Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Du học sinh Mỹ https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Du học sinh Việt tại Mỹ đứng thứ 8 thế giới https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-tai-my-dung-thu-8-the-gioi-7417/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-tai-my-dung-thu-8-the-gioi-7417/#respond Tue, 08 Oct 2013 04:09:52 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-tai-my-dung-thu-8-the-gioi-7417 Xu hướng cho con đi du học nước ngoài của các bậc phụ huynh ngày càng tăng. Có rất nhiều lựa chọn điểm đến du học, ngành học phù hợp với từng cá nhân. Hiện nay du học sinh Việt Nam có mặt ở hầu hết các cường quốc giáo dục trên thế giới. Theo thống kê thì du học sinh Việt tại Mỹ đứng thứ 8 thế giới.

Việt Nam đứng thứ 8 về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ

Theo Viện Giáo dục Hoa Kỳ (IIE) tại Việt Nam cho biết ngày 1/10, Việt Nam là thị trường mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á về lượng sinh viên quốc tế theo học tại các trường ĐH, CĐ ở Hoa Kỳ, với con số tăng trưởng ấn tượng: gấp gần 7 lần trong thập kỉ qua.

Theo thống kê mới nhất từ báo cáo thường niên Open Doors 2011 của IIE, Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới về số sinh viên đang theo học ĐH ở Mỹ (hơn 15,500 sinh viên) và xếp thứ 2 về số sinh viên theo học tại các trường CĐ cộng đồng với tỷ lệ tăng cao nhất khu vực Châu Á, và cao gấp hơn 3 lần tỷ lệ tăng của toàn thế giới.

Đầu tháng 10 này, gần 90 trường ĐH, CĐ của Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam để tham dự Triển lãm Du học Hoa Kỳ thường niên do IIE tổ chức.

Tại buổi triển lãm, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các nhà tuyển sinh, đại diện các trường cũng như các chuyên viên giáo dục để tìm hiểu về các thủ tục xin học, các bài thi đầu vào cần thiết cũng như những cơ hội nhận học bổng của trường.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-tai-my-dung-thu-8-the-gioi-7417/feed/ 0
Giải bóng đá của tình hữu nghị https://atlantic.edu.vn/giai-bong-da-cua-tinh-huu-nghi-6994/ https://atlantic.edu.vn/giai-bong-da-cua-tinh-huu-nghi-6994/#respond Fri, 17 May 2013 04:29:00 +0000 http://atlantic.edu.vn/giai-bong-da-cua-tinh-huu-nghi-6994 Đây là lần thứ hai, sân chơi thể thao thường niên của du học sinh tại California này được tổ chức. Diễn ra trong hai ngày cuối tuần, giải Friendship Soccer Tournament 2013 năm nay thu hút sự tham gia của gần 150 thành viên đến từ nhiều đội bóng tham dự.

Nắng đẹp là thời tiết lý tưởng cho giải đấu

Nắng đẹp là thời tiết lý tưởng cho giải đấu

Điểm đặc biệt ở giải đấu – sân chơi này không chỉ dành riêng cho du học sinh, mà còn là cơ hội gặp gỡ, tăng cường tình đoàn kết của thanh niên, sinh viên và bà con kiều bào tại đây. Với ý nghĩa như vậy, Friendship Soccer Tournament đã thực sự “khuấy động” đời sống thể thao của cộng đồng người Việt đến từ nhiều vùng xung quanh Bay Area như San Francisco, Berkeley, Davis, San Jose, Milpitas, Oakland và Hayward.

Trong hai ngày tranh tài, các đội bóng đã mang đến giải đấu những màn biểu diễn đẹp mắt và không kém phần sôi động. Khán đài cũng được hâm nóng bởi sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên dành cho những đội bóng mình yêu thích. Kết quả chung cuộc, đội kiều bào V-Stars đã giành cúp vô địch. Hạng nhì thuộc về đội Hayward , cúp lưu niệm cũng đã được trao cho tất cả 6 đội tham dự.

Không khó để nhận ra những màu áo khác nhau…

Không khó để nhận ra những màu áo khác nhau…

“Cùng với nhiều hoạt động văn hóa – văn nghệ khác, Friendship Soccer Tournament đã thu hút nhiều các bạn thanh niên sinh viên kiều bào và du học sinh tham dự. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người Việt với nhau nơi đất khách quê người, đặc biệt là sự gắn bỏ giữa những bạn thanh niên, du học sinh tại đây” – Bạn Nguyễn Tuấn Anh phấn khởi nói.

