Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Kinh nghiệm du học https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ANH HỌC THUẬT VÀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP https://atlantic.edu.vn/su-khac-biet-giua-tieng-anh-hoc-thuat-va-tieng-anh-giao-tiep-9910/ https://atlantic.edu.vn/su-khac-biet-giua-tieng-anh-hoc-thuat-va-tieng-anh-giao-tiep-9910/#respond Sat, 08 Oct 2016 01:02:38 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9910 (Chia sẻ của Lê Hoàng Hoa, tốt nghiệp khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Newscatle, Anh quốc)

Tiếng Anh học thuật là một dạng tiếng Anh riêng biệt, được sử dụng trong học tập và nghiên cứu, có yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn so với tiếng Anh giao tiếp thông dụng. Tiếng Anh học thuật cũng là nền tảng cơ bản tất yếu bạn cần có để bước vào giảng đường đại học nước ngoài. Vậy điểm khác biệt giữa tiếng Anh thông thường và tiếng Anh học thuật là gì và tại sao chúng ta nên học tiếng Anh học thuật?

Khi viết tiểu luận

image001

Chắc chắn những bài tiểu luận, báo cáo là một dạng bài tập quan trọng thường chiếm một số phần trăm nhất định trong kết quả tổng kết của bạn. Khi đã là một sinh viên tại đại học nước ngoài, những bài tiểu luận không còn đơn giản là những bài văn cho phép các bạn thỏa sức sáng tạo nữa. Tại đại học nước ngoài, những bài tiểu luận, báo cáo cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt một cách chặt chẽ từ cách trình bày đến nội dung từng câu chữ.

Một bài tiểu luận cần được trình bày có hệ thống và trình tự logic, có tiêu đề, có chia các mục lớn nhỏ và có đủ các phần như tóm tắt, mở kết, tài liệu tham khảo. Về mặt ngôn ngữ, những bài tiểu luận học thuật thường sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng cấu trúc câu lại dài, phức tạp, nhiều bộ phận chính phụ. Bên cạnh đó, có nhiều những lưu ý áp dụng như những tiểu luận học thuật nên dùng câu ở dạng bị động; diễn đạt nên tránh sự khẳng định chủ quan và tránh như các cụm động từ, từ ghép. Có thể thấy rằng những tiểu luận báo cáo học thuật hoàn toàn khác biệt so với những bài văn thông thường, đòi hỏi bạn phải được học và có vốn tiếng Anh học thuật nhất định.

Khi trích dẫn tài liệu tham khảo

image002

Sở dĩ quy tắc trích dẫn được đánh giá rất quan trọng bởi với tiếng Anh ở trình độ học thuật mỗi câu từ viết ra đều phải có cơ sở cụ thể nhất định, tuyệt đối tránh những câu văn chung chung với những kiến thức đại trà. Mỗi bài luận tại đại học đều có một đề tài cụ thể và yêu cầu một lượng kiến thức chuyên môn nghiên cứu. Vì vậy sinh viên cần thành thạo cách tìm và tham khảo tài liệu nghiên cứu, sách vở, trích dẫn và dựa vào đó xây dựng bài tiểu luận của mình; tất cả đều sử dụng tiếng Anh học thuật.

Hiện có những hệ thống chuẩn mực cho việc trích dẫn, tham khảo tài liệu được các trường đại học áp dụng như Havard referencing hay APA style bao gồm những quy tắc, mẫu trình bày từ khoảng cách quy định, thứ tự trong trích dẫn, kiểu chữ trong tiểu luận và báo cáo giúp cho bài làm của sinh viên mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi. Ngoài ra khi sử dụng thông tin trong những tài liệu, sách vở, kỹ năng thay thế từ để tránh lỗi sao chép là vô cùng quan trọng bởi sao chép từ tài liệu có sẵn vốn là một lỗi rất nặng tại các trường đại học.

Khi thuyết trình và thảo luận nhóm

image003

Khi học tiếng Anh giao tiếp thông thường trước đây, bạn có những hoạt động như đứng lên trước lớp kể một câu chuyện bằng tiếng Anh, kể về một ai đó, miêu tả một bức tranh nào đó bằng tiếng Anh trước lớp; hay đôi khi là diễn một vở kịch vui bằng những từ vựng quen thuộc, gần gũi hàng ngày, với phong cách thoải mái vui vẻ. Nhưng một bài thuyết trình tại đại học nước ngoài cần được dùng hoàn toàn kiến thức và kỹ năng của tiếng Anh học thuật. Bài thuyết trình của bạn cần có một cấu trúc rõ ràng, với những từ nối chuyển đoạn mạch lạc, những mẫu câu trình bày, bày tỏ quan điểm, cung cấp thông tin có định hướng và những từ vựng chuyên ngành.

Bên cạnh đó, khi học tại nước ngoài, bạn sẽ tham gia những bài tập và hoạt động theo nhóm đòi hỏi kỹ năng thảo luận như trình bày và bảo vệ quan điểm, đưa ra giải pháp, miêu tả, giải thích, kỹ năng thuyết phục kiên định với chủ kiến của mình mà vẫn tôn trọng các thành viên khác. Như vậy, tiếng Anh học thuật cũng rất quan trọng không chỉ quan trọng khi viết mà còn là khi nói, một phần khá thách thức đối với người học tiếng Anh. Bạn sẽ cần luyện tập với một giáo trình có hệ thống chuẩn để có thể tự tin nói trước đám đông với tiếng Anh học thuật.

Tiếng Anh học thuật đương nhiên đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ về cả thời gian và tài chính. Nhưng sự đầu tư đó là nền tảng đồng hành với bạn trong suốt những năm đại học và cả sự nghiệp sau này. Ngoài việc tự học, bạn cần tìm đến những khóa học chuyên sâu với những giáo viên có  kinh nghiệm tại những trung tâm uy tín. Bởi lượng kiến thức và kỹ năng trong tiếng Anh học thuật là khá lớn và phức tạp; sẽ thật khó để bạn có thể nắm vững nếu không được hướng dẫn bài bản, đầy đủ và có hệ thống. Và theo mình, sự chuẩn bị tốt nền tảng tiếng Anh học thuật ngay từ quê nhà sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn giúp bạn tự tin hơn, thành công hơn khi đi du học.

image004Lê Hoàng Hoa tận hưởng kỳ nghỉ Giáng Sinh cùng bạn bè tại Anh

]]>
https://atlantic.edu.vn/su-khac-biet-giua-tieng-anh-hoc-thuat-va-tieng-anh-giao-tiep-9910/feed/ 0
5 BÍ QUYẾT SĂN HỌC BỔNG MỸ https://atlantic.edu.vn/5-bi-quyet-san-hoc-bong-my-9245/ https://atlantic.edu.vn/5-bi-quyet-san-hoc-bong-my-9245/#respond Tue, 26 Apr 2016 01:52:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9245 Với hàng ngàn học bổng hàng năm, Mỹ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bất kỳ học sinh, sinh viên nào có mong muốn chinh phục con đường học vấn và thử thách khả năng của bản thân mình. Mặc dù vậy, làm thế nào để đạt được một học bổng có giá trị vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ với nhiều bạn học sinh. Hãy cùng Atlantic điểm lại một số “Tips” để đạt được kết quả cao hơn nhé!

