Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Đối phó với sốc văn hóa https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Cách đối mặt với sốc văn hóa https://atlantic.edu.vn/doi-mat-voi-soc-van-hoa-7173/ https://atlantic.edu.vn/doi-mat-voi-soc-van-hoa-7173/#comments Thu, 18 Jul 2013 02:05:10 +0000 http://atlantic.edu.vn/doi-mat-voi-soc-van-hoa-7173 Sốc văn hóa chính là sự hòa trộn của một loạt những cảm xúc khác nhau của con người. Cảm giác mất mát, rối loạn, căng thẳng, lo lắng và bất lực do những thách thức từ môi trường văn hóa mới xung quanh và sự thiếu hụt của môi trường văn hóa quen thuộc.

Đối mặt với “sốc” văn hóa

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và có những cảm xúc tồi tệ, bạn khó có thể chấp nhận văn hóa của đất nước mới nơi bạn chuẩn bị có những ngày tháng học tập và sinh sống lâu dài, nếu bạn muốn trở về nhà ngày lập tức thì bạn đang bị sốc văn hóa rồi đấy. Tôi biết rằng thật dễ dàng để nói rằng chỉ cần tìm hiểu, chấp nhận và thích nghi với nó thì bạn sẽ vượt qua. Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm vì vậy, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

  • Khi đã quyết định được điểm đến du học của mình, bạn hãy đọc qua một số cuốn sách viết về nơi bạn sẽ đến. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn và sẽ biết thêm được nhiều thứ liên quan đến đến bạn trong kế hoạch đi nước ngoài của bạn.
  • Hãy ghi ra các nhu cầu cơ bản của bạn và đảm bảo bạn sẽ được đáp ứng đầy đủ. Chọn một khu vực sinh sống an toàn, đảm bảo có đủ ngân sách và chi tiêu có kiểm soát; mang theo bất kỳ loại thuốc mà bạn có thể cần, cũng như dụng cụ bịt tai nếu bạn nhạy cảm với tiếng ồn.
  • Bạn cũng có thể tạo cảm giác an toàn và yên tâm bằng cách mang theo đồ dùng quen thuộc với mình. Mergen thừa nhận rằng: “Tôi đã mang theo một số bức ảnh của bạn bè và gia đình mình – cũng như gấu bông sang nơi ở mới. Chính điều này giúp tôi thực sự như ở nhà mình trong giai đoạn đầu khi tôi mới sang”.
  • Bạn có thể tha hồ chọn lựa các cách để liên lạc với gia đình như thông qua MSN, Facebook, Skype, blog, điện thoại! Thật là khó khăn để giữ một mối quan hệ chỉ qua email, do đó, bạn nên dùng điện thoại và bạn sẽ cảm thấy mối quan hệ gần gũi hơn.
  • Trong thời gian chưa ổn định, một chút gì đó về văn hóa của nước bạn cũng có thể làm cho bạn cảm thấy được an ủi như việc nói ngôn ngữ của bạn, ăn thức ăn điển hình của đất nước bạn, đọc những tin tức từ quê hương. Nhưng bạn phải hết sức cẩn thận vì nếu bạn lạm dụng điều này, bạn sẽ không thể thay đổi được để thích nghi với văn hóa mới. Sanaz khuyến cáo rằng mọi người không nên dành nhiều thời gian chỉ xoay quanh cộng đồng của mình mà nên tích cực hòa nhập. Anh nói: “Hãy cố gắng giải quyết rào cản ngôn ngữ càng sớm càng tốt. Lúc đầu nó có thể rất khó khăn, nhưng dần dần điều đó lại trở nên rất bổ ích”.
  • Bạn hãy luôn tạo cho mình mạng lưới những người bạn yêu, bạn tin tưởng, những người mang lại cho bạn sự tự tin khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn là người hâm mộ bóng bầu dục hay điện ảnh, hãy đăng ký tham gia một câu lạc bộ. Đây thường là một cách tốt để gặp gỡ những người dân địa phương trong bầu không khí thoải mái. Nếu bạn không hâm mộ bất cứ điều gì đặc biệt, tại sao bạn không thử một điều gì đó mới, một cái gì đó mang giá trị địa phương như: bóng chuyền bãi biển ở Brazil, thư pháp ở Trung Quốc , nhảy Bollywood ở Ấn Độ. Và đừng quên tham gia vào một tổ chức từ thiện và hoặc đi tình nguyện, đó có thể là một cách tuyệt vời để tiếp xúc với cộng đồng địa phương.

