Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Câu chuyện làm thêm của du học sinh https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Du học và công việc làm thêm https://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343/#respond Wed, 11 Sep 2013 02:48:18 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343 Đi làm thêm là một việc mà hầu hết sinh viên nào cũng muốn thực hiện. Việc này bao gồm cả du học sinh. Sinh viên trong nước kiếm việc làm thêm không khó lắm còn du học sinh thì sao? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn mới về chuyện làm thêm của du học sinh.

Công việc parttime khi đi du học tại sao không

Trước hết các bạn phải xác định việc làm thêm chỉ là dành cho thời gian trống và không làm ảnh hưởng gì đến việc học. Đồng thời nếu công việc ấy phục vụ được cho việc học của bạn thì càng tuyệt vời hơn. Đối với một du học sinh thì bạn chỉ được phép làm việc dưới 20 giờ/tuần khi đi học. Nếu bạn làm quá thời gian này bạn sẽ vi phạm luật quy định ở hầu hết các quốc gia châu Âu và châu Mỹ. Trong các kì nghỉ như nghỉ hè, nghỉ đông thì bạn có thể làm toàn thời gian.

Bạn cũng cần phải có mã số thuế cá nhân, số tiền trừ hàng tháng sẽ được hoàn lại vào cuối năm, và có khi còn được trả lại cao hơn số bạn nộp. Một số nước như Úc việc làm thêm của sinh viên quốc tế bị quản lí khá gắt gao. Yêu cầu bạn phải đăng kí visa làm thêm nếu không khi bị phát hiện bạn rất dễ bị trục xuất về nước.

Công việc bình dân mà du học sinh Việt có thể nhắm tới đó là làm tạp vụ, bưng bê hàng quán, các công việc lao động chân tay khác như cắt cỏ, dọn vệ sinh nhà cửa, giặt là quần áo… Với những công việc này các bạn du học sinh không phải đòi hỏi nhiều kĩ năng, trình độ, mà đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó và biết việc.

Để tìm được những công việc này cũng không quá khó khăn. Bạn có thể dạo một vòng quanh các khu dân cư mà bạn ở, tìm kiếm qua những tờ rơi, những biển hiệu tìm việc. Những khu dân cư người Việt hoặc Châu Á là một mảnh đất khá dồi dào để các bạn du học sinh tìm kiếm nguồn việc làm thêm. Bên cạnh đó, những trang website của người Việt, người châu Á sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Tuy nhiên công việc mà bất cứ du học sinh nào cũng mong muốn đó là làm việc trong khuôn viên nhà trường, khu học xá như trợ giảng, quản lí thư viện, quản lí phòng học… Những công việc này vừa chính thống, đảm bảo và rõ ràng về tiền nong. Đặc biệt là bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều gần gũi với ngành học của bạn.

Mức lương mà các bạn được hưởng từ những công việc này khá hấp dẫn từ 10 USD đến 20 USD/h tùy vào từng công việc cụ thể. Nhưng việc làm này, rất khó kiếm và nên các bạn hãy cố gắng tạo mối quan hệ tốt với nhà trường, thầy cô hoặc khu học xá thì biết đâu may mắn sẽ đến với bạn.

Tuy nhiên để công việc được suôn sẻ các bạn cần phải trang bị cho mình vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vững. Đồng thời bạn phải biết lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình. Đôi khi các bạn sẽ phải chịu đựng những lời mắng mỏ nặng nề của chủ thuê, nên việc kiềm chế bản thân và xử lí tình huống là một kĩ năng rất cần thiết cho bạn khi đi làm thêm.

Làm thêm có thể giúp bạn có thêm thu nhập nhưng hãy nhớ nhiệm vụ và mục đích chính mà bạn đang thực hiện chính là việc học tập thật tốt. Đừng vì tham kiếm tiền mà bỏ bê việc học hành của mình đấy nhé.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343/feed/ 0
Bài học khi xin việc làm thêm https://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291/ https://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291/#respond Fri, 30 Aug 2013 01:31:58 +0000 http://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291 Hầu hết khi đã ổn định cơ bản về việc học tập và nơi ở các du học sinh sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp cho mình. Làm thêm không chỉ giúp bạn kiếm được tiền mà còn mang đến cho bạn rất nhiều bài học. Dưới đây là kinh nghiệm xin việc làm thêm của một du học sinh Úc.

http://yourchoice.vn/image/data/111111.jpg

Một bạn sinh viên năm thứ nhất tại trường UQ, bang Queensland-Australia đã chia sẻ về quãng thời gian xin việc làm thêm của mình. Khoảng thời gian đi xin việc này chắc chắc là một kỷ niệm khó quên trong bạn, nó là một quãng thời gian mang lại rất nhiều kinh nghiệm và kỷ niệm mặc dù cũng không phải là kỷ niệm đẹp. Bạn đi xin việc làm thêm bị chính những người đồng hương của mình chèn ép để giúp các bạn mới sang rút kinh nghiệm.

