Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Cuộc sống du học sinh Hàn Quốc https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 GIỚI THIỆU ĐẠI HỌC DAEGU HANNY – DAEGU – CẤP VISA CODE https://atlantic.edu.vn/gioi-thieu-dai-hoc-daegu-hanny-daegu-cap-visa-code-15426/ https://atlantic.edu.vn/gioi-thieu-dai-hoc-daegu-hanny-daegu-cap-visa-code-15426/#respond Mon, 26 Apr 2021 03:55:06 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=15426 Daegu là một thành phố công nghiệp sản xuất,  lớn thứ 4 của Hàn Quốc . Đây là nơi lý tưởng cho du học sinh  sống và học tập nhờ chi phí thấp, nhiều việc làm thêm. Hôm nay Atlantic xin giới thiệu trường ĐẠI HỌC DAEGU HANNY – cấp visa code, ngôi trường lâu đời nghiên cứu Đông Y số 1 Hàn Quốc tại Daegu.

Đại học Daegu Hanny

Đại học Daegu Hanny

TỔNG QUAN

Năm thành lập: 1980

Địa chỉ: 201 Daegudae-ro, Gyeongsan, Gyeongbuk, Hàn Quốc

Trường đại học top đầu trong dự án “Liên kết giáo dục với doanh nghiệp” PRIME (Program for IndustrialNeeds- Matched Education) của chính phủ. Một số dự án khác mà trường đang tham dự: Dự án Chuyên môn hóa Đại học Địa phương (CK), Dự án Tăng cường Năng lực Nhân văn Đại học (CORE), Dự án Hỗ trợ Hệ thống Giáo dục Suốt đời (LiFE)…

Chuyên ngành nổi bật: Đông Y. Ngoài ra trường còn đào tạo các chuyên ngành khác như: Kỹ thuật dược, Khoa học dược phẩm, Phúc lợi xã hội, Kiến trúc và xây dựng, Du lịch và giải trí…

Đại học Daegu Hanny 2

Một số góc đại học Daegu Hanny

HỌC PHÍ

Hệ khóa tiếng

  • Phí đăng ký: 50,000 KRW
  • Học phí: 4,800,000 KRW/năm

Hệ đại học

  • Phí đăng ký: 30,000 KRW
  • Học phí:  2.800.000 – 4.000.000 KRW/ kỳ (tùy từng ngành)

KÝ TÚC XÁ

Trường có ký túc xá cho sinh viên quốc tế với chi phí: 1,051,000 KRW/6 tháng.

Ký túc xá

Ký túc xá

HỌC BỔNG

Học bổng kỳ đầu

  • TOPIK level 2 : 30% học phí
  • TOPIK level 3 : 50% học phí
  • TOPIK level 4 : 60% học phí
  • TOPIK level 5 : 80% học phí

Học bổng kì hai

  • GPA 2.5 ~ 3.0 : 40% học phí
  • GPA 3.0 ~ 4.0 : 50% học phí
  • GPA 4.0 ~ 4.5 : 80% học phí

Học bổng Topik

  • Học sinh đạt TOPIK 5 : USD840
  • Học sinh đạt TOPIK 6 : USD1,260

KẾT LUẬN

Nếu bạn lựa chọn Daegu làm điểm đến của mình thì hãy cân nhắc lựa chọn ĐẠI HỌC DAEGU HANNY nhé. Đây là một ngôi trường lý tưởng cho du học sinh với thế mạnh về đào tạo nhân tài và nghiên cứu phát triển, học phí và chi phí sinh hoạt thấp cùng nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên làm thêm.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Trụ sở chính: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: duhoc@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0936 450 050/ 093 335 35 38/19000033

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/gioi-thieu-dai-hoc-daegu-hanny-daegu-cap-visa-code-15426/feed/ 0
ĐẠI HỌC VĂN HÓA KEIMYUNG – DAEGU – TOP 3 CẤP CODE https://atlantic.edu.vn/dai-hoc-van-hoa-keimyung-daegu-top-3-cap-code-15404/ https://atlantic.edu.vn/dai-hoc-van-hoa-keimyung-daegu-top-3-cap-code-15404/#respond Sat, 17 Apr 2021 03:37:45 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=15404 Nằm tại trung tâm thủ phủ công nghiệp Daegu, có một ngôi trường Top 3, cấp code siêu nhanh visa thẳng đi Du học Hàn Quốc. Đó là trường ĐẠI HỌC VĂN HÓA KEIMYUNG (KMCU). Hãy cùng Atlantic tìm hiểu ngôi trường này nhé.
Đại học Văn hóa Keimyung

Đại học văn hóa Keimyung

THÔNG TIN TRƯỜNG

Năm thành lập: 1962.

Địa chỉ: 675, Dalseo-daero, Dalseo-gu, Daegu, Hàn Quốc.

KMCU được Bộ Giáo dục công nhận  về năng lực quốc tế hóa giáo dục 4 năm liên tục. Được chọn là trường đại học giám sát cho Dự án Blue Ladder vào năm 2020 trong 2 năm liên tiếp (Dự án trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc ngắn hạn 1 tháng cho sinh viên quốc tế) và một số thành tích khác

Chuyên ngành thế mạnh của nhà trường là: Cơ Khí, Nấu Ăn, ăn Hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có đa dạng các chuyên ngành khác như: Khoa máy vi tính, Khoa làm đẹp, Khoa thời trang, Khoa thiết kế nội thất và kiến trúc…

Đại học văn hóa Keimyung 2

Một số góc hình ảnh Đại học văn hóa Keimyung

HỌC PHÍ

Hệ tiếng Hàn: 

Phí nhập học: 100,000 KRW

Học phí: 4,400,000 KRW/năm

Hệ đại học

Phí nhập học: Tất cả học sinh nước ngoài khi nhập học lên chuyên ngành đều được miễn giảm phí nhập học

Học phí: 2,560,000 KRW ~ 3,118,000 KRW

KÝ TÚC XÁ

Trường có khu ký túc xá dành cho sinh viên chia nam/ nữ riêng biệt, trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ sách, phòng tắm, bồn rửa, máy giặt, tủ lạnh. Phí ký túc xá bao gồm tiền đặt cọc 50,000 KRW và tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả đầy đủ khi rời đi.