Bây giờ bạn nên được trang bị nhiều hơn để đối mặt với sốc văn hóa nếu nó xảy ra. Thật vậy, một số người không bị ảnh hưởng bởi nó lắm nhưng có những người khác bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Cường độ của sốc văn hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà có thể bạn không thực sự biết hết được. Nhưng ít nhất bạn nhận thức được nó, và bạn sẽ biết bạn không phải là người duy nhất cảm thấy theo cách này! Cuối cùng, bạn hãy tận dụng tối đa từ kinh nghiệm này tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, chúc bạn vui vẻ!

]]>
https://atlantic.edu.vn/doi-mat-voi-soc-van-hoa-7173/feed/ 1
Sốc văn hóa ngược – Vấn đề của du học sinh https://atlantic.edu.vn/soc-van-hoa-nguoc-o-du-hoc-sinh-7133/ https://atlantic.edu.vn/soc-van-hoa-nguoc-o-du-hoc-sinh-7133/#comments Mon, 24 Jun 2013 07:42:14 +0000 http://atlantic.edu.vn/soc-van-hoa-nguoc-o-du-hoc-sinh-7133 Sốc văn hóa khi sang sinh sống học tập trên một đất nước khác là một việc khó khăn mà du học sinh phải đối mặt nhưng sốc văn hóa khi những du học sinh đó trở về sinh sống và lập nghiệp trên chính quê hương mình lại là một việc khó khăn hơn rất nhiều.

Cách giao tiếp và môi trường làm việc lạ lẫm

Theo chia sẻ của nhiều DHS khi trở về nước, “sốc” nhất vẫn là cách giao tiếp, cư xử của nhiều người xung quanh khác xa với cách cư xử của người nước ngoài. Cao Minh Trí – cựu DHS Trường London College of Fashion (Anh) chia sẻ: “Học ở Anh bốn năm, tôi học được câu cửa miệng của họ là cảm ơn và xin lỗi trong bất cứ công việc gì. Thế nên khi trở về Việt Nam , chính những câu nói tưởng chừng lịch sự này lại mang lại quá nhiều… phiền toái”.

Minh Trí kể: “Một lần toàn cơ quan họp để xử lý những sai sót về kinh doanh trong quý, tôi vừa mở miệng để xin lỗi và xin trình bày ý kiến của mình thì nhiều người chen ngang: “Hóa ra những sai sót này do anh làm hả?”. Lần khác, đi ngoài đường tôi bị một xe khác tông vào, vì thói quen nên tôi nói xin lỗi thì ai dè người này lấy đó làm lý do cho rằng tôi chạy sai và buộc tôi phải đền”.

Cách tốt nhất để hòa nhập, theo kinh nghiệm của nhiều DHS, là bạn nên lấp khoảng trống giữa hai nền văn hóa nơi bạn từng du học và nơi bạn trở về bằng cách tôn trọng cả hai vì thực tế, khác biệt quá lớn về trình độ phát triển là nguyên nhân chính làm nên khác biệt về văn hóa.

Bạn Phan Ngọc Linh, cựu DHS Học viện Phát triển Quản lý Singapore (MDIS), chia sẻ: “Nói thật, khi mới về Việt Nam, tôi không dám đi ăn ở tiệm, quán xá vì thấy những đám giấy ăn nhàu nát vứt dưới gầm bàn, bát đũa nhơm nhớp dầu mỡ, thậm chí còn bám cả đồ ăn thừa. Nhưng dần dần tôi cũng quen lại với văn hóa quán cóc của nước mình. Bây giờ thì hoàn toàn thoải mái rồi vì thấy tụ tập bạn bè trong những quán đó thú vị hơn nhiều so với các nhà hàng sang trọng ở nước ngoài”.

