Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Góc du học sinh https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Hãy để Valentine giúp tình yêu của Du học sinh xích lại gần nhau hơn https://atlantic.edu.vn/hay-de-valentine-giup-tinh-yeu-cua-du-hoc-sinh-xich-lai-gan-nhau-hon-13127/ https://atlantic.edu.vn/hay-de-valentine-giup-tinh-yeu-cua-du-hoc-sinh-xich-lai-gan-nhau-hon-13127/#respond Wed, 13 Feb 2019 11:35:52 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=13127 Valentine’s Day (ngày 14/2) đã trở thành một ngày lễ quan trọng, đặc biệt là đối với các đôi tình nhân. Đây là ngày cả thế giới tôn vinh tình yêu lứa đôi.

Vào ngày này, người ta bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, chocolate và một số loại quà tặng đặc biệt khác mang nhiều ý nghĩa. Ngày lễ Valentine bắt đầu ở châu Âu nhưng ngày nay được tổ chức ở nhiều nơi khác, từ châu Á đến châu Mỹ và châu Phi.

Vì thế, đối với các bạn du học sinh, Valentine chính là cơ hội để các bạn xích lại gần nhau hơn và tuyệt vời hơn là có thể tìm thấy 1 nửa của mình.

valentine day

Hãy để Valentine giúp tình yêu của Du học sinh xích lại gần nhau hơn

Ngày lễ tình nhân đang đến gần, việc chứng kiến những cặp đôi đang tay trong tay, trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào khiến du học sinh đang yêu xa không khỏi phải chạnh lòng. Các bạn cũng có một tình yêu thắm thiết như vậy nhưng vì hoàn cảnh và khoảng cách địa lý khiến hai người chẳng thể ở gần nhau. Yêu xa là một thử thách khó khăn nhất trong tình yêu, sẽ ít có tình yêu nào thắng được sự “xa mặt cách lòng” nhưng khi vượt qua được thì sẽ không còn gì có thể chia cách được tình yêu ấy một lần nữa. Valentine sắp đến, nếu bạn là du học sinh đang ở xa người mình thương yêu, thì hãy tận dụng dịp đặc biệt này để chứng tỏ tình yêu của bạn và thuyết phục người ấy rằng sự chờ đợi kia không phải là vô nghĩa.

Một món quà bất ngờ từ phương xa

Còn gì ý nghĩa hơn khi cầm trên tay một món quà ý nghĩa vượt hàng ngàn hải lý từ người mình yêu. Không cần phải là một điều quá to tát nhưng như vậy cũng khiến người yêu bạn ngây ngất vì hạnh phúc. Đó không chỉ là một sự khích lệ về tinh thần khi không được ở bên nhau vào dịp đặc biệt như vậy, mà còn là một lời cam kết lâu dài cho tương tai hai người rằng: nhất định bạn sẽ trở về vào một ngày nào đó không xa.

món quà

Một bức thư tay lãng mạn

Mọi ngày người yêu của bạn vẫn nhận được những tin nhắn yêu thương hay những cuộc trò chuyện kéo dài nhưng hãy tạo cho người ấy một bất ngờ. Hãy “biến mất” để người ấy phải lo lắng trước khi nhận được một bức thư tình ngọt ngào từ bạn. Chắc hẳn là không ai mà không phải cảm động khi nhận được những dòng chữ nắn nót chân thành được viết ra từ trái tim của người mình yêu. Nó gợi lại một tình yêu giản dị nhưng chân thành của ngày xưa, lời tình đến từ những mẩu giấy mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm.

bức thư

Một cuộc hội ngộ bất ngờ

Đã lâu hai người chỉ trò chuyện với nhau qua tin nhắn hay chỉ thấy hình ảnh của nhau qua ứng dụng điện thoại. Một sự trở về không báo trước sẽ mang đến cho người ấy sự bất ngờ thảng thốt. Hình ảnh người yêu của mình há hốc mồm khi cánh cửa mở ra sẽ thật thú vị và chan chứa biết bao cảm xúc. Còn gì tuyệt vời hơn khi Valentine được ở cạnh người mình yêu sau ngần ấy thời gian xa cách.

cuộc hội ngộ

Nếu bạn là du học sinh đang yêu xa và đã lâu không gặp được người mình yêu trên đây sẽ là những gợi ý giúp bạn hâm nóng lại tình cảm đôi lứa vào dịp đặc biệt này.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://atlantic.edu.vn/hay-de-valentine-giup-tinh-yeu-cua-du-hoc-sinh-xich-lai-gan-nhau-hon-13127/feed/ 0
Bản sắc Việt Nam tại Đài Loan https://atlantic.edu.vn/ban-sac-viet-nam-tai-dai-loan-7818/ https://atlantic.edu.vn/ban-sac-viet-nam-tai-dai-loan-7818/#respond Fri, 16 May 2014 01:26:05 +0000 http://atlantic.edu.vn/ban-sac-viet-nam-tai-dai-loan-7818 Với chủ đề “Việt Nam nghìn năm văn hiến”, lễ hội văn hóa Việt Nam năm thứ 7 vừa được tổ chức long trọng từ ngày 5/5 đến 7/5/2014 bởi Hội SV Việt Nam tại Đại Học Khoa học & Kỹ thuật Đài Loan (VSA-NTUST).

Chương trình năm nay gồm 3 nội dung chính là trưng bày triển lãm, giới thiệu văn hóa ẩm thực và biểu diễn văn nghệ. Chương trình triển lãm với điểm nhấn là mô hình Khuê Văn Các, biểu tượng của đất nước nghìn năm văn hiến, cùng với tấm sa bàn Việt Nam 3D do các bạn sinh viên VSA-NTUST kỳ công tạo dựng đã gây không ít hứng thú và bất ngờ đối với các bạn bè Đài Loan và quốc tế. Ngoài ra, du khách còn được mặc thử rất nhiều kiểu trang phục truyền thống và chụp ảnh lưu niệm tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam .

Góc văn hóa Việt giữa lòng Đài Bắc

Góc văn hóa Việt giữa lòng Đài Bắc

Đến với lễ hội văn hóa, khách thăm quan còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian và thưởng thức cà phê phin, bánh tét, bánh mỳ pa-tê…Bạn Trần Nghi Huy, một sinh viên Đài Loan cho biết: “Mỗi năm tôi đều tới tham gia lễ hội văn hóa Việt Nam . Thật thú vị! Cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi cơ hội hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam . Tôi có rất nhiều bạn bè người Việt tại trường và tôi hy vọng sẽ được tới thăm đất nước của các bạn một lần”.

Góc văn hóa Việt giữa lòng Đài Bắc

Lễ hội văn hóa được khép lại bằng chương trình ca múa nhạc “Bài ca tình yêu” vào tối 07/05. Cả khán phòng với sức chứa trên 600 chỗ ngồi chật kín trước giờ biểu diễn. Thông qua chương trình văn nghệ, các bạn du học sinh như muốn gửi gắm tình yêu bao la của mỗi người con Việt Nam với quê hương, đất nước. Đó chính là tình yêu với tiếng mẹ đẻ, là sự gắn bó với từng hạt lúa, cây đa, giếng nước mái đình, là niềm hãnh diện khi non sông chung một dải, là tình người chân chất ấm nồng, là lòng tự hào với lịch sử oai hùng cùng bề dày văn hóa bốn nghìn năm…

Lễ hội văn hóa năm 2014 đã thành công tốt đẹp trong tràng pháo tay nhiệt liệt của cả khán phòng. Không chỉ dừng lại là một sự kiện văn hóa, đây chắc hẳn sẽ là những kỷ niệm khó quên của mỗi du học sinh Việt Nam tại NTUST. Bên cạnh chuỗi ngày bôn ba học tập, các bạn đã kịp ghi dấu một thời tuổi trẻ đầy sức sống, sáng tạo, và cháy bỏng nhiệt huyết cho những giá trị Việt được thăng hoa nơi xứ người.

Góc văn hóa Việt giữa lòng Đài Bắc

“Chìa khóa để tổ chức thành công lễ hội văn hóa hàng năm chính là sự đoàn kết. Niềm tự hào dân tộc, khát khao được quảng bá văn hóa Việt Nam đã kéo mọi người xích lại với nhau. “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời”, là tình yêu chung, là động lực để anh chị em chung tay tổ chức sự kiện thường niên này” – bạn Vũ Đức Tân, hội trưởng VSA- NTUST chia sẻ.

Theo Như Tĩnh Dantri

]]>
https://atlantic.edu.vn/ban-sac-viet-nam-tai-dai-loan-7818/feed/ 0
Mạng du lịch ở Mỹ của DHS Việt Nam https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/ https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/#respond Thu, 24 Apr 2014 01:11:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764 Khi du học đến một miền đất mới, ngoài việc học tập các du học sinh đều rất muốn được đi du lịch, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa địa phương. Tuy nhiên sắp xếp được một chuyến đi an toàn, tiết kiệm cũng là một khó khăn không nhỏ đối với các du học sinh.

Hiểu được những khó khăn đó, Mạng du lịch “Ăn nhờ ở đậu” do nhóm 3 du học sinh Việt Nam tại Mỹ gồm Nguyễn Minh Hiển, Phan Huy Dũng và La Thành Nhân sáng lập và xây dựng đã chính thức lên mạng tại địa chỉ www.sinhvienusa.org/anod vào ngày 12/3/2014.

Nhóm sáng lập gồm ba thành viên đều đang là học ở Mỹ:

  • Anh Nguyễn Minh Hiển , thạc sĩ kỹ sư điện tại ĐH Vermont và thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tại đại học Missouri, TP Columbia, bang Missouri, Hoa Kỳ.
  • Anh Phan Huy Dũng , nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành khoa học máy tính, ĐH Massachusetts, Boston, Massachusett.
  • Anh La Thành Nhân , nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành sức khoẻ cộng đồng, tại ĐH Peen, bang Pennsylvania

Trưởng nhóm Nguyễn Minh Hiển, từng tốt nghiệp tại ĐH Bách khoa Hà Nội, đến Mỹ năm 2005 học ngành kỹ thuật điện tử tại University of Vermont. Đến nay, Nguyễn Minh Hiển đã đi tới 46 tiểu bang, chỉ còn 4 bang anh chưa đặt chân tới là Michigan, Wisconsin, Alaska và Hawaii.

Đặc biệt, Nguyễn Minh Hiển và vợ là Hoàng Khánh Hòa đã có cuộc hành trình dịp trăng mật dài tới 11000 dặm đi vòng quanh nước Mỹ bằng ô tô. Hai người từng cắm trại ngủ giữa trời mưa ở Utah, nướng thịt trong rừng quốc gia Yellowstone, lạc mất phương hướng giữa sa mạt cát vào buổi tối ở công viên Great Sand Dune ở Colorado, lái xe trong bão tuyết ở Ohio.

Nguyễn Minh Hiển chia sẻ: “Kể từ khi sang Mỹ một mình ở Vermont hiu quạnh, tôi nhận ra một điều: Thế giới xung quanh thật rộng lớn và có quá nhiều điều để khám phá nếu mình chịu đi ra ngoài. Cuộc sống là một quá trình trải nghiệm bằng đầy đủ những giác quan và gặp gỡ những con người chứ không chỉ trên những trang sách và những giả định có sẵn trong đầu mình.

hóm phát triển dự án, từ trái qua phải Nguyễn Minh Hiển, La Thành Nhân, Phan Huy Dũng

hóm phát triển dự án, từ trái qua phải Nguyễn Minh Hiển, La Thành Nhân, Phan Huy Dũng

“Có thể bạn nghĩ rằng trong thời đại Internet này, ở nhà cũng có thể kết bạn và trò chuyện qua mạng xã hội. Nhưng thực sự việc gặp mặt nhau trực tiếp, ăn với nhau bữa cơm, cùng ngồi trò chuyện thâu đêm sẽ rất khác. Bạn sẽ hiểu và có liên hệ được một con người chứ không phải chỉ là biết và thấy một con người từ xa.