Kiểu phòng Sức chứa Phí
KTX nam 1 phòng 2 người 138 người 620,000 KRW/ học kỳ

KTX nữ

 

 

1 phòng cho 4 người (tòa nhà A)

1 phòng cho 4 người (tòa nhà B)

1 phòng cho 2 người (tòa nhà B)

140 người

136 người

20 người

540,000 KRW / học kỳ

590,000 KRW / học kỳ

870,000 KRW/ học kỳ

KẾT LUẬN

Nằm tại thủ phủ công nghiệp Daegu của Hàn Quốc, ĐẠI HỌC VĂN HÓA KEIMYUNG là nôi đào tạo nghề nổi bật của thành phố. Chi phí sinh hoạt chỉ rẻ bằng 1/2 so với Seoul trong khi nhiềuviệc làm thêm tại các nhà máy, phân xưởng. Đây chính là lựa chọn hàng đầu cho các bạn du học sinh Việt Nam muốn đi du học Hàn Quốc với chi phí vừa phải và có thể tự hỗ trợ sinh hoạt của bản thân.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC
Công ty Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương

  • Trụ sở chính: 33 Phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: duhoc@atlantic.edu.vn
  • Hotline: 0936 450 050/ 093 335 35 38/19000033

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/dai-hoc-van-hoa-keimyung-daegu-top-3-cap-code-15404/feed/ 0
Những lưu ý khi du học Busan https://atlantic.edu.vn/nhung-luu-y-khi-du-hoc-busan-7159/ https://atlantic.edu.vn/nhung-luu-y-khi-du-hoc-busan-7159/#respond Wed, 10 Jul 2013 08:54:09 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-luu-y-khi-du-hoc-busan-7159 Khi có ý định di du học tại Hàn Quốc, hầu hết các bạn sinh viên đều có những điều phân vân như: Chọn trường nào phù hợp nhất? Sống ở thành phố nào? Chi phí sống ra sao? Tuy nhiên với nhiều du học sinh thì thay vì lựa chọn thủ đô các bạn lại chọn Busan là điểm đến du học của mình.

alt

Busan là 1 thành phố với môi trường tự nhiên được pha trộn hoàn hảo giữa sông, núi và biển. Khí hậu của thành phố chia làm 4 mùa rõ rệt với sự ôn hòa và ổn định không quá nóng hay lạnh.

Địa lý của thành phố bao gồm một đường bờ biển với các bãi biển đẹp tuyệt đẹp và những vách đá hùng vỹ, các dòng suối nóng trải khắp cả thành phố.

Cảng nước sâu với sóng thủy triều nhẹ nhàng đã khiến busan phát triển trở thành cảng lớn nhất ở Hàn Quốc và lớn thứ năm trên thế giới.

Tài nguyên tự nhiên của thành phố với nền văn hóa giàu có đã mang đến danh tiếng ngày càng tăng cho Busan như một thành phố đẳng cấp về văn hóa và du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn trên toàn thế giới.

Loại hình nhà ở của Busan

Ngôi nhà truyền thống

Những ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc được xây từ gỗ. Chúng có hệ thống sưởi dưới sàn vào mùa đông, sàn lát gỗ nối các phòng và cửa ra vào, khiến ngôi nhà mát hơn vào mùa hè

Chung cư cao tầng

Các căn hộ chung cư thường có diện tích vào khoảng: 42.975 m 2, 59.504 m 2 , hoặc 82.645 m 2 , nhưng cũng có nhiều căn hộ xa xỉ với diện tích lên tới gần 200 m 2

Nhà cá nhân

Các ngôi nhà cá nhân thường từ 1-2 tầng và có một khoảng sân nhỏ phía trước nhà.

Nhà một phòng

Là các căn hộ có khu vực để ngủ, sống và nấu ăn tất cả chỉ trong cùng một phòng, với một phòng tắm nhỏ trong đó. Loại nhà này ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Phương tiện giao thông

Xe buýt nội địa

Có 3 loại xe buýt: xe buýt địa phương, xe buýt xuyên quốc gia và xe buýt sân bay. Riêng xe buýt địa phương cũng có 3 loại: xe buýt thành phố, xe buýt nhanh và xe buýt đêm.

Vé xe buýt có thể trả bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ, hoặc thẻ xe buýt (được dùng cho cả xe buýt và tàu điện ngầm).

Taxi

  • Taxi thường: bạn có thể bắt loại taxi này tại trạm chờ xe taxi hoặc vẫy ngoài đường. Giá vé trung bình khoảg 2,200 won/2km
  • Taxi cao cấp: có thể dùng dịch vụ điện thoại miễn phí và có thể trả bằng thẻ tín dụng. Loại xe này dễ tìm ở khu vực sân bay, khách sạn . Giá vé trung bình khoảng 4,500 won/3km.

Tàu điện ngầm

Với hệ thống tàu điện ngầm rộng lớn có thể đưa khách đến khắp mọi nơi. Thông báo các điểm đến được nói bằng tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật và cả tiếng Trung.

Tàu Hàn Quốc

  • Tàu tốc hành: Hệ thống tàu nhanh với công nghệ tiếng tiếng hàng đầu đưa khách hàng đi một cách nhanh nhất và thoải mái nhất. Vé được mua trên hệ thống đặt trước.
  • Tàu thường: Phương tiện giao thông với khoảng cách xa một cách thuận tiện và kinh tế. Tàu được trang bị các điện thoại công cộng không dây và một nhà hàng.
]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-luu-y-khi-du-hoc-busan-7159/feed/ 0
Chi phí học tập sinh hoạt ở Seoul https://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158/ https://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158/#respond Wed, 10 Jul 2013 08:28:06 +0000 http://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158 Đối với bất cứ ai có kế hoạch tới Hàn Quốc học tập hoặc làm việc, đều quan tâm muốn biết chi phí sống ở Hàn Quốc thế nào và điều thứ 2 mà bạn muốn biết là – liệu bạn có bị sốc văn hóa khi sang Hàn Quốc sinh sống hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn định hướng kế hoạch sống tại Hàn Quốc mà ở đây cụ thể là Seoul.

http://www.ciee.org/study-abroad/images/programs/0056/headers/desktop/seoul-korea-arts-and-sciences-study-abroad-program-market-fruits-308.jpg

Chi phí cuộc sống trung bình của 1 người

Chi phí

Trung bình thấp (KRW)

Thuê nhà ở 300.000
Tiền gas, nước, điện 100.000
Thức ăn 200.000
Di động 20.000
Internet 20.000
Chi phí đi làm (phương tiện giao thông) 50.000
Bác sỹ 5.000
Chi phí khác (tiệc, du lịch…) 60.000
Tổng chi phí 755.000 = 680 USD