Tìm kiếm học bổng càng sớm càng tốt

“Thời gian là vàng là bạc”

Vậy nên đừng ngần ngại hay chờ đợi cho đến khi thời hạn nộp hồ sơ chuẩn bị kết thúc mới bắt đầu đi tìm kiếm học bổng, bạn sẽ trễ mất thời hạn nộp đơn. Thông thường, thời gian để xin học bổng thường bắt đầu và kết thúc trước hạn nộp đơn vào trường. Vì vậy, việc chú ý đến học bổng hay hạn nộp hồ sơ sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội một cách nhanh chóng mà không có sự xuất hiện của những rủi ro ngoài ý muốn

8

Lên kế hoạch

Lên kế hoạch luôn là công việc vô cùng quan trọng đối với đời sống công việc cũng như sinh hoạt của mỗi người. Việc có một kế hoạch tỉ mỉ, kĩ lưỡng để đạt được những yêu cầu mà học bổng của từng trường đưa ra sẽ giúp bạn có một hành trang vững chắc để hoàn thiện con đường “săn” học bổng của mình đó!

9

Hiểu về trường và học bổng

Một trong những điểm yếu của khá nhiều bạn học sinh khi đi phỏng vấn đó là không có sự chuẩn bị về trường và học bổng. Cần lưu ý rằng, trường chọn người phù hợp nhất chứ không chọn người giỏi nhất. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ về trường để tránh việc hiểu sai những điểm cơ bản và đồng thời tìm kiếm các thông tin ấn tượng về trường để thể hiện sự quan tâm.

Khoe điểm mạnh và khắc phục điểm yếu

Mặc dù đây là một câu hỏi khá cơ bản, học sinh Việt Nam thường gặp rất nhiều trở ngại khi nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về điểm mạnh nhưng nên nhớ, tất cả các điểm mạnh cần phải trung thực và phù hợp với yêu cầu của trường. Với điểm yếu, cần suy nghĩ thêm về cách khắc phục thay vì tập trung nói khuyết điểm của bản thân.

10

Tăng cường ngoại ngữ, luyện tập phỏng vấn

Để đạt được kết quả cao trong hành trình thi học bổng, ngôn ngữ là một trong những yếu tố “sống còn” và quyết định. Hãy dành thời gian và tập trung cao độ để luyện tập trả lời phỏng vấn từ phong thái, cách trả lời, cho đến cách sử dụng từ ngữ. Ngoài ra, bạn nên chịu khó tham gia những buổi chia sẻ hoặc chủ động tìm kiếm trên mạng những tis trả lời phỏng vấn hay để tham khảo nhằm tránh mắc phải những lỗi cơ bản và phát huy được điểm mạnh của bản thân.

11

Để biết thêm thông tin chi tiết về học bổng Mỹ, các bạn hãy liên hệ tới đường dây nóng của Atlantic:

]]>
https://atlantic.edu.vn/5-bi-quyet-san-hoc-bong-my-9245/feed/ 0
Nam sinh Ams dành HB trường Princeton – Mỹ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/#respond Tue, 13 May 2014 01:36:59 +0000 http://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815 Amsterdam được biết đến là một ngôi trường có nhiều học sinh giành được học bổng du học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Học tập kinh nghiệm xin học bổng của các bạn ấy không bao giờ thừa. Lần này chúng ta sẽ làm quen với Nguyễn Danh Tín, lớp 12 chuyên toán 1. Danh Tín đã được học bổng của ĐH Princeton và sẵn sàng để nhập học trong tháng 9 tới.

“Cuối năm lớp 10, em bắt đầu học để có thể dự các kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ. Trong quá trình này, em tìm hiểu thêm về nước Mỹ và nhận thấy mình đặc biệt thích thú với cách thức tổ chức trường học cũng như hệ thống giáo dục của họ. Em nuôi khát vọng du học Mỹ. Những kết quả em đạt được khi thi chuẩn hóa càng khiến em tự tin rằng mình có khả năng tương thích với môi trường giáo dục Mỹ và điều đó làm cho em càng thêm cố gắng”, Danh Tín chia sẻ.

Nguyễn Danh Tín

Nguyễn Danh Tín .

Cả ba kỳ thi chuẩn hóa Danh Tín đều đạt kết quả xuất sắc. Với kỳ thi TOEFL iBT, Tín được 116/120 điểm. Ở kỳ thi SAT 1, Tín được 2330/2400 điểm. Đặc biệt, trong kỳ thi SAT 2, Danh Tín dự thi bốn môn (toán 1, toán 2, lý, hóa) và đều đạt điểm tuyệt đối mỗi môn – 800 điểm.

“Tuy em học chuyên toán, nhưng nhờ chuyên cần theo học tiếng Anh ở Hội đồng Anh từ nhỏ nên việc học ngoại ngữ không quá vất vả. Nhờ chủ động chuẩn bị nên em có một khoảng thời gian khá dài cho các kỳ thi, vì thế mà không bỏ lỡ nội dung nào cũng như không chịu nhiều sức ép tâm lý”, Danh Tín chia sẻ.

Song hành việc học cho các kỳ thi chuẩn hóa, Danh Tín vẫn nỗ lực không ngừng để tích lũy được những kết quả khả quan trong quá trình học chính khóa. Tất cả các môn học của Danh Tín đều đạt điểm trung bình từ 9,0 trở lên.

Đặc biệt, năm lớp 11 Danh Tín đã được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi Toán thành phố Hà Nội. “Tất nhiên, như tất cả những ai tham gia vào các cuộc thi em vẫn thầm mong được vào đội tuyển quốc gia để đi thi quốc tế.

Nhưng dẫu rất cố gắng, em đành phải từ giã mong ước này. Điều này là một bước lùi, nhưng cuối cùng em cũng tiến được hai bước khi giấc mơ vào trường ĐH Princenton thành hiện thực”, Danh Tín cười.

Nhận thức đúng về yêu cầu “toàn diện” với một sinh viên quốc tế tương lai, Danh Tín hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng và trong quá trình đó cậu phát hiện “cái chất” của riêng mình.

“Có lần em tham gia một trại hè ở trường liên cấp Olympia, vai trò của em là hướng dẫn các em nhỏ tuổi hơn về nề nếp sinh hoạt cũng như một số kỹ năng sống, em thấy mình rất hào hứng. Trong một giai đoạn, em cảm giác như đam mê cháy bỏng nhất của mình là trở thành thầy giáo và em nghĩ em có đôi chút năng khiếu để làm nghề này”, Danh Tín tâm sự.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/feed/ 0
Sẵn sàng cho hành trình du học Mỹ https://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767/ https://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767/#respond Mon, 28 Apr 2014 00:42:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767 Mỹ – đất nước cách Việt Nam đến nửa vòng trái đất. Văn hóa Mỹ và văn hóa Việt cũng khác nhau tới 180 độ. Bài viết dưới đây là những trải nghiệm, kinh nghiệm của một du học sinh Việt tại Mỹ hy vọng đây là một hành trang giúp các bạn sớm thích nghi được với cuộc sống ở nơi đây.

