Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Cuộc sống du học sinh https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Canada – Con đường vàng định cư https://atlantic.edu.vn/canada-con-duong-vang-dinh-cu-9876/ https://atlantic.edu.vn/canada-con-duong-vang-dinh-cu-9876/#respond Thu, 29 Sep 2016 03:39:48 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9876 canada

Đôi nét về Canada

Canada là một quốc gia lớn thứ hai thế giới, nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Với mật độ dân số rất thấp, chỉ 3,3 người/km2, Canada là một quốc gia có môi trường sống thanh bình, an toàn và trong sạch. Đây cũng là một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng nhất thế giới với tổng GDP năm 2014 đạt 1,9 nghìn tỷ USD, đứng thứ 11 toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 56.000 USD/năm và tỉ lệ thất nghiệp luôn được kiểm soát ở một con số.

Nói đến Canada không thể không kể đến giáo dục. Là mối quan tâm hàng đầu của người dân Canada, nền giáo dục luôn được chú trọng phát triển với chất lượng cao nhất. Trong các cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế, các học sinh Canada luôn đạt kết quả vượt trội, đó là bằng chứng cho chất lượng giáo dục ưu việt của nền giáo dục Canada. Bằng cấp của Canada được quốc tế công  nhận và đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực.

Không chỉ là một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục, Canada còn được biết đến là một trong những quốc gia an toàn, sạch sẽ và đáng sống nhất trên thế giới với môi trường thiên nhiên tươi đẹp, những bờ biển thơ mộng cùng với những dãy núi hung vĩ… Canada hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn du học sinh một môi trường học tập và sinh sống hoàn hảo – một thiên đường đáng mơ ước của Bắc Mỹ.

Ưu điểm du học Canada

  • Một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới
  • Quốc gia đầu tư vào giáo dục nhiều nhất OECD
  • Hiện nay, chính phủ Canada đang tiến hành chính sách mở cửa: xét duyệt visa ưu tiên cho sinh viên quốc tế mà không cần chứng minh tài chính
  • Bằng cấp được quốc tế công nhận và đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực
  • Học phí chỉ bằng 40%, 70% so với các nước Mỹ, Anh, Úc
  • Sinh hoạt phí thấp đáng kể so với các nước phát triển khác
  • Cơ hội làm thêm hấp dẫn dành cho sinh viên
  • Được ở lại làm việc đến 3,5 năm sau khi tốt nghiệp với mức lương cao
  • Cơ hội định cư dễ dàng ở Canada sau khi tốt nghiệp

Chi phí ước tính

Đơn vị tiền tệ: Đô la Canada – CAD (1 CAD tương đương 17.000 VNĐ. Tỉ giá có thể thay đổi tùy thời điểm

Bậc học Học phí Thời gian học tập Sinh hoạt phí Tổng chi phí
Tiếng Anh 9.000 – 15.000 1 năm 8.000 – 12.000 17.000 – 27.000
THPT 5.000 – 15.000 3 năm 13.000 – 27.000
Cao đẳng 8.000 – 20.000 2-3 năm 16.000 – 32.000
Cử nhân 13.000 – 25.000 3-4 năm 21.000 – 37.000
Thạc sỹ 19.000 – 32.000 1-2 năm 27.000 – 44.000
Tiến sỹ 20.000 – 55.000 3-6 năm 28.000 – 67.000

Cơ hội làm thêm

  • Cơ hội làm thêm tốt. Thu nhập dao động từ 8-12 CAD/giờ
  • Công việc bán thời gian trong thời gian đi học: 20/tuần
  • Tổng thu nhập 600-1000 CAD/tháng
  • Công việc làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ: 40 giờ/tuần. Tổng thu nhập từ 1200-2000 CAD/tháng
  • Một số trường có chương trình học 8 tháng, thực tập hưởng lương 4 tháng
  • Kết thúc chương trình học, sinh viên quốc tế được phép ở lại Canada làm việc tối đa 3,5 năm điều này giúp tạo điều kiện cho du học sinh được ở lại làm việc và tiếp tục nộp đơn xin thường trú dân sau 6 tháng đến 1 năm sau khi có việc làm

Cơ hội học bổng

Mỗi năm, các trường Đại học và Cao đẳng của Canada cung cấp một số học bổng toàn phần và bán phần cho sinh viên Việt Nam. Vui long liên hệ Atlantic để biết thêm chi tiết

Thời gian nhập học          

  • Tiếng Anh: Khai giảng tháng 1,3,5,7,9,11
  • Trung học: Khai giảng tháng 2 và tháng 9
  • Cao đẳng: Khai giảng tháng 1 và tháng 9
  • Đại học: Khai giảng tháng 1 và tháng 9
  • Thạc sỹ: Khai giảng tháng 1 và tháng 9

Điều kiện nhập học

  • Đang học/tốt nghiệp THCS, THPT, CĐ, ĐH
  • Có khả năng về tài chính
  • Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp cơ bản

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Công ty Giáo dục & Đào tạo Quốc tế Đại Tây Dương

33 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội

SĐT: (844) 3636 5487

Hotline: 0936 126 116 – Ms. Diệu Linh

]]>
https://atlantic.edu.vn/canada-con-duong-vang-dinh-cu-9876/feed/ 0
HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẤT NƯỚC NEW ZEALAND https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dat-nuoc-new-zealand-9606/ https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dat-nuoc-new-zealand-9606/#respond Fri, 26 Aug 2016 08:28:16 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9606 New Zealand nổi tiếng với nền giáo dục tiên tiến và xuất sắc trên thế giới. Atlantic xin giới thiệu hệ thống giáo dục của đất nước này đến các bạn.

du-hoc-newzealand

Dựa trên hệ thống giáo dục có uy tín của Anh, các trường học New Zealand cung cấp một nền giáo dục chất lượng cao nhằm khuyến khích học sinh, du học sinh có một tư duy tốt và chuẩn bị cho các em tiếp tục tham gia vào việc nghiên cứu và hoạt động trên thế giới.