Chi phí sống của nữ du học sinh Nam Phi

  • Nhận 500,000 KRW học bổng mỗi tháng cho chi phí sống.
  • Sống ở Goshiwon và gần với trường đại học vì vậy cô ấy không phải tốn nhiều tiền xe cộ.
  • Sở hữu di động đơn giản với thẻ gọi điện để gọi ra nước ngoài.
  • Sử dụng tiện ích Internet tại phòng lab của trường.
  • Không đóng bảo hiểm, vì cô ấy không có khả năng chi trả phí bảo hiểm. Cô ấy nói với bố mẹ cô ấy gửi thuốc cho ấy từ nhà sang.
  • Bận rộn tất cả các cuối tuần học và làm bài tập được giao vì thế cô không có nhiều thời gian hẹn bạn bè và đi dự tiệc.
  • Maya cố gắng giữ chi phí hàng tháng dưới mức 500,000 KRW (xấp xỉ: 500 usd/tháng)

Chi phí sống của 1 kĩ sư hóa học

  • Sống trong một căn hộ ở Seoul.
  • Văn phòng của anh ấy ở Gangnam trong khi nơi anh ấy sống là khu vực trung tâm của Seoul, vì vậy anh ấy bắt đầu điện ngầm hàng ngày để đi làm.
  • Sở hữu một chiếc Smart Phone với tiện ích 3G.
  • Anh ấy đi khám bác sỹ hàng tháng khoảng 10,000 won (bao gồm cả thuốc) như trong bảo hiểm việc làm của anh ấy.
  • Vào cuối tuần, anh ấy bận rộn đi câu lạc bộ, và dự tiệc để khám phá Hàn Quốc.
  • Chi phí sống của anh ấy khoảng 1,800,000 KRW/ tháng (xấp xỉ: 1,800 usd/tháng)

Lưu ý

  • Những cá nhân những người sống đạm bạc có thể giữ chi phí dưới 500,000 KRW/tháng
  • Những cá nhân sống chia sẻ phòng để cắt giảm chi phí nhà ở và phí điện nước lên tới 50%.
  • Cá nhân người mà ở gần với căn phòng hoặc trường đại học có thể tiết kiệm chi phí đi lại. Tuy nhiên nếu công ty bạn ở khu thương mại thì chi phí thuê có thể sẽ cao.
  • Các cá nhân tự nấu ăn thì có thể giảm một khoản phí khá lớn.
]]>
https://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158/feed/ 0
Jeju trong tâm trí du học sinh Việt https://atlantic.edu.vn/jeju-trong-tam-tri-du-hoc-sinh-viet-6986/ https://atlantic.edu.vn/jeju-trong-tam-tri-du-hoc-sinh-viet-6986/#respond Fri, 17 May 2013 04:23:06 +0000 http://atlantic.edu.vn/jeju-trong-tam-tri-du-hoc-sinh-viet-6986 Khám phá Jeju – hòn đảo ngọc của xứ sở kim chi – bối cảnh thiên đường trong những bộ phim tình cảm, lãng mạn qua lời kể của bạn Lê Đại Dương – du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Jeju xanh tươi là bối cảnh lãng mạn cho nhiều bộ phim Hàn

Đến với Hàn Quốc chắc chắn khách du lịch không thể không đến đảo Jeju xinh đẹp. Hàn Quốc là một đất nước có nhiều những địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng đặc trưng và được nhiều người biết đến là đảo Jeju. Đây là một đảo khá lớn nằm phía Nam của Hàn, khí hậu ấm áp, con người thân thiện và đặc biệt dịch vụ du lịch trên đảo cực tốt. Có thể nói, Jeju luôn đẹp, nhưng đẹp nhất vào mùa xuân và mùa thu.

Những vườn quýt trĩu quả gợi nhớ quất ngày Tết ở Việt Nam

Những vườn quýt trĩu quả gợi nhớ quất ngày Tết ở Việt Nam

Đến với Jeju bạn sẽ được thưởng thức những món socola được chiết suất từ những hoa quả đặc trưng trên đảo như: socola quýt, socola xương rồng,… Và đặc biệt là món thịt lợn Đen Jeju là một món thịt đặc trưng nhất của khu vực này.

Jeju là một hòn đảo lớn, có đầy đủ dịch vụ như ở đất liền, có cảng bay quốc tế, có nhà hàng khách sạn đạt chuẩn quốc tế, đường xá thuận tiện,..ngoài ra Jeju còn có những công trình phục vụ riêng cho khác du lịch tham quan như bảo tàng 3D, khu vui chơi giải trí riêng cho khách du lịch: cưỡi ngựa, đua xe,…

Đường phố trên đảo vào ban ngày…

Đường phố trên đảo vào ban ngày…

…và đêm

…và đêm

Khi ra Jeju chắc chắn bạn sẽ không thể không đến với gềnh đá được xếp hình trụ tự nhiên. Tại đây, bạn sẽ được ngồi trên cano cao tốc, cảm giác mạnh khiến bạn như đang được bay trên mặt nước… rất thú vị. Trên đảo Jeju cũng còn rất nhiều khu rừng tùng tự nhiên lâu năm. Du khách sẽ được tham quan những ngôi mộ cổ của cư dân Jeju thời xưa còn nguyên vẹn trong rừng tùng.

Ngoài những nét đặc trưng thì Jeju còn nổi tiếng với những món hải sản tươi sống và món sup Jeju rất ngon miệng với người nước ngoài. Điều đặc biệt nữa khi bạn đến với Jeju những nhà hàng hải sản nổi tiếng bạn sẽ gặp rất nhiều phụ nữ Việt Nam bán và phục vụ trong các nhà hàng đó. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi có một chị bán hàng ra nói chuyện với bạn bằng tiếng Việt tại Jeju. Tất nhiên nếu đúng là người Việt bạn sẽ được các chị ưu tiên hơn những ngươi khác khi gọi món đấy.

