Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Kinh nghiệm du học Phần Lan https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Kinh nghiệm về thống kê khoa học và công nghệ của Phần Lan https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-thong-ke-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-phan-lan-3758/ https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-thong-ke-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-phan-lan-3758/#respond Wed, 15 Aug 2012 03:59:49 +0000 http://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-thong-ke-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-phan-lan-3758 Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là tổ chức tiên phong về phương pháp luận thống kê KH&CN, với một đơn vị chuyên trách về thống kê KH&CN và đổi mới.

Hội thảo: “Phương pháp luận thống kê KH&CN của OECD, kinh nghiệm của Phần Lan và thực tiễn của Việt Nam”

Công tác thống kê KH&CN cũng như phương pháp luận thống kê KH&CN hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KH&CN của mỗi quốc gia. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là tổ chức tiên phong về phương pháp luận thống kê KH&CN, với một đơn vị chuyên trách về thống kê KH&CN và đổi mới. Tương tự, UNESCO có viện nghiên cứu về thống kê, trong đó có một đơn vị chuyên trách về thống kê KH&CN với các chương trình nghiên cứu, phát triển phương pháp luận định hướng ứng dụng cho các nước đang phát triển.

Hội thảo: “Phương pháp luận thống kê KH&CN của OECD, kinh nghiệm của Phần Lan và thực tiễn của Việt Nam” đã được Cục Thông tin KH&CN quốc gia phối hợp với Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo (IPP) tổ chức ngày 17.5.2011 nhằm góp phần nâng cao năng lực thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam, làm nền tảng thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS). Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý, nghiên cứu KH&CN trong cả nước đã được nghe các chuyên gia cao cấp của Phần Lan và OECD trình bày những kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp luận thống kê và khả năng ứng dụng phương pháp luận của OECD vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, các đại biểu cũng được nâng cao nhận thức về vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong việc ứng dụng, triển khai nhiệm vụ thống kê KH&CN cũng như ý nghĩa của nó trong việc tiếp cận các phương pháp luận đổi mới về KH&CN.

SH

Nguồn: http://www.tchdkh.org.vn

]]>
https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-thong-ke-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-phan-lan-3758/feed/ 0
Lưu ý cần nhớ trước khi nhập học ở Phần Lan https://atlantic.edu.vn/luu-y-can-nho-truoc-khi-nhap-hoc-o-phan-lan-3755/ https://atlantic.edu.vn/luu-y-can-nho-truoc-khi-nhap-hoc-o-phan-lan-3755/#respond Wed, 15 Aug 2012 03:54:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/luu-y-can-nho-truoc-khi-nhap-hoc-o-phan-lan-3755 Ngay sau niềm vui vì đã vượt qua được kì thi tuyển sinh vào trường, các tân sinh viên lại bắt đầu phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để có thể chính thức sang Du học Phần Lan.

Du học Phần Lan

Nhập học

Ngay sau niềm vui vì đã vượt qua được kì thi tuyển sinh vào trường, các tân sinh viên lại bắt đầu phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để có thể chính thức sang Du học Phần Lan. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ với các bạn một số thủ tục cần làm ngay sau khi nhận được thư mời từ trường.

Nộp hồ sơ xin giấy phép cư trú

Ngay sau khi nhận được thư mời từ trường, bạn hãy bắt tay ngay vào việc xin giấy phép cư trú càng sớm càng tốt.

khác là bạn có thể trực tiếp đến đại sứ quán Phần Lan ở nước bạn hoặc ở quốc gia mà bạn đang được cư trú hợp pháp để nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nộp trực tuyến là cách nhanh nhất để bạn có thể nhận được quyết định xử lý hồ sơ từ đại sứ quán.

Do yêu cầu liên quan đến sinh trắc học, tất cả các ứng viên đều phải để lại dấu vân tay. Riêng đối với việc thu thập dấu vân tay, học sinh phải tự đến đại sứ quán  không có bất kì trường hợp nào ngoại lệ. Một khi bạn chưa để lại dấu vân tay thì hồ sơ của bạn cũng sẽ vẫn nằm một chỗ không được xử lý.