Có rất nhiều lựa chọn cho các bậc sơ cấp, trung cấp và trung học gồm các hệ thống nhà trường dành riêng cho nữ sinh hoặc nam sinh và những trường dạy chung cả nam sinh và nữ sinh, trường công, trường tư, và một số trường có mối quan hệ tôn giáo. Điều này cho phép bạn chọn trường học tốt nhất theo nhu cầu của bạn, với chất lượng giảng dạy ở mức cao.

  • Trường Tiểu học: Lớp 1 đến lớp 6. Giáo dục bắt buộc dành cho cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi.
  • Trung học cơ sở: Lớp 7 và 8, học sinh từ 11 đến 13 tuổi.
  • Trung học phổ thông: Lớp 9 -13, bắt đầu khi học sinh 13 tuổi. Học sinh có thể chọn vào các trường trung học tư thục hoặc công lập. Có khoảng 400 trường trung học tại New Zealand. Một năm học tại New Zealand có bốn học kỳ, bắt đầu vào Tháng Hai và kết thúc vào giữa Tháng Mười Hai. Hiện nay, rất nhiều học sinh quốc tế hoàn tất Trung học tại New Zealand (lớp 12 và 13) trước khi bắt đầu chương trình cao đẳng hoặc đại học tại đây.

Đa số học sinh đều sống với gia đình bản địa, những gia đình này xem các học sinh như là thành viên trong gia đình của họ trong suốt thời gian các em theo học ở New Zealand. Một số trường trung học còn cung cấp chỗ ở nội trú trong ký túc xá, có cung cấp bữa ăn.

Văn bằng tốt nghiệp trung học ở New Zealand được gọi là NCEA (National Certificate in Educational Achievement – Chứng chỉ quốc gia về thành tích học tập). Một số trường trung học còn cung cấp thêm các bằng cấp quốc tế như Cambridge International Exams and International Baccalaureate (Kỳ thi quốc tế Cambridge và Kỳ thi tú tài quốc tế).

Tất cả các trường đại học này là những tổ chức giáo dục dưới dạng nghiên cứu của New Zealand và được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng quốc tế. Các trường đại học ở New Zealand đều thuộc sở hữu của nhà nước và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Có nghĩa là bạn chọn trường đại học nào không thành vấn đề, bạn vẫn được tiếp thu một nền giáo dục chất lượng cao đồng đều.

Bằng cấp của trường đại học của New Zealand được quốc tế công nhận. Nhiều sinh viên đạt những thành tựu lớn trong lãnh vực được đào tạo tại New Zealand. Thông thường, bằng đại học được hoàn tất trong 3 năm, có những chương trình hoàn tất trong 4 năm. Học sinh học thêm một năm nữa để lấy bằng Cử nhân danh dự.

Các chương trình đại học tại New Zealand đều có chương trình dự bị đại học giúp học sinh, du học sinh quốc tế chuẩn bị vào đại học, thường kéo dài 1 năm. Các môn học bao gồm Anh, Văn, Toán và các môn học bổ túc khác.
Năm học tại các trường đại học kéo dài từ cuối tháng 2 đến tháng 12, với các kỳ nghỉ giữa hai kỳ học. Một số trường hoạt động theo hệ thống học kỳ với 2 lần nhập học trong một năm (tháng 2 và tháng 7).

Sau khi hoàn tất chương trình Cử nhân, sinh viên có thể tiếp tục học lên Cao học với các văn bằng Thạc sỹ trong 1 đến 2 năm.

]]>
https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dat-nuoc-new-zealand-9606/feed/ 0
CUỘC SỐNG DU HỌC Ở TÂY BAN NHA https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-o-tay-ban-nha-9252/ https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-o-tay-ban-nha-9252/#respond Tue, 26 Apr 2016 01:58:49 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9252 Du học ở Tây Ban Nha có nhiều lợi thế về chi phí, hệ thống giáo dục chất lượng chuẩn Châu Âu, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ hai chiếm ưu thế trên thế giới chỉ sau Tiếng Anh.

Tuy nhiên thực tế cuộc sống du học ở xứ sở bò tót như thế nào? Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam trước khi du học Tây Ban Nha đặt ra nhiều câu hỏi về việc nên đến đâu để học, trường nào tốt, học phí nào rẻ, nên học công hay tư, thành phố nào ổn nhất, đi lại ra sao, thức ăn và thời tiết khí hậu thế nào v.v… Không ít bạn với kinh nghiệm cá nhân tại Việt nam mà áp đặt vào môi trường nước ngoài trong sự lựa chọn của mình. Bài viết này sẽ đề cập đến cuộc sống du học ở Tây Ban Nha dưới góc nhìn của những du học sinh đã và đang học, làm việc trực tiếp tại đất nước này.

Môi trường học tập

Tây Ban Nha là quốc gia có hệ thống giáo dục chất lượng Châu Âu và bằng cấp chuẩn quốc tế,các chuyên ngành đa dạng và được đánh giá cao như: ngành y học, dược, kinh tế, thương mai, khách sạn, mĩ thuật, kiến trúc.    Ở Tây Ban Nha,số lượng trường công lập nhiều hơn trường tư thục. Số trường tư thục là hơn 30 trường trong khi trường công lập là hơn 50 trường. Nhìn chung, chất lượng của các trường Tây Ban Nha tương đối đồng đều và đảm bảo.

Môi trường văn hóa và giao lưu quốc tế

Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới. Do từng có hệ thống thuộc địa rộng lớn vào thế kỉ 16 nên những ảnh hưởng văn hóa của Tây Ban Nha đã trải rộng trên khắp thế giới, từ vùng  Địa Trung Hải cho đến tất cả thuộc địa cũ của nước này

13

Ngày nay, Tây Ban Nha nổi tiếng với lễ hội đấu bò tót, được biết đến như đất nước sản sinh ra vũ điệu flamenco và cây đàn ghita làm nức lòng hàng triệu trái tim trên thế giới.Đồng thời, Tây Ban Nha cũng có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, âmnhạc, hội họa, kiến trúc và lễ hội, thể thao, ẩm thực…vì thế du học sinh ở đây có cơ hội trải nghiệm một môi trường văn hóa đặc sắc và giao lưu quốc tế đa dạng.