Những cú sốc văn hóa ngược còn đến từ sự khác biệt lớn về cách thức, phong cách làm việc, tiêu chuẩn chuyên môn ở Việt Nam khiến các cựu DHS không “tự tin” ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đã học tập được ở nước ngoài. Trần Văn Tùng, cựu DHS Trường University of Central Lancashire (Anh), hiện đang làm việc cho một công ty nước ngoài có trụ sở trên đường Cống Quỳnh (quận 1, TP.HCM), chia sẻ: “Cái tôi rút ra được sau hơn nửa năm làm việc ở một công ty nhà nước đó là: Họ coi trọng tuổi tác và thâm niên hơn khả năng làm việc khiến tôi cảm thấy lạc lõng. Việc trao đổi thẳng thắn với cấp trên là điều không thể có. Sẽ chẳng có ai nghe mà lại còn dè bỉu “lấy mác du học ra để hù người ta à”. Riết nên tôi nản và quyết định thôi việc”.

Kinh nghiệm để hòa nhập trở lại

Để hòa nhập trở lại với thói quen giao tiếp và môi trường làm việc trong nước, theo nhiều DHS, điều quan trọng nhất là luôn giữ được sự cân bằng, không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thất vọng. Ngoài ra, kinh nghiệm của nhiều DHS đi trước là: Tránh đề cập nhiều đến đất nước mà mình đã đi du học. Lời khuyên này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế lại giúp bạn nhanh chóng “tái hòa nhập cộng đồng” sau du học.

Phạm Ngọc Quỳnh Trang – cựu DHS Trường Marketing Singapore (MIS), giải thích: “Mình là người có điều kiện đi xa, học tập tại một nước tiên tiến nên trong suy nghĩ của những người “ở nhà” thì họ thiệt thòi hơn so với mình. Nếu ngay khi trở về nước, mình lại không ngừng kể về những điều tuyệt diệu vừa trải qua thì cũng tức là đang khơi gợi về những thiệt thòi của họ. Vô hình trung mình đang đẩy bản thân ra xa những người xung quanh. Vậy là để tránh bị cô lập hoặc ít nhất là cảm giác lạc lõng thì mình phải tạm thời “quên” Singapore trong các câu chuyện. Rồi dần dà với thời gian, khi đã thực sự được “đón nhận” trở lại trong vòng tay bạn bè và đồng nghiệp, mình mới có thể từ từ nói về những điều tai nghe mắt thấy trong thời gian du học”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/soc-van-hoa-nguoc-o-du-hoc-sinh-7133/feed/ 1
Cách thích nghi với văn hóa nước du học https://atlantic.edu.vn/cach-thich-nghi-voi-van-hoa-nuoc-du-hoc-6925/ https://atlantic.edu.vn/cach-thich-nghi-voi-van-hoa-nuoc-du-hoc-6925/#respond Mon, 06 May 2013 00:49:14 +0000 http://atlantic.edu.vn/cach-thich-nghi-voi-van-hoa-nuoc-du-hoc-6925 Mặc dù hầu hết các du học sinh đều đã tìm hiểu, được tư vấn dặn dò kỹ lưỡng cách hòa nhập văn hóa nước sở tại. Nhưng khi đặt chân đến học tập và sinh sống tại một đất nước hoàn toàn xa lạ, không ít du học sinh lập tức vấp phải cú sốc văn hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hạn chế những khó khăn khi du học.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyenhai/2012_07_15/du-hoc-my-giaoduc.net.vn_1.jpg

Tích cực lấp đầy lỗ hổng ngoại ngữ

Với du học sinh, trở ngại lớn nhất có lẽ là ngôn ngữ. Có đủ năng lực ngôn ngữ cho những sinh hoạt thường ngày đã khó, cho việc học tập còn khó hơn nhiều. Bởi thế hội nhập ngôn ngữ là nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách nhất.