Một lưu ý nữa là mặc dù bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến rồi nhưng bạn vẫn phải mang toàn bộ bản gốc hồ sơ đến đại sứ quán. Hồ sơ của bạn đầy đủ thì Phòng dịch vụ thủ tục nhập cư Phần Lan sẽ ra thẻ cư trú. Trung bình thời gian ra thẻ cư trú này là khoảng 1 đến 2 tuần

Tài chính

Để đảm bảo việc học tập tại Phần Lan, bạn buộc phải có tài khoản ngân hàng hoặc có chứng nhận được học bổng chính thức. Trong tài khoản cá nhân, mỗi năm bạn phải có 6,000 Euros. Bạn nhớ nhé, phải là tài khoản riêng của bạn. Giấy xác nhận tài trợ hay bảo đảm của cha mẹ, bạn bè hay chủ doanh nghiệp bạn đang làm việc không có giá trị trong trường hợp này.

Bảo hiểm y tế

Trong suốt thời gian học tập tại Phần Lan, bạn cũng phải có bảo hiểm y tế cá nhân.

Nếu thời gian học của bạn kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn, bảo hiểm y tế của bạn phải có khả năng bù đắp được chi phí y tế tối thiểu là 30,000 Euros. Một điều nữa bạn phải lưu ý là bảo hiểm y tế không được khấu trừ. Đây là điều bắt buộc.  Ngoài ra, bảo hiểm này phải có giá trị vào ngày bạn đến Phần Lan và có giá trị ít nhất 1 năm kể từ ngày dự tính đến Phần Lan.

Bạn lưu ý đừng xin bảo hiểm du lịch vì điều này có nghĩa là bảo hiểm dành cho các chuyến du lịch kéo dài tối đa 3 tháng. Tất nhiên, bảo hiểm loại này không có giá trị. Điều cuối cùng các bạn phải quan tâm là đừng giới hạn thẻ bảo hiểm vì thẻ này cần có giá trị trong suốt thời gian bạn học tập tại Phần Lan.

Chúc các bạn chuẩn bị hồ sơ Du học thật tốt để có thể yên tâm đáp chuyến máy bay đến với đất nước Phần Lan tươi đẹp!

Nguồn : giaoduc.net.vn

]]>
https://atlantic.edu.vn/luu-y-can-nho-truoc-khi-nhap-hoc-o-phan-lan-3755/feed/ 0
Kinh nghiệm về giao thông ở Phần Lan https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-giao-thong-o-phan-lan-3751/ https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-giao-thong-o-phan-lan-3751/#respond Wed, 15 Aug 2012 03:48:19 +0000 http://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-giao-thong-o-phan-lan-3751 Một số lời khuyên trong quá trình bay và về thành phố sẽ rất hữu ích cho những bạn lần đầu đến Phần Lan.

1. Đi máy bay:

  • Về hành lý các bạn ít đi máy bay nên nhớ không được mang chất lỏng lên máy bay theo hành lý cầm tay( dầu gội hay sữa hay gel …). Tuy nhiên theo luật mới của EU, hiên giờ có thể mang nhưng chỉ được mang bằng cách cho vào trong túi giấy có niêm phong dán lại. Mỗi túi không quá 100ml. Laptop khi qua cửa an ninh phải bỏ hẳn ra ngoài để bọn nó check.
  • Hành lý gửi các bạn nên buộc kĩ hoặc sử dụng dịch vụ quấn giấy nilon ở sân bay nếu các bạn transit nhiều lần hoặc hành lý không chắc chắn, nói chung cứ nên quấn nilon cho chắc. Các bạn nhớ là hành lý gửi 1 kiện không bao giờ được quá 32 kg.
  • Với đồ dùng cần thiết trong khi bay: các bạn nên mang ít thức ăn (nhớ không phải là chất lỏng) như bánh, táo … Trên máy bay cũng được ăn nhưng đề phòng đói hoặc transit gấp không kịp tìm và ăn ở sân bay.
  • Nhớ mang 1 áo khoác mỏng ( với bạn gái có thể thêm khăn) vì thường ngồi trên máy bay dù có phát chăn nhưng đối với nhiều bạn vẫn có thể là rất rét đặc biệt là khi phải ngồi lâu bất động.
  • Tiền các bạn nên chia ra để ở khắp các nơi. Tiền lẻ để nhỡ mua nước hoặc thức ăn ở chỗ transit để riêng ở 1 nơi dễ lấy. Nói chung trong sân bay có nhiều camera nên khá an toàn nhưng các bạn vẫn nên cẩn thận.
  • Điều này mình vẫn nên nhắc lại là bạn thường xuyên phải kiểm tra hộ chiếu , trình ra hộ chiếu rồi thì phải bình tĩnh cất ngay tránh trường hợp luống cuống thất lạc thì là toi luôn.
  • Nếu các bạn transit ở đâu đó, khi xuống máy bay nhớ đi theo biển transfer hoặc transit . Trong trường hợp bạn không thể check-in lại vé ở transfer desk. Bạn phải đi ra hẳn ngoài của khu vực an ninh, tìm quầy check-in của chuyến bay như bình thường rồi mới lại vào cửa an ninh lại để tìm cổng ra máy bay.
  • Khi xuống sân bay Helsinki bạn nhớ có 2 chỗ lấy hành lý là “Domestic” và “International”. Bạn nhớ xem kĩ là nên đi khu baggage claim nào trên bảng mornitor ( VD, 1, 2A hay 2B) chứ đừng vội vàng cứ thấy hình hành lý là đi ngay theo. Xe đẩy phải ấn mạnh tay gạt xuống mới đi chứ không tự đi như ở VN ( ở 1 số sân bay khác còn phải cho xu).
  • Với mọi trường hợp cần giúp đỡ không nên lo sợ mà phải hỏi ngay những nhân viên mặc đồng phục tại sân bay hoặc tìm ngay quầy informaton để hỏi. Nên cảnh giác với những người hỏi han này nọ đặc biệt ở những sân bay lớn và lộn xộn như ở Paris.

