Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Kinh nghiệm du học Pháp https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC PHÁP https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-nuoc-phap-9646/ https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-nuoc-phap-9646/#respond Wed, 07 Sep 2016 07:07:09 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9646 Hệ thống giáo dục của nước Pháp được chia ra ba cấp:

  • Giáo Dục Bậc Tiểu Học
  • Giáo Dục Bậc Trung Học
  • Giáo Dục Bậc Đại Học

giao-duc-phap

Nước Pháp cấp ba loại văn bằng và được các nước trong Cộng Đồng Âu Châu công nhận:

  • Bằng hành nghề hay bằng cử nhân  (License hay License Professionnelle)
  • Bằng Thạc Sĩ (Master)
  • Tiến Sĩ (Doctorat)

Mặc dù người Pháp có thể lui về thời các hoàng đế Napoleon để tìm lại nguồn gốc của sự phát triển giáo dục, thực sự nền giáo dục hiện đại của Pháp bắt đầu từ thế kỷ 19. Jules Ferry, một luật sư thời ấy, đã giữ chức Bộ Trưởng Giáo Dục trong thập niên 1880 và được cho là cha đẻ của nền giáo dục Pháp hiện đại. Ông đã bắt buộc các trẻ em từ 6 tới 12 tuổi không kể gái hay trai, đều phải đi học. Ông cũng ban hành những biện pháp để biến giáo dục công trở thành định chế của đất nước, miễn phí và không mang tính chất thần quyền. Với những cải cách này và do những bộ luật mới vốn được gọi là những luật Jules Ferry và những  điều luật khác, nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp đã loại bỏ phần lớn những luật Falloux của 1850-1851, vốn cho giới tu sĩ rất nhiều quyền hạn.

Tất cả các chương trình giáo dục ở Pháp đều do Bộ Giáo Dục Quốc Gia điều động và quản lý. Đứng đầu là Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, một trong những bộ trưởng hàng cao cấp nhất trong nội các. Giáo viên và giáo sư trong hệ thống giáo dục Pháp là những công chức. Ngay cả giáo sư đại học và những nhà nghiên cứu cũng được nhà nước thâu nhận và trả lương.

Ở cấp tiểu học và trung học, nhà nước Pháp cho ra một chương trình giáo dục đồng đều cho mọi học sinh, mọi cấp lớp như nhau. Các chương trình giáo dục này được áp dụng cho các trường công lập, bán công hay những cơ sở giáo dục hoàn toàn được cấp ngân sách của nhà nước. Tuy vậy, có tất cả 6 phân bộ chuyên biệt mà các học sinh có thể chọn lựa.

Các trường học khai giảng bắt đầu đầu tháng Chín và bế giảng vào đầu tháng Bảy. Vào tháng Năm, các trường cần nhiều thì giờ để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (Baccalauréat). Ở những phân bộ dành cho lãnh thổ nước ngoài và lãnh thổ Pháp, lịch trình học của trường được ấn định bởi vị lãnh đạo giáo dục khu vực.

Bậc Tiểu Học

Việc học ở nước Pháp là bắt buộc bắt đầu từ 6 tuổi, năm đầu tiên của bậc tiểu học. Nhiều phụ huynh cho con học sớm hơn lúc 3 tuổi và sau đó đưa lên học mẫu giáo trong vùng phụ cận. Nhiều gia đình còn gởi các em som một năm, tức là lúc mới 2 tuổi, mà thực tế là những trường giữ trẻ (day care). Dù vậy khi các em học năm cuối trong trường tiền mẫu giáo này, các em đã được đọc hiểu. Sau những lớp tiền mẫu giáo, các em tiến lên học tiểu học, chính ở năm đầu tiên học này là các em sẽ học những năng khiếu cơ bản về đọc và viết. Cũng giống như đa phần các hệ thống giáo dục khác, các học sinh học tiểu học chỉ có một thầy cô đứng lớp, hay chỉ là hai. Giáo viên này sẽ dạy toàn bộ chương trình cấp lớp cho các em như Pháp Văn, toán, khoa học và khoa học nhân bản…

Các trường công lập không dạy về tôn giáo. Ý niệm dân sự là những điều cần phải có trong nền giáo dục công, vì thế học sinh còn có những lớp về công dân giáo dục về nền Cộng Hòa Pháp, vai trò của đất nước, tổ chức và ba điều quan yếu trong đời sống tinh thần dân tộc Pháp: Tự Do, Bình Đẳng và Huynh Đệ. Vào năm 2004, chính phủ Pháp ra đạo luật cấm mọi hình tượng tôn giáo ở trường học và những nơi công cộng với dụng ý là để tạo một tinh thần khoan thứ và chấp nhận giữa những sắc dân sống trên nước Pháp.

Bậc Trung Học

Các trường trung học của Pháp được chia ra hai loại trường:

  • Trường collège là cấp trung học học 4 năm ngay sau khi rời tiểu học
  • Trường lycée, trung học đệ nhị cấp, học thêm 3 năm nữa

Khi hoàn tất học trình sẽ hướng đến lấy bằng baccalauréat.

Bằng tiểu học Brevet (gọi tắt của chữ Brevet des collèges) là bằng chính thức đầu tiên mà học sinh sẽ thi. Nhưng không nhất thiết phải đậu bằng này mới vào được trung học. Để được vào trung học, bắt đầu từ 2007, điểm học bạ của năm thứ ba sẽ được xem xét để học sinh được vào trung học. Những kỳ thi sát hạch cho học sinh là các môn Pháp văn, Lịch Sử, Địa Dư, Công dân giáo dục. Từ 2011, học sinh được sát hạch thêm Lịch Sử của Nghệ Thuật, và một kỳ thi khẩu vấn.

Bằng Trung Học (Baccalauréat). Bằng này học sinh sẽ phải lấy ở cuối năm trung học đệ nhị cấp để được vào đại học. Thường là học sinh thi kỳ thi này năm 18 tuổi nếu trước đó chưa từng bị ở lại lớp.