Còn anh Lâm Trần, kiều bào đang sinh sống tại đây thì tâm sự: “Tôi rất vui khi đến tham dự và cổ vũ cho các bạn thanh niên, sinh viên thi đấu bóng đá. Đây cũng là cơ hội để tôi được gặp và trò chuyện, làm quen nhiều hơn với những người Việt xa nhà như mình”.

“Không chỉ dừng lại với ý nghĩa của một hoạt động thể thao, Friendship Soccer Tournament đã thực sự thúc đẩy mối quan hệ giữa du học sinh và thanh niên, sinh viên kiều bào, khi tất cả đều mang dòng máu Việt trong mình” – bạn Tăng Quốc Cường chia sẻ.

Nụ cười yêu thể thao của những người Việt trẻ tại nước Mỹ

Nụ cười yêu thể thao của những người Việt trẻ tại nước Mỹ

Có thêm nhiều hơn nữa hoạt động văn hóa – thể thao như vậy để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt trẻ xa Tổ quốc là mong muốn của Cường cũng như nhiều bạn trẻ ở California .

]]>
https://atlantic.edu.vn/giai-bong-da-cua-tinh-huu-nghi-6994/feed/ 0
Tâm sự của du học sinh Hawaii https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909/#respond Fri, 03 May 2013 01:10:50 +0000 http://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909 Là một cựu HS chuyên Văn trường chuyên Thăng Long, Đà Lạt, bạn Nguyễn Lê Hoài Anh (sinh năm 92) đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm sau hơn ba năm sống và học tập tại Hawaii. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ hết sức thú vị của bạn ấy nhé!

Hoài Anh tiết lộ, cô nàng có một tình yêu kì lạ với biển

Chào Hoài Anh, bạn có thể chia sẻ lý do nào khiến bạn chọn du học ở hòn đảo thiên đường Hawaii ?

Mình có mặt Hawaii là do duyên số vì trước đây không hề nghĩ đến chuyện du học. Năm mình học lớp 12, một người họ hàng ở Hawaii gợi ý cho mình thông tin du học. Mình “lần mò” vào trang web của trường, hỏi email tìm cách đăng kí và nộp đơn hồ sơ. Không ngờ sau khi mình nhận được tin thi đậu vào ĐH Luật tại Việt Nam thì vài hôm sau nhận thông tin được ĐH bên Hawaii nhận vào.

Vì thủ tục đăng kí và thi tuyển vào trường bên Mỹ đều làm và gửi qua email, mình cũng không nghĩ sẽ được chọn nên đã giấu bố mẹ chuyện đó. Lúc nhận được thông báo mình mới nói thật và gia đình đã có một cuộc họp ngay sau đó.

Bố mẹ bạn có phản ứng như thế nào trước thông tin ấy?

Đương nhiên là kịch liệt phản đối rồi! Nhưng mình hứa sang sống và đóng tiền học bằng chính tiền mình kiếm được.

Để xin được visa đi du học Mỹ không phải điều đơn giản chút nào, có những bạn phỏng vấn 5,6 lần chưa đậu ấy chứ! May mắn là mình vượt qua và thực hiện gần như trọn vẹn lời hứa của mình cho đến lúc này… Có lẽ bố mẹ cũng bất ngờ vì khả năng tự lập của mình.

Những ngày mới sang Hawaii mọi thứ có như mong đợi của bạn?

Mọi thứ gần như xoay chuyển 180 độ, ngày đầu tiên mình đã không đăng kí được suất ăn ở trường, (đành nhịn đói nguyên ngày) đã thế lại đi lạc xe bus tùm lum, về đến nhà từ đầu tới chân lấm lem, nhìn thảm lắm. Cứ bước ra đường là thấy những người hoàn toàn xa lạ với mình từ màu da đến ngôn ngữ, lúc đó nhớ nhà, nhớ bố mẹ nhiều lắm nhưng cũng đành cắn răng mà chịu.