Nét văn hóa

Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Người Mỹ luôn đề cao sự thẳng thắn, nếu không đồng tình với ý kiến của đối phương thì họ sẵn sàng đưa ra nhận xét có tính chất xây dựng. Đây là điểm yếu của sinh viên Việt Nam , thường rụt rè, ngại ngần không dám đưa ra ý kiến. Điều này sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu bài giảng, đặc biệt là khi làm việc nhóm.

Học tập và nghiên cứu

Khi học một lớp mới nên ngồi kết thân với một sinh viên Mỹ, thường thì người lớn tuổi dễ gần hơn và cũng học nghiêm túc hơn. Tiếp xúc với họ bạn sẽ có cơ hội nâng cao vốn tiếng Anh của mình, đặc biệt nếu giáo viên giảng nhanh quá bạn không ghi kịp thì có thể hỏi người bên cạnh. Sinh viên Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc nghe giảng trên lớp, vì bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều từ chuyên ngành, cộng thêm việc giáo viên có thể đến từ nhiều nước khác nhau nên kiểu cách nói (hay gọi là “accent”) cũng rất khác nhau.

Vì thế trước khi lên lớp nên đọc trước các tài liệu để nắm được ý chính của bài giảng cũng như hiểu các từ mới. Nếu có khó khăn, bạn có thể hỏi giáo viên (có thể hẹn gặp trực tiếp hoặc viết email). Họ luôn sẵn sàng giúp bạn, nhưng nên chú ý là phải hỏi cụ thể, không nên hỏi lan man hoặc những câu đã có sẵn đáp án trong sách. Lưu ý là chỉ nên hỏi khi bạn thực sự cần giúp đỡ. Trước kì thi nên luyện các đề có từ năm trước để nắm được dạng bài, luyện tập cách suy luận cũng như giúp kiểm tra tồng thể mình nắm chắc phần nào và phần nào cần xem lại. Khi đã làm quen và nhuần nhuyễn với các bài test thì tốc độ phân tích của bạn cũng tăng và có thể giúp bạn làm bài thi tốt hơn.

Chuyến dã ngoại đầu tiên với bạn mới

Chuyến dã ngoại đầu tiên với bạn mới

Chỗ ở

Du học sinh có ba dạng ở: sống cùng với người Mỹ địa phương (homestay), ở ký túc xá của trường (sống chung với sinh viên quốc tế khác) và chung nhà/căn hộ ngoài . Ở homestay không phải sắm đồ đạc vì đã có sẵn, được ăn 2 bữa/ngày, tiếng Anh cũng được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, hình thức này khá đắt và phần nào mất đi sự tự do vì sống ở nhà người ta nên mình cũng cần tuân theo một số quy định. Ở ký túc xá của trường chung với các sinh viên quốc tế là môi trường rất tốt giúp sinh viên Việt Nam nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, cải thiện khả năng tiếng Anh. Ký túc xá còn lo luôn chuyện nấu ăn nếu bạn muốn, tuy giá khá đắt.

Ở chung với sinh viên nước ngoài có thể sẽ gặp một số chuyện không vừa ý như bát đũa ăn xong không rửa, phòng khách bếp không dọn dẹp, hay tổ chức party thâu đêm có thể ảnh hưởng đến việc học của bạn. Cách phổ biến nhất là tìm người cùng thuê chung nhà riêng hoặc căn hộ. Hình thức này vừa chủ động hơn trong việc tìm người phù hợp ở chung và giá lại có thể rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên ở ngoài thì bạn sẽ phải tự nấu ăn, dọn dẹp. Khi thuê nhà bên ngoài, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về luật, đọc thật cẩn thận hợp đồng thuê nhà, nếu chưa thông thạo đọc hợp đồng tiếng Anh nên nhờ hỏi người có kinh nghiệm.

Ở gần trường nên mình thường đi bộ tới trường hàng ngày

Ở gần trường nên mình thường đi bộ tới trường hàng ngày

Hành lý

Những giấy tờ trong hành lý xách tay: Hộ chiếu, vé máy bay Thư mời học, các thông tin về trường, nơi ở bên Mỹ và các giấy tờ liên quan

Hành lý mang theo: bạn nên mang theo những đồ cần thiết như: Vật dụng cá nhân (bàn chải, dầu gội, sữa tắm) để dùng cho tháng đầu tiên, sau đó bạn có thể mua ở siêu thị. Đối với trang phục: bạn nên mang theo quần jean áo phông vì đây là trang phục ở đa số các trường Đại học và cao đẳng Mỹ, tuy nhiên, bạn không nên mang quá nhiều vì đến mùa giảm giá bạn có thể mua được rất nhiều đồ hiệu với giá rất hợp lý. Tất cả các hành lý mang theo đều phải đưa cho nhân viên kiểm soát của sân bay kiểm tra để đảm bảo an ninh, vì thế nên dùng loại khóa TSA (khóa mã) để tránh bị phá khóa khi nhân viên an ninh muốn mở hành lý để kiểm tra.

Phương tiện đi lại

Ở Mỹ, có nhiều cách để lựa chọn cho việc đi lại. Điều đó dựa vào nơi bạn ở. Nếu ở trong trường, bạn chỉ cần đi bộ. Khi phải ra ngoài, bạn có thể sử dụng một trong các phương tiện sau: xe đạp, xe buýt, tàu lửa và xe điện ngầm, taxi, xe riêng,…

Danh sách một số trang web hữu ích

Vé máy bay về Việt Nam : (Nếu về nghỉ hè nên mua vé từ tháng 1 – 2 để có giá vẻ rẻ)

Thông tin xếp hạng các trường tại Mỹ

Tìm nhà thuê

]]>
https://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767/feed/ 0
Bật mí việc duyệt hồ sơ tuyển sinh ĐH Mỹ https://atlantic.edu.vn/bat-mi-viec-duyet-ho-so-tuyen-sinh-dh-my-7736/ https://atlantic.edu.vn/bat-mi-viec-duyet-ho-so-tuyen-sinh-dh-my-7736/#respond Tue, 08 Apr 2014 01:03:36 +0000 http://atlantic.edu.vn/bat-mi-viec-duyet-ho-so-tuyen-sinh-dh-my-7736 Công việc duyệt hồ sơ tuyển sinh ĐH ở Mỹ hay các quốc gia khác luôn là điều mà nhiều học sinh muốn biết. Tiêu chí nào được các thầy cô giáo đánh giá cao, hồ sơ cần làm gì để nổi bật, để được họ chú ý.

Bà Karen S. Felton (trái) – giám đốc tuyển sinh của ĐH George Washington, Kimberley B. Gordy – trợ lý giám đốc cao cấp và Jim Rogers – trợ lý giám đốc đang thảo luận về những hồ sơ còn băn khoăn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Britt Freitag – cán bộ tuyển sinh của ĐH George Washington (GW) thừa nhận rằng cô “hơi băn khoăn” về một ứng viên cho năm học 2018. Điểm số của cậu ấy tốt, nhưng không xuất sắc. Cô nói, điểm số hoàn toàn là yếu tố phụ.

Mặt khác, một buổi sáng gần đây, bà Freitag nói với 2 cán bộ khác rằng nam sinh này có ưu thế hơn so với các bạn cùng lớp là đã viết được một bài luận tốt, cho thấy quyết tâm rất ấn tượng của mình trong các hoạt động ngoại khóa – và gia đình cậu có mối liên hệ với GW.