14

Chi phí học tập và sinh hoạt

Chi phí du học Tây Ban Nha sẽ không còn là trở ngại cho các bạn học sinh, sinh viên có mong muốn du học, vì tại Tây Ban Nha học phí khi theo học chuyên ngành được chính phủ hỗ trợ, mức chi phí thấp và cơ hội được làm thêm hưởng lương. So với các nước cùng trong khu vực khối liên minh Châu Âu, học phí ở Tây Ban Nha có thể coi là khá “cạnh tranh” do chính sách hỗ trợ đến 90 % học phí từ chính phủ .

Các khoá học tiếng từ 1000e – 5000e/ năm tuỳ từng trường và từng chương trình. Chi phí học tập chỉ từ 700e – 3000e/ năm tuỳ các chương trình. Đây là đất nước có chi phí sinh hoạt thấp từ khoảng 250e – 500e / tháng.. Về chi phí nhà ở, với những bạn không thích ở KTX các bạn có thể ra ngoài ở với giá thuê nhà rất thấp chỉ tầm 250e/ tháng với nhà ở tại khu trung tâm. Ngoài ra nếu các bạn cảm thấy chưa tự tin và muốn ở cùng với học sinh Việt Nam thì các bạn có thể ở share với các bạn sinh viên khác.

Cơ hội làm thêm

Tại Tây Ban Nha ngành du lịch nhà hàng khách sạn được coi là “con gà đẻ trứng vàng” của quốc gia này với 60 triệu lượt khách du lịch đến đây mỗi năm. Ngành này đã đem về cho TBN không chỉ những lợi nhuận về kinh tế và xã hội mà còn tạo nên sự đa dạng về việc làm cho cả người dân địa phương lẫn du học sinh khi đến học tập tại đây.Ngoại ngữ và sự năng động sẽ là điều cần thiết cho chúng ta khi tìm kiếm việc làm thêm tại Tây Ban Nha. Các bạn sinh viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh hoàn toàn có thể được nhận vào các vị trí đòi hỏi giao tiếp nhiều bằng ngoại ngữ như lễ tân, nhân viên bàn, còn với vốn ngoại ngữ khiêm tốn các bạn có thể làm việc dán tờ rơi, nhân viên buồng phòng, làm móng tại những khu trung tâm du lịch.

Về công cụ tìm kiếm việc làm, Google luôn là công cụ tìm kiếm hàng đầu cho các chúng ta qua các trang web. Ngoài ra các bạn có thể truy cập các trang mạng kết nối bạn bè quốc tế,hoặc tìm kiếm cơ hội làm thêm qua bạn bè cùng lớp. Mức lương bạn có thể nhận được từ 8-15e/giờ. Đặc biệt ở Tây Ban Nha có hình thức làm thêm “auipair” tức là phụ giúp việc cho gia đình nhà chủ, họ sẽ bao chi phí ăn ở sinh hoạt.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

CÔNG TY GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ĐẠI TÂY DƯƠNG (ATLANTIC)

Địa chỉ: 33 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (04) 36364387   Fax: (04) 36367735   Hotline: 0936 450 050 (Ms Dung)

Email: duhoc@atlantic.edu.vn          Website: http://www.atlantic.edu.vn

]]>
https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-o-tay-ban-nha-9252/feed/ 0
Tâm sự của con gái Hồng Vân về du học Mỹ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-con-gai-hong-van-ve-du-hoc-my-7702/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-con-gai-hong-van-ve-du-hoc-my-7702/#respond Tue, 11 Mar 2014 01:53:30 +0000 http://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-con-gai-hong-van-ve-du-hoc-my-7702 Được chú ý như cô con gái xinh xắn của NSND Hồng Vân với nhiều vai diễn đắt giá trên màn ảnh, đột ngột, Xí Ngầu (tên thật là Hoàng Châu) rời bỏ sân khấu để sang Mỹ tự lập du học. Hãy cũng nghe những tâm sự của Xí Ngầu về cuộc sống du học ở Mỹ nhé.

Diễn xuất của Xí Ngầu trong phim 'Những kẻ hai mặt'.

– Chào Xí Ngầu, đang được khán giả Việt biết đến và yêu mến, tại sao bạn lại quyết định từ bỏ ánh đèn sân khấu để đi du học?

Dự định đi du học đã nảy ra trong đầu Xí Ngầu từ năm lớp 9 rồi. Nhưng vì mẹ Ngầu không muốn cho con đi vì sợ mình còn nhỏ tuổi thiếu kinh nghiệm sống. Xí Ngầu năn nỉ mẹ mãi và đến hết năm lớp 11 mẹ mới đồng ý cho mình đi du học.

Trong khoảng thời gian chờ đợi đi du học, Ngầu đã tranh thủ ngoài giờ học đi diễn kịch và tham gia một số chương trình giải trí để tích lũy kinh nghiệm sống.

– Cuộc sống và việc học của Xí Ngầu hiện tại ở Mỹ như thế nào?

– Hiện tại, Xí Ngầu đang sống ở Mỹ cùng với em trai Khôi Nguyên năm nay học lớp 11 trong một căn nhà thuê. Mỗi sáng Xí Ngầu đưa em trai đi học, rồi mình đi học. Chiều mình đi học về thì ghé đón em trai, rồi hai chị em về nhà ăn uống, sau đó học bài.

Ngày nào hai chị em cũng bận rộn với lịch học, chỉ có cuối tuần là được thảnh thơi nghỉ ngơi và gặp gỡ bạn bè. Thời gian ở bên đây trôi qua rất nhanh nên lúc nào Ngầu và em trai cũng phải tranh thủ học nên cũng không nhiều thời gian la cà như ở Việt Nam.