Còn về phần học tập, hầu như mình không hiểu mọi người đang nói gì, người bản xứ nói rất nhanh. Khó khăn trong giao tiếp khiến cô gái vốn dạn dĩ và tự tin như mình chợt thu mình lại, cảm giác mình rất nhỏ bé và bị nhấn chìm giữa biển người bao la…

Có kỉ niệm nào trong những ngày khó khăn đó khiến Hoài Anh nhớ mãi?

Có kỉ niệm nào trong những ngày khó khăn đó khiến Hoài Anh nhớ mãi?

Đó là 3 tuần sau khi nhập học, Hoài Anh được giao viết một bài luận ở trường. Mình viết bài và thấy tự tin vì vốn là học sinh chuyên Văn. Nhưng đến khi đưa cho mọi người đọc, không ai hiểu mình nói gì… Tự dưng mình bật khóc, thấy rằng để diễn đạt một điều gì đó khi không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ quả thật khó khăn.

Hiện tại cuộc sống của bạn thế nào?

Mình thấy cuộc sống mới tươi đẹp và nhiều sắc màu. Sang bên này mình ở nhà dì nên tiết kiệm được một số tiền sinh hoạt kha khá, nơi mình ở chỉ cách biển 15 phút đi bộ nên mỗi lần thèm tắm biển là cứ chạy ùa ra ngay. Những người ở đây sống thân thiện và hào phóng, có lẽ biển đã một phần tác động vào đời sống, tâm hồn họ.

Vì là hòn đảo nhỏ nên mình đi học bằng xe bus, mỗi tuần có khoảng 4- 5 buổi. Việc học cũng không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi mình phải chăm chỉ. Mình thích nhất ở Hawaii là cái “chuẩn” đẹp của họ. Ở đây ai có làn da rám nắng mới là đẹp, thế nên mình cứ đi ngoài nắng thoải mái mà không sợ đen hay phải khổ sở giữ da trắng như hồi ở Việt Nam để khỏi bị chê nữa.

Chi phí học tập và sinh hoạt ở Hawaii có đắt đỏ không? Bạn đã làm gì để có tiền sống tự lập khi còn là sinh viên?

Đương nhiên là đắt đỏ rồi vì Hawaii là đảo, mọi thứ từ nhu yếu phẩm đến dịch vụ khác đều được chở từ đất liền đến. Thêm nữa, đây là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới nên giá cả mọi mặt hàng đều được tính cao hơn mức bình thường, đánh vào đối tượng là khách du lịch. Mình là người dân sống ở đây thì cũng phải chịu ảnh hưởng theo, nhưng sống lâu dần cũng quen. Nếu tiền sinh hoạt cao thì mình lại càng có lý do để phấn đấu mà kiếm tiền.

Sang bên này, vừa đi học mình vừa làm rất nhiều nghề từ làm nail vào cuối tuần đến làm giao thư vào các ngày thứ 2, 4, 6 trong trường học… Thật sự mà nói công việc chiếm rất nhiều thời gian của mình nhưng nếu biết cách sắp xếp và chịu khó thì cũng không phải là trở ngại quá lớn. Mình thường tranh thủ học bài vào buổi tối, có khi nhiều bài quá thì thức trắng đêm. Nhưng mình vui vì không phải là gánh nặng cho gia đình mà vẫn có thể làm những điều mình thích.

Ngoại hình xinh xắn nên cô nàng dễ lọt vào mắt xanh của các anh chàng ngoại quốc

Ngoại hình xinh xắn nên cô nàng dễ lọt vào “mắt xanh” của các anh chàng ngoại quốc

Ở nước ngoài, nghề nail không được đánh giá cao, bạn không sợ “mất giá” trong mắt bạn bè nước ngoài sao?

“Mất giá” hay “có giá” là định kiến của bạn thôi, nghề nào cũng là nghề chân chính và nếu kiếm được tiền từ công sức bỏ ra thì đều xứng đáng để được tôn vinh. Nếu mình tự phân biệt đẳng cấp của mình bằng việc e ngại làm những công việc bình thường thì cũng sẽ có những người khác đánh giá thấp bạn thôi. Mình nghĩ vậy!

Trường Hawaii Pacific University đòi hỏi ở sinh viên điều gì và làm sao để học tốt trong môi trường này?