Kỳ thi Bac (gọi tắt) là một kỳ thi sát hạch ba ban ngành. Ban Khoa Học tập chú vào các ngành khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, và toán học. Ban Kinh Tế và Xã Hội tập chú kinh tế học, khoa học xã hội và toán. Ban Văn Chương tập chú vào Pháp Văn, ngoại ngữ, triết học, sử địa và nghệ thuật (tùy lựa chọn). Mặc dầu học sinh thi ba ngành khác nhau, sự chuyên biệt trong bằng cấp không hạn chế quyền lựa chọn ban ngành trên đại học. Ở giáo dục bậc đại học, sinh viên có quyền lựa chọn ban nhiệm ý nào ở đại học thích hợp với sở nguyện của họ.

Ngoài ra còn có những bằng tú tài kỹ thuật và tú tài chuyên môn. Trong khi tú tài kỹ thuật kết hợp huấn luyện thực hành và lý thuyết về ngành nghề để chuẩn bị cho sinh viên lên học cao hơn thì tú tài chuyên môn tập chú vào huấn nghệ và chuẩn bị cho học sinh đi thẳng vào thi trường lao động.

Giáo Dục Bậc Đại Học

Giáo dục bậc đại học được chia ra ba cấp bậc phù hợp với những cấp bậc của các quốc gia Âu Châu khác, để làm dễ dàng cho sự lưu động trong lục địa.

  • Bằng Cử Nhân và Cử Nhân Chuyên Môn (License và License Professionnelle)
  • Bằng Thạc Sĩ (Master)
  • Bằng Tiến Sĩ (Doctorat)

Sinh viên được cấp bằng Cử Nhân sau 6 học kỳ và Thạc sĩ thêm 4 học kỳ. Sinh viên phải đạt được một số tín chỉ nhất định trong yêu cầu để được cấp bằng, ví dụ Cử Nhân là 180 và Thạc Sĩ là thêm 120 nữa. Đại học Pháp có hai loại, một loại thu nhận sinh viên đã có bằng Tú Tài Phổ Thông và hai năm đại học, một loại thu nhận tất cả học sinh có bằng trung học.

]]>
https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-nuoc-phap-9646/feed/ 0
Pháp – Điểm đến du học hấp dẫn https://atlantic.edu.vn/phap-diem-den-du-hoc-hap-dan-7482/ https://atlantic.edu.vn/phap-diem-den-du-hoc-hap-dan-7482/#respond Wed, 30 Oct 2013 00:42:55 +0000 http://atlantic.edu.vn/phap-diem-den-du-hoc-hap-dan-7482 Pháp là một điểm đến du hcj vô cùng tuyệt vời về kinh tế và chất lượng giáo dục lại không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy Pháp được coi là một điểm đến du học hấp dẫn đối với nhiều du học sinh.

Tất cả mọi người đều được trợ cấp nhà ở

Chính phủ bảo trợ học phí

Có rất nhiều bạn trẻ tỏ ra ngạc nhiên khi biết được họ chỉ phải chi chưa tới 200 euros tiền học phí cho cả một năm học Cử nhân ở trường Đại học công lập của Pháp. Cụ thể, năm học 2013/14 này, mức học phí của các trường công dành cho sinh viên bậc Cử nhân là 183 euros, 254 euros cho sinh viên bậc Thạc sĩ, 388 euros cho sinh viên bậc Tiến sĩ và 606 euros cho sinh viên các trường Kỹ sư.

Điều này thực sự là không tưởng đối với những quốc gia nói tiếng Anh, nơi học phí được tính bằng hàng trăm triệu. Vì thế, có thể nói chính hệ thống học phí của Pháp đã biến quốc gia này trở thành điểm đến du học mơ ước của sinh viên quốc tế.

Lưu ý nhỏ là đối với một số trường thương mại (école de commerce) hay các trường tư, học phí đôi khi có thể lên tới 10,000 euros.

Sinh viên cũng được trợ cấp nhà ở

Bất kể là sinh viên bản địa hay sinh viên nước ngoài cũng nhận được trợ cấp CAF từ quỹ hỗ trợ gia đình. Một khi đã có được chỗ ở tại Pháp, bạn có thể làm hồ sơ xin CAF để nhận được khoản tiền hỗ trợ hàng tháng. Tùy thuộc vào giá tiền thuê nhà và hoàn cảnh của người xin hỗ trợ (độ tuổi, chia nhà hay ở riêng, có đi làm thêm hay không…) mà bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp tương xứng.

Dành mọi ưu đãi cho sinh viên

Chiếc thẻ sinh viên ở Pháp có thể được xem như một chiếc thẻ vạn năng, giúp bạn nhận được nhiều hỗ trợ, giảm giá, khuyến mãi ngay ở trong nhà trường lẫn ngoài đời sống. Chẳng hạn như khi đi bảo tàng, đi mua sắm, đi ăn nhà hàng, xem phim hay làm thẻ ngân hàng, chỉ cần trình chiếc thẻ này ra, bạn sẽ được hỗ trợ tối đa với các mức giảm giá khác nhau, tùy thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng có một số loại thẻ đặc biệt dành cho những người nằm trong độ tuổi 12-25, 18-27 hay 12-30 của SNCF (công ty đường sắt quốc gia Pháp), cho phép bạn nhận được 60% giảm giá cho việc di chuyển bằng tàu của SNCF. Chiếc thẻ này có giá 50€ và có hiệu lực trong vòng một năm. Nếu xác định sẽ di chuyển nhiều trong nước Pháp, bạn nên sắm cho mình một chiếc thẻ giảm giá vì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Giáo dục chất lượng, ngành học phong phú

Giáo dục chất lượng, đa dạng ngành học

Đỉnh cao của giáo dục Pháp chính là những ngành học nặng tính nghiên cứu và liên quan trực tiếp tới các phát kiến khoa học công nghệ. Ngoài ra, Pháp còn rất uy tín trong các lĩnh vực Y khoa, Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, Thời trang. Với nhiều lựa chọn đa dạng (học nghề, học Cử nhân, học ở Đại học công nghệ…) bạn có thể theo học bất kì ngành học nào tại đây.