– Cuộc sống tự lập trên đất Mỹ của Xí Ngầu ban đầu hẳn rất vất vả?

– Năm đầu tiên khi mới qua Mỹ, Xí Ngầu còn bỡ ngỡ và chưa bắt kịp nhịp sống bên này nên ít bạn bè, chỉ biết học và học thôi. Với lại Ngầu nhớ gia đình, nhớ sân khấu nên hơi buồn và đôi lúc khóc nhè tí thôi. Nhưng nhờ gia đình thường xuyên liên lạc và động viên nên Xí Ngầu cũng đỡ buồn hơn. Sang năm thứ 2 thì Ngầu đã thích nghi được với cuộc sống, theo kịp chương trình học bên này và có nhiều bạn bè hơn nên cũng cảm thấy không còn khó khăn gì nữa.

– Xí Ngầu có thể giới thiệu về ngôi trường và chương trình học hiện tại của mình ở Mỹ?

Hiện tại, Ngầu đang năm 1 ngành International Business – Management (Quản trị kinh doanh quốc tế) tại trường California State University of Fullerton. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao mình không theo nghệ thuật giống mẹ. Đối với Ngầu, ông trời sinh ra mỗi người một vị trí và vị trí đó là do tự bản thân mình chọn chứ không phải lúc nào cũng “cha truyền con nối”.

Ngầu được thừa hưởng dòng máu nghệ sỹ của mẹ nhưng Ngầu đam mê kinh doanh hơn. Vì thế Ngầu quyết định chọn kinh doanh là nghề tay phải của mình còn nghệ thuật chỉ là nghề tay trái thôi.

– Trong các môn học, bạn thích và sợ môn nào nhất?

– Trong tất cả các môn học, môn nào mình cũng thích ngoại trừ môn toán. Từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ mình giỏi môn toán. Nên mình có hơi sợ môn này một tí. Vì vậy, Ngầu đã quyết tâm “đối mặt với nỗi sợ hãi” bằng cách dành nhiều thời gian học toán. Tại môi trường Mỹ, việc tự học là quan trọng nhất nên Ngầu phải tự tìm tòi và học hỏi thôi chứ không thể nhờ bạn bè giúp đỡ như ở Việt Nam được.

– Kết quả học tập của bạn trong hơn 3 năm vừa qua như thế nào nhỉ?

– Xí Ngầu tốt nghiệp trung học ở trường Crystal Cathedral High School với GPA là 4.0. Với mình để có được kết quả đó là một quá trình miệt mài nỗ lực và quyết tâm “vượt qua chính mình” . Ngầu không cảm thấy áp lực vì “cái bóng” của mẹ, bởi vì Ngầu nghĩ rằng mình học cho mình, cho tương lai của mình chứ không phải học để chứng tỏ cho mọi người biết là mình có học.

Ngày trước ở Việt Nam, Ngầu rất lười học vì có quá nhiều cám dỗ không kiềm chế được. Nhưng một khi đã bước chân sang đất Mỹ thì trình độ học vấn là trên hết. Vì thế, Ngầu vẫn đang nỗ lực để có kết quả học tập thật tốt.

– Xi Ngầu cảm thấy trường học ở Mỹ có điều gì thú vị hơn Việt Nam?

Cô bạn được đánh giá là tài năng trẻ trong làng kịch - truyền hình TP HCM.

Cô bạn được đánh giá là tài năng trẻ trong làng kịch – truyền hình TP HCM.

– Xí Ngầu cảm thấy tất cả mọi thứ bên đây đều thú vị. Có lẽ vì Ngầu còn trẻ nên rất thích khám phá và muốn hòa nhập vào nhiều môi trường khác nhau. Hai chương trình học của 2 nước khác nhau hoàn toàn. Chương trình bên này chủ yếu là phải tự tìm tòi, nghiên cứu để hiểu sâu rộng các môn học và ứng dụng thực tiễn chứ không phải học thuộc lòng như ở Việt Nam.

– Hơn 3 năm sống tại trời Tây, chắc hẳn bạn giắt túi nhiều kinh nghiệm sống?

– Tùy hoàn cảnh và địa điểm, kinh nghiệm mình học hỏi được chỉ có thể áp dụng ở xã hội Mỹ. Mỗi khi ở một địa điểm khác thì mình phải tùy cơ ứng biến. Đi đến đâu, Ngầu cũng chắt lọc những điều hay điều tốt để làm vốn sống cho bản thân mình. Điều quan trọng là mình phải biết rõ bản thân là ai và biết cách ứng xử đúng mực ở từng trường hợp cụ thể.

– Xí Ngầu vừa có khoảng thời gian về Việt Nam thăm gia đình và đóng phim. Bạn có thể chia sẻ về vai diễn này của mình không?

– Sau khi tốt nghiệp trung học, Xí Ngầu đã tranh thủ thời gian về thăm gia đình. Và Xí Ngầu đã cùng mẹ tham gia bộ phim “Những kẻ hai mặt” của đạo diễn Đặng Tất Bình. Trong bộ phim này, Ngầu đảm nhận một lúc hai vai với hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau. Một vai rất hiền và một vai rất ác. Mọi người cùng đón xem bộ phim sẽ sớm được phát sóng trong tháng 3 nhé.

-Tên trang cá nhân của Xí Ngầu hay xuất hiện hình ảnh thân thiết của bạn và một bạn trai. Đây có phải là “người đặc biệt” của bạn?

Xí Ngầu cùng mẹ trong 1 cảnh quay.

Xí Ngầu cùng mẹ trong 1 cảnh quay.

– Hầu như toàn bộ bạn thân của Ngầu ở Mỹ đều là con trai. Không hiểu sao mình chơi với con trai lại hợp hơn với con gái. Cho nên trên trang cá nhân của mình có hình chụp chung với những bạn trai là rất bình thường. Bây giờ Ngầu còn chưa hoàn thành hết các dự định của mình thì làm sao có thời gian để dành cho “người đặc biệt” được.