” Do có sở thích đi du lịch khám phá đó đây nên hè vừa rồi tôi quyết định không về nước mà ở lại đi làm thêm kiếm tiền để thỏa mãn thú vui đi du lịch mà không cần phải xin thêm tiền của Ba Mẹ. Theo hướng dẫn của các anh chị khóa trước, tôi tìm đến khu West End, một khu nổi tiếng có nhiều nhà hàng của người Việt.

Nhà hàng đầu tiên tôi tìm đến sau một hồi trò chuyện, bà chủ quán đồng ý nhận tôi vào làm với một mức lương chỉ bằng một nửa so với mức lương tối thiểu mà bà phải trả cho một bồi bàn (waiter) hoặc một phụ bếp (kitchen hands). Tôi vô cùng thất vọng ra về và cố tình viết sai số điện thoại để bà không gọi tôi đi làm.

Nhà hàng thứ hai tôi tìm đến là quán phở nằm ở khu China town. Tiếp chuyện tôi là cô chủ quán xinh đẹp với cái tên cũng rất đẹp, nói thông thạo tiếng Việt, Trung và Anh.

Cô đồng ý nhận tôi vào làm việc với điều kiện là phải thử việc 3 ngày không lương. Tôi đồng ý vì nghĩ rằng sau 3 ngày còn có cơ hội đi làm ở đây nếu mình chịu khó học hỏi còn hơn vác đơn xin việc đi 3 ngày chưa chắc có người nhận.

Sau 3 ngày chịu khó quan sát học hỏi, tôi đủ tự tin có thể làm việc độc lập và thuần thục những gì mà một người bồi bàn cần phải làm trong một quán phở nhỏ chừng 4x4m2 này.

Tôi hồi hộp chờ đợi cô chủ quán gọi đi làm chính thức, lòng vui mừng khi nghĩ đến đồng lương mà mình kiếm được bằng chính sức lao động của mình.

Tuy nhiên, sang ngày hôm sau, tôi nhận được một tin nhắn viết bằng tiếng Anh (tôi cũng không hiểu vì sao cô chủ quán không viết bằng tiếng Việt), nội dung tin nhắn là cô chủ quán cảm ơn vì tôi đã đến thử việc, do tôi không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của quán nên cô không thể nhận tôi vào làm.

Đọc tin nhắn mà tôi rất giận, tôi nhớ lại là trong 3 ngày thử việc, cô chủ quán luôn tươi cười hài lòng khi nhìn thấy tôi phục vụ khách trong quán. Khoảng một tháng sau, tình cờ tôi gặp một người bạn cũng từng làm trong quán phở đó, người bạn tôi mới tiết lộ rằng do biết đang kỳ nghỉ hè nhiều SV đến xin việc nên các chủ quán, đặc biệt là các chủ quán người Việt ra sức ép giá tiền lương, hoặc lợi dụng yêu cầu thử việc không lương 3 ngày để tranh thủ bóc lột sức lao động sau đó không nhận vào làm việc. Chẳng hạn như quán phở trên một tháng nhận khoảng 10 SV vào thử việc không lương thì chủ quán có thể tiết kiệm được một số tiền nhân công rất lớn.”

Những va vấp đầu đời là không thể tránh khỏi nhất là bạn lại một mình sống ở một đất nước xa lạ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm trong quá trình tìm việc làm thêm cho mình.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291/feed/ 0
Tâm sự của du học sinh Hawaii https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909/#respond Fri, 03 May 2013 01:10:50 +0000 http://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909 Là một cựu HS chuyên Văn trường chuyên Thăng Long, Đà Lạt, bạn Nguyễn Lê Hoài Anh (sinh năm 92) đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm sau hơn ba năm sống và học tập tại Hawaii. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ hết sức thú vị của bạn ấy nhé!