Đi du lịch có lợi là thế nhưng đa số du học sinh đều không giàu có, việc đi lại rất tốn kém, đặc biệt là chi phí khách sạn. Do đó, được sự động viên, “đặt hàng” của Ban điều hành Hội Thanh niên du học sinh Việt Nam ở Mỹ, tôi đã bắt tay vào làm dự án này với bạn Dũng ở Boston và Nhân ở Penn State, với hi vọng giúp kết nối mọi người, để nhiều người có thể đi thật nhiều trong thời gian ở Mỹ”, trưởng nhóm Minh Hiển chia sẻ về lý do thực hiện dự án “Ăn nhờ Ở đậu”.

Đề cập về những tiện ích của dự án mang ý nghĩa kết nối cộng đồng này, anh Hiển cho biết: “Khi thiết kế hệ thống, chúng tôi theo nguyên tắc đơn giản và tiện dụng nhất có thể cho người dùng. Nhận thấy mỗi thành viên trong cộng đồng du học sinh đều có dùng facebook, yahoo hoặc gmail, hệ thống cho phép bạn đăng ký/đăng nhập sử dụng một trong ba hệ thống trên mà không phải tạo một account/password như thông thường. Việc này sẽ tăng độ tin cậy, giảm việc phải nhớ thêm 1 mật khẩu cho người dùng.

Về “Ăn nhờ ở đậu”, chúng tôi tạo ra một bản đồ toàn nước Mỹ và mỗi bạn du học sinh có tinh thần vì cộng đồng sẽ đăng ký “xây nhà” trên bản đồ đó. Hiện nay đã có hơn 50 ngôi nhà được dựng lên ở hơn 20 bang. Khi bạn chuẩn bị đi đâu, bạn chỉ cần tìm căn nhà gần nhất ở nơi bạn đến, bạn có thể biết chủ nhà là ai, bạn có thể kết nối, xin ở nhờ, hoặc hẹn gặp gỡ giao lưu.

Nếu chủ nhà không thể host bạn thì họ cũng có thể cung cấp thông tin về khu vực đó cho bạn. Họ có thể chỉ cho bạn chỗ nào ăn ngon mà rẻ, chỗ nào ở hợp túi tiền mà sạch sẽ an toàn, nên đi chơi ở đâu, ăn cái gì là đặc trưng của một vùng đất… Chủ nhà như một thổ địa hiếu khách, và qua đó, chủ và khách có thể trở thành những người bạn của nhau không chỉ trong thời gian ở Mỹ mà cả khi các bạn về Việt Nam hoặc đi các vùng đất khác”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/feed/ 0
Những du học sinh nổi danh https://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559/ https://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559/#respond Mon, 25 Nov 2013 08:40:09 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559 Du học sinh Việt Nam luôn mang đức tính cần cù, chịu khó khi du học ở nước ngoài. Bên cạnh đó họ cũng rất năng nổ, hòa nhập môi trường mới rất nhanh dành được nhiều thành tích làm rạng danh Việt Nam với thế giới.

Lê Ngọc Tường Vân – 4 lần được Tổng thống Mỹ tặng thưởng

Lê Ngọc Tường Vân (18 tuổi), bắt đầu sang Mỹ du học từ năm lớp 6. Thời gian đầu gặp khó khăn với môi trường mới nhưng ngay cuối năm học  đầu tiên, Tường Vân đã được Trường Kernan Middle tặng danh hiệu “Học sinh toàn  diện”. Lên THPT, Tường Vân tiếp tục được nhận 3 bằng khen của Tổng thống Mỹ và thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Đặc biệt, năm lớp 12, nữ sinh Việt này còn được nhận huân chương của Tổng thống Mỹ về thành tích hoạt động từ thiện.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 1

Lê Ngọc Tường Vân.

Tốt nghiệp THPT loại ưu, Tường Vân nhận được học bổng toàn phần của 7 trường đại học danh tiếng, như: Harvard, Yale, Stanford… Hiện, cô “đầu quân” cho  Harvard – trường đại học có bề dày lịch sử và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ.

Bùi Hữu Hậu – sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bun-ga-ri

23 tuổi, là sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ Hóa – Luyện kim Sofia (Bun-ga-ri), Bùi Hữu Hậu khiến nhiều người nể phục bởi thành tích học tập xuất sắc. Hậu sang Bun-ga-ri khi nhận học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tuyển thẳng vì kết quả học tập xuất sắc suốt những năm trung học.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 2

Bùi Hữu Hậu.

Ba năm ở “xứ sở hoa hồng”, Hậu tiếp tục mang về nhiều thành tích ấn tượng, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Khoa học Cộng hòa Bun-ga-ri trao danh hiệu “Sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bun-ga-ri”; nhiều lần được biểu dương trong các chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại thủ đô Sofia, Bun-ga-ri. Hậu còn hai lần giành Huy chương bạc Olympic Toán sinh viên tại Bun-ga-ri (năm 2011 và 2012), đạt điểm thi tối đa các môn học và nhận nhiều nguồn học bổng của châu Âu.

Ngô Di Lân – liên tiếp giành các giải thưởng

Ngô Di Lân, 19 tuổi, sinh viên Trường Đại học Maastricht – một trường danh giá của Hà Lan. Lân sinh ra ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp THPT ở Thụy Điển, nam sinh người Việt này giành được học bổng toàn phần vào Trường Đại học Maastricht.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 3

Ngô Di Lân.

Lân đã nhận liên tiếp các giải thưởng: Giải nhất tại Hội thảo mô hình Liên hợp quốc 2013, giải thí sinh xuất sắc nhất tại mô hình Hội nghị thượng đỉnh Đông Á do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức, Á quân giải hùng biện Novice Leiden Open…

Dương Thị Bích Thủy – nhiều trang báo nước Nga nức lời ca ngợi

Dương Thị Bích Thủy, sinh viên Đại học Sư phạm Quốc gia Tula, là một gương mặt nổi bật trong cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nga. Cô gái 22 tuổi này được rất nhiều trang báo của Nga ca ngợi bởi kết quả học tập và các hoạt động ngoại khóa.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 4

Dương Thị Bích Thủy.