– Dự định trong tương lai của bạn là gì?

– Có thể trong tương lai mình sẽ vẫn tham gia hoạt động nghệ thuật nhưng chuyện học vẫn là trên hết. Ngầu chưa xác định được sau khi học xong mình sẽ ở lại Mỹ hay trở về Việt Nam. Có lẽ phải đợi đến lúc đó mình đưa ra nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống để đưa ra quyết định không dễ dàng này. Còn hiện tại, Ngầu vẫn đang ở Mỹ miệt mài với chương trình đại học thôi.

Xí Ngầu cảm ơn tất cả các khán giả đã quan tâm đến mình và dành thời gian để lắng nghe Ngầu chia sẻ. Thật sự, ở bên này cũng có nhiều lúc Ngầu nhớ Việt Nam, nhớ sân khấu lắm nhưng Ngầu phải lo cho tương lai bằng việc học trước tiên. Ngầu hy vọng sẽ sớm được tái ngộ khán giả Việt Nam.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-con-gai-hong-van-ve-du-hoc-my-7702/feed/ 0
Học nhóm – Nỗi lo của du học sinh https://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696/ https://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696/#respond Wed, 05 Mar 2014 01:04:39 +0000 http://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696 Học nhóm khi còn ở Việt Nam là khoảng thời gian vui vẻ nhất. Mọi người thoải mái trò chuyện, trao đổi ý kiến nhưng học nhóm khi bạn du học không còn được như vậy nữa. Với nhiều du học sinh học nhóm đã trở thành một nỗi ám ảnh.

http://dantri4.vcmedia.vn/vtfPRccccccccccccodZ/Image/2013/03/lam-viec-nhom1-6e129.jpg

Không biết làm gì

Cứ đến giờ hoạt động nhóm cả lớp túm tụm chia ra các nhóm để làm bài tập, còn những du học sinh mới sang thì lại cảm thấy bị cô lập. Dù bạn có giỏi ngoại ngữ thế nào thì khi mới sang bạn cũng không thể nào bắt kịp với các bạn khác ngay được. Ngoại ngữ giỏi đã khó còn ngoại ngữ không giỏi bạn sẽ chỉ có thể ngồi nhìn từ đầu đến cuối, hoặc thỉnh thoảng mới có thể “thọt” được vài câu, vài ý.

Có thể mọi người cho rằng đây là vấn đề nhỏ, không đáng để ý khi bạn là người mới, nhưng bạn đã nhầm rồi đấy. Khi bạn không thể cùng đóng góp ý kiến với các bạn vì nhiều lý do nên các bạn dễ bị một vài sinh viên bản xứ “nhòm ngó”, thậm chí là họ xì xào rồi chỉ trỏ. Dám chắc lúc đó bạn rất hổ thẹn vì kết quả thì cả nhóm hưởng chung, mà chỉ có họ hoạt động nên điều đó cũng dễ gặp.

Nhưng vì những lần như thế khiến nhiều du học sinh rơi vào trạng thái tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, nghiêm trọng hơn là họ đánh mất sự tự tin để học tập và giao tiếp cho những giờ làm việc nhóm tiếp theo.

Những bài tập mà mình thấy choáng

Cách đây mấy ngày, chúng tôi có môn Văn học. Mặc dù tác phẩm có được giới thiệu rồi nhưng đây là lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm này việc ghi chép và hiểu được những gì cô đọc đã là khó khăn rồi huống gì là đi phân tích một đoạn văn mà sinh viên bản địa đã từng được học ở phổ thông. Cũng có thể giáo viên sẽ châm chước cho bạn một hai lần nhưng tình trạng này sẽ không thể kéo dài hơn.

Không trả lời được câu hỏi của giáo viên

Do tính nghiên cứu tự học ở nước ngoài rất cao nên giáo viên thường sẽ hỏi sinh viên: “Tại sao lại làm như vậy ?” hay “bổ sung thêm ý kiến gì không”… sau khi bạn học nhóm xong. Do không tham gia bàn luận cùng sinh viên “chủ nhà” nên đôi lúc cô giáo sẽ gọi lên trả lời. Tất nhiên du học sinh Việt không nằm ngoài danh sách. Có nhiều sinh viên Việt “tim bay ra ngoài lồng ngực” vì ngạc nhiên, lúc đó chỉ biết đứng im, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì không hiểu, không làm cùng thì không thể trả lời được.

]]>
https://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696/feed/ 0
Tết không về du học sinh Việt làm thêm nơi đất khách https://atlantic.edu.vn/tet-khong-ve-du-hoc-sinh-viet-lam-them-noi-dat-khach-7667/ https://atlantic.edu.vn/tet-khong-ve-du-hoc-sinh-viet-lam-them-noi-dat-khach-7667/#respond Mon, 10 Feb 2014 01:21:57 +0000 http://atlantic.edu.vn/tet-khong-ve-du-hoc-sinh-viet-lam-them-noi-dat-khach-7667 Tết Nguyên Đán là thời khắc sum vầy, mọi người quây quần bên nhau cùng nhau chia sẻ những vui buồn suốt một năm. Mặc dù học tập xa nhà nhưng không phải du học sinh nào cũng có điều kiện để về nhà đón Tết.

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSCzQI7FZY3RlYRkDjvJHulGCZGkT0d4aH1hH_4YQ5H3B8hedJl0Q

Có nhiều lý do khiến du học sinh không về ăn Tết cùng gia đình như mới sang không được bao lâu, không đủ điều kiện kinh tế, muốn ở lại làm thêm để kiếm thêm thu nhập, du học sinh năm cuối cần tập trung học tập v.v.