“Tôi có thể chọn một trong hai cách” – Freitag nói.

“Cách nào” – đồng nghiệp của cô – Jom Rogers hỏi.

Từ chối hoặc chấp nhận – cô nói với thái độ bối rối. Giọng cô đột nhiên trùng xuống “Anh có nghĩ là cậu ấy nên nằm trong danh sách chờ không?”

Đây là một trong những mẩu đối thoại mà nhiều học sinh phổ thông cuối cấp trên khắp nước Mỹ ao ước được nghe nhưng họ không bao giờ có cơ hội ấy.

Vài tuần qua, nhóm những “người gác cổng” các trường đại học đang làm công việc “mổ xẻ” cuộc sống cá nhân và học hành của các ứng viên để đưa ra một quyết định ảnh hưởng tới cả tương lai họ.

Những ngày này bộ phận học sinh nhắm tới con đường đại học như đang ngồi trên đống lửa khi khối trường Ivy League và các trường tuyển sinh bằng xét tuyển dự kiến sẽ đưa ra “phán quyết” trong vài ngày tới đối với hàng trăm nghìn hồ sơ ứng tuyển.

ĐH George Washington đã cho phép tờ The Washington Post quan sát những cuộc thảo luận của ban tuyển sinh vào cuối tháng 2, mang đến một cái nhìn hiếm hoi về thời kỳ khủng hoảng bên trong một cơ sở tuyển sinh. Nó cho thấy cách mà những điều tra ban đầu về trí tuệ, lòng quyết tâm và khao khát của sinh viên quyết định cả số phận của ứng viên và cả số phận của các trường đại học tư nhân đang khát khao nâng tầm hình ảnh của mình.

Ai cũng muốn có một công thức cho việc tuyển chọn, nhưng thực tế thì chẳng có công thức nào cả.

Những ứng viên thành công là những người lọt qua được mọi vòng soi xét, từ số điểm cao trung bình cho tới một điểm C không may mắn trong môn Hóa học hồi lớp 10. Họ cũng phải thể hiện mình là người thực sự muốn theo học ngôi trường đó. Nhưng đôi khi, những thứ có vẻ là điểm mạnh lại được xem là điểm yếu. Dưới đây là những mẩu đối thoại thường nghe thấy trong ban tuyển sinh:

  • Nhìn điểm số GPA đẹp tuyệt này, 4 điểm cơ đấy. Nhưng nó có giá trị gì không?
  • Hãy kiểm tra tất cả môn học thuộc chương trình nâng cao. Em này đã tránh né bao nhiêu môn?
  • Điểm SAT tuyệt vời. Tổng điểm môn Toán thì sao?
  • Bài luận này gây cảm tình với tôi. Tôi thiên vị vì nghĩ rằng cậu ấy thú vị.
  • Tôi cho rằng cậu này thực sự có thể xử lý công việc. Cậu ấy cũng mang tới sự đa dạng cho trường chúng ta. Tuy nhiên, điều khiến tôi chần chừ là bài luận rất kém về lý do chọn George Washington.

Trên cả nước Mỹ, có khoảng 350 trường từ chối hơn một nửa số hồ sơ. Một vài trường nằm trong diện siêu cạnh tranh có tỷ lệ trúng tuyển dưới 10% như Harvard, Stanford hay Princeton.

Tỷ lệ trúng tuyển của George Washington trong những năm qua ngang bằng với các đại học như Northeastern, Lehigh và Wake Forest. George Washington là trường ít khắt khe hơn các trường tư nhân khác ở thủ đô Washington cũng có chữ “George” trong tên trường.

Công tác xét tuyển ảnh hưởng tới danh tiếng của George Washington. Năm 2012, trường này mất vị trí trong bảng xếp hạng các trường hàng đầu của Mỹ US News & World Report sau khi thừa nhận rằng đã phóng đại những chia sẻ của sinh viên năm nhất – những người từng nằm trong top 10% xuất sắc nhất khi còn học phổ thông. Năm ngoái, George Washington trở lại danh sách này, đứng thứ 52 – gần với vị trí trước kia của mình.

Giai đoạn đó rất có lợi cho công tác tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, giống như các trường xét tuyển khác, George Washington vẫn giữ kín những bí mật tuyển sinh thực sự phía sau tấm rèm, cho tới bây giờ.

Những ai từng ao ước được một lần nghe lén câu chuyện trong phòng tuyển sinh thần thánh thì hãy đọc những điều dưới đây. Đây là những nhận xét dành cho các ứng viên có nhiều cơ hội được ngồi trên giảng đường của ngôi trường nằm ở Foggy Bottom:

“Tôi thích tính kỷ luật và tính cách của cô gái này” – giám đốc tuyển sinh của George Washington – bà Karen S.Felton nói trước khi chuyển hồ sơ của một học sinh New York sang nhóm “đỗ”. “Tôi nhìn thấy khả năng lãnh đạo với 4 dấu chấm than. Một cô gái chưa bị điểm C bao giờ. Cô ấy có một câu chuyện tuyệt vời, là một học sinh xuất sắc. Cô ấy mang lại “cảm giác George Washington tôi”.

Còn đây là cách nói về những hồ sơ trong nhóm trượt: “Bảng điểm nói lên họ là ai” – bà Felton nói về điểm số của một ứng viên tới từ Pennsylvania. “Điểm số rất bình thường…. Vâng, tôi sẽ đồng ý với lời từ chối”.

Còn đây là ngôn ngữ với những hồ sơ gần kề vực thẳm: “Tôi chưa cần biết là chúng ta có muốn ném hồ sơ này đi ngay bây giờ hay không. Tôi nghĩ cậu này cũng rất thú vị, có vẻ rất phù hợp. Vì thế, tôi sẽ nói là “có thể”.

Bà Felton là người giám sát 22 cán bộ tuyển sinh. Là cựu sinh viên của Goucher College, nhận bằng Thạc sĩ của ĐH Syracuse, Felton từng làm việc ở ban tuyển sinh của các trường: ĐH John Hopkins, ĐH Georgetown và ĐH Maryland trước khi tới George Washington vào năm 2010.

Bà được nuôi dạy bởi một bà mẹ đơn thân và là người đầu tiên trong gia đình được học đại học – một nền tảng mà người phụ nữ 47 tuổi này cho rằng đã giúp bà có một cái nhìn sâu sắc với các hồ sơ. “Nỗ lực” và “can đảm” không chỉ là những khái niệm thông dụng với bà.

Cán bộ tuyển sinh hầu hết là các nhà tuyển dụng. Mỗi ngày, mỗi người phải đọc khoảng 30 – 40 hồ sơ. Mọi thứ đều được thực hiện bằng máy móc. Sổ sách không còn được dùng tới từ năm 2005.

Lượt đọc hồ sơ đầu tiên rất quan trọng. Các cán bộ tuyển sinh của George Washington được quyền từ chối hoặc chấp nhận ứng viên nếu hồ sơ có những cơ sở rõ ràng dẫn đến quyết định.

Đỗ: là những học sinh xuất sắc, năng động, chấp nhận những chương trình giảng dạy khắt khe nhất được đưa ra, có tinh thần tương tác lớp học, hiểu về George Washington.