Năm 2012, Thủy giành giải nhất tuyệt đối kỳ thi Olympic Toán do Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula tổ chức. Tháng 6-2013, Thủy tiếp tục làm rạng danh Đại học Sư phạm Quốc gia Tula khi xuất sắc vượt qua đại diện của 406 trường đại học và cao đẳng tại Nga, “rinh” Huy chương bạc cuộc thi Toán quốc tế mở rộng trên internet. Ngoài ra, Bích Thủy còn nhận được giải đặc biệt “Nữ sinh Olympic thông minh” do Viện giám sát chất lượng giáo dục Nga trao tặng.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559/feed/ 0
Du học sinh Việt làm tổng biên tập báo trường https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506/#respond Tue, 05 Nov 2013 02:29:30 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506 Với thành tích học tập xuất sắc đặc biệt là bộ môn tiếng Anh, Trần Việt Hùng (sinh 1993), cựu học sinh chuyên Anh, trường chuyên Lê Hồng Phong (TP. HCM) đã nhận được 12 sự chấp nhận từ 15 trường đại học Mỹ mà bạn gửi hồ sơ.

XONG  COP Chàng du học sinh răng khểnh làm chủ bút báo trường tại Mỹ

Trong một buổi sinh hoạt cùng Đội Công tác xã hội trường THPT Lê Hồng Phong tháng 8 vừa qua.

Hùng sinh ra tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, lớn lên trong trong gia đình có bố mẹ đều làm bác sỹ. Những năm học cấp 3, cậu chuyển ra sống cùng ông ngoại tại TP. Hồ Chí Minh. Hùng chia sẻ: “Do bố mẹ bận từ nhỏ, nên mình mình sớm học được tính tự lập, có trách nhiệm với bản thân”.

Vì vậy, ngay sau khi bước chân vào giảng đường đại học tại nước Mỹ rộng lớn, chàng trai Việt Nam này đã tham gia nhiều công việc khác nhau như: Quản trị web, chụp ảnh, làm phim, viết bài… Bên cạnh đó, Việt Hùng còn được tham gia làm trợ giảng cho môn học Hoá đại cương, Hoá hữu cơ I, Nhiếp ảnh…

Không những học giỏi, Hùng còn là một chàng trai đa tài. Trước kia, cậu có chơi violin và hiện tại đang gắn bó với cây đàn guitar. Niềm đam mê âm nhạc mang Hùng đến làm những công việc thú vị vào những ngày cuối tuần như chuyên viên âm thanh ánh sáng cho các buổi trình diễn ca nhạc, sân khấu…

Tất cả những công việc này không chỉ mang lại cho Hùng những trải nghiệm thú vị mà còn giúp Hùng tự trang trải được chi phí cá nhân trên đất bạn. Hùng chia sẻ: “Hiện tại thì học bổng đã trang trải hết học phí, còn sinh hoạt phí thì mình đã tự trả được một phần bằng tiền đi làm thêm của mình”.

Tổng biên tập đầu tiên

Vừa bước chân vào ngôi trường Denisoni, Hùng năng động tham gia ngay vào êkíp làm báo của trường với vị trí phóng viên ảnh và dàn trang cho báo Denisonian. Đây là tờ báo phản ánh toàn bộ đời sống của sinh viên trường “Về sinh viên và vì sinh viên”.

Với sự kỹ tính và khắt khe với công việc, những lỗi trình bày của báo đã giảm đi trông thấy từ ngày Hùng tham gia. Do vậy, Hùng đã “ghi điểm” trong mắt ban lãnh đạo báo.

Tháng 12/2012, trong đợt bầu lại lãnh đạo, Hùng được tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Biên tập. Hùng trở thành sinh viên quốc tế đầu tiên được bầu vào vị trí cao nhất của tờ báo trường.

Là một Tổng biên tập, Hùng đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Những ngày đầu tuần, nhóm làm báo sẽ họp nội dung cùng nhà trường và thầy phụ trách. Điều đáng nhớ nhất là những chia sẻ của thầy về đạo đức của người làm báo và những trường hợp xử lý tình huống cụ thể.

Trong suốt một tuần, Hùng sẽ cùng các biên tập viên khác phải bảo đảm tiến độ bài viết khi phát hiện ra vấn đề trong các bài quan trọng. Vào những ngày cuối tuần, Hùng sẽ sửa bài của Phóng viên đợt 1.

XONG  COP Chàng du học sinh răng khểnh làm chủ bút báo trường tại Mỹ

Tại Hội nghị VietAbroader 2013 ngày 20/7.

Làm Tổng biên tập của một trang báo không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, nền văn hóa hai nước cũng khác xa nhau, đối với Hùng không phải là điều khó khăn. Chàng trai này cho rằng đây là sự may mắn. Cậu bạn chia sẻ: “Qua quá trình làm báo ở Mỹ, mình có cảm giác… nhiều khi viết tiếng Việt mình còn không rành mạch được đến thế”.

Lý giải về điều này, Hùng cho biết: “Không phải mình bị “quên tiếng Việt” hay “sính ngoại” như một số người có thể nói. Nhưng bởi vì mình đã dành ra gần hai năm để làm công việc này một cách chuyên sâu nên khả năng viết chuyên môn của mình không gặp khó khăn nhiều như nhiều người nghĩ”.

Đã từng gặp tai nạn nghề nghiệp

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Hùng trong quá trình làm báo đó là những… tai nạn nghề nghiệp. Trong đó, việc đăng tin sai lệch là lỗi lớn nhất.

