postech chỉ tuyển 300 sinh viên. Đặc biệt, trường chỉ tuyển dụng giảng viên có học vị tiến sĩ và xây dựng tiêu chuẩn 1 giáo sư/5 sinh viên. Thư viện điện tử 6 của trường mở 24/24h, trong đó 4 tầng là phòng xemia, có trung tâm đào tạo từ xa. Mỗi năm thư viện đầu tư 3 triệu USD mua tài liệu.

1 góc trong ký túc xá của sinh viên Postech.

Trường có các trung tâm nghiên cứu như: nhà máy tạo ánh sáng, Viện nghiên cứu máy gia tốc lớn thứ 5 thế giới và lớn nhất Châu Á. Bên cạnh đó, trường đã xây dựng Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học lớn nhất các trường Đại học Hàn Quốc từ năm 2003. Mục tiêu của Postech là dẫn đầu trong việc phát triển công nghiệp trong nước và nghiên cứu công nghệ sinh học tiêu chuẩn thế giới.

Ngắm khuôn viên trường Postech:

Thư viện Trường Postech đầu tư 3 triệu USD mua tài liệu mỗi năm.

Khuôn viên giảng đường của trường Postech.

Thư viện.

Khuôn viên trường.

Nhà máy tạo ánh sáng – Viện nghiên cứu máy gia tốc.

Toàn cảnh ký túc xá.

Giảng đường.

Theo Dantri

]]>
https://atlantic.edu.vn/ngo-nghieng-truong-dai-hoc-tot-nhat-han-quoc-2284/feed/ 0
Cận cảnh ngôi trường của hơn 30 super star Hàn Quốc https://atlantic.edu.vn/can-canh-ngoi-truong-cua-hon-30-super-star-han-quoc-2323/ https://atlantic.edu.vn/can-canh-ngoi-truong-cua-hon-30-super-star-han-quoc-2323/#respond Wed, 21 Mar 2012 02:29:19 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=2323 Những trường đại học tại châu Âu từ trước đến nay luôn nổi tiếng là có phong cảnh, kiến trúc, lẫn cơ sở vật chất cực tốt. Nhưng các trường đại học tại Hàn Quốc cũng không hề thua kém. Đặc biệt Kyung Hee được xem là ngôi trường đẳng cấp nhất tại Hàn Quốc và châu Á. Theo bảng xếp hạng của “QS World University Rankings” thì Kyung Hee vinh dự được đứng thứ 245/700 trên toàn thế giới.

Toàn cảnh ngôi trường đại học danh tiếng Kyung Hee và phía sân vận động.

Trường Kyung Hee chuyên dạy các ngành như: Hòa bình học, Dược, Thương mại quốc tế, Kinh tế, Quan hệ quốc tế,… đặc biệt không thể thiếu ngành Nghệ thuật và Âm nhạc. Chính vì chất lượng giảng dạy ở đây cực tốt cũng như danh tiếng thuộc hàng Top, nên chẳng lạ mấy khi các super star của Hàn Quốc như Changmin (DBSK), Bi Rain, KyuHyun (Super Junior), Yoon Eun Hye và hơn 30 ngôi sao khác đã từng theo học và tốt nghiệp tại ngôi trường Kyung Hee này.

Anh chàng KyuHyun (Super Junior) đã từng học tại đây.

Học sinh theo học tại trường không chỉ là những người tài giỏi, chăm chỉ mà còn cần phải khá về mặt tài chính vì trường Kyung Hee thu học phí khá đắt. Trung bình một năm, học sinh phải đóng hơn 5.400.000 Won (khoảng 100 triệu đồng), chưa bao gồm tiền thuê kí túc xá là 150.000 – 300.000 Won (khoảng 3 – 6 triệu đồng 1 tháng).

Đối với học sinh quốc tế, để được học tại Kyung Hee thì ngoài những điều kiện trên còn phải có được bằng tiếng Hàn cấp 5 thì mới đủ tiêu chuẩn để được duyệt. Chương trình học chiếm 70% là tiếng Hàn, dù có các chương trình tiếng Anh, nhưng giáo viên lẫn học sinh nơi đây đa số đều chuộng dùng tiếng Hàn Quốc cả trong học tập lẫn trong giao tiếp bình thường.

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về Kyung Hee, các bạn có thể nghía qua một chút về kiến trúc cũng như môi trường học tập hiện đại tại đây nhé.

Hoa nở khắp trường vào mùa xuân.

Ngôi trường náo nhiệt học sinh vào mùa hạ.

Một góc trường vào mùa thu.

Trường Kyung Hee trắng xóa trong mùa đông lạnh giá

Bên ngoài nhà hát của trường trông khá giống nhà thờ nhỉ!?

Đây chính là logo của trường đại học Kyung Hee

Thư viện với hơn nghìn đầu sách tha hồ cho các bạn sinh viên tra cứu.

Đây chính là bên trong của nhà hát, nơi diễn ra các chương trình âm nhạc, giao lưu và cả ngày tốt nghiệp nữa.

Những bức tượng phía bên ngoài trường.

Bản đồ chỉ dẫn toàn bộ ngôi trường.


Khu nhà chính này chính là nơi đặt các văn phòng khoa, khu quản lý nhà trường.

Tòa nhà này chính là IIE Building, trung tâm học tiếng Hàn của sinh viên.

Một góc khu kí túc xá

Trong trường còn có một cái hồ với phong cảnh khá đẹp và mát mẻ.

Tòa nhà Music Hall cũng nằm trong khuôn viên trường. Đây là nơi ưu tiên tổ chức các buổi ca nhạc, nghệ thuật đặc sắc.

Sân bóng đá cỏ tiêu chuẩn cho sinh viên.

4 sân tennis và sân khấu nhỏ ngoài trời, nơi các bạn có thể tổ chức những buổi giao lưu.

Dãy phòng học

Một buổi tốt nghiệp của sinh viên trường Kyung Hee

Theo Kenh14

]]>
https://atlantic.edu.vn/can-canh-ngoi-truong-cua-hon-30-super-star-han-quoc-2323/feed/ 0