Trượt: là những học sinh bình thường, có ít môn học khó, câu chuyện cá nhân không nổi trội, có ít hiểu biết về trường.

Đây chỉ là những quyết định tạm thời, vẫn có thể thay đổi. Tuy nhiên, bà Felton nói rõ rằng bà tin tưởng vào đánh giá của những cán bộ tuyển sinh như Freitag.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bat-mi-viec-duyet-ho-so-tuyen-sinh-dh-my-7736/feed/ 0
Kỹ năng cần có khi du học Anh https://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729/ https://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729/#respond Wed, 02 Apr 2014 03:01:50 +0000 http://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729 Những chia sẻ từ các cựu du học sinh tại vương quốc Anh dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống du học ở Anh.

Học sinh tìm hiểu thông tin du học về Trường ĐH Warwick tại triển lãm du học Anh. (Ảnh: Quốc Dũng)

Điều cần làm khi du học

Du học là để học và đừng bao giờ để việc làm ảnh hưởng đến việc học nhưng công việc làm thêm luôn mang lại cho bạn những bài học quý giá mà bạn không thể nào học được từ môi trường của trường ĐH

  • Kết bạn với bạn bè quốc tế;
  • Thường xuyên liên lạc,
  • Trao đổi với giảng viên;
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện và hoạt động xã hội khác;
  • Đến thăm các viện bảo tàng.

Để thực hiện được những điều trên bạn tuyệt đối không được tự ti với vốn tiếng Anh của mình khi được yêu cầu phỏng vấn, cũng đừng chê công việc được giới thiệu mà hãy cho mình cơ hội để hiểu hết việc mình đang làm. Thời gian tìm việc tốt nhất là vào Noel hoặc kỳ nghỉ hè vì sinh viên bản địa nghỉ rất nhiều vào thời gian này còn bạn thì vừa thi xong.

Anh Chu Việt Cường tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH West of England và hiện đang là giảng viên Trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM

Lên kế hoạch du học

Một trong năm điều quan trọng nhất nên làm để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến vương quốc Anh là phải lập kế hoạch du học, tìm hiểu kỹ về trường muốn học (chẳng hạn chương trình học, thứ hạng của trường, học phí, số lượng sinh viên bản địa, sinh viên quốc tế, sinh viên Việt Nam và bất cứ điều gì bạn quan tâm) và các hoạt động, tổ chức hỗ trợ ở trường (tổ chức tình nguyện, hỗ trợ về chỗ ở thì liên lạc địa chỉ nào, bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế, bộ phận giúp vượt qua các vấn đề cá nhân…).

Ngoài ra, bốn điều quan trọng còn lại là tìm hiểu về môi trường sống, nơi ở của bạn (chi phí sinh hoạt, an ninh, đi lại…); email hỏi trường bất kỳ điều gì bạn chưa rõ trong quá trình nhập cảnh vào Anh và đường đến trường (thủ tục visa, giấy tờ cần thiết mang theo…); lên danh sách những thứ bạn cần mang, muốn mang và sau cùng là hỏi kinh nghiệm các cựu du học sinh Anh về những thứ cần thiết để mang sang (vì bạn chỉ có 30-45 kg hành lý).

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường ĐH Northampton và hiện là giảng viên của khoa Tài chính-Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng).

]]>
https://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729/feed/ 0
Kinh nghiệm du học NewZealand của nữ sinh Việt Nam https://atlantic.edu.vn/knghiem-dh-newzealand-cua-nu-sinh-vn-7616/ https://atlantic.edu.vn/knghiem-dh-newzealand-cua-nu-sinh-vn-7616/#respond Fri, 27 Dec 2013 04:00:58 +0000 http://atlantic.edu.vn/knghiem-dh-newzealand-cua-nu-sinh-vn-7616 Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người Vũ Thị Phương đã chạm đến giấc mơ du học. Hiện tại Phương đang học 2 chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Châu Á học của trường Victoria University of Wellington, New Zealand.

http://image2.tin247.com/pictures/2013/12/27/kio1388102957.jpg

Tình yêu Văn đến với Vũ Thị Phương tình cờ từ bài Văn tả con mèo nhận được điểm 10 từ người thầy mà Phương yêu mến. “Từ đó mình nghĩ sẽ học thật giỏi môn Văn để có thật nhiều điểm tốt”, Phương kể.

Trong thời gian học cấp 3, là quãng thời gian có nhiều điều thú vị. Phương tham gia nhóm viết báo cho báo Thiếu niên Tiền phong, dưới tên bút của nhóm là Mặt trời xanh ở Phú Thọ. Bài viết của Phương cũng được đăng trên báo và có cả bài bình luận Thơ trên Văn học và Tuổi trẻ.

Trong nhà, bố là người được cho là luôn đem lại may mắn cho Phương. “Khi đi thi hay làm một việc gì đó quan trọng, bố luôn là người sát cánh bên mình. Mình luôn cố gắng học được cách lắng nghe, và tính kiên trì từ bố mình. Và tất nhiên, một phần không thể thiếu là những lời động viên chăm sóc chu đáo của mẹ. Mẹ là “hậu phương” vững chắc, những khi mệt mỏi hay buồn vì điều gì đó, mình luôn tìm mẹ để tâm sự”, Phương chia sẻ.

Năm 2009, Phương thi vào khoa Quốc tế học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giành được 27,5 điểm, là thủ khoa khối C đầu tiên được đi du học ở nước ngoài. Điều đó làm Phương rất hạnh phúc vì đã làm được điều gì đó cho bố mẹ.

Du học và làm tình nguyện

Phương cho biết: “Từ một vài người bạn chia sẻ thông tin học bổng và qua đọc báo, mình biết thông tin để làm hồ sơ xin học bổng. Lại một lần nữa mình nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ở trường Đại học. Cô đã dành thời gian xem hồ sơ của mình, giúp mình làm hồ sơ. Ban đầu mình chọn Úc, tuy nhiên theo tìm hiểu thì chi phí ở Úc có phần đắt đỏ hơn ở New Zealand, nên quyết định cuối cùng của mình là New Zealand. Đến bây giờ mình thấy rất hài lòng với sự lựa chọn này”.

“Đi du học đến với mình quá bất ngờ và ngoài sức tưởng tượng của mình. Trước đó, ước muốn của mình có lẽ rất đơn giản là học thật tốt trong trường Đại học và sau đó có việc làm ổn định. Du học là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình, đó là một cơ hội quý giá và cũng là một thử thách lớn trong cuộc đời, mình tự nhủ sẽ luôn cố gắng hết sức có thể”, Phương chia sẻ.

Tiếng Anh không phải là môn sở trường của mình. Khi mới bắt đầu học và thi lấy bằng IELTS, mình thấy rất có phần không tự tin về bản thân. Nhưng nghĩ tới việc được tiếp xúc với 1 môi trường sống và học tập mới, mình đã nỗ lực hết mình.