Bạn T.Trinh (22 tuổi, du học sinh Nhật) cho hay: “Tết năm nay bố mẹ cũng muốn mình về quê ăn Tết cho vui với gia đình, nhưng mà mình là SV năm 3 rồi, cũng khá là bận bịu với nhiều kế hoạch ở trường. Thời gian nghỉ Tết ở Việt Nam được 10 ngày, nhưng mà bên mình vẫn đi học bình thường, mình không thể bỏ học về quê được. Thời gian này mình cũng tranh thủ kiếm thật nhiều tiền để vào dịp hè mình sẽ về. Sáng đi học, chiều mình làm trong các combini (siêu thị nhỏ), tối thi thoảng mình có nhận dạy thêm tiếng Việt cho một số bạn. Một số người bạn của mình làm một lúc 2, 3 công việc để kiếm tiền đấy. Đi làm đi học mà cứ như chạy sô vậy, không kịp nghỉ luôn. Trung bình một ngày chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng thôi, thời gian còn lại là đi học và đi làm, đến thời gian đi chơi cũng chẳng có nữa là.”

Thường những công việc mà du học sinh có thể làm là bưng bê, dọn dẹp, phát tờ rơi, phát báo, làm công nhân trong các nhà máy… Tuy nhiên, tùy theo từng trình độ năng lực của mỗi người mà sẽ có những mức lương khác nhau.

Bạn N.Mai (20 tuổi, du học sinh ở Trung Quốc) chia sẻ: “Tết này là năm thứ 2 mình không về quê, vì mỗi lần về là phải tốn rất nhiều tiền mà mình đang muốn tiết kiệm để phụ giúp gia đinh. Hiện tại mình đang làm thêm tại một nhà hàng, cuối năm khách rất đông, mình làm không xuể việc. Khi xong việc về đến nhà lúc nào cũng 12h đêm, ban ngày thì mình cũng đi bán hoa cho một shop, thu nhập tính lại cũng rất là cao đủ để mình chi trả học phí cho học kỳ tới.”

Đa số các bạn đều chia sẻ rằng sẽ tiết kiệm tối đa chi phí để dành dụm tiền nộp tiền học sau này, tiền gửi về cho gia đình nên trung bình cứ 2 năm sẽ về quê thăm nhà một lần.

Nỗi nhớ nhà da diết

Tết Nguyên Đán là thời khắc sum vầy, mọi người quây quần bên nhau cùng nhau chia sẻ những vui buồn suốt một năm qua. Khoảnh khắc cùng nhau đón giao thừa, cùng nhau nấu bánh tét, bánh chưng, cùng nhau ăn bữa ăn đón năm mới, cùng nhau đi chùa hái lộc… thật thiêng liêng biết bao. Trong cái không khí đón xuân về nỗi lòng những người con xa quê lại dâng lên những cảm xúc vui buồn khó tả, ai ai cũng mong muốn về nhà đoàn tụ cùng với gia đình nhưng đành phải nén nỗi nhớ ấy vào tim.

Không về ăn Tết, du học sinh Việt tất bật làm thêm 2

Hằng năm cứ vào dịp Tết, các bạn trong hội du học sinh Việt tại một số nước lại đứng ra kêu gọi mọi người cùng nhau tổ chức một cái tết. Mặc dù cái tết ấy chỉ đơn giản là một buổi gặp mặt, hay cùng nhau làm bánh chưng, nấu những món ăn Việt, chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cũng đủ làm ấm lòng những người con xa quê.

Bạn T.Mai (du học sinh Nhật) kể rằng: “Mọi người bàn tính tết năm nay sẽ ở lại rồi mua nguyên liệu về nấu bánh chưng, cũng canh giao thừa để đón năm mới. Suốt năm ai nấy cũng tất bật đi làm thêm nên vào những dịp như thế này mọi người mới có cơ hội gặp mặt đông đủ, cùng nhau chuyện trò để vơi đi nỗi nhớ nhà. Ở siêu thị Nhật có bán những nguyên liệu nhập khẩu từ Việt Nam nên mọi người mua rất nhiều thứ rồi chế biến thành rất nhiều món ngon. Tuy món ăn không được đậm đà nhưng hương vị của nó cũng đủ để mọi người nhớ về quê hương hơn.”

Dù có bận bịu đi làm thêm như thế nào đi chăng nữa thì mỗi du học sinh cũng nên dành một chút thời gian cho bản thân. Hãy gọi bạn bè của mình đến vui chơi xả láng một bữa thật hoành tráng, trút bầu tâm sự, chia sẻ nỗi nhớ nhà, những kỉ niệm buồn vui cho mọi người nghe và đừng gặm nhấm nỗi cô đơn một mình trong cái tết cổ truyền này nhé.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tet-khong-ve-du-hoc-sinh-viet-lam-them-noi-dat-khach-7667/feed/ 0
Đón năm Giáp Ngọ cùng du học sinh Việt https://atlantic.edu.vn/don-nam-giap-ngo-cung-du-hoc-sinh-viet-7653/ https://atlantic.edu.vn/don-nam-giap-ngo-cung-du-hoc-sinh-viet-7653/#respond Sat, 08 Feb 2014 01:32:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/don-nam-giap-ngo-cung-du-hoc-sinh-viet-7653 Hòa cùng không khí đón xuân Giáp Ngọ cùng nhân dân cả nước các bạn trẻ du học sinh khắp năm châu cũng đã có những đêm hội mừng xuân ấm áp. Dù không có điều kiện đón Tết sum họp cùng gia đình nhưng ở nơi xa xôi các bạn cũng có được không khí Tết ngập tràn.

Du học sinh Việt tại Mỹ

Hào hứng lần đầu tự tay gói chiếc bánh quê hương

Hào hứng lần đầu tự tay gói chiếc bánh quê hương

Và thành quả là đây

Và thành quả là đây

Đem mùa xuân tới từ ngoài hiên...