Hoài Anh tiết lộ, cô nàng có một tình yêu kì lạ với biển

Chào Hoài Anh, bạn có thể chia sẻ lý do nào khiến bạn chọn du học ở hòn đảo thiên đường Hawaii ?

Mình có mặt Hawaii là do duyên số vì trước đây không hề nghĩ đến chuyện du học. Năm mình học lớp 12, một người họ hàng ở Hawaii gợi ý cho mình thông tin du học. Mình “lần mò” vào trang web của trường, hỏi email tìm cách đăng kí và nộp đơn hồ sơ. Không ngờ sau khi mình nhận được tin thi đậu vào ĐH Luật tại Việt Nam thì vài hôm sau nhận thông tin được ĐH bên Hawaii nhận vào.

Vì thủ tục đăng kí và thi tuyển vào trường bên Mỹ đều làm và gửi qua email, mình cũng không nghĩ sẽ được chọn nên đã giấu bố mẹ chuyện đó. Lúc nhận được thông báo mình mới nói thật và gia đình đã có một cuộc họp ngay sau đó.

Bố mẹ bạn có phản ứng như thế nào trước thông tin ấy?

Đương nhiên là kịch liệt phản đối rồi! Nhưng mình hứa sang sống và đóng tiền học bằng chính tiền mình kiếm được.

Để xin được visa đi du học Mỹ không phải điều đơn giản chút nào, có những bạn phỏng vấn 5,6 lần chưa đậu ấy chứ! May mắn là mình vượt qua và thực hiện gần như trọn vẹn lời hứa của mình cho đến lúc này… Có lẽ bố mẹ cũng bất ngờ vì khả năng tự lập của mình.

Những ngày mới sang Hawaii mọi thứ có như mong đợi của bạn?

Mọi thứ gần như xoay chuyển 180 độ, ngày đầu tiên mình đã không đăng kí được suất ăn ở trường, (đành nhịn đói nguyên ngày) đã thế lại đi lạc xe bus tùm lum, về đến nhà từ đầu tới chân lấm lem, nhìn thảm lắm. Cứ bước ra đường là thấy những người hoàn toàn xa lạ với mình từ màu da đến ngôn ngữ, lúc đó nhớ nhà, nhớ bố mẹ nhiều lắm nhưng cũng đành cắn răng mà chịu.

Còn về phần học tập, hầu như mình không hiểu mọi người đang nói gì, người bản xứ nói rất nhanh. Khó khăn trong giao tiếp khiến cô gái vốn dạn dĩ và tự tin như mình chợt thu mình lại, cảm giác mình rất nhỏ bé và bị nhấn chìm giữa biển người bao la…

Có kỉ niệm nào trong những ngày khó khăn đó khiến Hoài Anh nhớ mãi?

Có kỉ niệm nào trong những ngày khó khăn đó khiến Hoài Anh nhớ mãi?

Đó là 3 tuần sau khi nhập học, Hoài Anh được giao viết một bài luận ở trường. Mình viết bài và thấy tự tin vì vốn là học sinh chuyên Văn. Nhưng đến khi đưa cho mọi người đọc, không ai hiểu mình nói gì… Tự dưng mình bật khóc, thấy rằng để diễn đạt một điều gì đó khi không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ quả thật khó khăn.

Hiện tại cuộc sống của bạn thế nào?

Mình thấy cuộc sống mới tươi đẹp và nhiều sắc màu. Sang bên này mình ở nhà dì nên tiết kiệm được một số tiền sinh hoạt kha khá, nơi mình ở chỉ cách biển 15 phút đi bộ nên mỗi lần thèm tắm biển là cứ chạy ùa ra ngay. Những người ở đây sống thân thiện và hào phóng, có lẽ biển đã một phần tác động vào đời sống, tâm hồn họ.

Vì là hòn đảo nhỏ nên mình đi học bằng xe bus, mỗi tuần có khoảng 4- 5 buổi. Việc học cũng không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi mình phải chăm chỉ. Mình thích nhất ở Hawaii là cái “chuẩn” đẹp của họ. Ở đây ai có làn da rám nắng mới là đẹp, thế nên mình cứ đi ngoài nắng thoải mái mà không sợ đen hay phải khổ sở giữ da trắng như hồi ở Việt Nam để khỏi bị chê nữa.