2. Đi lại khi đến Helsinki và ra các thành phố khác.

Trong trường hợp bạn có trục trặc chưa nhờ được ai đón. Bạn vẫn có thể tự mình lo liệu bằng cách sau:

– Đi taxi thường là siêu đắt ở Helsinki. Từ sân bay về đến trung tâm thành phố nhiều khi bạn phải trả hơn 50E nên phương tiện mình recommend là xe bus 615. Bus 615 thường cứ 20′ có 1 chuyến khởi hành từ sân bay về đến trung tâm thành phố có chỗ để vali và hành lý. Giá vé chỉ 3.8E/1 người.

Hướng dẫn.:, khi bạn ra khỏi sân bay thì bạn cứ đi thẳng ra ngoài theo biển chỉ dẫn ra chỗ taxi và xe bus. Ở đấy có 1 số bến bus, bạn tìm đến bến đề biển xe 615 ( 615K hay 615N cũng gần như nhau) hoặc bạn có thể hỏi mấy người xunh quanh chắc ai cũng biết. Đến xe bus bạn chỉ cần xếp hàng lên xe nếu đông người và đưa cho bác lái xe 3.8E hoặc tờ 5E chẵn là người ta tự biết in vé cho đưa cho bạn và trả lại tiền thừa. ( chú ý không được trả bằng tiền mặt quá 20E). Sau đó bạn bê hành lý vào giá để ở ngay trong xe bus và ngồi đi đến bến cuối xe bus lúc mọi người cùng xuống, đó là trung tâm.

Note: chắc chắn bạn sẽ hơi bất ngờ vì kiến trúc của Fin xấu kinh khủng nhưng ở lâu bạn sẽ thấy mức sống ở đây rất cao so với nhiều nước và người Fin thường chú trọng vào bản chất chứ không phải bề ngoài xứng đáng đứng thứ 6 trong các thành phố tốt nhất thế giới và thứ 4 trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Đừng vội thất vọng.

Khi đến trung tâm Helsinki bạn có thể mang theo hành lý vào trong để ăn uống tạm nếu cần thiết. Sau đó bạn ra chỗ Information hỏi về việc đặt khách sạn hộ hoặc các thông tin khác.

Nếu bạn cần đến thành phố khác, bạn có thể ra ngay quấy bán vé tàu ( đề chữ Ticket khá to) rồi mua vé sớm nhất về đến thành phố của mình. Trên vé sẽ ghi chuyến giờ, bạn check bảng điện tử xem chuyến mình về ở đường ray (track) mấy rồi lên tàu về thành phố. Đến đấy bạn có thể thuê taxi về nhà vì tìm đường bus khá khó nếu bạn chưa biết.

Giờ tàu và giá vé bạn có thể check trước tại đây: http://www.vr.fi/heo/eng/index.html

Ngoài ra cách đi Bus về các thành phố bạn có thể check qua trang web http://www.matkahuolto.fi/en/

Với các bạn đi về các thành phố khác từ sân bay Vantaa, có thể bắt xe ngay tại bến xe bus ở sân bay.

Chúc các bạn thành công.