Hùng kể lại: “Lần tệ hại nhất là rơi vào dịp kiểm tra cuối kỳ. Ai cũng mệt và ít thời gian nên đã sửa sót và bỏ qua một số thông tin nhạy cảm ảnh hưởng tới cuộc bầu cử trong trường. Thông tin này sai sự thật, ảnh hưởng tới danh tiếng của chị Chủ tịch hội sinh viên vừa từ nhiệm. Ngay sau đó nhóm đã phải gửi thư xin lỗi đến chị với tư cách báo và tư cách cá nhân. Đồng thời phải đính chính thông tin với toàn trường. Bản thân Hùng cũng đã gửi thư xin lỗi tới nhiều thầy cô liên quan”.

Hùng chia sẻ: “Ngoài ra thì còn có những tai nạn… vui khác, như sai lỗi chính tả mà biến một từ thành ý nghĩa khác, hay đặt tạm tít cho một bài viết mà cuối cùng lại in luôn một cái tít khác rất.. khó đỡ”.

XONG  COP Chàng du học sinh răng khểnh làm chủ bút báo trường tại Mỹ

Hiện tại, trong kỳ nghỉ hè tại Việt Nam, Hùng đang thực tập với công ty PR hàng đầu Việt Nam là AVC Edelman. Tại đây, Hùng học hỏi được nhiều kĩ năng cũng như cơ hội làm việc thực tế với những dự án tầm cỡ. Chàng trai này cho biết: “Mình đã có cơ hội làm các dự án với các công ty nổi tiếng đối tác của công ty như Nokia, Starbucks; hiện tại mình cùng nhóm cũng đang lên ý tưởng cho sự kiện rất lớn sắp tới của Coca-Cola”.

Sau khi tốt nghiệp, Hùng muốn có kinh nghiệm làm việc tại môi trường quy củ và chuyên nghiệp của Mỹ. Sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, ấp ủ dự định lập một công ty riêng.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506/feed/ 0
Hình ảnh Việt Nam tại Nam Úc https://atlantic.edu.vn/hinh-anh-viet-nam-tai-nam-uc-7353/ https://atlantic.edu.vn/hinh-anh-viet-nam-tai-nam-uc-7353/#comments Mon, 16 Sep 2013 07:13:03 +0000 http://atlantic.edu.vn/hinh-anh-viet-nam-tai-nam-uc-7353 Cultural Night là một sự kiện văn hóa sinh viên lớn diễn ra thường niên tại Adelaide, thủ phủ Nam Úc, thu sự hút quan tâm của đông đảo sinh viên quốc tế và người dân sở tại. Chương trình năm nay do hội sinh viên của sáu nước đồng tổ chức, trong đó có Việt Nam .

Tự tin giới thiệu những món ăn truyền thống

Tự tin giới thiệu những món ăn truyền thống

Tại đây, khách tham gia có cơ hội thưởng thức những tiếc mục văn nghệ đặc sắc như guitar đến từ Philippines, đàn tranh Trung Quốc, khúc hát Ấn Độ… cùng nhiều món ăn đặc sắc, mang đậm hương vị của các dân tộc khác nhau.

Hội SVVN tại Adelaide (VISA) mang đến chương trình năm nay một gian hàng ẩm thực với những món ăn Việt do chính các bạn du học sinh tự tay làm ra, như xôi gà, gỏi cuốn, rau câu và bánh phồng tôm… Rất nhiều bạn bè quốc tế có mặt tại đêm hội đã lựa chọn gian hàng của Việt Nam làm điểm dừng chân trong khu vực ẩm thực.

Tiết mục múa của những nữ sinh Việt thu hút ống kính khán giả

Tiết mục múa của những nữ sinh Việt thu hút ống kính khán giả

Trên trang Facebook của Hội SVVN tại Adelaide, các thành viên tham gia chương trình hào hứng chia sẻ: “Có lẽ những ai đến với Cultural Night cũng cảm nhận được tốc độ “cháy hàng”: Toàn bộ xôi gà và gỏi cuốn sạch veo khi chương trình chỉ mới đi được 1/3 quãng đường và đến gần cuối thì chúng ta đã bán hết toàn bộ những gì có thể. Thậm chí là hai khay rau câu dùng để trang trí (không bán) cũng được các bạn Philippine thuyết phục mua lại”.

Duyên dáng trong tà áo dài nơi nước bạn

Duyên dáng trong tà áo dài nơi nước bạn

Không chỉ “hút khách” bằng hương vị truyền thống, những người Việt trẻ còn khiến cho hai tiếng “Việt Nam” được nhắc đến nhiều hơn tại chương trình giao lưu văn hóa năm nay bởi sự duyên dáng, tinh tế của những cô thiếu nữ trên sân khấu. Khán giả đã không tiếc những tràng pháo tay nồng nhiệt cho tiết mục múa “Em đi xem hội trăng rằm”, được dàn dựng công phu, biểu diễn đẹp mắt.

Đi “từ ánh mắt, từ dạ dày cho đến… con tim”, các du học sinh Việt tại Adelaide, mảnh đất phương Nam của xứ sở chuột túi, đã chinh phục tình cảm của những người bạn quốc thế dành cho đất nước, con người Việt Nam như thế!

]]>
https://atlantic.edu.vn/hinh-anh-viet-nam-tai-nam-uc-7353/feed/ 1
Trung thu của du học sinh Việt tại Pháp https://atlantic.edu.vn/trung-thu-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-phap-7336/ https://atlantic.edu.vn/trung-thu-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-phap-7336/#respond Wed, 11 Sep 2013 01:38:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/trung-thu-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-phap-7336 Trung thu là một dịp để các thành viên trong gia đình tề tựu về sum họp. Những với những du học sinh thì trung thu lại là dịp để các bạn gặp nhau, giao lưu nhân dịp đầu năm học.

Du học sinh Việt đón “Tết trung thu” sớm ở Paris

Năm nay, Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) đã tổ chức một bữa tiệc Trung Thu thu hút gần 100 du học sinh tham gia. Đây cũng là dịp giao lưu đầu năm học, không chỉ giữa các tân sinh viên mà còn là giữa các thế hệ sinh viên tiếp nối truyền thống của Hội sinh viên Việt tại Pháp.