Lê Thúy Nhiên – du học sinh Trường Charles Darwin University (Úc) kể: “Lúc mới chân ướt chân ráo sang đây, nghe người Úc nói chuyện, tôi chỉ hiểu được khoảng 40% câu chữ của họ. Tôi hốt hoảng thực sự bởi có ai ngờ trước đó tôi rất tự tin với vốn tiếng Anh TOEFL 780 điểm của mình. Sau đó tôi mới hiểu thì ra lâu nay tiếng Anh của mình chỉ mang tính học thuật nhiều hơn là giao tiếp hằng ngày cho nên khi người Úc nói nhanh, xài nhiều từ lạ, không như những gì tôi đã học thì chuyện tôi không hiểu hết câu chuyện của họ là đương nhiên”.

Còn Nguyễn Thanh Tuấn – du học sinh sang Singapore từ năm 2008 theo diện học bổng A*STAR thì cho biết: “Mấy tháng đầu tiên tôi theo học Trường St Joseph’s Institution ở bên đây mới thật là kinh hoàng. Tôi nghe giáo viên bản ngữ giảng bài mà như vịt nghe sấm, hoang mang vô cùng”.

Hầu hết các du học sinh đều cho rằng phương pháp thiết thực và hiệu quả để hoàn thiện tiếng Anh tại đất nước sở tại gồm cùng lúc hai việc:

l Ăn, ngủ và… thở cùng ngoại ngữ: Du học sinh phải chủ động bổ túc thêm vốn liếng ngoại ngữ của mình bằng cách toàn tâm tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Về điều này, Thanh Tuấn nói: “Cùng với khóa tiếng Anh bổ trợ trong hai tháng, tôi còn lùng sục tất cả sách, báo bổ ích để nâng trình độ tiếng Anh của mình. Nói chung, tiếng Anh lúc đó là nỗi ám ảnh phải chinh phục của tôi. Tôi suy nghĩ, nói chuyện mọi lúc, mọi nơi bằng tiếng Anh. Nửa năm sau thì tôi nhận thấy tiếng Anh của mình được cải thiện rõ rệt”.

l Kết bạn với sinh viên quốc tế: Sai lầm của phần đông du học sinh Việt Nam ở các nước sở tại là chỉ toàn tìm người đồng hương mà chơi. Ngược lại, du học sinh cần tích cực mở rộng mối quan hệ với người bản xứ, từ kết bạn cá nhân đến tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa. “Kết bạn với người Mỹ cũng phải biết cách. Phần lớn sinh viên người Mỹ thường không bắt chuyện trước, cho nên tôi phải kiên nhẫn làm quen từng bước, từ hỏi vài ba câu đến những mẩu chuyện nhỏ rồi mới chơi thân được. Đừng nói quá nhiều khi mới tiếp xúc với họ lần đầu” – Dương Hoàng Trọng, du học sinh Trường ĐH Massachusetts Dartmouth (Mỹ), chia sẻ kinh nghiệm.

Ngoài ra, nếu có thể, du học sinh nên chọn hình thức ở “home stay” (sống chung với gia đình người bản xứ). Được sinh hoạt, ăn uống chung với người bản xứ giúp du học sinh giao tiếp ngoại ngữ với người bản xứ tốt hơn. Hồ Anh Nguyệt – du học sinh Trường ĐH Cambridge khóa 2009-2013, chia sẻ kinh nghiệm giao tiếp ngoại ngữ với chủ nhà khi ở “home stay”: “Người Anh hay Mỹ rất thoải mái trong giao tiếp nhưng cũng vô cùng tôn trọng sự riêng tư. Bạn cần phải chủ động bắt chuyện, tự tin và cởi mở… Vào những ngày cuối tuần, không phải đi học, bạn hãy cùng họ nấu ăn, nấu những món ăn truyền thống và lắng nghe những câu chuyện thú vị hay cùng họ đón mừng những ngày lễ hội lớn trong năm”.