Chính là sự chăm chỉ! Khi mới sang, mình thua bạn bè trong lớp rất nhiều cái nhưng chính sự chăm chỉ và không ngừng học hỏi, không ngại sai đã giúp mình hòa đồng trong tập thể lớp và mình chưa hề bị rớt môn nào trong suốt ba năm học đấy nhé!

Bạn vốn là một học sinh chuyên Văn vậy tại sao lại theo học ngành Kinh tế ở trường ĐH Hawaii ?

Mình học chuyên Văn nên ước mơ của mình là học Luật, nhưng vì ở Mỹ muốn học Luật thì phải có bằng cử nhân trước nên mình quyết định thử học kinh tế. Không ngờ được rằng bây giờ mình lại cực kì thích ngành học này. Sau này có cơ hội, mình sẽ tiếp tục theo đuổi ngành Luật.

Hoài Anh có ngoại hình khá xinh đẹp, chắc hẳn có rất nhiều anh chàng ngoại quốc theo đuổi bạn đúng không?

Cũng có đấy. Nhưng có lẽ giữa mình và các chàng trai ngoại quốc có những sự khác nhau về cách sống, văn hóa và cách tiến đến với tình yêu nên không thể tiến xa hơn được. Đến bây giờ mình vẫn nghĩ có lẽ nên tìm một chàng trai Việt để yêu (cười).

Bạn đã có dự định gì cho riêng mình chưa?

Chương trình học của mình kéo dài khoảng 4 – 5 năm, sau khi học xong mình sẽ dùng số tiền tích góp được đi “phượt” ở một số nước trên thế giới cho “đã” rồi sẽ bắt tay vào làm việc nghiêm túc. Thực ra mình cũng muốn trở về Việt Nam làm trong ngành xuất nhập khẩu. Tuổi trẻ là thời gian để vẫy vùng nhưng quê hương vẫn là bến đỗ bình yên mà, phải không?

Cám ơn bạn về những chia sẻ thú vị.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-hawaii-6909/feed/ 0
Nữ sinh Việt đỗ 6 trường ĐH Mỹ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-do-6-truong-dh-my-6212/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-do-6-truong-dh-my-6212/#respond Fri, 30 Nov 2012 01:10:44 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-do-6-truong-dh-my-6212 Hồ Ngọc Nhi – Thủ khoa tốt nghiệp trường THPT Santa, Monica, Mỹ đã xuất sắc đỗ vào 6 trường ĐH danh tiếng của Mỹ gồm Yale, MIT, Harvard, Brown, UCLA, Ucberkeley. Hiện tại, Nhi đang là sinh viên trường ĐH Harvard, ngành công nghệ Y sinh.

Gặp nữ sinh Việt đỗ 6 trường ĐH danh tiếng của Mỹ 1

Gia đình qua Mỹ năm 2002, cuộc sống ban đầu ở bên này khá vất vả. Trong nhà ai cũng bận rộn với công việc hàng ngày nên Nhi đã quen tự lập từ nhỏ. Nhi rất yêu thích môn Sinh học. Năm lớp 11, Nhi đỗ USA Biology Olympiad, là 1 trong 20 thí sinh cuối cùng trong 10.000 thí sinh dự thi năm 2011 được chọn để tham gia chương trình đào tạo tại khu dân cư của trường ĐH Purdue (cuộc thi này cũng có cả học sinh Việt Nam tham gia nữa đấy). Hàng năm, Nhi cũng hay apply vào các khóa học ngắn, xin học bổng của các tổ chức về lĩnh vực mà Nhi đam mê. Nhi từng đến Đức và Trung Quốc trong 6 tuần hồi lớp 10 và 11 để tham gia những khóa học đó.

Khi còn là học sinh trường Santa Monica, Nhi cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi trình chiếu phim ảnh và dựng quỹ để nâng cấp Trường học tim mạch cấp 2, kêu gọi quyên góp được khoảng 1.000 USD mỗi năm, là tình nguyện viên nhiều sự kiện khác nhau. Nhi cũng là chủ tịch của 1 câu lạc bộ giúp đỡ các trẻ em châu Phi.