Một cảm giác ấm áp, thân thương tràn ngập khắp khán phòng. Những hình ảnh Trung Thu quê hương hiện lên với bao niềm vui, kỷ niệm. Sau màn Múa lân Ông Địa sôi động đầy màu sắc khai mạc chương trình, Chị Nguyễn Cẩm Nhung, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Trung thu 2013 phát biểu: “Trong đời sống văn hoá thì Rằm tháng Tám là một ngày lễ lớn với nhiều ý nghĩa. Ngoài dịp mà trẻ em đều mong đợi để được phá cỗ, rước đèn chơi trăng thì Trung thu còn là ngày Tết để cả gia đình sum họp và hướng về tổ tiên.

Hôm nay, nhân dịp đón tiếp rất nhiều tân sinh viên của năm học 2013-2014, BTC chúng tôi cố gắng tổ chức một cái Tết trung thu thật đủ đầy để các bạn cảm thấy ấm áp như đón Trung thu bên gia đình mình, bên đại gia đình du học sinh”.

Được biết, để có được một thực đơn trung thu mang đậm hồn Việt, Tổ ẩm thực của Hội Sinh viên đã phải dày công chuẩn bị từ rất nhiều ngày trước và đặt hàng hàng chục chiếc bánh nướng và bánh dẻo cổ truyền.

Sau màn phá cỗ làm nóng bầu không khí, các bạn du học sinh hào hức tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ phiên bản sinh viên. Các đội chơi cũng chính là các bạn khán giả đến tham dự chương trình.

Màn giao lưu giữa người chơi và khán giả cũng đã đem lại nhiều phút giây thư giãn

Màn giao lưu giữa người chơi và khán giả cũng đã đem lại nhiều phút giây thư giãn

Bên cạnh đón những sinh viên còn bỡ ngỡ khi lần đầu đặt chân sang Pháp, Trung thu cũng là dịp giao lưu giữa các thế hệ trẻ. Đâu đó trong khán phòng, các bạn sinh viên không khó gì để nhận ra những gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng du học sinh.

Gương mặt quen thuộc của Sinh viên Việt Nam tại Pháp-Miss Xuân 2013 Đỗ Hà Ngân

Gương mặt quen thuộc của Sinh viên Việt Nam tại Pháp-Miss Xuân 2013 Đỗ Hà Ngân

Trung thu là dịp để những người bạn cũ tụ họp

Trung thu là dịp để những người bạn cũ tụ họp

Những cây văn nghệ hứa hẹn trong cộng đồng sinh viên

Những cây văn nghệ hứa hẹn trong cộng đồng sinh viên

Hy vọng UEVF sẽ có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống du học, để quãng đời sinh viên của những người Việt trẻ xa nhà trở nên ấm áp hơn.

]]>
https://atlantic.edu.vn/trung-thu-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-phap-7336/feed/ 0
Khi du học sinh làm tình nguyện https://atlantic.edu.vn/khi-du-hoc-sinh-lam-tinh-nguyen-7235/ https://atlantic.edu.vn/khi-du-hoc-sinh-lam-tinh-nguyen-7235/#respond Mon, 12 Aug 2013 01:01:11 +0000 http://atlantic.edu.vn/khi-du-hoc-sinh-lam-tinh-nguyen-7235 Khoảng cách 5000km không hề là nhỏ nhưng với những du học sinh ở Irkutsk – Nga thì khoảng cách đó không có gì đáng kể với nhiệt huyết của các bạn dành cho chuyến đi này. Mang tình cảm của những người Việt ở xứ Tuyết, các bạn du học sinh đã về nước và cùng đến thăm, động viên, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách, cựu tù Côn Đảo; giúp đỡ chuẩn bị góc học tập, tặng sách bút… cho các em học sinh nghèo vượt khó ở làng cổ Thổ Hà – xã Vân Hà – huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang.

Lội nước sông Cầu ngày mưa để làm tình nguyện

Lội nước sông Cầu ngày mưa để làm tình nguyện

Toàn bộ kinh phí cho hoạt động tình nguyện lần này được trích ra từ quỹ của đoàn lưu học sinh tại Irkutsk , cũng như sự đóng góp của các thành viên tham gia chương trình. Đến với xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang những ngày này, các bạn trẻ đã giao lưu cùng đoàn cơ sở và các em thiếu nhi học giỏi, vượt khó. Chuyến đi còn thêm phần ý nghĩa khi có sự tham gia của các bạn sinh viên trong nước, hiện đang học tập tại Hà Nội hoặc nghỉ hè tại địa phương.

Lắng nghe những câu chuyện của người tù Côn Đảo năm nào

Lắng nghe những câu chuyện của người tù Côn Đảo năm nào

10 suất quà của các bạn du học sinh đã được trao tận tay những em học sinh vượt khó

10 suất quà của các bạn du học sinh đã được trao tận tay những em học sinh vượt khó

Len qua từng con ngõ nhỏ, đến tận gia đình để cùng lắng nghe những chia sẻ của bà con và các em nhỏ, các thành viên trong đoàn đều đều cảm thấy mình thực sự may mắn khi được Nhà nước, gia đình tạo điều kiện học tập ở nước ngoài, và qua đó càng thêm mong muốn giúp đỡ, góp một phần nào đó cho hoạt động cộng đồng tại mảnh đất giàu truyền thống này.

Tất bật chạy từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để tổ chức chuyến đi, bạn Nguyễn Văn Huấn, trưởng đoàn tình nguyện chia sẻ: “Với những sinh viên xa Tổ quốc như chúng mình thì mỗi lần về nước như thế này hết sức đáng quý, trước hết là muốn đi thăm tìm hiểu rõ về những nét văn hóa của đất nước, sau đó, chúng mình muốn góp một chút sức lực và một phần quà nhỏ để giúp đỡ các em học sinh học giỏi vượt khó cùng những gia đình gặp khó khăn tại đây”.

Tham gia dọn vệ sinh môi trường ở khu vực đình làng

Tham gia dọn vệ sinh môi trường ở khu vực đình làng

“Còn nhẹ nhàng hơn nhiều so với… cào tuyết!”