Những năm gần đây, nhờ vào sự nở rộ của các khóa học được dạy bằng tiếng Anh, Pháp đã dần thu hút được lượng lớn sinh viên theo học bằng ngôn ngữ quốc tế này. Hơn nữa, nhờ vào hệ thống tính điểm bằng hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS), những sinh viên tốt nghiệp các chương trình giáo dục của Pháp có thể dễ dàng theo đuổi các chương trình đào tạo quốc tế mà không sợ trở ngại nào về giá trị bằng cấp.

Nhiều hoạt động ngoại khóa sôi nổi

Ngoài việc học, bạn sẽ được khám phá rất nhiều điều thú vị về thiên nhiên, văn hóa, con người Pháp trong suốt thời gian học tập của mình. Không nhất thiết phải có một hầu bao vững chắc đâu! Chỉ cần chịu khó theo dõi các hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi CROUS và hội sinh viên, bạn sẽ có cơ hội đi tham quan các lễ hội lớn (Lễ hội ánh sáng ở Lyon, Tham quan các vùng miền, sự kiện diễn ra trong nước Pháp, thậm chí là các nước lân cận) với một khoản chi vô cùng thấp. Chẳng hạn, Minh Trang, cựu du học sinh trường IUT de Besançon, đã từng tham gia chuyến tham quan Lễ hội ánh sáng ở Lyon với chỉ 10€.

Ngay trên khu học xá hay tại các MDE (Maison des étudiants, Ngôi nhà sinh viên), nhà trường cũng thường xuyên tổ chức chương trình kịch nghệ, triển lãm, hòa nhạc cho sinh viên với giá vé vào cửa bằng 0!

Với nhiều những ưu đãi, hỗ trợ kể trên, có thể nói du học Pháp chính là một trong những phương án phù hợp nhất với tình hình tài chính của các gia đình Việt, đặc biệt là khi sinh viên nước ngoài được cho phép đi làm thêm đến 964 giờ/ năm.

]]>
https://atlantic.edu.vn/phap-diem-den-du-hoc-hap-dan-7482/feed/ 0
Đón năm học mới cùng du học sinh Pháp https://atlantic.edu.vn/don-nam-hoc-moi-cung-du-hoc-sinh-phap-5820/ https://atlantic.edu.vn/don-nam-hoc-moi-cung-du-hoc-sinh-phap-5820/#respond Wed, 03 Oct 2012 02:15:44 +0000 http://atlantic.edu.vn/don-nam-hoc-moi-cung-du-hoc-sinh-phap-5820 Để các du học sinh lần đầu đến Pháp thích nghi được với cuộc sống cũng như có một địa chỉ để gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm, UEVP- Hội sinh viên Việt Nam tại Paris (thành viên của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp – UEVF) đã tổ chức chương trình đón tiếp sinh viên mới “Journée d’accueil” vào dịp đầu năm học, nhằm kịp thời giúp các bạn sinh viên giải đáp những thắc mắc về các vấn đề học tập, đời sống hằng ngày.

Đồng hành cùng sinh viên đón năm học mới tại Paris

Chương trình năm nay đã diễn ra vào ngày 8/9/2012 tại Tại trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, 19 Rue Albert, 75013 Paris. Trong thời lượng 4 tiếng đồng hồ, các thành viên của Hội sinh viên đã cung cấp những thông tin bổ ích và thiết thực về cách đăng kí giấy tờ cư trú (OFII), làm thẻ giao thông công cộng (thẻ Imagin’R), mở tài khoản ngân hàng (LCL…), đăng kí bảo hiểm xã hội, thuê nhà ở, đăng kí thuê bao điện thoại…

Phần thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi thắc mắc của các bạn sinh viên đã được ban tổ chức giải đáp thấu đáo, tận tình.

Đặc biệt năm nay với sự vận động nỗ lực của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp, ngân hàng LCL đã có những chính sách hỗ trợ ưu đãi cho sinh viên Việt Nam như tặng 120€ cho sinh viên của UEVF khi mở tài khoản, miễn phí sử dụng 2 năm và nhiều ưu đãi khác nữa.

Ngoài ra, công ty điện thoại AMIABO còn giảm giá cho SV của Hội sinh viên khi đến mua điện thoại đồng thời tài trợ SIM để cho các bạn sử dụng trong thời gian đầu. Đây quả là những thông tin thú vị chào đón những tân sinh viên trong năm học mới này.

Đồng hành cùng sinh viên đón năm học mới tại Paris

Rất nhiều bạn sinh viên khi ra về đã không quên nói lời cảm ơn với Ban tổ chức – những người bạn Việt Nam trên đất Pháp vì những gì họ nhận được trong ngày hôm nay. Cuộc sống và học tập ở một môi trường mới dù khó khăn, nhưng với sự đồng hành đầy tinh thần đoàn kết của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp đã giúp họ thêm tự tin và vững bước hơn rất nhiều.

Ngày hội đón tiếp tại Paris nằm trong chuỗi các hoạt động trợ giúp lưu học sinh được Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp triển khai thường niên trên quy mô quốc gia tại Cộng hòa Pháp.

]]>
https://atlantic.edu.vn/don-nam-hoc-moi-cung-du-hoc-sinh-phap-5820/feed/ 0
Hệ thống giáo dục Đại Học ở Pháp https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dai-hoc-o-phap-5689/ https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dai-hoc-o-phap-5689/#respond Thu, 27 Sep 2012 02:42:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dai-hoc-o-phap-5689 Hệ thống giáo dục đại học của Pháp được chia làm hai hệ thống chính đó là các trường đại học công lập và các trường chuyên ngành với các mức học phí khác nhau.Các trường công lập học phí chỉ vào khoảng 200-400 euro/năm, trong khi ở các trường tư thục là 4.000 euro một năm trở lên.