Chi phí học tập và sinh hoạt ở Hawaii có đắt đỏ không? Bạn đã làm gì để có tiền sống tự lập khi còn là sinh viên?

Đương nhiên là đắt đỏ rồi vì Hawaii là đảo, mọi thứ từ nhu yếu phẩm đến dịch vụ khác đều được chở từ đất liền đến. Thêm nữa, đây là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới nên giá cả mọi mặt hàng đều được tính cao hơn mức bình thường, đánh vào đối tượng là khách du lịch. Mình là người dân sống ở đây thì cũng phải chịu ảnh hưởng theo, nhưng sống lâu dần cũng quen. Nếu tiền sinh hoạt cao thì mình lại càng có lý do để phấn đấu mà kiếm tiền.

Sang bên này, vừa đi học mình vừa làm rất nhiều nghề từ làm nail vào cuối tuần đến làm giao thư vào các ngày thứ 2, 4, 6 trong trường học… Thật sự mà nói công việc chiếm rất nhiều thời gian của mình nhưng nếu biết cách sắp xếp và chịu khó thì cũng không phải là trở ngại quá lớn. Mình thường tranh thủ học bài vào buổi tối, có khi nhiều bài quá thì thức trắng đêm. Nhưng mình vui vì không phải là gánh nặng cho gia đình mà vẫn có thể làm những điều mình thích.

Ngoại hình xinh xắn nên cô nàng dễ lọt vào mắt xanh của các anh chàng ngoại quốc

Ngoại hình xinh xắn nên cô nàng dễ lọt vào “mắt xanh” của các anh chàng ngoại quốc

Ở nước ngoài, nghề nail không được đánh giá cao, bạn không sợ “mất giá” trong mắt bạn bè nước ngoài sao?

“Mất giá” hay “có giá” là định kiến của bạn thôi, nghề nào cũng là nghề chân chính và nếu kiếm được tiền từ công sức bỏ ra thì đều xứng đáng để được tôn vinh. Nếu mình tự phân biệt đẳng cấp của mình bằng việc e ngại làm những công việc bình thường thì cũng sẽ có những người khác đánh giá thấp bạn thôi. Mình nghĩ vậy!

Trường Hawaii Pacific University đòi hỏi ở sinh viên điều gì và làm sao để học tốt trong môi trường này?

Chính là sự chăm chỉ! Khi mới sang, mình thua bạn bè trong lớp rất nhiều cái nhưng chính sự chăm chỉ và không ngừng học hỏi, không ngại sai đã giúp mình hòa đồng trong tập thể lớp và mình chưa hề bị rớt môn nào trong suốt ba năm học đấy nhé!

Bạn vốn là một học sinh chuyên Văn vậy tại sao lại theo học ngành Kinh tế ở trường ĐH Hawaii ?

Mình học chuyên Văn nên ước mơ của mình là học Luật, nhưng vì ở Mỹ muốn học Luật thì phải có bằng cử nhân trước nên mình quyết định thử học kinh tế. Không ngờ được rằng bây giờ mình lại cực kì thích ngành học này. Sau này có cơ hội, mình sẽ tiếp tục theo đuổi ngành Luật.

Hoài Anh có ngoại hình khá xinh đẹp, chắc hẳn có rất nhiều anh chàng ngoại quốc theo đuổi bạn đúng không?

Cũng có đấy. Nhưng có lẽ giữa mình và các chàng trai ngoại quốc có những sự khác nhau về cách sống, văn hóa và cách tiến đến với tình yêu nên không thể tiến xa hơn được. Đến bây giờ mình vẫn nghĩ có lẽ nên tìm một chàng trai Việt để yêu (cười).

Bạn đã có dự định gì cho riêng mình chưa?

Chương trình học của mình kéo dài khoảng 4 – 5 năm, sau khi học xong mình sẽ dùng số tiền tích góp được đi “phượt” ở một số nước trên thế giới cho “đã” rồi sẽ bắt tay vào làm việc nghiêm túc. Thực ra mình cũng muốn trở về Việt Nam làm trong ngành xuất nhập khẩu. Tuổi trẻ là thời gian để vẫy vùng nhưng quê hương vẫn là bến đỗ bình yên mà, phải không?