Khu mộ cổ trong rừng tùng cổ thụ

Khu mộ cổ trong rừng tùng cổ thụ

Món hải sản sống đặc trưng Jeju

Món hải sản sống đặc trưng Jeju

]]>
https://atlantic.edu.vn/jeju-trong-tam-tri-du-hoc-sinh-viet-6986/feed/ 0
Tâm sự của du học Hàn Quốc https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-han-quoc-6837/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-han-quoc-6837/#respond Thu, 04 Apr 2013 03:06:29 +0000 http://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-han-quoc-6837 Dưới đây là tâm sự của một du học sinh Hàn Quốc, những lời tâm sự rất chân thật và dễ thương. “…Là mỗi khi bước ra ngoài đường, nhìn thấy gái Hàn thì lại mỉm cười vì hạnh phúc, khi biết rằng con gái Việt Nam mình xinh hơn, dịu dàng hơn nhiều lắm…”

Đi du học…

  • Là những ngày tuyết rơi phủ trắng mọi thứ bên ngoài khung cửa sổ thì nhớ đến cái nắng ấm phương nam.
  • Là khi cơn mưa đầu thu rơi, lại tự hỏi sao nơi đây mưa không mát lạnh như cơn mưa ở nhà mình.
  • Là lòng lại quặn thêm một khúc ruột khi nghe chị bảo ở nhà mưa to, quê mình ngập lụt.
  • Là mỗi khi bước ra ngoài đường, nhìn thấy gái Hàn thì lại mỉm cười vì hạnh phúc, khi biết rằng con gái Việt Nam mình xinh hơn, dịu dàng hơn nhiều lắm.
  • Là luôn nghĩ rằng, tiếng Hàn là thứ tiếng dân tộc, còn tiếng Việt mình là thứ ngôn ngữ hay ho nhất, đẹp nhất mà mình được nghe.
  • Là mỗi khi rảnh rỗi, nhìn đồng hồ rồi lại trừ đi hai tiếng và tưởng tượng nếu giờ này mình ở Việt Nam thì sẽ làm gì.
  • Là mỗi lần ăn, lại chỉ thèm một bữa ăn với một chén nước mắm, một đĩa rau muống luộc, một khúc thịt ba chỉ và hai chén cơm thơm thơm.
  • Là sẽ đếm ngược từng con số 211,210,209,.. để đợi đến ngày được về nhà, được gặp những đứa bạn yêu yêu, ghét ghét kia.
  • Là vui,
  • Là buồn,
  • Là nhớ,
  • Là chán chường
  • Là thương,
  • Là ghét
  • Là hạnh phúc
  • Là tủi thân của bao nhiêu du học sinh xa nhà…
  • Là buồn rười rượi khi đọc status của một người bạn trên Facebook: “Đêm hôm lạnh lẽo, không có gì ấm lòng bằng một bát phở tái~Hehe”
  • Là những khi không cho phép bản thân nản lòng mà phải cố sống sao cho một lúc nào đó, sẽ tự hào kể với mọi người rằng: Mình đã từng đi du học như thế đấy.
  • Là sẽ cười trừ khi đứa bạn cấp ba nói bâng quơ,”giờ này, có mày ở đây, chắc vui lắm nhỉ”
  • Là những ngày tự nhủ với bản thân, đã đi du học nghĩa là đi để học, học nhiều, học nhiều hơn, học nhiều hơn nữa.
  • Là mỗi ngày sẽ nghe một chút nhạc tiếng Việt để nguôi ngoai đi cái thèm được gọi tên Việt Nam.
  • Là câu nói nhẹ của mẹ ”Cố gắng lên nghe con” mà nhiều lúc tự cảm thấy hổ thẹn với bản thân
  • Là không mất đi thói quen hét lên vui sướng tột cùng khi xem đội tuyển Việt Nam ghi được bàn thắng vào lưới đối phương mỗi mùa bóng đá
  • Là học hành vất vả,
  • Là nụ cười mạn nguyện
  • Là những đêm thức trắng,
  • Là cái tát của đường đời,
  • Là những phút giây nghỉ ngơi thảnh thơi.
  • Là lúc tự thành thật với bản thân rằng: “Đi du học, nào có dễ đâu”.
  • Và là học ở Hàn, sống ở Hàn, nhưng vẫn luôn nghĩ về Việt Nam như thế đấy.

Mỹ Ngọc (Sưu tầm)

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-han-quoc-6837/feed/ 0
Du học sinh Việt năng động tại Hàn https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-nang-dong-tai-han-6817/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-nang-dong-tai-han-6817/#respond Tue, 02 Apr 2013 07:25:34 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-nang-dong-tai-han-6817 Tự tin, năng động, cởi mở là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi gặp Hoàng Kim Phượng, nữ sinh Việt Nam tại trường Đại học nữ Sookmyung, Hàn Quốc.

Cô nữ sinh Việt năng động trên đất Hàn

Hoàng Kim Phượng (bên phải) đang phiên dịch cho các phóng viên VOV khi đi thăm các di tích ở Hàn Quốc .

Hoàng Kim Phượng chính là một trong 10 người Việt Nam tham gia đạp xe trong hành trình “Đồng hành hữu nghị da cam Việt- Hàn” nhân kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt- Hàn.

Phượng kể, tham gia chặng đường dài gần 1.700 km từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội trong suốt 26 ngày là một kỷ niệm khó quên. Trong 26 ngày đạp xe ròng rã, những buổi nghỉ giữa các chặng, Phượng và đoàn đồng hành lại được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như: đi thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng; tiến hành phẫu thuật cho trẻ em hở hàm ếch ở bệnh viên đa khoa Quảng Nam; thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn, Nghệ An…

“Lúc đầu khi tham gia sự kiện này, em chỉ nghĩ là cơ hội được về thăm quê hương và được biết nhiều hơn về cảnh đẹp của đất nước. Nhưng khi đồng hành cùng đoàn, được chứng kiến tận mắt nỗi đau của các nạn nhân chất độc da cam, được nghe câu chuyện cảm động của những người lính ở ngay trên cầu Hiền Lương, em thực sự thấy đây là một hành trình đầy ý nghĩa của bản thân. Chỉ có qua những chuyến đi như thế này, những người trẻ tuổi như em, không phải trải qua cuộc chiến tranh mới thấu hiểu được cuộc sống ngày hôm nay đã được đổi bằng máu và nước mắt của các thế hệ đi trước. Và chuyến đi này thôi thúc những người trẻ phải nhìn nhận lại mọi việc, phải sống sao cho xứng với cha anh” – Phượng tâm sự.