Các trường đại học (Université)

Các trường đại học công lập của Pháp, theo thống kê của Edufrance, có 50 khoa chuyên ngành quản lý, 27 viện quản trị doanh nghiệp, 95 viện đại học công nghệ.

Điều kiện đầu vào là có bằng phổ thông trung học Pháp hoặc bằng nước ngoài tương đương (phải qua kỳ kiểm tra tiếng Pháp và xét duyệt hồ sơ). Nếu học sinh Việt Nam đã qua kỳ thi tuyển sinh của một trường đại học Việt Nam thì càng có nhiều cơ hội được xét.

Chương trình đào tạo của các trường đại học (DEUG) rất đa dạng, từ đào tạo cơ bản, đào tạo kỹ thuật cho đến đào tạo chuyên nghiệp. Nếu học xong giai đoạn 1 (hai năm) có thể xin chuyển sang trường khác nếu được trường đó chấp thuận. Giai đoạn 2 có hai lựa chọn: hoặc học xong một năm lấy bằng licence, hoặc học hết đại học (hai năm) lấy bằng Matrise.

Các trường chuyên ngành (Ecole)

Các trường này tuyển đầu vào ít hơn và không đại trà như trường đại học, có thể là trường công lập hay tư thục đào tạo chuyên biệt về một số ngành nhất định, chẳng hạn như đào tạo kỹ sư, quản trị viên, nghệ thuật hay nhân viên hành chính.

Các “Grandes Écoles” thuộc hệ thống này. Các trường này có hệ thống đào tạo nghiêm ngặt và có tỷ lệ sinh viên đi làm ngay sau khi tốt nghiệp ở Pháp và nước ngoài rất lớn.

Các trường kỹ sư (Ecole d’ingénieur)

Các chương trình đào tạo của các trường kỹ sư Pháp là sự kết hợp giữa đào tạo kiến thức khoa học vững chắc và thực hành. Những khóa thực tập luôn được coi như là một phần không thể thiếu của chương trình đào tạo. Và chất lượng đào tạo của các trường kỹ sư được thị trường lao động đánh giá cao, sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo kỹ sư này thường làm việc ở những vị trí quan trọng.

Ở Pháp có khoảng 250 trường kỹ sư, đào tạo nhiều chuyên ngành đa dạng. Bằng kỹ sư ra trường (Diplôme d’ingénieur) đều tương đương với bằng cao học (Mastère hay Master degree) và được kiểm soát bởi Hội đồng Quốc gia về Học vị Kỹ sư (Commission Nationale des Titres d’Ingénieurs – CTI). Việc tuyển sinh của các trường kỹ sư dựa vào việc tuyển chọn hồ sơ và thi viết. Thời gian học khoảng năm năm tùy chính sách của trường và trình độ của sinh viên. Nếu bạn đã học bốn năm đại học thì bạn có thể được nhận vào hai năm cuối của chương trình đào tạo kỹ sư. Nếu bạn đã học năm năm đại học, các trường kỹ sư có các chương trình đào tạo một năm chuyên sâu dành cho bạn, trình độ tương đương cao học (DEA, DESS, Mastère,…).Các trường nổi tiếng nhất: Polytechnique, Mines, Centrale, Ponts et Chaussées, Supélec, INSA.

Các trường quản lý (École de Gestion)

Được quản lý bởi các Phòng Thương mại và Công nghiệp, thiên về khu vực kinh tế tư nhân, các trường quản trị và thương mại (Écoles de Commerce et de Gestion) gồm khoảng 230 trường, đào tạo sinh viên theo định hướng thực tiễn và thích nghi với chiều hướng phát triển kinh tế nói chung và của ngành quản lý nói riêng.

Đại bộ phận chương trình học của các trường này gắn liền với thời gian thực tập của sinh viên, đây là ưu thế lớn của hệ thống này vì chương trình luôn theo kịp bước tiến của công nghệ mới.

Chương trình của các trường quản trị thường kéo dài tối thiểu ba năm (giống chương trình BBA của Anh – Mỹ). Sau đó, sinh viên có thể học tiếp các khóa chuyên môn khác hoặc học thẳng lên thạc sĩ MBA hay Mastère chuyên môn cao cấp.

Các trường sư phạm ENS (École Normale Supérieure – Bac+6)

Đào tạo ra giáo viên, các trường này không cấp bằng mà chỉ chuẩn bị cho sinh viên lấy Magistère, DEA hoặc các bằng thạc sĩ khác.

Các trường hành chính quốc gia ENA (Ecole Nationale d’Administration – Bac+5,7)

Giống như các trường ENS, sinh viên Pháp của ENA được trả lương, còn sinh viên nước ngoài thì không. Sinh viên Pháp phải dưới 28 tuổi, còn sinh viên nước ngoài có thể dưới 35 tuổi, phải đang phục vụ trong bộ máy hành chính hoặc sẽ phục vụ cho bộ máy hành chính của nước mình (trường hợp này phải có xác nhận).

Sinh viên phải thành thạo Pháp ngữ, có trình độ hiểu biết về xã hội Pháp và châu âu. Để vào học tại ENA, bạn phải có Licence hay Matrise (hoặc bằng nước ngoài tương đương), hoặc có bằng của IEP hay của một grande école. Chương trình chuẩn bị thi tuyển thường được tổ chức ở các IEP và một số trường đại học.Pháp có hai ENA ở Paris và Strasbourg.

Các viện nghiên cứu chính trị IEP (Institut d’Études Politiques – Bac+5)

Pháp có chín IEP: Aix, Bordeaux, Grenoble, Lille, Lyon, Paris (Science Po), Rennes, Strasbourg et Toulouse. Các IEP đào tạo sinh viên ngay sau khi xong Bac thông qua bài thi tuyển. Các sinh viên có kết quả Bac xuất sắc (très bien) có thể được vào thẳng. Kỳ thi được tổ chức vào đầu tháng 9. Năm IEP cho phép sinh viên đã có Bac+2 vào thẳng năm thứ hai, bốn IEP còn lại chỉ nhận Bac+3 cho năm thứ hai.