Cám ơn bạn về những chia sẻ thú vị.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909/feed/ 0
Làm thêm khi du học Nhật https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834/ https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834/#respond Thu, 04 Apr 2013 02:53:27 +0000 http://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834 Từ nhiều nguồn thông tin, những học sinh chuẩn bị đi du học Nhật Bản cảm thấy rất yên tâm vì những công việc làm thêm ở đây. Những việc làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy…

http://santuyensinh.vn/Administration/Images/du-hoc-nhat-ban-kn.jpg

Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của Nguyễn Hoàng Tuấn Anh cựu du học sinh Nhật Bản, từng học tại trường ĐH Kinh tế thông tin quốc tế ở Matoba, Kawagoe-shi, Saitama, đã về Việt Nam được gần 4 tháng.

Nhiều bạn học sinh đang nhầm tưởng rằng con đường du học đối với họ là trải đầy màu hồng. Sang Nhật Bản họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống sung sướng, an nhàn, thu nhập cao (30 – 40 triệu /tháng). Tôi xin lưu ý với các bạn đang có nhu cầu đi du học như sau: Trước khi các bạn đưa ra quyết định của mình thì nên tìm hiểu mọi thông tin liên quan, nhìn nhận và đánh giá thông tin đa chiều để có được phân tích, đánh giá tốt nhất, chính xác nhất.

Một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng là từ những người đã từng đi du học Nhật Bản (những người đã thành công và cả những người đã thất bại). Các bạn sẽ có một cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về thực tế du học Nhật Bản như thế nào, khó khăn thuận lợi ra sao.

Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao.

Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật).

Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.

Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn. Một khi các bạn chưa chuẩn bị được những hành trang như vậy thì mình khuyên các bạn đừng nên mơ tưởng đến việc học tại Nhật chứ đừng nói đến việc kiếm tiền tại Nhật.

Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đi học về, không đi làm thêm, nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Nhớ lại khi ấy tôi thấy thật xấu hổ.

Tôi sang Nhật nhưng vốn tiếng của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Công ty giới thiệu việc làm cho tôi, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém.

Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Họ khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện rằng sang bên này sẽ khác, làm gì đến nỗi như họ nói, tiếng thì sang Nhật học cũng được lo gì. Giờ tôi chỉ khuyên các bạn một câu đơn giản thôi “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”

Theo những thống kê tôi được biết thì sau trận sóng thần lịch sử, Nhật Bản đang tăng tốc triển khai khôi phục xây dựng lại những gì đã bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đó.

Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.

Hiện tại tôi biết có không ít những bạn đã và đang chuẩn bị theo học các lớp tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản theo chương trình du học vừa học vừa làm. Tôi khuyên các bạn trước hết cần cố gắng học tốt tiếng Nhật lúc còn ở Việt Nam. Đừng vì những thông tin không rõ ràng mà làm ảnh hưởng đến lập trường cũng như tương lai của mình.

Con đường mình đã chọn thì mình phải tập trung cho nó. Có rất nhiều người đã thành công thì tại sao mình lại không thành công? Họ đã bỏ ra những gì? Bạn là người hậu thế, bạn có lợi là học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần xây dựng, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho mình.

Chúc các bạn có được một hành trang thật tốt, thật vững vàng trên con đường học Nhật Bản.

]]>
https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834/feed/ 0
Làm thêm khi du học Anh https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792/ https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792/#respond Fri, 29 Mar 2013 01:40:46 +0000 http://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792 Ở nước ngoài khi các du học sinh muốn làm thêm ngoài giờ học, du học sinh đó cần phải đáp ứng một số điều kiện tùy theo từng nước. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin về việc làm thêm ở Anh.

Ảnh minh họa

Để được cấp giấy phép nhập cảnh vào Anh, bạn cần phải chứng tỏ rằng bạn đủ khả năng tài chính mà không cần phải làm thêm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đi làm thêm ngoài giờ học. Hiện nay, sinh viên quốc tế du học tại Vương quốc Anh được phép làm việc tối đa 20 giờ một tuần trong học kỳ và làm việc trọn ngày trong các kỳ nghỉ.

Hiện nay những việc chủ yếu mà du học sinh Việt lựa chọn là phục vụ trong các quán ăn, cửa hàng McDonald, gia sư… Nếu khả năng tiếng Anh của bạn tốt thì có thể xin làm phiên dịch, phỏng vấn… cho các tổ chức xã hội hay làm gia sư.