Hành trình này cũng đã cho Phượng cơ hội được khám phá nhiều hơn cảnh đẹp của đất nước, về con người Việt Nam. “Quê em ở Hải Phòng, nước biển màu đỏ nên khi đi đến miền Trung, lần đầu tiên được thấy biển xanh, cát trắng, em rất ngỡ ngàng và thích thú. Càng đi, em lại càng biết thêm rằng, đất nước mình vô cùng đẹp. Chắc chắn đây sẽ là món quà thú vị mà em sẽ giới thiệu với các bạn Hàn Quốc và các bạn nước ngoài đang học tại Hàn”.

Phượng tâm sự, tham gia cuộc hành trình đầy ý nghĩa này, như là một cơ may. Đó là vào khoảng tháng 7/2012, khi đang làm ở cộng tác viên ở Đài KBS, Phượng đã biết thông tin về cuộc hành trình và đăng ký tham gia. Sau khi được phía bạn lựa chọn là một trong 10 người sẽ đạp xe xuyên suốt cuộc hành trình, Phượng cũng ít nhiều lo lắng, bởi chuyến đi sẽ kéo dài ròng rã 26 ngày với chặng đường gần 1.700 km, bất kể nắng mưa.

“Nhưng em thấy đây là cơ hội tốt để giao lưu, học hỏi và thử sức, nên quyết tâm tham gia. Trước khi về Việt Nam khoảng 1 tháng, chúng em rủ nhau cùng luyện tập ở dốc Nam San và tăng dần cường độ để có thể theo đến cùng cuộc hành trình. Chuyến đi cũng khá vất vả nhưng sau chuyến đi, em tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Một kinh nghiệm vô cùng quý là làm việc theo nhóm, nó giúp ích cho em rất nhiều trong cuộc sống”- Phượng chia sẻ.

“Nếu không tự tin, tự mình tạo ra nó vậy”

Khi kể về mình, Phượng hay nói những cơ hội có được là do may mắn. Nhưng chúng tôi đều hiểu rằng, nếu không có sự nỗ lực không ngừng nghỉ thì chắc chắn Phượng không có nhiều may mắn đến như vậy.

Một trong nhiều “may mắn” là Phượng được tuyển làm cộng tác viên cho Đài Phát thanh-Truyền hình quốc gia Hàn Quốc (KBS). Cơ may này cũng bắt nguồn từ chính sự vận động của bản thân Phượng. Bởi khi mới sang Hàn Quốc, Phượng gần như được “thả” vào một môi trường hoàn toàn xa lạ. “Mặc dù em sang đây học thạc sỹ cũng phải qua thi tuyển tiếng Hàn, nhưng khi đến đất Hàn, gặp người bản địa em cảm thấy rất tự ti. Môi trường học ngoại ngữ trong nước và nước ngoài khác xa nhau. Dù trong nước nó tốt đến đâu, nhưng ra nước ngoài tiếp xúc với người bản địa, nhiều người luôn có cảm giác mình nói ngọng. Mấy tháng đầu, ngồi trong lớp em không dám nói gì, lúc nào cũng cảm thấy như tất cả mọi người đổ dồn mắt vào mình. Nhưng rồi em nghĩ, nếu cứ tiếp tục như thế này sẽ không ổn, cuộc sống sẽ không nhiều ý nghĩa và dẫn đến rất nhiều áp lực cho bản thân, em quyết định đi làm thêm để học thêm tiếng”.

Công việc của Phượng là làm ca một cửa hàng tiện ích 24/24 của Hàn Quốc và chỉ có một mình Phượng trông cửa hàng: “Mỗi khi có tiếng chuông cửa, nghĩa là có khách. Đầu tiên là em phải chào hỏi, khi họ về phải cảm ơn. Những câu đó dần dần thành thói quen, là câu cửa miệng. Sau đó, em mạnh dạn tiếp xúc với khách, hỏi họ có cần mua gì thêm, hoặc xem thanh toán của họ có đúng không và trả lời các câu của khách khi mua hàng. Ở trong môi trường như vậy, bắt buộc mình phải nói tiếng Hàn. Khi em nói sai, có người chỉ cười, có người hỏi em là người nước nào, có người sửa cho em. Làm việc ở đó sau vài tháng, tiếng Hàn của em khá lên rất nhiều. Đó là môi trường không mang tính chính quy như trường học nhưng lại rất tốt để phát triển về tiếng”.

Phượng kể, các giảng viên trong trường thường nói vui với sinh viên ngoại quốc, muốn khá tiếng Hàn, cách nhanh nhất là tìm người yêu là người bản địa. Và chỉ sau vài tháng, các thầy cô ở đây rất ngạc nhiên vì Phượng hoàn toàn là một con người khác. Từ một người không dám phát biểu trong lớp, thì nay nếu có cơ hội là Phượng “thể hiện”, đến nỗi có giảng viên còn khẳng định Phượng đã tìm được người yêu Hàn Quốc.

“Tự tin hay không là ở mỗi người, nếu chúng ta không có thì tự làm ra nó vậy. Các bạn mới đi du học phải vượt qua được tâm lý tự ti. Ngay cả tiếng Việt, khi nói chuyện với nhau, không phải câu nào cũng đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và tất cả các thành phần của câu, mà người ta còn hiểu nhau qua cả ngôn ngữ cơ thể. Theo kinh nghiệm của em thì cứ mạnh dạn tiếp xúc, ban đầu chỉ cần nói chính xác về danh từ, dần dần trong quá tình tiếp xúc sẽ quen và sửa được lỗi sai của mình”- Phương chia sẻ.

Bây giờ, khả năng tiếng Hàn của Phượng đã đủ tự tin để Phượng nói chuyện với bất kỳ người bản xứ nào. Có nhiều lần lên xe buýt, nghe Phượng nói chuyện, người Hàn Quốc còn nhầm Phượng là một người bản địa đến từ một địa phương nào đó ở nước Hàn.

Trên đường phố ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc)

Trên đường phố ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) .

Hiện nay, công việc của Phượng khá bận rộn, vừa là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam của trường Đại học nữ Sookmyung, vừa lo chuẩn bị tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ, vừa đi dạy tiếng Việt cho người Hàn và tiếng Hàn cho những sinh viên, người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc.

“Cơ may” để Phượng bận rộn như vậy cũng lại một lần nữa bắt nguồn từ sự vận động liên tục của Phượng. Đó là khi đã xác định mình phải tự thân và tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình, Phượng lên mạng tìm hiểu các website của Hàn Quốc về tìm kiếm việc làm và đăng tải thông tin về bản thân lên đó. Những người Hàn cần tiếng Việt và những người Việt cần học tiếng Hàn người ta sẽ tìm đến.