Sinh viên nước ngoài có thể theo học khóa riêng để lấy chứng chỉ CEP (Certificat d’Études Politiques).

Các trường thú y quốc gia ENV (École Nationale Vétérinaire – Bac+6,9)

Để thi vào trường, bạn cần có hai năm học dự bị (classe préparatoire). Mỗi thí sinh chỉ được thi tối đa hai lần. Có bốn ENV tại Pháp: Paris, Lyon, Nantes, Toulouse. Thời gian học của các ANV là 4-7 năm với mức học phí 762 euro mỗi năm.

Chú ý thêm nếu bạn học về y, dược: Dù bạn có bằng tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, bạn vẫn phải đăng ký học lại từ đầu. Sau năm thứ nhất, bạn sẽ phải tham gia kỳ thi quốc gia, đậu kỳ thi này bạn sẽ được xét vào các năm phù hợp với trình độ của bạn. Mỗi thí sinh chỉ được phép thi tối đa hai lần, nếu đến lần thứ hai bạn vẫn không đậu, bạn sẽ không được học y, dược nữa…

Nguồn : giaoduc.net.vn

]]>
https://atlantic.edu.vn/he-thong-giao-duc-dai-hoc-o-phap-5689/feed/ 0
Trải nghiệm du học Pháp của sinh viên Việt https://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-du-hoc-phap-cua-sinh-vien-viet-3696/ https://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-du-hoc-phap-cua-sinh-vien-viet-3696/#respond Tue, 14 Aug 2012 09:10:37 +0000 http://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-du-hoc-phap-cua-sinh-vien-viet-3696 Xuất hiện, tại một diễn đàn du học Pháp diễn ra tại Hà Nội, các bạn du học sinh rất nhiệt tình chia sẻ những trải nghiệm du học của mình. Từ bước khởi đầu, chuẩn bị di du học cho tới khi học xong và quyết định ở lại Pháp hay về quê hương làm việc. Như các thủ tục hành chính (visa dài hạn và thủ tục hành chính khi tới Pháp), vấn đề nhà ở, việc làm, cuộc sống sinh viên tại Pháp, cách học tập tại Pháp ra sao?..

Các bạn sinh viên đang được các cựu du học sinh tư vấn về vấn đề nhà trọ khi sang Pháp du học.

Chia sẻ về hành lý khi sang Pháp, bạn Nguyễn Thủy du học sinh ngành kinh tế, vui vẻ chia sẻ: “Điều đầu tiên khi chuẩn bị hành lý khi mang sang Pháp các bạn chú ý là nhớ mang theo bàn chải đánh răng và kem đánh răng lên máy bay. Không biết mình đen đủi hay làm sao, mà cả 4 lần đi máy bay đều không có được bàn chải. Và các bạn biết đấy, việc không được đánh răng thật là khó chịu khi bay trên quãng thời gian dài như vậy. Cho nên, nếu bạn nào quên mang bàn chải lên thì hãy nhanh chân đi lấy bàn chải rồi mới ngồi vào chỗ của mình”.

Thêm vào đó, Thủy có lời khuyên các bạn mới sang Pháp, có thể mới đầu bạn chưa quen khẩu vị với các món ăn Pháp, nên các bạn cần đem theo một cái nồi cơm điện nhỏ và một chút ít gạo để có thể nấu cơm trong những ngày đầu ở đó”.

Các bạn du học sinh đều khẳng định: điều khó khăn nhất của các bạn khi sang Pháp đó là nét khác biệt về văn hóa, về cuộc sống của họ. Chính vì vậy phải học tiếng Pháp thật tốt. Để biết được kho tàng văn hóa Pháp và hòa nhịp vào cuộc sống bên đó dễ dàng hơn.

Đó là những chia sẻ về những kinh nhiệm về cuộc sống khi sang Pháp. Còn về quá trình học thì sao? Bạn Nguyễn Phan Anh hiện đang học Master 2- Management International, tại Aix- Masseille 3 chia sẻ: “Mình có một thuận lợi là đã học 2 năm trong nước, sau đó được chuyển tiếp sang Pháp. Năm thứ 3 khi sang Pháp học các môn chuyên ngành, điều khó khăn nhất đối với mình đó là không nghe được các thầy nói. Nhưng các bạn đừng lo lắng quá, vì chỉ 2-3 tháng sau là chúng ta có thể nghe được.

Một điều đáng nhớ nhất khi mình ở bên đó là năm vừa rồi, mình không hề xin tiền của bố mẹ, mình đã làm thêm vào cuối tuần. Ở Pháp các bạn có rất nhiều cơ hội làm thêm với những công việc hết sức nhẹ nhàng và có khoản thù lao cũng khá như: trông trẻ, công việc nhà hàng, thu ngân, tiếp tân, hái hoa quả, dọn phòng… Nhưng mình cũng muốn khuyên các bạn, mới đi du học không nên đi làm thêm quá sớm vì như vậy sẽ bị cuốn hút do kiếm tiền quá dễ mà bỏ bê việc học”.

GS. Ngô Bảo Châu đã có cuộc giao lưu đầy thú vị với các bạn sinh viên về việc học tập và cuộc sống ở bên Pháp.

Đi du học sẽ giúp các bạn mở mang tầm nhìn, và sống một cách tự lập trong tất cả mọi việc, nhưng khi đi học ở nước ngoài thì các bạn phải “tự học”, quan trọng hơn các bạn phải đọc thật nhiều sách và tài liệu vì các bài giảng chủ yếu là các slide, muốn được kết quả tốt bạn phải đọc và tìm hiểu thêm các tài liệu. Và nếu không thể nghe được thì các bạn có thể mượn vở của các bạn sinh viên nước ngoài, đừng ngần ngại. Đối với mình khi học 2 năm đầu bên Pháp mình chưa biết nhớ nhà là gì nhưng khi đã trải nghiệm và gần chạm tới đích thì mình mới nhớ nhà, nhớ quê hương”.