Gặp nữ sinh Việt đỗ 6 trường ĐH danh tiếng của Mỹ 3

Trong 6 đại học Nhi đỗ vào Nhi thích nhất là Yale và Harvard, bởi vì hai ngôi trường đó có “Liberal arts” (nghệ thuật tự do) trong khi MIT lại là chuyên khoa. Đứng giữa Yale và Harvard, Nhi lại tiếp tục có sự băn khoăn, nhưng sau đó cũng đưa ra quyết định cuối cùng là lựa chọn Harvard. Một phần là vì Harvard ở trong thành phố Boston, gần MIT và các cơ sở nghiên cứu quan trọng về Biomedical Engineering, mà ước mơ từ nhỏ của Nhi lại là muốn được nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, vậy nên Nhi nghĩ Harvard là sự lựa chọn tối ưu. Theo Nhi thấy thì ở Harvard không nhiều sinh viên Việt Nam cho lắm. Chỉ có khoảng 50 đến 100 người trên tổng số 6000 đến 7000 sinh viên. Thế nhưng họ cũng rất xuất sắc. Sinh viên Việt Nam rất tự hào về quê hương và văn hóa đất nước mình. Hễ có cơ hội là họ sẽ chia sẻ về truyền thống, kể về đất nước Việt Nam cho bạn bè được biết.

Dù xa quê nhưng Nhi vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ ông bà, các cô chú, các bác, anh chị của Nhi. Vì vậy hễ có cơ hội là gia đình Nhi lại về quê. Người Việt Nam luôn yêu thương và đùm bọc nhau, nhất là nơi đất khách. Ở Mỹ, người Việt Nam trong một phố là ai cũng biết và quan tâm lẫn nhau.

Nhi học ở Boston trong khi gia đình ở Los Angeles, vì vậy Nhi cũng phải học xa nhà. Mỗi lần về nhà đều phải đi máy bay mất 6 tiếng, mà việc học chiếm khá nhiều thời gian, tiền vé máy bay cũng không rẻ nên Nhi ít về nhà, chỉ về được trong các ngày lễ tết thôi. Nhi mới được về thăm nhà và dự Lễ Tạ Ơn cùng gia đình, vừa quay trường được ít hôm thôi. Nói chung việc học của Nhi vẫn tiến triển bình thường. Học Đại học, nhất lại là Harvard nên lượng kiến thức rất nhiều, phải luôn nỗ lực hết Nhi thì mới không bị các bạn bỏ xa.

Như Nhi đã chia sẻ, Nhi rất yêu thích môn sinh học và ngành học hiện tại của Nhi là Công nghệ Y Sinh, vì vậy sau này Nhi mong được trở thành một bác sĩ Nhi khoa. Nhi rất yêu trẻ con. Nhưng để đạt được ước mơ đó Nhi sẽ phải cố gắng rất rất nhiều nữa. Bây giờ Nhi mới là sinh viên năm nhất thôi, trước mắt sẽ vẫn là quãng đường dài cần vượt qua nữa.

Cảm ơn và chúc Nhi sẽ luôn thành công trên con đường đã chọn!

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-do-6-truong-dh-my-6212/feed/ 0
Làm quen với đời sống Mỹ https://atlantic.edu.vn/lam-quen-voi-doi-song-my-1574/ https://atlantic.edu.vn/lam-quen-voi-doi-song-my-1574/#respond Sun, 22 Jan 2012 01:16:55 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=1574 Khi có được tấm Visa cũng là lúc bạn bắt đầu tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của đất nước phát triển nhất thế giới này. Thay cho việc tìm kiếm thông tin về trường, về khoa, ngành học thì bây giờ bạn lại phải đầu tư thời gian đọc và hiểu về những nét cơ bản để tránh “shock văn hóa”. Có rất nhiều điều bạn phải trang bị cho mình trước khi đáp chuyến bay đến với đất nước Hoa Kỳ.

Gia đình

Đây là một khía cạnh trong xã hội Mỹ gây ra rất nhiều những bối rối cho những người không thuộc gốc Mỹ. Đối với người Việt Nam, cấu trúc gia đình hạt nhân (cha mẹ và con) đã trở nên quá quen thuộc và chiếm đa số trong xã hội, tuy nhiên với người Mỹ thì khái niệm này dường như khá xa lạ và đôi khi còn bị hiểu lầm.