Mức lương làm theo giờ thường dao động từ 4 bảng Anh đến 8 bảng Anh một giờ. Nếu bạn làm việc trong quán rượu hoặc quán ăn thì lương của bạn có thể thấp hơn nhưng bù lại, bạn được tiền “boa” từ khách. Nếu làm trợ lý thư viện hoặc giúp việc trong của hàng, lương cơ bản có thể cao hơn chút ít nhưng lại không có tiền “boa”.

Mức lương làm theo giờ là khác nhau, tuỳ theo bạn làm công việc gì và bạn ở vùng nào trên đất Anh. Nên nhớ bạn sẽ được trả lương cao hơn ở London nhưng chi phí sinh hoạt và học tập của bạn cũng sẽ cao hơn.

Có nhiều nơi để tìm việc bán thời gian, thậm chí ngay trong trường của bạn. Bạn có thể xem các bảng thông báo quanh trường mình, tìm trong các báo địa phương, ở trung tâm việc làm và tại văn phòng tư vấn nghề nghiệp của trường. Hiện nay nhiều trường đã có “quầy việc làm” của riêng trường để dán thông báo về những công việc bán thời gian hoặc làm việc trong kỳ nghỉ và đôi khi các “quầy” này còn cho ra bản tin giới thiệu việc làm.

Văn phòng dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cũng có thể đưa ra nhiều thông tin và lời khuyên về việc làm, đào tạo và học nâng cao (gồm cả những cơ hội sau khi tốt nghiệp, giấy phép làm việc và những cơ hội để lấy kinh nghiệm làm việc). Dịch vụ này cũng giúp bạn một cách thiết thực để tìm việc và xin việc.

Tuy nhiên, bạn lưu ý là không được phép làm việc quá 20 giờ/một tuần trong kỳ học chính khoá, trừ trường hợp công việc đó là một chỗ làm thực tập đã được thoả thuận trước hoặc là chương trình thực tập bắt buộc của khoá học do nhà trường thu xếp. Bên cạnh đó, một lời khuyên nữa là bạn vẫn cần phải tập trung vào việc học tại trường vì những khoản thu nhập thêm này chỉ đóng góp một phần vào sinh hoạt phí hàng tháng của bạn.

]]>
https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792/feed/ 0
Trải nghiệm từ làm thêm https://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-tu-lam-them-6586/ https://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-tu-lam-them-6586/#respond Wed, 06 Mar 2013 04:16:49 +0000 http://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-tu-lam-them-6586 Là sinh viên, nếu không trải qua những tháng ngày làm part time, bạn sẽ chẳng bao giờ trải nghiệm được những niềm hạnh phúc bình dị, những áp lực vô hình, và cả những bài học không bao giờ quên được.

Trải nghiệm từ đi làm thêm 1

Có đi làm thêm, bạn mới biết rằng:

Khoảnh khắc hạnh phúc nhất, chính là… 5 phút trước giờ ra về

Sẽ thật tuyệt vời nếu như công việc part time của bạn đúng với sở thích và đam mê. Tuyệt vời hơn nếu công việc đúng với chuyên ngành của bạn.

Nhưng phần lớn sinh viên không được như thế. Họ phải làm việc chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Có những công việc rất vô vị, rất cực nhọc, phải làm lặp đi lặp lại mỗi ngày, khiến họ cảm thấy thời gian làm việc thật lâu và lúc nào cũng trông ngóng hết giờ. Càng trông ngóng, thời gian càng dài lê thê. Vậy nên họ luôn cố hình dung xem về nhà sẽ làm gì, và họ chợt cảm thấy lúc này, về nhà là điều mà họ mong mỏi nhất, khiến họ hào hứng nhất.

Tiền lương không bao giờ là đủ

Khi đi làm bạn mới hiểu, tiền lương không là gì so với công sức bạn bỏ ra. Bạn đi làm phục vụ, lễ tân, nhân viên giao hàng… Đó đều là sức lao động của bạn. Phải đứng dưới nắng, dưới mưa, chạy bàn, hoặc rong ruổi khắp thành phố… Để có được một món tiền nhỏ, bạn phải đánh đổi cả sức khỏe và nhan sắc. Đừng cho rằng làm thêm có tiền là sướng. Thực tế, không sinh viên nào có thể làm thêm ở một chỗ quá lâu. Vì họ không chịu được áp lực và tiền lương không bao giờ xứng với công sức của họ.