Đem mùa xuân tới từ ngoài hiên…

...cho tới trong nhà

…cho tới trong nhà

Chuẩn bị món ăn ngày Tết

Chuẩn bị món ăn ngày Tết

Du học sinh Việt tại Pháp

Bạn Vũ Hoàng Long, chủ tịch 9x đầu tiên của chi hội sinh viên Việt Nam tại Paris

Bạn Vũ Hoàng Long, chủ tịch 9x đầu tiên của chi hội sinh viên Việt Nam tại Paris

Đêm hội mừng xuân Giáp Ngọ 2014 cùng Sinh viên Xây dựng tại Pháp
Đêm hội mừng xuân Giáp Ngọ 2014 cùng Sinh viên Xây dựng tại Pháp
Tết năm nay như rộn ràng hơn với tiết mục múa lân của 4 chàng trai k

Buffet tiệc đứng với những món ăn truyền thống: nem, nộm, giò tai, bánh chưng…mang lại hương vị Tết góp phần làm nguôi bớt nỗi nhớ nhà.

Tết năm nay như rộn ràng hơn với tiết mục múa lân của 4 chàng trai k

Du học sinh Việt tại Thụy Sỹ

Các du học sinh trường EHL và Glion đón tết

Các du học sinh trường EHL và Glion đón tết

Mâm cơm với bánh chưng của các du học sinh EHL và Glion

Mâm cơm với bánh chưng của các du học sinh EHL và Glion

]]>
https://atlantic.edu.vn/don-nam-giap-ngo-cung-du-hoc-sinh-viet-7653/feed/ 0
Thành lập Hội SVVN tại Angers – Pháp https://atlantic.edu.vn/thanh-lap-hsvvn-tai-angers-phap-7644/ https://atlantic.edu.vn/thanh-lap-hsvvn-tai-angers-phap-7644/#respond Tue, 14 Jan 2014 04:06:37 +0000 http://atlantic.edu.vn/thanh-lap-hsvvn-tai-angers-phap-7644 Angers – một thành phố nhỏ, yên bình nằm ở phía bờ Tây của nước Pháp. Tuy là thành phố nhỏ nhưng hệ thống đào tạo đại học và nghiên cứu sau đại học rất đa dạng do vậy Angers là điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên quốc tế, đặc biệt là với sinh viên Việt Nam.

Thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tại thành phố Angers

Trong những năm qua, số lượng sinh viên đến học tại Angers ngày càng đông. Theo thống kê sơ bộ thì hiện tại có hơn 70 sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây. Do vậy Hội SVVN tại Angers đã chính thức được thành lập vào ngày 11/01/2014 vừa qua. Đại hội thành lập hội sinh viên Việt Nam tại Angers được tổ chức tại hội trường đại học Angers. Đại hội có sự góp mặt của bác Lê Công Bằng, tham tán Đại Sứ Quán Việt Nam tại Pháp và anh Tạ Minh Trí chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF). Ban chấp hành bao gồm 5 thành viên đã được bầu ra nhằm tổ chức tốt các hoạt động thường niên cho sinh viên. anh Đinh Châu Phi, sinh viên năm 3 ngành Dược đã được đại hội tín nhiệm bầu làm chủ tịch hội sinh viên thành phố Angers khóa I với sự đồng thuận cao. Tuy chưa thành lập Hội sinh viên chính thức nhưng mọi người vẫn luôn giúp đỡ, bao bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Với nhu cầu cần thiết có một hội sinh viên chính thức đại diện cho sinh viên Việt Nam tại đây nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như đứng ra tổ chức các hoạt động thường niên, tạo điều kiện quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tại thành phố Angers
Thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tại thành phố Angers

Đối với một du học sinh mới tới đây, sự xuất hiện của Hội Sinh viên như đem lại không khí quê hương nơi đất khách. Angers bây giờ không còn xa lạ, mà đó thật sự là ngôi nhà thứ hai của những du học sinh như chúng tôi. Dù cách xa Việt Nam, cách xa ngôi nhà của mình hàng ngàn cây số nhưng mọi người vẫn gắn bó với nhau như một gia đình.

Nguồn DuhocDantri

]]>
https://atlantic.edu.vn/thanh-lap-hsvvn-tai-angers-phap-7644/feed/ 0
Đêm văn hóa Việt Nam tại Mỹ https://atlantic.edu.vn/dem-van-hoa-viet-nam-tai-my-7537/ https://atlantic.edu.vn/dem-van-hoa-viet-nam-tai-my-7537/#respond Mon, 18 Nov 2013 02:44:04 +0000 http://atlantic.edu.vn/dem-van-hoa-viet-nam-tai-my-7537 Đêm hội văn hóa Việt Nam (Vietnam Night) đã được du học sinh Việt Nam đang học tập tại trường đại học Texas A&M- Corpus Christi tổ chức thành công và để lại nhiều ấn tượng với bạn bè quốc tế.

Hà Trần

Đêm hội văn hóa không chỉ giới thiệu thành công về văn hóa Việt Nam mà còn đưa ẩm thực và hình ảnh của con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Những món ăn đặc trưng của Việt Nam như: bánh mì, gỏi gà, gỏi cuốn, bánh bao, miến xào,… đã được rất nhiều bạn bè quốc tế nếm thử và hết mực khen ngợi.

Các bạn du học sinh còn rất chu đáo khi dàn dựng các tiết mục múa như: áo bà ba, áo tứ thân, Tây Nguyên, Chăm pa hay các tiết mục thổi sao, múa lân, hát dân ca 3 miền được chuẩn bị công phu và hoành tráng đã thu hút rất nhiều sư chú ý của các khách mời đến tham dự.

Các cô gái Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài

Các cô gái Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài

Để có được một “Đêm văn hóa Việt Nam ” thành công. Hơn 50 bạn sinh viên đã tập dợt kĩ càng trong gần một tháng cho các tiết mục múa thật sự chỉn chu.

Bà Ana- người phụ trách sinh viên quốc tể đã gửi email đến các bạn sinh viên Việt Nam rằng: “Tôi xin gửi lời chúc mừng đến các bạn sinh viên Việt Nam vì một đêm diễn văn hóa rất thành công. Mọi thứ rất tuyệt vời và tất cả những gì tôi nghe được là lời khen ngợi dành cho các bạn. Các bạn đã nỗ lực hết mình và làm cho đêm diễn thật sự hoàn hảo. Xin gửi đến các bạn sinh viên Việt Nam rằng tôi rất cám ơn và tự hào về những gì các bạn đã làm để đóng góp cho “đêm văn hóa Việt Nam” thành công tốt đẹp.”