Tập sống chung với những điều khó chịu

Đối với những bạn cùng phòng: Vì phải cùng chia sẻ một không gian sinh hoạt chung như bếp, phòng khách… với các bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên những va chạm do sự khác biệt về thói quen, tập tục và tôn giáo là không tránh khỏi. Đôi khi họ sẽ yêu cầu bạn sử dụng bếp ngoài trời để nấu ăn vì không chịu được khói và mùi thức ăn trong nhà. Chính vậy, nếu không tôn trọng và nhường nhịn nhau, rất dễ xảy ra mâu thuẫn.

Các du học sinh đôi khi sẽ bị sốc khi bị một người phê bình thẳng thắn nếu vô tình phạm phải. Văn hóa xếp hàng không phải chỉ thể hiện ở sự kiện quan trọng hay những nơi đông đúc như nơi mua vé, tại các cơ quan nhà nước mà còn ở những nơi bình thường như toilet, xe buýt, quán ăn… Nguyễn Thị Ngọc Phượng – du học sinh ĐH La Trobe (Úc) cho biết: “Tôi nhớ một lần trong toilet chỉ có mình tôi nhưng sau đó người vào tiếp theo vẫn xin phép tôi trước khi sử dụng. Còn một điều đáng trân trọng trong văn hóa của người Úc là họ luôn nghiêm túc, có trách nhiệm với hành động của mình. Khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ thì bạn luôn luôn có được câu trả lời”.

Việc độc lập trong sinh hoạt và tôn trọng sự riêng tư cũng vô cùng quan trọng. Đôi khi việc thể hiện sự quan tâm lại gây ra sự khó chịu cho người khác, bởi họ chỉ cần nhận được sự hỗ trợ khi họ mong muốn. “Ngày đầu đặt chân đến Pháp vào cuối tuần, tôi đói meo suốt buổi trưa chỉ vì nghĩ rằng mọi người trong nhà sẽ cùng ăn trưa với nhau như hồi ở Việt Nam. Hóa ra ở đây người ta chỉ quây quần với nhau vào buổi cơm tối. Đồ ăn luôn có sẵn nên cuối tuần là dịp để từng người tận hưởng những hoạt động cá nhân theo sở thích riêng” – Thân Minh Cảnh – du học sinh Trường IAE Aix-en-Provence Graduate School of Management (Pháp) kể.

]]>
https://atlantic.edu.vn/cach-thich-nghi-voi-van-hoa-nuoc-du-hoc-6925/feed/ 0
Bí quyết thích nghi nhanh khi du học https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-nhanh-khi-du-hoc-6688/ https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-nhanh-khi-du-hoc-6688/#respond Thu, 14 Mar 2013 08:18:06 +0000 http://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-nhanh-khi-du-hoc-6688 Trước khi quyết định du học tại quốc gia nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về con người, ngôn ngữ, nền văn hóa… của quốc gia đó để có thể dễ dàng vượt qua “cú sốc” văn hóa.

Để thích nghi tốt môi trường du học

Một môi trường học tập hoàn toàn mới, con người mới, nền văn hóa mới… sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng lạc lõng, khó hòa nhập nơi xứ người nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên đường du học.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia và du học sinh Việt Nam , bất đồng ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến du học sinh khó hòa nhập. Do đó, chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp tốt với người bản xứ là một thành công bước đầu đối với bất cứ du học sinh nào.

Sốc văn hóa

Trước khi quyết định du học tại quốc gia nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về con người, ngôn ngữ, nền văn hóa… của quốc gia đó để có thể dễ dàng vượt qua “cú sốc” văn hóa – một hiện tượng tâm sinh lý mà bất cứ du học sinh nào đều phải trải qua khi lần đầu tiên đến sống ở một đất nước xa lạ. Tùy thuộc vào sự hiểu biết và sự chuẩn bị về tâm lý của từng người mà mức độ ảnh hưởng của “sốc văn hóa” đến mỗi người khác nhau. Chia sẻ về vấn đề này, một chuyên gia tư vấn du học cho biết: “Nhiều trường hợp phụ huynh đến than phiền về việc con mình đang du học cảm thấy sốc khi không thể diễn đạt ý kiến, tình cảm bằng ngôn ngữ bản xứ. Lâu dần các em sẽ cảm thấy bực tức, mất tự tin trong giao tiếp và dần trở nên cô độc. Một số trường hợp do các em chưa tìm được chỗ cư trú ổn định nên lo lắng và chán nản”. Chuyên gia này đưa ra lời khuyên: “Khi đã quyết định du học nước nào thì nên tìm hiểu ngôn ngữ chính của nước đó. Với một số quốc gia như Hàn Quốc, Đức, Pháp… thì ngoài tiếng Anh, các bạn nên học thêm về ngôn ngữ giao tiếp cơ bản của các quốc gia này để làm hành trang khi du học”.