Biết trân trọng thời gian

Đi làm thêm, thời gian trong ngày của bạn bị rút ngắn. Bạn không thể đi chơi hay nghỉ ngơi, thư giãn được nhiều như bạn bè cùng trang lứa. Chính vì vậy mà bạn sẽ trân trọng thời gian của mình và không làm nhiều việc vô bổ. Nếu ở nhà, có thể bạn sẽ chơi game, đọc truyện tranh, hay đơn giản là nằm ườn ra xem tivi. Nhưng khi bạn đi làm thêm, bạn sẽ có áp lực để học hành, và thậm chí nếu đi làm thêm nhiều, bạn cũng chẳng bao giờ than vãn về chuyện không có người yêu nữa, vì bạn không có thời gian để nghĩ đến.

Khi đi làm, luôn phải nhẫn nhịn

Part time không dễ dàng và thú vị như bạn tưởng tượng. Xã hội rất phức tạp và các mối quan hệ xã giao ít khi suôn sẻ. Khi đi làm có nghĩa là bạn đang ở trong một xã hội thu nhỏ, nên việc “chạm trán” với những rắc rối là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn như bị đồng nghiệp ghét, bị chủ phàn nàn, bị trừ lương, bị chèn ép… Và bạn đều phải nhẫn nhịn trước những điều đó. Sau những rắc rối, có bạn sẽ buông xuôi, nhưng có bạn sẽ mạnh mẽ hơn và rất thành công sau này.

Và còn rất nhiều điều nữa, mà chỉ khi đi làm thêm, bạn mới hiểu. Dù tích cực hay tiêu cực thì đó cũng là những trải nghiệm quý báu để bạn thành công hơn, đến gần hơn với ước mơ của mình.

]]>
https://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-tu-lam-them-6586/feed/ 0
Du học Úc vừa học vừa làm https://atlantic.edu.vn/du-hoc-uc-vua-hoc-vua-lam-6223/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-uc-vua-hoc-vua-lam-6223/#respond Wed, 05 Dec 2012 03:21:36 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-uc-vua-hoc-vua-lam-6223 Không phải bạn trẻ nào cũng đi du học bằng tiền học bổng mà cũng không phải được đi du học bằng học bổng là không cần lo lắng đến chi phí học tập sinh hoạt phát sinh. Vì vậy, hầu hết những học sinh, sinh viên khi du học nước ngoài đều cố gắng tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp.

http://media.tiin.vn/medias/4f02c19e51372/2012/06/26/40ff514e-3654-4e64-9dfe-060d6077894f.jpg

Tìm việc làm thêm không chỉ giúp du học sinh có thêm trải nghiệm, kiến thức về cuộc sống mà cái chính là giúp cho các du học sinh có thêm thu nhập để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài thời gian học tập trên lớp cũng như tự ôn luyện, du học sinh sẽ có thời gian rảnh rỗi vào buổi sáng hoặc chiều tối tùy  thuộc vào lịch học cá nhân, vì vậy đây là thời điểm họ tham gia làm thêm hợp lý.

Những công việc làm thêm phổ biến được các du học sinh tham gia nhiều như: phục vụ nhà hàng, hái dâu, nho, táo ở trang trại, đưa báo, đưa sữa hoặc công việc tốt hơn thế là được làm một số việc ngay tại nơi mình theo học.

Khi được cấp thị thực du học Úc, bạn sẽ được phép làm việc bán thời gian ngay khi nhập học với thời gian tối đa là 20 giờ/tuần. Những người đi làm sẽ có hồ sơ và mã số thuế do sở Thuế vụ Úc cấp để quản lý. Trung bình, sinh viên làm thêm có thể kiếm 6 – 15 AUD/giờ. Làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tiền công được trả cao hơn. Trung bình thu nhập khoảng 800 – 1.500 AUD/tháng. Đối với thạc sĩ hoặc tiến sĩ, làm gia sư cho sinh viên trẻ hơn cùng ngành sẽ kiếm được khoảng 40 AUD/giờ.

Thông tin về việc làm sẽ được đăng trên bảng tin của trường, các trang web tìm kiếm việc làm ở địa phương hoặc từ chính những người bạn, người hàng xóm xung quanh.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-uc-vua-hoc-vua-lam-6223/feed/ 0