Được biết, tại diễn đàn này các cựu sinh viên và các sinh viên đang đi du học đều mong muốn trở về nước làm việc. Phan Anh bộc bạch: “Có thể môi trường Pháp sẽ cho bạn mức lương cao, môi trường làm việc năng động và bạn có thể làm những gì bạn thích. Nhưng 90% các bạn sẽ không được thăng tiến và bạn chỉ tồn tại ở đó mãi mãi. Đó là điều mình không mong muốn nên mình quyết định sau khi làm luận văn Master 2 mình sẽ quay trở về nước làm việc trong năm nay”.

Những câu chuyện của các du học sinh đã thu hút đông đảo các bạn học sinh, sinh viên đang ấp ủ giấc mơ du học Pháp. Nguyễn Thảo My (học sinh lớp 11 trường THPT Marie Curie Hà Nội) chia sẻ: “em có dự định là trong năm tới sẽ đi du học ở Pháp với ngành quản trị kinh doanh khách sạn du lịch. Qua buổi hội thảo ngày hôm nay, em đã nắm rõ hơn phần nào những thông tin và chuẩn bị những điều gì cần thiết, nhất là việc học tiếng để nghe nói tốt.

Ngoài những câu chuyện của các du học sinh Việt Nam tại Pháp, còn có cuộc giao lưu với GS. Ngô Bảo Châu người đã được giải thưởng toán học danh giá của thế giới, đã từng học tập và làm việc tại Pháp với những chia sẻ hết sức thú vị. Qua đây những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ du học sẽ trang bị được những hành trang quý giá nhất khi đi du học Pháp.

]]>
https://atlantic.edu.vn/trai-nghiem-du-hoc-phap-cua-sinh-vien-viet-3696/feed/ 0
Du học Pháp cần gì? https://atlantic.edu.vn/du-hoc-phap-can-gi-2877/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-phap-can-gi-2877/#respond Thu, 19 Apr 2012 02:55:50 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-phap-can-gi-2877 Điều kiện cần và đủ để du học Pháp là gì ?

Dưới đây là những điều kiện cần có để bạn có thể sang du học tại Pháp.

  • Chuẩn bị về tiếng Pháp/ tiếng Anh :

– Tiếng Pháp : TCF – B1 trở lên (theo chuẩn Châu Âu)
– Tiếng Anh : IELTS 6.0 trở lên và TCF – A2 trở lên

  • Kỹ năng phỏng vấn tại Campusfrance
  • Chọn trường thích hợp : Bạn phải tìm hiểu về chất lượng, khía cạnh giáo dục khác (ngành học, phương pháp đào tạo…), chi phí (học phí và sinh hoạt phí…), chương trình học tiếng, nơi ở, an ninh cá nhân, sinh hoạt xã hội (Cộng đồng người Việt hay hội sinh viên Việt Nam), địa thế và thời tiết …

Ms. Mỹ Ngọc, công ty tư vấn du học Đại Tây Dương

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-phap-can-gi-2877/feed/ 0
Thủ tục xin thị thực du học Pháp cho người dưới 18 tuổi https://atlantic.edu.vn/thu-tuc-xin-thi-thuc-du-hoc-phap-cho-nguoi-duoi-18-tuoi-2744/ https://atlantic.edu.vn/thu-tuc-xin-thi-thuc-du-hoc-phap-cho-nguoi-duoi-18-tuoi-2744/#respond Wed, 11 Apr 2012 01:03:46 +0000 http://atlantic.edu.vn/thu-tuc-xin-thi-thuc-du-hoc-phap-cho-nguoi-duoi-18-tuoi-2744 Loại thị thực được cấp  cho người du học dưới 18 tuổi là loại dài hạn có giá trị 11 tháng, ra vào nhiều lần, sau khi có quyết định đồng ý của Bộ Ngoại giao Pháp.

Hồ sơ bao gồm: (phải nộp hồ sơ ít nhất là 2 tháng trước ngày khai giảng)

  • 5 đơn xin thị thực
  • 6 hình mới nhất (khổ 35x45mm, nền trắng)
  • Hộ chiếu còn giá trị 3 tháng sau khi hết hạn thị thực (bản chánh và bản sao)
  • Bản sao hộ khẩu
  • Giấy ủy quyền của Bố Mẹ (bản chánh và 2 bản copie) cho người bảo lãnh ở Pháp tiếp đón đứa trẻ (làm theo mẫu)
  • Giấy tờ chứng minh học lực tại việt Nam : (dịch ra tiếng Pháp và photocopie làm 3 bản)
  • Chứng chỉ học trình mới nhất
  • Học bạ năm cuối
  • Giấy chứng nhận ghi danh vào một trường học tại Pháp
  • Giấy bảo lãnh của ngưới ở Pháp (làm theo mẫu, 1 bản chánh và 2 bản sao)
  • Chứng từ cư trú ở Pháp (copie làm 3 bản): hợp đồng thuê nhà hoặc giấy sở hữu nhà của người bảo lãnh
  • Chứng từ thu nhập (copie làm 3 bản) của người bảo lãnh: bản lương 3 tháng mới nhất, giấy đóng thuế thu nhập
  • Bản sao chứng minh thư của người bảo lãnh, nếu người bảo lãnh chưa có quốc tịch Pháp : bản sao thẻ cư trú (làm 3 bản)

Sau khi được đồng ý cấp thị thực cần nộp thêm:

  • Giấy chứng nhận đã chích ngừa (bệnh bại liệt và bệnh lao)
  • Bảo hiểm dân sự và y tế trong thời gian du học (11 tháng)
  • Giấy giữ chỗ vé máy bay
]]>
https://atlantic.edu.vn/thu-tuc-xin-thi-thuc-du-hoc-phap-cho-nguoi-duoi-18-tuoi-2744/feed/ 0
Cách săn học bổng Eiffel du học Pháp https://atlantic.edu.vn/cach-san-hoc-bong-eiffel-du-hoc-phap-2750/ https://atlantic.edu.vn/cach-san-hoc-bong-eiffel-du-hoc-phap-2750/#respond Wed, 11 Apr 2012 01:03:46 +0000 http://atlantic.edu.vn/cach-san-hoc-bong-eiffel-du-hoc-phap-2750 Đây là học bổng do Bộ Ngoại giao Pháp cấp, khoảng 1000 euro/tháng (có thể thay đổi tuỳ theo mức độ giá cả). Có thể đây là loại hình học bổng nhiều du học sinh mơ ước ở có trị giá khá cao (trung bình du học sinh chỉ tốn khoảng 500-600 euro/tháng cho tất cả mọi khoản chi tiêu tại Pháp).

Một thông tin “hấp dẫn” cho du học sinh Việt Nam là năm vừa qua, 50% người đạt học bổng này là SV Châu Á. Quá trình xét tuyển học bổng này rất khắt khe bởi các ứng viên đều rất xuất sắc. Để được hưởng học bổng, SV cần làm theo các bước sau: Khoảng tháng 9 hàng năm, ban quản lý học bổng sẽ thông báo về học bổng và hồ sơ xin học bổng trên trang thông qua trang web www.egide.asso.fr . Và tháng 1 năm sau sẽ là hạn cuối tiếp nhận hồ sơ. Tháng 4, thông báo kết quả qua địa chỉ email của ứng viên và trên cả website chung.

Kinh nghiệm của ứng viên đã đạt học bổng, một trong những điều kiện cơ bản là ứng viên phải biết liên hệ với các trường tại Pháp và đề nghị nhà trường đứng ra hỗ trợ cho hồ sơ của mình thông qua việc chấp nhận nhận sinh viên vào học, giới thiệu sinh viên cho ban xét tuyển học bổng hoặc miễn học phí… Nếu nhà trường đồng ý, nhà trường sẽ gửi hồ sơ của sinh viên đến chương trình Eiffel.

]]>
https://atlantic.edu.vn/cach-san-hoc-bong-eiffel-du-hoc-phap-2750/feed/ 0
Những điều cần biết khi du học Pháp https://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-du-hoc-phap-2734/ https://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-du-hoc-phap-2734/#respond Tue, 10 Apr 2012 01:03:46 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-du-hoc-phap-2734 Hệ thống trường học ưu việt của Pháp nổi tiếng có chọn lọc và yêu cầu khắt khe nhất thế giới. Vì thế, nhiều học sinh Việt Nam lựa chọn Pháp để  du học. Dưới đây là những điều  bạn nên biết khi du học Pháp.

Thủ tục đăng ký vào giai đoạn một đại học

Năm học ở Pháp thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6.

Để đăng ký vào giai đoạn một đại học ở Pháp, bạn cần phải tuân theo một thủ tục riêng.Vào tháng 11, bạn hãy liên hệ với Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam để được cung cấp hồ sơ đăng ký vào trường theo sự lựa chọn của bạn và bộ phận này sẽ ghi danh cho bạn vào kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp nếu cần thiết.

Vào tháng 3 hồ sơ của bạn phải được gửi đến trường mà bạn đã chọn cùng với kết quả của kỳ thi ngoại ngữ. Sau đó bạn sẽ nhận được giấy gọi nhập học rất cần thiết cho việc xin visa du học của bạn.

Thủ tục đăng ký vào các chương trình đào tạo khác

Các chương trình đào tạo đã được EduFrance lựa chọn đảm bảo chất lượng giảng dạy và khả năng tiếp nhận sinh viên nước ngoài trong điều kiện tốt. Để đăng ký vào học các chương trình này, bạn cần phải làm một hồ sơ và hố sơ của bạn sẽ do EduFrance trực tiếp xử lý.

Nếu bạn muốn theo học một khoá học ngoài Catalogue EduFrance thì bạn cũng có thể liên hệ với EduFrance, một năm trước khi khoá học bắt đầu, để được trợ giúp làm các thủ tục cần thiết.

Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp

Rất nhiều cơ sở đào tạo của Pháp yêu cầu sinh viên nước ngoài gửi kết quả kiểm tra trình độ tiếng Pháp kèm theo hồ sơ đăng ký học.

Kỳ kiểm tra chính thức được Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại Sứ Quán Pháp tổ chức thông thường vào tháng 2 hàng năm. Có hai loại đề thi : một dành cho các sinh viên đăng ký theo chuyên ngành khoa học kỹ thuật và một dành cho các ngành khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, văn học và pháp luật.

Một Uỷ ban của bộ giáo dục Pháp được giao việc soạn đề thi hàng năm và đề thi này là hoàn toàn như nhau trên toàn thế giới.

Không tồn tại một mức điểm chuẩn tối thiểu nào mà chính các trường mà bạn xin học sẽ quyết định xem trình độ tiếng Pháp của bạn có đủ để cho phép bạn theo học hay không.

Thủ tục xin visa dài hạn

Để có thể đến Pháp học tập, bạn cần phải xin visa du học tại Đại Sứ Quán Pháp.

Bạn phải nộp hồ sơ xin visa ít nhất 15 ngày trước ngày đi. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:

– Mẫu đơn xin visa dài hạn điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên;

– Giấy gọi của một cơ sở đào tạo tại Pháp;

– Bản sao bằng cấp cao nhất mà bạn đã đạt được;

– Chứng minh tài chính : chứng minh bạn đủ khả năng tài chính để sống tại Pháp tức là một chứng nhận của một ngân hàng, hay một séc ngân hàng, chứng minh bạn có 5000USD đã hay sẽ được đặt vào một tài khoản đứng tên bạn tại Pháp – Chứng minh bảo hiểm xã hội nếu như bạn đã quá 28 tuổi hoặc đăng ký vào học một khoá học mà không được Bảo Hiểm Xã hội Pháp công nhận.