Tư tưởng tự do cá nhân đi sâu vào từng ngóc ngách của đời sống và nó cũng chi phối mạnh mẽ quan niệm về gia đình. Đối với người Mỹ, mục đích chính của gia đình là để mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên. Những giá trị truyền thống trong một gia đình là tình yêu, sự tôn trọng cha mẹ cũng như tôn trọng bất kỳ thành viên nào. Sự tôn trọng đó không phải chỉ xuất phát từ một phía mà cần có sự tương tác giữa các thành viên. Bố mẹ cũng phải luôn tôn trọng các con.

Sự nhấn mạnh vào cá nhân và quyền được hạnh phúc của người Mỹ lại có thể gây nhầm lẫn với nhiều người. Trẻ em hoàn toàn có thể không đồng ý, thậm chí tranh luận với cha mẹ. Nếu đặt vào hầu hết các nền văn hóa khác, những hành động đó sẽ được coi là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng và thiếu tình yêu thương. Tuy nhiên, người Mỹ không nghĩ vậy: những biểu hiện đó đơn giản chỉ là một phần trong quá trình phát triển độc lập của một người mà thôi.

Nhiều du học sinh và du khách được gia đình chủ nhà chào đón, họ mời dùng bữa ăn tối hoặc tham gia vào các hoạt động gia đình. Chủ nhà thường nói với bạn rằng “cứ tự nhiên như ở nhà” và đôi khi, bạn lại cảm thấy bị lẻ loi. Khi bước chân vào nhà và được đón tiếp trịnh trọng như vậy, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và đối với người Mỹ, một trong những cách trịnh trọng nhất mà họ có thể dành cho bạn là hãy tự coi mình như thành viên trong gia đình. Điều đó có nghĩa là bạn có quyền tự do trong ngôi nhà họ và làm bất kể điều gì bạn muốn, tự mở tủ lạnh lấy thức ăn hay có những giây phút thư thái một mình.

Riêng tư

Đây cũng là một điều rất quan trọng đối với người Mỹ. Các khái niệm về quyền riêng tư cá nhân có thể khiến bạn gặp khá nhiều khó khăn khi kết bạn. Bởi vì người Mỹ tôn trọng sự riêng tư nên họ có thể không muốn đi quá sâu vào các chủ đề khác ngoài một lời chào thân thiện “hello.” Mặc dù thân thiện là vậy, nhưng chính người nước ngoài mới phải chủ động và quyết đoán khi muốn kết bạn với người Mỹ.

Chủ nghĩa cá nhân

Chủ nghĩa cá nhân mà hầu hết người Mỹ công nhận bắt nguồn từ lịch sử đất nước. Những tố chất của người Mỹ trong lịch sử tạo nền tảng cho thái độ của những công dân Mỹ hiện đại.

Những người định cư đầu tiên trên đất nước Mỹ phải tự cung tự cấp, chính điều đó đã phát triển trí sáng tạo của họ. Sáng tạo và thành công mang lại cho họ một sự lạc quan về tương lai, một niềm tin rằng vấn đề gì cũng có thể được giải quyết. Tinh thần tích cực này đã đưa người Mỹ đến với những tiến bộ to lớn trong y tế, công nghệ và khoa học. Những lĩnh vực cần sự đầu tư và yêu cầu cả sự chấp nhận rủi ro và ít người mơ tới hoặc chỉ mơ tới mà không dám thực hiện, người Mỹ lại sẵn sàng đương đầu và gặt hái được những thành công cho mình.

Lịch sử Mỹ cũng tạo ra những anh hùng: tự lực, ý chí mạnh mẽ, tự tin vào bản thân, ưa thích hành động hơn lời nói và luôn luôn cố gắng để đối xử công bằng với mọi người. Rất nhiều trong số những đặc điểm này có trong hình ảnh của những chàng cao bồi huyền thoại Mỹ.

Với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã tìm được cho mình những thông tin hữu ích. Không cần biết thế kỉ tới mang lại điều gì, không cần biết bạn có đồng ý với các giá trị của người Mỹ hay không nhưng có một điều chắc chắn: cơ hội đến thăm Hoa Kỳ và tận mắt quan sát đời sống Mỹ là một trải nghiệm không thể bỏ qua.

]]>
https://atlantic.edu.vn/lam-quen-voi-doi-song-my-1574/feed/ 0