Cuộc sống ở New Zealand rất tốt, yên ả và thanh bình, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng. Mùa hè Phương còn tranh thủ đi làm thêm để có nguồn thu nhập nho nhỏ, tiết kiệm số tiền đó để phục vụ cho ước mơ đi du lịch. “Đôi khi mình cảm thấy nhớ nhà và bố mẹ, em trai, những lúc như thế mình sẽ nhắn tin cho mẹ, nói chuyện với mẹ làm mình bớt đi nỗi nhớ nhà…” – Phương tâm sự.

Hiện tại Phương đang học 2 chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Châu Á học của trường Victoria University of Wellington, New Zealand.

Ngoài thời gian học ở trường Phương còn tham gia một số hoat động tình nguyện như: Vietnam Day: Lễ hội hướng về quê hương Việt Nam và đồng thời quảng bá hình ảnh quê hương với nước bạn được tổ chức hàng năm vào tháng 9 hoặc tháng 10, gây quỹ cho tổ chức Red Cross (Hội chữ thâp đỏ), hoạt động của trường như chào đón các bạn học sinh mới trong ngày nhập trường (International Orientation’s Day), làm language buddy: dành thời gian để nói chuyện bằng tiếng Anh và giới thiệu New Zealand cho sinh viên quốc tế mới vào trường…

Ước mơ sau này của cô du học sinh là học lên Thạc sĩ rồi trở về Việt Nam, quê hương của mình làm việc, được ở bên cạnh gia đình, bố mẹ và bạn bè. Từ khi đi du học Phương đã trưởng thành lên rất nhiều, tự lập, mạnh mẽ hơn, hòa đồng với bạn bè. Nhưng nhiều lúc Phương vẫn dành thời gian làm những điều mình thích như đọc truyện, viết những dòng cảm xúc cho của riêng mình như là tình yêu đối với môn Văn.

]]>
https://atlantic.edu.vn/knghiem-dh-newzealand-cua-nu-sinh-vn-7616/feed/ 0
Công việc độc đáo của du học sinh Thái https://atlantic.edu.vn/cong-viec-doc-dao-cua-du-hoc-sinh-thai-7595/ https://atlantic.edu.vn/cong-viec-doc-dao-cua-du-hoc-sinh-thai-7595/#respond Tue, 17 Dec 2013 04:15:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/cong-viec-doc-dao-cua-du-hoc-sinh-thai-7595 Thái Lan không được nhiều học sinh Việt Nam chọn làm điểm đến du học như các nước trong cùng khu vực khác. Nhưng cuộc sống và sự nghiệp học hành của du học sinh Việt tại Thái Lan có khá nhiều điểm thú vị đặc biệt là công việc làm thêm mà du học sinh Việt lựa chọn.

Công việc làm thêm hái ra tiền của Du học sinh trên đất Thái

Bạn Nguyễn Quỳnh Trang (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kế toán của trường Nakhon Phanom) chia sẻ những khó khăn nhất gặp phải khi du học tại Thái đó chính là bất đồng ngôn ngữ. Do đó ngoài tiếng Anh tất cả các du học sinh đều phải cố gắng trang bị thêm cho mình một ít tiếng Thái. Quỳnh Trang đã phải chật vật khó khăn lắm mới học thêm được chút ít có thể giao tiếp đơn giản với người bản địa. Cô nàng nói: “Tiếng Thái rất khó học, những lúc học mình cứ hoa hết cả mắt. Nhưng rồi giao tiếp mãi cũng quen thôi”

Khi mới sang Thái, Quỳnh Trang và nhiều người bạn của mình đều hết sức bất ngờ về cuộc sống của người dân sùng đạo Phật. Cô bạn kể: “Ở Thái Lan nếu đi bên phải đường thì bạn sẽ bị phạt đấy vì họ quy định phải lưu thông bên trái. Bọn mình đã từng tròn xoe mắt và nghĩ rằng những cảnh ấy chỉ có trong phim, thế mà lại diễn ra trong đời thực. Đó là khi gặp nhau thì mọi người phải chắp tay chào, khi gặp các vị sư đi qua phải chắp tay rồi quỳ xuống lạy. Buổi sáng lúc 6h và 18h chiều khi đi giữa đường nghe tiếng nhạc bài quốc ca Thái thì mọi người phải đứng nghiêm lại…”

Đặc biệt đồ ăn của Thái Lan rất cay và lạ nên hầu hết các bạn du học sinh đều không hợp khẩu vị. Trang chia sẻ: “Mình quê miền Trung ăn cay đã quen cũng không thể nào hợp với mấy món ở đây. Bọn mình thường phải mua đồ về nhà và tự nấu nướng”.

Tuy nhiên cuộc sống ở đây cũng rất yên bình phù hợp cho các bạn du học sinh có không gian để học hành: “Người dân ở đây rất lịch sự, đi xe giữa đường người ta không bóp còi, đến những nơi công cộng người ta không nói tiếng to. Có va chạm gì họ cũng nói câu xin lỗi hoặc không có gì” – Nguyễn Thị Thu Lành sinh viên trường Nakhon Phanom chia sẻ.

Trải nghiệm làm thêm

Sau gần 3 năm học tập tại Thái Lan, Trang đã học được rất nhiều điều từ văn hóa và trang bị cho mình vốn tiếng Thái kha khá để có thể tiếp thu bài tốt và đi làm thêm. Những công việc yêu thích nhất đối với những du học sinh như Trang và Lành đó là phục vụ trong các quán ăn, hệ thống bán lẻ 7-Eleven, hệ thống siêu thị big C, đặc biệt là nghề hướng dẫn viên du lịch, đang được các du học sinh ưa chuộng.

Công việc làm thêm hái ra tiền của Du học sinh trên đất Thái

Vào những ngày nghỉ học, hoặc ngày cuối tuần, cô bạn Thu Lành lại nhận tour dẫn người Thái về tham quan Việt Nam hoặc dẫn người Việt đi tham quan ở Thái. Lành chia sẻ: “Mình hay đưa khách Việt tới thăm nhà Bác hồ tại Nakhon Phanom, đây là lượng khách rất chủ yếu của những du học sinh Việt như bọn mình vì hầu như đoàn Việt Nam nào sang Thái cũng đều ghé thăm nơi đây. Thỉnh thoảng vào những dịp rảnh dài dài thì mình nhận tour “về quê” đưa khách du lịch Thái Lan sang thăm Việt Nam”.

Với các bạn du học sinh nhận được những tour khách về Việt Nam là các bạn lại sướng rơn vì vừa có lương cao, vừa được về thăm quê hương. Mức lương bình quân cũng được 1000 bath một ngày (tương đương 700 ngàn tiền Việt Nam).

Công việc làm thêm hái ra tiền của Du học sinh trên đất Thái

Các bạn du học sinh Việt xinh đẹp trong đồng phục Thái

Theo lời kể của Trang và Lành thì các du học sinh Việt tại Thái thường rất được thầy cô ưu ái vì vừa chăm học, luôn đạt kết quả cao lại vừa nhiệt tình tham gia các sự kiện xã hội. Các dịp tết hay ngày lễ của đất nước Thái Lan, các bạn sinh viên Việt Nam thường tham gia cùng người Thái làm từ thiện, đi phát đồ ăn miễn phí…

]]>
https://atlantic.edu.vn/cong-viec-doc-dao-cua-du-hoc-sinh-thai-7595/feed/ 0
Bí quyết du học Mỹ của Amser Việt Linh https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571/ https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571/#respond Wed, 04 Dec 2013 01:22:44 +0000 http://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571 Xuất sắc dành được 10 học bổng cùng lúc, cựu Amser Trần Việt Linh đã quyết định lựa chọn Mỹ là nơi sẽ cùng bạn ấy nuôi dưỡng phát triển ước mơ tri thức. Dưới đây là những bí quyết du học Mỹ được Việt Linh chia sẻ.