“Còn nhẹ nhàng hơn nhiều so với… cào tuyết!”

Ngoài công việc tình nguyện, chuyến đi cũng là dịp để những người trẻ như Huấn được tìm hiểu, tận mắt chứng kiến và cảm nhận nhịp sống, phong tục, văn hóa… của một vùng quê mang đậm bản sắc như ngôi làng gốm, làng bánh đa nem Vân Hà bên dòng sông Cầu nức tiếng…

Vượt 5000km từ con sông Irkutsk về với sông Cầu, các bạn du học sinh Việt ở xứ tuyết đã nhận được sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và phần nào tạo dấu ấn đối với bà con nhân dân, các bạn trẻ trong vùng.

…những ánh mắt, bàn tay…

…những ánh mắt, bàn tay…

… những kỉ niệm đáng nhớ…

Tất cả sẽ là hành trang mang sang nước Nga xa xôi…

Tất cả sẽ là hành trang mang sang nước Nga xa xôi…

Anh Vũ Minh Thảo – Phó bí thư huyện đoàn Việt Yên nhận định: “Tuổi trẻ địa phương ghi nhận thiện chí và hoạt động tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của các bạn sinh viên Việt Nam tại Nga. Chúng tôi ghi vọng rằng, sau chuyến đi này, các bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về miền quê Kinh Bắc văn vật, cũng như có thêm những hành trang mới trên con đường học tập ở xứ sở Bạch Dương”.

Mặc dù thời gian nghỉ hè không được nhiều, chuyến đi cũng không dài ngày, nhưng những việc làm của các lưu học sinh Việt Nam tại Nga này đều đầy ắp những tiếng cười, sự sẻ chia, những ánh mắt đồng cảm trong mỗi hoạt động tình nguyện, mỗi trò chơi tập thể. Đó sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ để dù đi xa 5000km hay hơn thế, những người Việt trẻ vẫn luôn nhớ về quê hương mình.

Nguồn dantri

]]>
https://atlantic.edu.vn/khi-du-hoc-sinh-lam-tinh-nguyen-7235/feed/ 0
Tâm sự của du học sinh Pháp https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-phap-7209/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-phap-7209/#respond Tue, 30 Jul 2013 07:27:48 +0000 http://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-phap-7209 “Những ngày đầu tiên ở Pháp, cảm giác thiếu vắng bao trùm trong người tôi. Tôi cố tìm một cái gì đó thân thuộc gần gũi với quê hương mình và mong gặp một người Việt để nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ khi đi trên đường.” Những dòng tâm sự này chắc hẳn những ai từng đi du học sẽ hiểu rõ nhất.

Ngày trước khi đi du học, mẹ cầm tay tôi nói rằng: “Sang đấy cố kìm nén nỗi nhớ để mà học nhé con”. Tôi lúc đấy chỉ cười và trả lời mẹ: “Con không sao đâu mẹ, con trai mà!”…

Chia tay mọi người ở sân bay, tôi bước nhanh vào phòng chờ với niềm háo hức về một cuộc sống mới, với những người bạn mới và một nền văn hóa mới. Ngay lúc đó, tôi đã nghĩ rằng bắt đầu từ bây giờ mình sẽ là một du học sinh, một du học sinh như những anh chị khóa trước mà mình ngưỡng mộ.

Thế rồi, tất cả những dòng suy nghĩ màu hồng ấy bất chợt mờ dần và thay vào đó là cảm giác nhớ nhà khi đặt chân đến nước bạn. Xung quanh tôi, mọi thứ lạ lẫm không làm tôi quá tò mò, mọi thứ văn minh hiện đại phương tây không làm tôi quá háo hức trầm trồ như tôi đã từng nghĩ.

Những ngày đầu tiên ở Pháp, cảm giác thiếu vắng bao trùm trong người tôi. Tôi cố tìm một cái gì đó thân thuộc gần gũi với quê hương mình và mong gặp một người Việt để nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ khi đi trên đường. Cuộc sống quả không dễ dàng gì khi mà bao nhiêu khó khăn dồn dập cho một người mới bắt đầu hòa nhập với một cộng đồng mới mẻ.

Những bữa tiệc nho nhỏ tràn đầy tình cảm anh em xa quê

Những bữa tiệc nho nhỏ tràn đầy tình cảm anh em xa quê

Những bữa ăn với khoai tây, mì Ý chỉ làm cho tôi thêm nhớ về những bữa cơm đạm bạc có khi chỉ rau dưa, cà mắm nhưng tràn đầy tình yêu thương của mẹ. Xa nhà, xa những người mình thân yêu nhất, mới thấy trân trọng biết bao nhiêu những tình cảm gia đình, bè bạn, và càng quý giá biết bao những thứ tưởng chừng như bình dị nhất thuộc về quê hương.

Một mùi thơm bất chợt của lớp cỏ vừa được tỉa trong nắng Paris cũng đủ làm tôi xao xuyến về mùi rơm rạ trên đồng ruộng quê tôi mùa gặt. Ở đó, có nụ cười thật hiền, rạng ngời giữa những giọt mồ hôi của mẹ, có dáng người nhỏ nhưng vững chãi của cha…

Rồi, dịp năm hết tết đến, nghĩ đến cảnh mọi người con đi xa khắp mọi miền về nhà đoàn tụ cùng gia đình, cảnh đường làng ngõ xóm giăng đèn, kết hoa, cảnh chợ tết đông đúc người chen chân giữa những đào, những mai khoe sắc ngày xuân, buồn lắm chứ, tủi thân lắm chứ! Thế nhưng chúng tôi vẫn biết rằng mình không thể về được, cố nén nước mắt vào trong để nói với mẹ, với cha, với gia đình mình rằng con vẫn ổn…

Bắt gặp một hình ảnh thân thuộc cũng đủ làm gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết

Cuộc sống hối hả với những vất vả lo toan cho học hành thi cử cuốn tôi đi cùng với dòng thời gian. Nỗi nhớ nhà tôi phải kìm nén lại, cố tạm quên nhường chỗ cho những công việc thường ngày. Nhưng có lẽ, ước muốn một ngày về thăm gia đình, bè bạn vẫn luôn đau đáu trong tâm hồn của anh em du học sinh chúng tôi.