Ngoài việc học tiếng, khi bạn thực sự bước chân đến một miền đất mới, bạn phải hiểu hết về văn hóa và lối sống ở đó. Có một điều cũng rất quan trọng mà bạn cần phải thích nghi khi đi du học đó chính là văn hóa ẩm thực. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau nên việc thay đổi thói quen ăn uống là không hề đơn giản. Cô Võ Thanh Thu, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kể: “Ở Việt Nam ăn cơm đã quen, lúc sang Nga du học hằng ngày ăn lúa mì nấu với sữa nhưng chỉ kéo dài vài ngày là tôi không thể nuốt trôi. Nhiều hôm đi học về, ngồi một mình trong khu ký túc ăn tối mà tôi rớt nước mắt vì nhớ nhà, vì thèm được ăn những món ăn Việt Nam hay chỉ đơn giản là một bát cơm trắng mà thôi”.

Những cách tốt nhất để thích nghi

Khó khăn lớn nhất của tình trạng “sốc văn hóa” ở du học sinh là vấn đề ngôn ngữ, vì vậy trước tiên bạn cần phải nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Cách tốt nhất trong trường hợp này là giao lưu kết bạn với người bản xứ. Thời gian đầu các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi được nghe nhiều từ mới với tốc độ nói nhanh. Tuy nhiên, chỉ cần mỗi tuần nói chuyện với người bản xứ khoảng 2-3 tiếng, khả năng nghe nói của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt chỉ sau vài tháng. Ngoài ra, bạn nên tham gia vào các nhóm và các câu lạc bộ tại trường mình học. Đây là nơi tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân, nuôi dưỡng sở thích cá nhân hoặc đơn giản là giao lưu và làm quen với những người bạn mới. Đặc biệt, ở môi trường học nước ngoài, các hoạt động ngoại khóa còn giúp bạn tìm kiếm cơ hội xin học bổng, tài trợ, tìm chỗ lưu trú tốt nhất…

Bạn cũng nên duy trì mối liên lạc thường xuyên với gia đình, bè bạn thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Đây không chỉ là kênh thông tin giữa bạn với bạn bè và gia đình ở nhà mà nhiều trường ở nước ngoài cũng thông qua các kênh này để cập nhật thông tin mới nhất, cho phép bạn tương tác với các nhân viên và giảng viên của trường. Đồng thời, bạn nên cài đặt Skype và video call để có thể gọi điện video với bạn bè người thân miễn phí. Ngoài ra, bạn hãy tập thói quen tự lập thông qua các công việc đơn giản như giặt giũ, nấu nướng và dọn dẹp… Cách tốt nhất là tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để giúp bạn làm chủ tài chính của mình và tích lũy kinh nghiệm cho công việc của bạn sau này.

Cuối cùng, bạn nên làm quen với những anh chị đi trước vì ở nhiều quốc gia trên thế giới đều có hội du học sinh Việt Nam ở đó. Những hội này có thể liên lạc với nhau qua các website, Facebook hoặc forum trên mạng. Nếu làm quen được với các anh chị đi trước, các bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin rất bổ ích như cách học từng môn học, chỗ nào bán đồ rẻ. Nếu may mắn hơn, các bạn sẽ được anh chị để lại sách giáo khoa, vật gia dụng như nồi cơm, lò vi sóng, tủ lạnh… với giá “hữu nghị” và được hướng dẫn cách thích nghi tại nước sở tại.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-nhanh-khi-du-hoc-6688/feed/ 0