]]>
https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-ve-giao-thong-o-phan-lan-3751/feed/ 0
Đất nước Phần Lan trong mắt du học sinh Việt https://atlantic.edu.vn/dat-nuoc-phan-lan-trong-mat-du-hoc-sinh-viet-1551/ https://atlantic.edu.vn/dat-nuoc-phan-lan-trong-mat-du-hoc-sinh-viet-1551/#respond Thu, 19 Jan 2012 02:04:52 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=1551 Học tập, ăn uống, đi lại và những nơi vui chơi của các du học sinh tại Phần Lan sẽ khiến nhiều bạn phải cho vào danh sách những quốc gia tuyệt vời nhất đấy.

Việc học tập

Giáo dục Phần Lan miễn phí cho tất cả các học sinh học bằng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Anh. Tuy nhiên để đi làm thêm, thì học sinh phải biết tiếng Phần Lan, vì hầu hết các công ty đều yêu cầu như thế để tiện giao tiếp.

Ở Phần Lan có khoảng 20 trường dạy học và 29 trường dạy nghề. Theo đó thì đa số trường đều không có kí túc xá, nên sinh viên phải thuê nhà ở ngoài. Thường tại mỗi thành phố đều có nhiều khu nhà dành riêng cho sinh viên, đó là một điều rất thuận tiện cho các bạn du học sinh.

Một góc trường học của mình.

Bạn Thanh Thùy, du học sinh Phần Lan cho biết: “Các khu nhà này giống chung cư ở Việt Nam vậy đó, căn của Thùy là có 3 phòng riêng, 1 phòng vệ sinh và 1 phòng bếp. Mỗi sinh viên như vậy được thuê 1 phòng 1 người ở, giá khoảng 250 euro/tháng (tương đương 7.5 triệu đồng)”.

Nếu ở các nước khác, sinh viên phải “vật lộn” để được vào ở ký túc xá thì tại Phần Lan không cần phải vậy, chất lượng nhà riêng không chênh lệch là mấy, giá cả cũng tương đương. Nên thường du học sinh sang Phần Lan đều lựa chọn chỗ ở trước khi nhập học.

Đây là một căn nhà của người Phần Lan chính gốc.

Và đây là chu chung cư của tớ đang sinh sống.

Di chuyển, giao thông

Ở đây hầu hết sinh viên đều đi xe đạp để phù hợp với một số địa hình dốc. Tất nhiên với những sinh viên có điều kiện có thể đi xe hơi như thường. Một phần do xe bus ở đây khá mắc (khoảng 50 euro/tháng (1.3 triệu đồng) – đã giảm một nửa cho sinh viên).

Xe bus ở Phần Lan thì khỏi chê về độ an toàn, lịch sự và sạch sẽ nhé.

Cát Tường (19 tuổi) cho biết: “Mặc dù giá xe bus khá mắc nhưng lên một lần là mê liền, các xe rất sạch, gọn gàng, đường phố ở đây cũng vô cùng quang đãng và đẹp. Mình rất thích đi xe bus để đi dạo thành phố”.

Những nơi vui chơi giải trí

Tất nhiên sau những giờ học căng thẳng, việc vui chơi giải trí cũng rất được ưu tiên. Chủ yếu ở Phần Lan có các bar, mùa lạnh như thế này thì có trượt tuyết, ở vùng Iapland (gần Bắc Cực) thì có cả cưỡi tuần lộc, câu cá dưới băng (nghe cứ như người Eskimo các bạn nhỉ).

Chúng tớ có thể đi cưỡi tuần lộc này.

Coffee ngoài trời ở khu trung tâm thành phố.

Ở đây cũng có một kiểu nhà truyền thống của Phần Lan, khoảng 150 euro/ngày (~4 triệu đồng) và nấu nướng, ăn chơi như kiểu lều trại của chúng ta ở Việt Nam ấy.

Các du học sinh Việt Nam thường hay tụ tập cuối tuần, mở party và tiệc nướng ăn chung (do hầu như các khu có một lò nướng ngoài trời để mọi người dùng chung) và cùng chia sẻ cuộc sống xa gia đình với nhau.

Đây là Santa Clause Village

Trung tâm của thành phố.

Khu trung tâm của thành phố Kuopio

Hồ Rauhalahti Kuopio rất trong và sạch đẹp.

Khu Helsinki Habour rất lịch sự và có nhiều điểm vui chơi.

Theo Kenh14

]]>
https://atlantic.edu.vn/dat-nuoc-phan-lan-trong-mat-du-hoc-sinh-viet-1551/feed/ 0