Trong cùng hoàn cảnh xa quê hương, tình cảm anh em mới đáng quý biết bao nhiêu. Giúp đỡ nhau trong học hành, trong cuộc sống, chia sẻ cho nhau những khó khăn, tất cả những điều ấy làm cho chúng tôi càng yêu thương, gắn bó nhau hơn, thân thiết với nhau hơn như anh em em một nhà. Và, những buổi liên hoan, những bữa tiệc nho nhỏ với những món ăn đậm chất quê mẹ Việt Nam, với những cây ghi ta và ca sĩ bán chuyên nghiệp hết mình phục vụ mọi người với những bài hát về đất nước con người Việt cũng làm cho chúng tôi, những người con xa xứ, vơi đi phần nào nỗi nhớ.

Những cái tết cổ truyền ấm áp được tổ chức đơn sơ nhưng đậm linh hồn cốt cách Việt Nam với bánh chưng luộc bằng… bếp điện, với giò lụa gói trong chai nhựa và nhiều, rất nhiều những món ăn được làm với tất cả sự cố gắng của mọi người. Thú vị nhất vẫn là những tiết mục văn nghệ tự biên tự diễn mang lại cho anh em chúng tôi những tiếng cười giòn tan trong đầu xuân năm mới. Chúng tôi như được an ủi phần nào bởi dù sao thì vẫn có một chút không khí ấm cúng của quê hương giữa trời Tây nghìn dặm xa xôi.

Mỗi bước đi trong trên đường đời đều là một mảnh ghép để tạo nên bức tranh muôn màu của cuộc sống. Quãng thời gian du học là một mảnh ghép với những gam màu thật đẹp. Cuộc sống tự lập làm cho chúng tôi thêm phần cứng cáp, tình gắn bó của anh em du học sinh xa nhà hòa vào trong nỗi nhớ quê hương cho chúng tôi thấy được những thi vị trong cuộc sống và cho chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.

Du học cũng đẹp biết bao nhiêu!!!

Đậu Xuân Tuấn

Du học sinh tại Paris, Pháp

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-du-hoc-sinh-phap-7209/feed/ 0
Chi phí học tập sinh hoạt ở Seoul https://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158/ https://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158/#respond Wed, 10 Jul 2013 08:28:06 +0000 http://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158 Đối với bất cứ ai có kế hoạch tới Hàn Quốc học tập hoặc làm việc, đều quan tâm muốn biết chi phí sống ở Hàn Quốc thế nào và điều thứ 2 mà bạn muốn biết là – liệu bạn có bị sốc văn hóa khi sang Hàn Quốc sinh sống hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn định hướng kế hoạch sống tại Hàn Quốc mà ở đây cụ thể là Seoul.

http://www.ciee.org/study-abroad/images/programs/0056/headers/desktop/seoul-korea-arts-and-sciences-study-abroad-program-market-fruits-308.jpg

Chi phí cuộc sống trung bình của 1 người

Chi phí

Trung bình thấp (KRW)

Thuê nhà ở 300.000
Tiền gas, nước, điện 100.000
Thức ăn 200.000
Di động 20.000
Internet 20.000
Chi phí đi làm (phương tiện giao thông) 50.000
Bác sỹ 5.000
Chi phí khác (tiệc, du lịch…) 60.000
Tổng chi phí 755.000 = 680 USD

Chi phí sống của nữ du học sinh Nam Phi

  • Nhận 500,000 KRW học bổng mỗi tháng cho chi phí sống.
  • Sống ở Goshiwon và gần với trường đại học vì vậy cô ấy không phải tốn nhiều tiền xe cộ.
  • Sở hữu di động đơn giản với thẻ gọi điện để gọi ra nước ngoài.
  • Sử dụng tiện ích Internet tại phòng lab của trường.
  • Không đóng bảo hiểm, vì cô ấy không có khả năng chi trả phí bảo hiểm. Cô ấy nói với bố mẹ cô ấy gửi thuốc cho ấy từ nhà sang.
  • Bận rộn tất cả các cuối tuần học và làm bài tập được giao vì thế cô không có nhiều thời gian hẹn bạn bè và đi dự tiệc.
  • Maya cố gắng giữ chi phí hàng tháng dưới mức 500,000 KRW (xấp xỉ: 500 usd/tháng)

Chi phí sống của 1 kĩ sư hóa học

  • Sống trong một căn hộ ở Seoul.
  • Văn phòng của anh ấy ở Gangnam trong khi nơi anh ấy sống là khu vực trung tâm của Seoul, vì vậy anh ấy bắt đầu điện ngầm hàng ngày để đi làm.
  • Sở hữu một chiếc Smart Phone với tiện ích 3G.
  • Anh ấy đi khám bác sỹ hàng tháng khoảng 10,000 won (bao gồm cả thuốc) như trong bảo hiểm việc làm của anh ấy.
  • Vào cuối tuần, anh ấy bận rộn đi câu lạc bộ, và dự tiệc để khám phá Hàn Quốc.
  • Chi phí sống của anh ấy khoảng 1,800,000 KRW/ tháng (xấp xỉ: 1,800 usd/tháng)

Lưu ý

  • Những cá nhân những người sống đạm bạc có thể giữ chi phí dưới 500,000 KRW/tháng
  • Những cá nhân sống chia sẻ phòng để cắt giảm chi phí nhà ở và phí điện nước lên tới 50%.
  • Cá nhân người mà ở gần với căn phòng hoặc trường đại học có thể tiết kiệm chi phí đi lại. Tuy nhiên nếu công ty bạn ở khu thương mại thì chi phí thuê có thể sẽ cao.
  • Các cá nhân tự nấu ăn thì có thể giảm một khoản phí khá lớn.
]]>
https://atlantic.edu.vn/chi-phi-hoc-tap-sinh-hoat-o-seoul-7158/feed/ 0