Cùng lúc đó, qua một người bạn, Phượng liên hệ đến một công ty phần mền ứng dụng dạy tiếng Hàn cho người châu Á. Ban đầu Phượng tham gia dạy miễn phí cho công ty này. Phượng soạn các giáo trình về nhập môn gồm 15 bài và giáo trình sơ cấp cũng gồm 15 bài có nội dung liên quan đến cuộc sống, giao tiếp hàng ngày để người học có thể đọc và nghe. Chương trình được quay thành video. Nhưng sau đó có ai đó đã nhập chương trình lên Youtube nên có rất nhiều người biết đến “cô giáo” Phượng. Giờ đây, chương trình đã trở nên quen thuộc với các du học sinh  mới sang Hàn, vì thế khi nhắc đến Phượng, có khá nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh biết đến.

Cũng từ chương trình dạy ngoại ngữ của Phượng “tràn lan” trên Youtube, Phượng cũng được nhiều người Hàn “hỏi thăm”. Trong số đó có một người bạn của nhà báo Jiny, trưởng phòng tiếng Việt, Đài KBS. Sau khi phỏng vấn, Phượng được nhận vào làm cộng tác viên cho chương một chương trình giới thiệu về Hàn Quốc ở Đài KBS.

Sau khi làm ở KBS gần 1 năm, vì quá bận rộn với việc vừa học, vừa là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam của trường, vừa đi dạy thêm cho các chương trình dạy tiếng Việt – Hàn, Phượng nghỉ cộng tác ở Đài KBS. “Một lý do nữa là sau gần một năm làm ở đây, với công việc là mỗi tuần phải tự thiết kế một chương trình âm nhạc mà trong mỗi chương trình phải có sự đổi mới, nên em nghĩ mình nên dừng lại để người khác làm sẽ tránh được sự nhàm chán và có nhiều mới lạ”- Phượng bộc bạch.

Hiện tại Phượng đang tất bận chuẩn bị cho kỳ thi lấy bằng Thạc sỹ, vừa lo công việc của một “đầu mối” các hoạt động của sinh viên Việt Nam ở trường. Đó là tổ chức cho sinh viên Việt ở đây các hoạt động hướng về từ thiện, các hoạt động hướng về trong nước, tổ chức các lớp học tiếng Anh và tiếng Hàn cho các sinh viên mới sang, chia sẻ với nhau các vấn đề trong cuộc sống: “Hội chúng em lập một diễn đàn, mỗi tuần quy định ai cũng phải vào ít nhất 1-2 lần để cập nhật thông tin mới về Hội và ở trong nước. Ai có tài liệu gì hay thì nhập lên để mọi người cùng chia sẻ”.

Khi nói về kế hoạch sắp tới của mình, Phượng cho biết sau khi tốt nghiệp, Phượng sẽ ở lại Hàn Quốc làm việc thêm vài năm để tích lũy kinh nghiệm rồi sẽ về hẳn Việt Nam. “Không đâu bằng quê hương của mình, nhưng em muốn chuẩn bị đầy đủ kiến thức để khi về nước, làm trong môi trường nào em cũng có thể chủ động và tự tin”.

Chia tay Phượng, chúng tôi luôn tin rằng, một cô gái đầy nghị lực và năng động như thế sẽ dễ dàng hòa nhập với bất kỳ môi trường nào, bởi với Phượng “Tự tin hay không là ở chính mình, nếu không có thì tự làm ra nó vậy”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-nang-dong-tai-han-6817/feed/ 0
Du học Hàn Quốc với những trải nghiệm mới lạ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-han-quoc-voi-nhung-trai-nghiem-moi-la-2274/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-han-quoc-voi-nhung-trai-nghiem-moi-la-2274/#respond Tue, 20 Mar 2012 21:26:29 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=2274 Ở Hàn Quốc có 4 phương tiện lưu thông chính là tàu điện ngầm, xe buýt, taxi và ô tô. Với túi tiền của một đứa sinh viên như tớ, thì giải pháp chủ yếu là tàu điện ngầm hoặc xe buýt, giá taxi ở đây khá là “chát”.

Xe máy chỉ để chở hàng thui nhé!

Tớ đã tìm đã mọi cách ngó nghiêng và túm khối thứ hay. Nếu đi xe buýt, bạn thấy ngay là các bác tài xế xứ Hàn không bao giờ chịu nhả khách giữa đường, mà rất đúng bờ đúng bến – vậy nên bạn sẽ mất gấp đôi, gấp ba thời gian để chạy về cái chỗ mà mình đã đi qua. Khoản này thì Việt Nam mình hẳn là “hơn đứt” rồi! Đây nhé, nếu bạn đi xe buýt, muốn xuống chỗ nào chỉ cần ới bác tài một câu là xe tấp ngay vào chỗ đó.

Một điều rất ấn tượng mà bạn sẽ thấy trong cách đi lại của người Hàn Quốc là họ đi bộ rất nhiều và… rất nhanh, đúng nghĩa của từ vắt chân lên cổ!. Tuy nhiên, đi bộ nhanh như chạy của người Hàn không phải là không có cái hay. Ở đây một thời gian, tớ đã quen với nhịp chân ồn ào, sự náo nhiệt của hội những người thích rủ nhau ra đường. Tớ cũng quen với kiểu chạy việt dã, không như lúc mới sang, tớ toàn là người khóa đuôi của đoàn. Mọi người đã đi tít tận đâu rồi mà nhìn sang tớ chỉ thấy một chấm nhỏ xíu le te sang đường. Hồi ấy tớ xấu hổ lắm, toàn phải cười trừ và bảo: Ở nhà tớ lười đi bộ mà.

Một điểm chờ xe bus của tớ và các bạn nước ngoài trong chuyến tình nguyện Hàn Quốc.

Nói đến thời trang thì chắc là gãi đúng chỗ ngứa của nhiều bạn đấy nhỉ? Khác với những gì tớ hình dung, cách ăn mặc của các bạn trẻ Hàn Quốc hết sức dễ thương, đáng yêu và đặc biệt là freestyle. Các bạn ấy không bị ảnh hưởng theo lối fashion của người mẫu, diễn viên điện ảnh hay một thần tượng nào đang nổi. Phần lớn giới trẻ Hàn có gu ăn mặc riêng và quan trọng là dám thể hiện phong cách. Tớ đã gặp nhiều bạn ăn vận rất khác người, như một chân đi tất màu đỏ, một chân diện tất màu đen chẳng hạn. Trong khi tớ hết sức ngạc nhiên thì mọi người lại rất bình thản, không ai lên tiếng bình phẩm. Xứ sở Kim Chi đón nhận những phong cách khác thường này với thái độ khá hồ hởi. Tớ trộm nghĩ là nếu ở Việt Nam thì nhất định sẽ bị lời ong tiếng ve, có khi còn bị hít le, tẩy chay không chừng ý.