Nhật kí 4 tháng du học của Ams đình đám Trần Việt Linh

Trở ngại trong giao tiếp và văn hóa là thử thách lớn đối với Việt Linh (thứ 2 từ trái sang) và nhiều du học sinh khác

“Ngay cả khi mình bắt đầu đi du học, mình cũng chưa biết được là mình sẽ muốn học về những lĩnh vực nào, và bậc đại học của Mỹ (không như tại Anh hay Úc) không bắt mình phải chọn ngành học ngay từ đầu mà có thể thoải mái lựa chọn những môn học mà mình thích cho đến cuối năm thứ 2 mới phải quyết định chuyên ngành” – Việt Linh chia sẻ.

Trước khi đến Mỹ, thay vì bỏ thời gian tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân Mỹ nói chung và những nền văn hóa khác nhau ở mỗi vùng miền, Việt Linh tập trung tìm hiểu về các truyền thống của trường Washington and Lee cũng như khu vực dân cư xung quanh trường.

Theo Việt Linh , những trải nghiệm thực tế luôn khác với những gì trên sách vở. Và dù đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng Linh vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm, lạc lõng khi bước vào khuôn viên trường không người quen biết. Tuy nhiên, Linh đã vượt qua và bắt nhịp học tập khá suôn sẻ.

Khó bắt nhịp vì trở ngại giao tiếp

Dù đã học tiếng Anh từ lâu nhưng việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp với các bạn Mỹ vẫn là một điều thử thách vô cùng lớn đối với Việt Linh : “Có những lúc, các bạn ngoài quốc nói quá nhanh và rất khó để bắt kịp, còn những lúc các bạn ấy lại nói về những chủ đề rất Mỹ như là về các series phim truyền hình hay gameshow, football mà mình không có kiến thức về nó nên không thể bắt chuyện được”.

Thêm vào đó, sự hài hước của người Việt và người Mỹ cũng vô cùng khác nhau, Linh cho biết, không chỉ cậu mà rất nhiều du học sinh khác khi ngồi nói chuyện với một nhóm các bạn Mỹ và không thể hiểu được họ cười vì điều gì nhưng vẫn phải cố cười trừ theo họ.

Một vấn đề khác nữa mà cá nhân Việt Linh gặp phải là nhớ tên các bạn ngoại quốc trong trường. “Có những cái tên đơn giản như John, Chris,.. khá dễ nhớ, tuy nhiên có những cái tên lại vô cùng khó nhớ với mình. Nhiều lúc mình cảm thấy rất xấu hổ khi phải hỏi lại tên 1 bạn lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 thì mới nhớ được” – Việt Linh tâm sự.

May mắn là đối với việc học tập, mặc dù có một số môn học khó, nhưng sự thú vị giúp Linh không gặp quá nhiều khó khăn khi tiếp nhận.

Tự do… trong quy củ

Vì là năm đầu, nên lịch học của Việt Linh chưa dày đặc, chưa có quá nhiều bài tập. Chỉ có thời gian thi giữa kì, và thi cuối kì làm Linh cảm thấy áp lực rõ rệt. Những khoảng thời gian còn lại, Linh vẫn rất thoải mái và có thể thu xếp làm những việc bản thân thích như nghe nhạc và chơi thể thao với bạn bè.

4 tháng, thời gian đủ để Linh nhận thấy một điều rằng, mặc dù Mỹ là một đất nước tự do, nhưng mọi thứ đều có quy củ, con người rất ý thức và trách nhiệm. Linh lấy ví dụ về giao thông tại đất nước này: “Dù có nhiều tuyến đường nhỏ không có đèn giao thông nhưng lúc nào các xe cũng nhường nhau và tự động nhường đường cho người đi bộ”.

Nhật kí 4 tháng du học của Ams đình đám Trần Việt Linh

Dù việc học và làm thêm khá bận rộn nhưng Việt Linh vẫn cố gắng tranh thủ tham quan một số địa danh thắng cảnh và tham gia các lễ hội tại Mỹ

Ở trường, Việt Linh ấn tượng với một quy định tên là Honor Code. Quy định này buộc các học sinh phải tuyệt đối trung thực, giáo viên luôn tin tưởng vào học sinh. Học sinh có thể mang các bài kiểm tra về nhà làm, hoặc đến bất kì đâu để làm, sau đó nộp lại cho giáo sư. Ngay cả các bài kiểm tra làm tại lớp thì cũng không có giáo viên giám sát. Kể cả đối với kì thi cuối kì, học sinh cũng sẽ được tự mình chọn thời gian để hoàn thành bài kiểm tra.

“Theo cá nhân mình thấy, mọi học sinh đều rất tuân thủ quy định về sự trung thực của mình. Ngoài ra, nếu bị phát hiện gian dối, đạo văn, quay cóp, thì chỉ cần một lần vi phạm cũng sẽ bị đuổi học” – Việt Linh chia sẻ thêm về việc học ở lớp.

Xa xỉ với du học sinh là để thời gian trôi qua vô ích

Ở trường, Việt Linh có một nhóm các bạn học sinh quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau, những người bạn này vô cùng cởi mở và tốt bụng. Linh tâm sự: “Mình không chỉ được trải nghiệm sự đa dạng về văn hóa của các bạn ở đây, mà còn được các bạn học sinh quốc tế giúp đỡ rất nhiều vì họ cũng có những khó khăn về khác biệt văn hóa giống như mình”.

Sinh sống và học tập ở Mỹ một thời gian, Việt Linh rút ra cho mình một bài học xương máu là phải luôn cởi mở với mọi người. “Vì sẽ có những bạn tỏ ra ít nói và lạnh lùng, nhưng thật sự họ rất tốt và thú vị. Nếu như mình mở lòng trước với người ta thì họ cũng sẽ sẵn sàng kết thân với mình” – Việt Linh giải thích.

Nhật kí 4 tháng du học của Ams đình đám Trần Việt Linh

Trao đi sự cởi mở và thân thiện, bạn sẽ nhận lại được tình cảm chân thành

Theo luật thì du học sinh không được đi làm bên ngoài nên Việt Linh quyết định xin làm phụ bếp ở nhà ăn trong căng-tin trường. Dù số tiền được trả mỗi tháng không nhiều nhưng cũng đủ để Linh trang trải phần nào các khoản sinh hoạt phí, và đặc biệt là mang đến nhiều là cơ hội học hỏi về văn hóa và gặp thêm nhiều người thú vị ở trường.

Vì thời gian học tập nhiều, ngoài học tập còn có nhiều công việc và hoạt động khác cần tham gia nên theo Linh, để thời gian rỗi, trôi qua vô ích là một điều khá xa xỉ đối với tất cả du học sinh.