“Đêm văn hóa Việt

“Đêm văn hóa Việt Nam ” thật sự đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về văn hóa và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nó đã thực sự trở thành sự kiện được bạn bè và thầy cô tại trường Texas A&M- Corpus Christi mong chờ hằng năm trong “Tuần lễ sinh viên quốc tế” (International Week).

Hà Trần
]]>
https://atlantic.edu.vn/dem-van-hoa-viet-nam-tai-my-7537/feed/ 0
Vào bếp cùng du học sinh https://atlantic.edu.vn/vao-bep-cung-du-hoc-sinh-7528/ https://atlantic.edu.vn/vao-bep-cung-du-hoc-sinh-7528/#respond Fri, 15 Nov 2013 03:14:15 +0000 http://atlantic.edu.vn/vao-bep-cung-du-hoc-sinh-7528 Cuộc sống ở Việt Nam cùng gia đình, được bố mẹ bảo bọc đã khiến nhiều bạn sốc khi sang xứ người. Tùy thuộc vào địa điểm du học và khả năng thích nghi thì mỗi người lại có cái bỡ ngỡ riêng nhưng hầu hết mọi người khi xa Tổ Quốc đều nhớ về những món ăn giản dị thường ngày ở nhà. Những món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một giấc mơ nơi trời xa.

Tay nghề nấu ăn của các bạn du học sinh sau quãng thời gian “lăn vào bếp”

Tay nghề nấu ăn của các bạn du học sinh sau quãng thời gian “lăn vào bếp”

Ao ước một bát canh chua, một đĩa rau muống là cái ước mơ rất xa vời đối với các bạn. những thức ăn hầu hết ở đây là những đồ ăn nhanh như hamburger, hot dog, khoai tây chiên… những món ăn rất dễ ngán, nhanh chóng tăng cân và không có lợi cho sức khỏe.

Vân Anh ở Bolivia nói nhiều khi cô thèm rau muống, rau ngót… cũng chẳng biết đào đâu ra vì ở đây không bán. Còn ở Đức, chỉ có mùa đông nước này mới nhập rau từ các nước khác nên giá cả phải chăng, còn mùa hè chủ yếu là rau tự trồng nên rất đắt.

Tại Anh, các cửa hàng châu Á chủ yếu chỉ bán xì dầu, nước mắm, các loại gia vị… còn rau, thịt thì vẫn mua chủ yếu ở các siêu thị. Hoàng Hiền ở Moscow , Nga chia sẻ: “Từ Moscow đến Maxt (nơi có chợ Vòm) hay Salut của người Việt rất xa nên chủ yếu cuối tuần các sinh viên Việt Nam mới đi chợ và bỏ tủ lạnh ăn cả tuần”.

Nếu không chọn những thứ ăn nhanh như thế này thì các bạn du học sinh của chúng ta không còn cách lựa chọn nào khác. Lạ nước, lạ văn hóa nên việc giao lưu, học cách tính toán chi tiêu hợp lý để có những món ăn ngon, bổ, rẻ đậm chất Việt Nam với các bạn là rất khó.

“Muốn ăn thì lăn vào bế”p

Muôn vàn chuyện dở khóc dở cười về chuyện “thực” của du học sinh Việt Nam ở nước ngoài kể ra cũng chẳng khác gì mấy chuyện ăn uống đã thành giai thoại của sinh viên kí túc xá là mấy.

Quây quần gói bánh chưng dịp Tết

Quây quần gói bánh chưng dịp Tết

Để có những bữa ăn ngon, bổ ,rẻ sau một thời gian sinh sống và học tập ở các nước du học sinh của chúng ta đã tự tay “lăn” vào bếp. Những món ăn đậm chất Việt Nam đã được các bạn thể hiện.

Giải pháp lâu dài và tiết kiệm mà hầu hết du học sinh lựa chọn là tự nấu ăn. Chính vì phải đối mặt với việc “ học nấu ăn để sinh tồn” mà không ít bạn du học sinh đã thay đổi tay nghề nấu nướng lên trông thấy, tới mức chính “thân chủ” còn ngạc nhiên và có nhiều câu chuyện đã trở thành giai thoại.

Biết tính toán, chi tiêu hợp lý trong việc mua thực phẩm và tìm đến những khu chợ của người Việt, các du sinh viên có nhiều lựa chọn hơn do vậy mà những bữa ăn của họ cũng được cải thiện.

Có rất nhiều bạn du học sinh trước đây chưa bao giờ biết cầm đến con dao thái thịt gà là gì, không cắm nổi nồi cơm hay không thể phân biệt nổi đâu là xà lách và bắp cải thì nay đã tự tin gọi điện về nhà “mẹ ơi con tự nấu được phở để ăn rồi nhé…” dù sự thay đổi này phải đánh đổi bằng không ít thời gian, công sức và “cân nặng”.

Trong các dịp lễ Tết nếu không có điều kiện về nhà sum vầy bên người thân các du học sinh thường tụ tập và cùng nhau làm những món ăn truyền thống mà khi ở Việt Nam, không ít bạn không biết hoặc “quên” làm như bánh chay trong dịp Tết hàn thực hay gói bánh chưng, đồ xôi gấc…

Có thực mới vực được đạo và có “lăn” vào bếp thì những du học sinh của chúng ta mới có những trải nghiệm, những kỉ niệm thú vị. Và qua đó cũng quảng bá được hình ảnh, văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới, một đất nước mến khách, đa dạng ẩm thực với nhiều những món ăn ngon, nổi tiếng.

]]>
https://atlantic.edu.vn/vao-bep-cung-du-hoc-sinh-7528/feed/ 0