Tớ thì chỉ thích kiểu trang phục truyền thống này thôi!

Nếu bạn kết thân với các chàng trai, cô gái Hàn Quốc, bạn còn nhận ra nhiều điều hay ho về họ nữa. Đa phần con gái Hàn Quốc đều make-up rất kỹ khi ra đường, nếu để mặt mộc, các bạn ấy bảo là… không tự tin. Mặc dù làn da mộc của các bạn ấy hầu như rất đẹp, nhưng hiếm hoi lắm bạn mới được thấy một khuôn mặt tự nhiên.


Trai Hàn rất chi là ga lăng, chiều chuộng phụ nữ.

Con trai xứ Hàn thì sao nhỉ? Không hề ẻo lả, vòng dây loạn xí ngầu như bạn thấy trong phim, ngược lại, những người bạn tớ thấy đều có điểm chung là nam tính và cực kỳ ga lăng. Chỉ cần các bạn nữ lên tiếng gọi: Oppa – anh ơi! một cách đầy trìu mến, nũng nịu là y như rằng các bạn ấy sẵn sàng làm bất cứ điều gì các bạn nữ nhờ vả.

Còn một điểm khác biệt nữa, đối với tớ, có thể là sốc xình xịch thật, nhưng đối với bạn có thể là… không. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lên giây cót sẵn sàng để ăn những món cực kỳ cay nóng của xứ sở Kim Chi, và phải có tửu lượng cực kỳ khá để chén chú chén anh trong bữa tiệc. Ở Hàn Quốc có hẳn một văn hóa uống rượu bia như thế, tại các bữa tiệc lớn nhỏ, bạn sẽ được thưởng thức một loại đồ uống cực kỳ dễ say là Soju được mix với bia – tớ chỉ mới ngửi mùi đã thấy ngất ngây rồi. Khi tớ chia sẻ là con gái Việt Nam không biết uống rượu phần đa thì các bạn Hàn rất ngạc nhiên, mắt chữ O mồm chữ A hết cả.

Nhiều món rất là cay, bạn phải chuẩn bị tinh thần trước đi!

Khi uống rượu, người Hàn Quốc còn có thói quen là vừa nhâm nhi vừa chơi game. Những trò chơi này tất nhiên là thú vị rồi, đây vừa là một văn hóa, và cũng là một sở thích của giới trẻ Hàn. Bạn đừng có ngạc nhiên, đừng có đứng trân trân mắt tròn mắt dẹt!

 

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-han-quoc-voi-nhung-trai-nghiem-moi-la-2274/feed/ 0
Du học Hàn Quốc: ‘Không dễ chịu như trong phim ảnh’ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-han-quoc-khong-de-chiu-nhu-trong-phim-anh-2266/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-han-quoc-khong-de-chiu-nhu-trong-phim-anh-2266/#respond Mon, 19 Mar 2012 21:01:42 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=2266 Du học Hàn Quốc – ở một góc độ nào đó, nó chẳng hề dễ chịu như những gì chúng mình vẫn thấy trên phim ảnh đâu. Rằng thì là mà, các bạn vẫn thích nghệ sĩ, nhóm nhạc Hàn nổ đĩa, khóc thét lên vì thần tượng. Thế đấy, tớ may mắn có cơ hội du học ở quốc gia được mệnh danh là một trong những con Rồng của Châu Á. Ấy thế, để tớ kể cho các bạn nghe những câu chuyện của riêng mình:

Khí hậu – “kẻ thù” của tớ!

Nói là kẻ thù thì có vẻ kinh khủng quá nhưng thật sự đây là điều đầu tiên thật sự khác biệt mà các bạn phải đối mặt với cuộc sống ở quốc gia mới. Tớ đã thật sự “sốc” với cái rét “-2 độ” lúc mới xuống sân bay KimHae (Busan). Vốn là teen xứ Bắc nên việc chịu lạnh với tớ không mới, thế mà nhiệt độ âm của Hàn Quốc khiến tớ mất đến vài tuần để dần quen.

Xuống sân bay với 3 cái áo, mọi thứ đã trở thành thảm họa khi tớ nằm li bì trên giường cả tuần đầu tiên và cả vài tuần sau đó, mọi thứ sinh hoạt vẫn chỉ xoay quay 4 góc nhà nhỏ. Thế nên là, nếu có ý định thử sức ở đây, hãy nhớ mặc đủ ấm nếu bạn bắt đầu việc học của mình vào mùa xuân.

Hoàng Trung Nam – tác giả bài viết: “Có những câu chuyện về Hàn Quốc thực tế không giống như trong phim.”

Ăn uống á, “thích thì… đừng hỏi”

Người Hàn Quốc ăn uống rất khác Việt Nam. Dù có cùng nguồn gốc văn hóa Á Châu, đây là điều đầu tiên tớ cảm nhận được khi đến đây. Đúng như những gì bạn đã thấy trên phim, Kimchi là 1 món ăn không thể thiếu dù cho bạn đang ăn gì: thịt ba chỉ nướng đến món canh truyền thống. Tất cả những gì bạn ăn (tất nhiên, trừ fastfood) đều có dư vị của Kimchi đấy. Tớ nghĩ, nếu như bạn muốn không phải thường xuyên gặm đồ ăn nhanh, thì nên gắn bó nhiệt tình với món Kim chi này đi!

Đây là món ăn duy nhất mà tớ có thể ăn ở căng-tin. Canh thịt bò cũng là một đặc sản ở đây đó! Giá của nó là 3.500 won.

Một điều thú vị nho nhỏ mà tớ muốn san sẻ, đó là căng – tin ở trường tớ rất rộng và sạch, nó có thể phục vụ liên tục hàng trăm lượt sinh viên. Bữa ăn đầu tiên của tớ ở căng-tin thật là nhớ đời, vì nó kết thúc với 1 cái bụng trống rỗng theo đúng nghĩa của nó! Tớ phải ăn cơm trắng vì không thể nuốt được thức ăn ở đây, mùi vị thức ăn quá khác biệt lúc ở nhà. Sau vài lần rút kinh nghiệm và may mắn được đồng hương giúp đỡ, tớ chọn cho mình món ăn ưa thích của mọi bữa ăn của mình: món canh thịt bò. Món này có hành tây và nấm kim châm, khá đậm đà, nói chung tớ ưng!