Dù nhiều lúc cũng nhớ nhà, nhớ người thân nhưng chưa bao giờ Việt Linh nghĩ đến chuyện sẽ bỏ ngang việc học và quay trở về Việt Nam. Chàng trai này đang nỗ lực từng ngày để thích nghi và hòa nhập với cuộc sống nơi xứ người.

Nhiều bạn vẫn luôn thắc mắc rằng: Đi du học làm gì khi mình còn chưa biết sẽ học gì làm gì trong tương lai? Việt Linh muốn gửi gắm lời khuyên đến các bạn này là: “Ngay cả khi bạn chưa có dự định gì, hãy cố gắng nuôi dưỡng ý định du học của mình, bởi du học nó không chỉ là giáo dục, mà còn là trải nghiệm và định hướng. Chương trình giáo dục mở sẽ giúp bạn tìm được điều mình thật sự muốn học, và con đường mà bạn muốn đi sau này”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571/feed/ 0
Bạn nhận được gì khi du học https://atlantic.edu.vn/ban-nhan-duoc-gi-khi-du-hoc-7565/ https://atlantic.edu.vn/ban-nhan-duoc-gi-khi-du-hoc-7565/#respond Wed, 27 Nov 2013 03:50:22 +0000 http://atlantic.edu.vn/ban-nhan-duoc-gi-khi-du-hoc-7565 Hiện nay hình thức du học tại chỗ khá phổ biến nhưng phần đông những bạn có ý định du học lại không lựa chọn hình thức này. Các bạn trẻ đều muốn được ra nước ngoài để học tập và nghiên cứu. Vậy nếu bạn đi du học ở nước ngoài bạn sẽ nhận được những gì ?

4. Sống trong một môi trường đa văn hóa

1. Khả năng giao tiếp và vốn ngoại ngữ tăng cao

Môi trường trong nước không có nhiều cơ hội cho bạn giao tiếp nên khả năng ngoại ngữ của bạn cũng bị hạn chế. Nhưng khi đã sống trong môi trường chỉ sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp nên chắc chắn vốn ngoại ngữ của bạn sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với ngày bạn còn ở Việt Nam. Hàng ngày giao tiếp với thầy cô, bạn bè thì vốn từ mới của bạn tăng lên, ngữ điệu, cách phát âm sẽ ngày càng chuẩn hơn. Thông thạo ngoại ngữ trong thời đại hiện nay sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

2. Nâng cao được kiến thức, kỹ năng thực hành

Chương trình giáo dục ở nước ngoài không chỉ chú trọng vào lý thuyết mà còn cực kỳ quan tâm đến thực hành. Việc bạn chỉ giỏi lý thuyết mà không thể áp dụng nó vào thực tế là  một việc không hề được đánh giá cao trong môi trường học tập này vì họ biết rằng kỹ năng nghề nghiệp vững vàng là điều mà các công ty cần ở một người cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp. Khi du học, bạn có nhiều cơ hội hơn để không những chỉ “học” mà còn được “hành” để hình thành những kỹ năng cần thiết.

3. Tiếp cận môi trường học tập, nghiên cứu hiện đại

Học tập, nghiên cứu hay làm việc thì đều cần đến phương pháp. Khi có phương pháp tốt thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Bạn sẽ học được những điều này qua những người thầy của bạn trong quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó là kỹ năng lập kế hoạch cụ thể cho một công việc. Học tập, nghiên cứu trong một môi trường mà kế hoạch luôn rõ ràng thì bạn cũng thoải mái, không bị động và từ đó cũng dễ dàng lập kế hoạch cho bản thân trong mỗi giai đoạn cụ thể.

4. Hiểu biết nhiều nền văn hóa mới

Mỗi vùng miền khác nhau đã có lối sống, văn hóa khác nhau, còn ở đây bạn đã đi đến một đất nước mới, gặp gỡ nhiều bạn bè từ quốc gia nên bạn sẽ có thêm hiểu biết về văn hóa của rất nhiều đất nước. Mỗi nơi sẽ có những bản sắc văn hóa riêng và thật thú vị khi bạn được tận mắt chứng kiến và biết đâu sẽ rút ra được bài học nào đó cho bản thân mình.

5. Mở rộng nhận thức trên nhiều lĩnh vực

Được đi, được học thì tầm nhìn của bạn sẽ không còn gói gọn trong một không gian chật hẹp nữa. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vậy. Nhìn một vấn đề, một sự việc trong cái nhìn đa chiều vẫn tốt hơn là trong một không gian chật hẹp.

6. Thay đổi thái độ, thói quen, hành vi

Điều này không có gì là lớn lao nếu bạn quyết tâm thực hiện để mọi việc tốt hơn, thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Những thói quen như phân loại rác, hạn chế dùng còi xe (nếu đi ô tô, xe máy) hoặc giảm tiếng ồn ở các nơi công cộng ở nước ngoài nhiều lúc buộc bạn phải nhìn lại bản thân để thay đổi. Đến một lúc nào đó, nó sẽ là thói quen cho chính bạn và đây là điều tốt cần duy trì thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.

7. Mở rộng mối quan hệ xã hội

Bạn bè nhiều nơi trên thế giới học cùng với bạn và cùng với đó là những giảng viên, giáo sư đáng kính hướng dẫn bạn trong học tập, nghiên cứu. Sau một học kỳ, một năm học, mọi việc có thể khép lại về mặt thời gian và kế hoạch nhưng sẽ vẫn được tiếp tục duy trì, củng cố và sâu đậm hơn nếu như bạn cởi mở hơn trong việc tiếp xúc, giao lưu. Bạn sẽ học thêm được nhiều điều khi bạn có những người thầy nhiệt tình và những người bạn chân tình.

8. Bằng cấp tốt

Cho dù nhiều ý kiến vẫn đánh giá trình độ thật là cao hơn bằng cấp nhưng sở hữu được một tấm bằng đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài, ở các trường chất lượng thì đó là mơ ước của rất nhiều người.

9. Cơ hội mới, ý tưởng mới

Cơ hội trong nghề nghiệp, trong cuộc sống sẽ đến với bạn nếu như bạn đã tích lũy được kiến thức tốt, kỹ năng giỏi. Ngoài ra, những ý tưởng mới sẽ được hình thành và áp dụng. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một nền tảng tốt và trong một “thế giới phẳng” như hiện nay thì người thành công là người biết nắm lấy những cơ hội cũng như có những ý tưởng táo bạo.

10. Rèn luyện tính độc lập

Điều này không có nghĩa là nếu chỉ học trong nước thì bạn không phải là bạn. Nhưng, khi bạn có nhiều “khoảng trống” hơn để tự quyết định nhiều việc thì bạn cũng sẽ khám phá được những “tiềm ẩn” trong chính bạn. Sự khác biệt luôn cần thiết và đi du học là để trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có thể tự lập hơn.

Cho dù du học không phải chỉ toàn là “màu hồng” nhưng “được” vẫn luôn nhiều hơn “mất”. Chính vì điều đó, ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ tìm cơ hội cho bản thân qua du học ở nước ngoài dẫu biết rằng khó khăn luôn chờ đợi.

]]>
https://atlantic.edu.vn/ban-nhan-duoc-gi-khi-du-hoc-7565/feed/ 0