Các thủ tục cần làm khi bạn đến Pháp

Khi đến trường bạn cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chính thức : đăng ký vào trường và đăng ký môn học.

Sau đó bạn phải đến văn phòng tỉnh/thành phố nơi bạn ở để xin giấy cư trú tạm thời, loại “sinh viên” với những giấy tờ sau :

1. chứng nhận đã đăng ký bảo hiểm xã hội (của các hãng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tư nhân);

2. chứng nhận sức khoẻ do Phòng di cư quốc tế cấp (OMI – Office des Migrations Internationales).

Nhà ở

Tại Pháp, hệ thống ký túc xá sinh viên có nhiều loại phòng ở đáp ứng nhu cầu của sinh viên: phòng đơn, phòng ở độc lập có bếp và căn hộ khép kín. Giá thuê đối với một phòng đơn là khoảng 700 frăng một tháng, còn phòng ở độc lập là khoảng 1700 frăng.

Có nhiều giải pháp khác nữa cho vấn đề nhà ở, tuỳ theo khả năng tài chính của bạn và địa điểm học, EduFrance có thể giúp bạn tìm được giải pháp tốt nhất.

Các sinh viên nước ngoài đăng ký học qua EduFrance sẽ đương nhiên được EduFrance trợ giúp trong vấn đề tìm nhà ở (có nhiều khả năng để bạn lựa chọn: phòng đơn, phòng ở độc lập có bếp và căn hộ khép kín).

Bảo hiểm sức khoẻ

Hệ thống bảo hiểm xã hội của Pháp được xem là trong số những hệ thống tốt nhất thế giới.

Có một chế độ bảo hiểm dành riêng cho sinh viên. Các sinh viên nước ngoài dưới 28 tuổi khi đăng ký vào một cơ sở đào tạo được bảo hiểm xã hội công nhận (hầu như tất cả các trường) thì đương nhiên được hưởng chế độ bảo hiểm này.

Các sinh viên ngoài 28 tuổi hoặc đăng ký vào một trường không được công nhận phải tự mua bảo hiểm cá nhân.

Đăng ký chế độ bảo hiểm xã hội cho sinh viên

Việc đăng ký mua bảo hiểm sinh viên được làm ngay tại trường và bạn bắt buộc phải chọn một trong 5 tổ chức bảo hiểm được phép cung cấp chế độ bảo hiểm này. Thông thường, việc đăng ký mua bảo hiểm này được thực hiện ngay sau khi nhập học.

Bảo hiểm xã hội chỉ trả cho bạn một phần phí thuốc, phí chữa bệnh và phí bệnh viện. Các tổ chức bảo hiểm sinh viên thường có các sản phẩm phụ trợ, với phí đăng ký tương đối thấp (khoảng 100 Euro một năm), cho phép bạn được trả thêm các phần phí mà bảo hiểm xã hội không trả.

Ngoài ra còn có các bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ.

Đăng ký chế độ bảo hiểm cá nhân

Bạn có thể mua bảo hiểm cá nhân cho sinh viên tại Quỹ bảo hiểm CPAM gần nơi bạn ở. Chế độ này cũng đảm bảo những rủi ro như chế độ bảo hiểm sinh viên.

Bạn cũng có thể mua bảo hiểm cá nhân của các công ty bảo hiểm tư nhân.

Nếu như bạn đã đăng ký học qua EduFrance thì EduFrance sẽ chọn cho bạn hình thức bảo hiểm thích hợp nhất với bạn

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-du-hoc-phap-2734/feed/ 0
Những thủ tục cần thiết khi du học Pháp https://atlantic.edu.vn/nhung-thu-tuc-can-thiet-khi-du-hoc-phap-2738/ https://atlantic.edu.vn/nhung-thu-tuc-can-thiet-khi-du-hoc-phap-2738/#respond Tue, 10 Apr 2012 01:03:46 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-thu-tuc-can-thiet-khi-du-hoc-phap-2738 Muốn đặt chân đến Pháp theo diện du học sinh, SV Việt Nam cần phải hoàn tất một số thủ tục sau.

Việc cấp thị thực sẽ do Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán Pháp quản lý. Thời gian thụ lý hồ sơ thường kéo dài khoảng hai tuần (năm tuần đối với những sinh viên ở độ tuổi vị thành niên).

Các loại giấy tờ thiết yếu gồm: Giấy tiếp nhận của một cơ sở đào tạo tại Pháp; hộ chiếu; giấy tờ về quá trình học tập tại Việt Nam. Tuy nhiều trường CĐĐH tại Pháp không bắt buộc du học sinh phải tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, song, thông thường Tổng Lãnh sự quán Pháp luôn khuyến khích du học sinh nên thi lấy bằng tú tài và trúng tuyển của các trường ĐH, CĐ tại VN trước khi du học.

Hệ thống các trường THPT công lập ở Pháp rất ít khi nhận học sinh nước ngoài. Nếu muốn du học ngay từ bậc học phổ thông tại Pháp, du học sinh phải chấp nhận theo học tại các trường tư thục với mức học phí khá cao (thường có nội trú tại trường).

Ngoài ra, du học sinh cũng cần xuất trình những loại giấy tờ khác như: Chứng minh khả năng tài chính; chứng nhận có chỗ ở tại Pháp. Ngoài ra, một điều cần lưu ý là khi xin visa du học, SV phải chứng minh có tài khoản 6.000 euro tại ngân hàng. Số tiền này sinh viên sẽ sử dụng để đóng học phí và chi dùng sinh hoạt phí trong một năm học tại Pháp. Nếu hết hạn một năm du học, du học sinh phải tiếp tục xin gia hạn thẻ cư trú (carte de séjour), do đó lại phải tiếp tục chứng minh mình có số tiền 6.000 euro trong tài khoản.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-thu-tuc-can-thiet-khi-du-hoc-phap-2738/feed/ 0