Trường tớ nè: Trường đại học Quốc gia ChangWon.

Đi học, nếu tìm được một khu có siêu thị Việt Nam thì thật tuyệt vời, tớ mừng húm khi vồ được một cái như thế gần nơi mình học. Thi thoảng lắm được đổi bữa sang đồ ăn Việt, cái gì cũng đắt vô cùng tận. 1 quả trứng vịt lộn có giá 2000 Won (khoảng 40.000 đồng Việt Nam) cơ đấy.

Một điều về ẩm thực mà tớ vô cùng thích ở đây chính là việc giao đồ ăn nhanh 24/24 giờ. Bất kỳ lúc nào, chỉ cần bạn có cuốn sổ tay nhỏ sẵn giá và giới thiệu các món ăn, thì 20 phút sau bạn cũng có thể chén thỏa thích đồ ăn mình khoái khẩu, với tớ, mỗi lần gọi đồ ăn nhanh là ăn hết cả 1 con gà rán loại nhỏ. Nhắc là thấy thèm liền.

Tác phong đi lại: “Nhanh như chạy”

Người Hàn, khi làm việc thì họ làm nhanh và hiệu quả nhất có thể. Khi có dịp đi chơi (thường là cuối tuần), bạn cũng có thể không nhận ra chính cô giáo dạy mình ở giảng đường, thay sự nghiêm túc bằng cử chỉ thân thiện như những người bạn í.

Con gái Hàn… đi nhanh hơn con trai Việt Nam mới tội nghiệp tớ chứ.

Làm việc nhanh, người Hàn tiết kiệm tối đa thời gian mà họ có. Mỗi lần đi bộ ở trong trường tớ lại thấy hơi tủi thân, vì mang tiếng là 1 đấng nam nhi nhưng nhìn các cô gái bước đi mà có lúc mình theo không nổi. Từ đi đứng đến các thói quen hàng ngày cũng đều nhanh và chính xác đến mức hoàn hảo nhất có thể. Sống xa nhà, lại trong 1 môi trường có tính tự lập cao như vậy, khiến cho tác phong sinh hoạt của tớ cũng thay đổi hẳn: “Chỉ cần đi chậm 1 phút bạn sẽ lỡ đến 30 phút của tiết học vì không kịp xe bus.”

Cực thích xài đồ nội

Người Hàn rất chuộng hàng nội. Từ những đồ nhỏ nhất như cây bút hay những vật dụng như chiếc ô tô, họ đều ưu tiên sử dụng những thứ mà họ có thể tự sản xuất. Ví như ô tô, từ ngày sang đây tớ đếm được đúng 5 chiếc xuất xứ không phải Hàn Quốc.

Một khi đã sang đây, bạn hãy quên đi việc mua sắm ở cửa hàng tạp hóa. Tiêu dùng các đồ vật từ nhỏ đến lớn đều được người dân mua qua các trung tâm thương mại như BigC ở nhà mình. Ví dụ, mua từ mớ rau đến hộp sữa thì bạn đều sẽ đến những nơi như Lotte Mart, hay Home Plus. Không như ở Việt Nam, phải các thành phố lớn mới có được những siêu thị lớn thì ở nơi tớ sống, chỉ là đô thị vệ tinh của Busan nhưng có đến 2 cái Lotte Mart, 1 cái Home Plus và 1 cái E Mart. Và tất cả đều hướng đến một cuộc sống tiện nghi nhất, nhưng lại rẻ nhất cho người dân.

Phương tiện tốt nhất: “…buýt… buýt…buýt”

Ở Việt Nam, chẳng bao giờ tớ đi xe buýt cả, một phần vì có xe máy đi lại, phần vì tớ hãi cảnh chen lấn xô đẩy lắm. Thế nhưng sang đây, xe buýt lại chính là phương tiện di chuyển hoàn hảo nhất, thái độ phục vụ tận tâm nhiệt tình, ý thức của người tham gia giao thông “đỉnh của đỉnh”. “Túm” lại là cho dù có đi vào buổi sáng, thời điểm xe chật ních người, vẫn sảng khoái.

Bến xe bus mà ngày ngày tớ vẫn đi học.

Với tớ sự lựa chọn hoàn hảo nhất chính là đi xe bus đi học. Khi ở Việt Nam tớ không bao giờ đi xe bus, một phần vì có xe máy để đi lại, hơn hết là quá “hãi” trước xe bus ở Việt Nam. Nhưng sang đến đây thì mọi quan niệm xấu về xe bus mà tớ từng biết dường như thay đổi hẳn. Dù cho đi học vào buổi sáng, cái thời điểm mà xe bus chật ních người, nhưng cảm giác khó chịu của tớ cũng không hề xuất hiện, phần vì ý thức của người đi xe, phần là do thái độ phục vụ tận tình của bác lái xe.

Theo ione

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-han-quoc-khong-de-chiu-nhu-trong-phim-anh-2266/feed/ 0
Không khí đón Tết của du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc https://atlantic.edu.vn/khong-khi-don-tet-cua-du-hoc-sinh-viet-nam-tai-han-quoc-1733/ https://atlantic.edu.vn/khong-khi-don-tet-cua-du-hoc-sinh-viet-nam-tai-han-quoc-1733/#respond Wed, 08 Feb 2012 02:44:29 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=1733 Cùng nhìn lại những giay phút đầm ấm của những du học sinh Việt Nam đón tết tại Hàn Quốc cùng người thân và bạn bè nhé.

Các lưu học sinh tham gia công tác trang trí chuẩn bị đón Tết

Bức ảnh ký niệm trước thời khắc giao thừa của toàn thể lưu học sinh KNU

Trong không khí ấm cúng, vui vẻ, mọi người cùng thưởng thức các món ăn do mình và các sinh viên khác tự làm, sau đó đánh giá, tổng hợp và trao giải thưởng cho món ăn được ưa thích nhất

Món ăn được yêu thích nhất: Nem công

…và trao giải cho người thắng cuộc

Theo Kenh14

]]>
https://atlantic.edu.vn/khong-khi-don-tet-cua-du-hoc-sinh-viet-nam-tai-han-quoc-1733/feed/ 0