Vào năm 2008 tôi có làm hồ sơ đi du học ở Mỹ. Hồ sơ lần đó tôi làm theo diện có người thân bảo trợ tài chính nhưng tôi phỏng vấn xin visa 2 lần đều không được. Sau đó tôi học đại học tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp ĐH tôi lại tiếp tục học cao học. Hiện tại tôi đã học cao học được 1 năm. Vậy xin hỏi sau khi học xong cao học tôi có thể làm hồ sơ đi du học Mỹ được nữa hay không? Hồ sơ của tôi liệu có được chấp nhận visa hay không? Xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn Trang Minh!
Câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
Việc 1 hồ sơ phỏng vấn 2 lần thường không thành công vì lý do hồ sơ vẫn vậy không có thay đổi gì so với lần trước. Vì vậy việc bạn đã theo học ĐH và hiện tại là cao học là lợi thế rất tốt cho việc phỏng vấn visa lần tới của bạn.
Tuy nhiên ngoài yếu tố thay đổi về trình độ học vấn này, bạn vẫn cần chuẩn bị câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi như: đã học xong cao học rồi giờ bạn còn ý định du học để làm gì? Học khóa gì? Tại sao? Học trường gì? Trường đó có đặc điểm gì hay khiến bạn chọn? Lần này ai sẽ chứng minh tài chính cho bạn và thu nhập của người đó bao nhiêu?
Ngoài ra, để tăng tính khả thi của hồ sơ, nếu bạn từng đi du lịch một số nước tiên tiến (kể cả trong khu vực châu Á), bạn nên trình hộ chiếu ở buổi phỏng vấn để được lưu tâm.
Nếu cần thêm thông tin gì hãy liên lạc với chúng tôi
CÔNG TY GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ĐẠI TÂY DƯƠNG – ATLANTIC
33 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội
ĐT: (04) 3636.5487 – Fax: (04) 3636.7735 – Hotline: 0904585755
Email: duhoc@atlantic.edu.vn
Website: http://atlantic.edu.vn ; http://duhocuc24h.edu.vn/ ; http://duhocnewzealand.vn ; http://duhocmy24h.edu.vn ;
Chúc bạn may mắn lần phỏng vấn tới!
]]>Bạn nên giữ tâm trạng mái và coi buổi phỏng vấn như một cuộc đối thoại hơn là một buổi kiểm tra. Những người phỏng vấn có mặt tại đó để tìm hiểu về bạn vậy thì hãy coi đó như một cơ hội để bạn trình bày mục tiêu, kế hoạch và những mối quan tâm với các nhà giáo dục có kinh nghiệm.
Giới thiệu về gia đình và bản thân : quá trình học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ.
Thành tích học tập : điểm trung bình qua mỗi cấp học, bạn đứng thứ hạng bao nhiêu, các thành tích tham gia hoạt động ngoại khóa khác mà bạn đã đạt được như các hoạt động thể thao, dự án nghiên cứu khoa học…
Dự định tương lai của bạn : đó là những kế hoạch cho việc học tập và nghề nghiệp.
Khả năng tài chính và các nhu cầu : bạn đã có thu nhập riêng và khả năng tiết kiệm hay thu nhập của gia đình bạn như thế nào? Nhu cầu tài chính của bạn là bao nhiêu khi dự tính cho việc đi du học. Các thông tin về tìa chính là rất quan trọng đặc biệt với những thí sinh đi du học tự túc.
Quan điểm, sở thích bản thân: có thể bạn sẽ được hỏi các câu hỏi để có thể bộc lộ mình như: “Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn”. Câu trả lời của bạn sẽ góp phần giúp người phỏng vấn có thêm cơ sở để quyết định liệu bạn có phù hợp với trường học mà bạn lựa chọn xin học tập.
Bạn muốn thoải mái để cùng trao đổi với những người phỏng vấn và có không khí tự nhiên để thể hiện mình nhưng bạn đến đây với tư cách là một người được phỏng vấn bởi vậy vẫn không thể thiếu những quy tắc cơ bản:
Đến đúng giờ : bạn nên kiểm tra thời gian và địa điểm cho buổi phỏng vấn để dự tính thời gian để không đến quá sớm và cũng không quá muộn.
Trang phục : nên có trang phục phù hợp với vai trò là một người được phỏng vấn để không gây phản cảm với mọi người mà bạn thì vẫn tự tin thoải mái với bộ trang phục của mình. Không nên mặc quần Jean áo phông đến tham gia một buổi phỏng vấn. Cũng đừng quên những chi tiết nhỏ khác nhưng cũng không kém phần quan trọng như đầu tóc, tư thế dáng đi.
Gây ấn tượng tốt ngay từ đầu: khi bắt đầu vào phỏng vấn bạn nên bắt tay, giới thiệu bản thân, giao tiếp cả bằng ngôn ngữ và ánh mắt.
Trả lời ngắn gọn và trung thực : cố gắng tóm tắt các câu trả lời của bạn một cách nhanh nhất và dễ hiểu. Người phỏng vấn sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi nếu họ muốn biết thêm thông tin.
Chuẩn bị sẵn những câu hỏi : đây là một cách để bạn thể hiện sự quan tâm thực sự tới chương trình giáo dục, cuộc sống… nơi mà bạn dự tính theo học.
Những thông tin có trong hồ sơ xin học : bạn nên kiểm tra lại những thông tin đã trình bày trong hồ sơ xin học để không có những sai lệch khi bạn phải trình bày lại trong buổi phỏng vấn.
Xử lý tình huống : đây là một cách để người phỏng vấn có thêm cơ sở để đánh giá bạn.
Đừng ngại nói “Tôi không biết” hay đặt ra câu hỏi. Nếu bạn vẫn chưa hiểu câu hỏi nên hỏi lại để trả lời vào đúng vấn đề.
Cám ơn : không quên nói lời cảm ơn trước khi rời buổi phỏng vấn.
]]>Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn du học
Sau khi có Visa bạn có thể bay qua Mỹ trước thời điểm nhập học ghi trên I-20 tối đa là 30 ngày (ví dụ: ngày nhập học là 31/08 thì bạn qua ngày 01/08, 02/08 vv.. đều được nhưng 31/7 về trước là không được). Thời hạn Visa là 1 năm. Nếu bạn học ở Mỹ và hơn 1 năm không quay về VN thì không sao, nhưng nếu đã hết hạn visa mà bạn trở về VN, khi muốn sang Mỹ lại, bạn cần xin gia hạn Visa tại lãnh sự quán.
Yêu cầu 1: Bạn cần chứng minh được bạn thực sự muốn học và có khả năng học tốt ở Mỹ, để biết được điều này, lãnh sự quán sẽ hỏi rõ nhưng gì bạn đã học (làm) ở VN, xem bằng cấp, học bạ của bạn, tất nhiên điểm số càng cao càng tốt.
Hồ sơ tốt: Chuyên ngành bạn học ở VN phù hợp với chuyên ngành bạn định du học, bạn có bảng điểm cao, việc học của bạn không bị gián đoạn.
Yêu cầu 2: Tài chính : lãnh sự quán muốn biết ai hỗ trợ cho bạn về mặt tài chính, muốn biết về nghề nghiệp người đó, thu nhập hàng tháng, giấy tờ liên quan…
Hồ sơ tốt: Giấy tờ kinh doanh, thu nhập, thuế rõ ràng, càng cao càng tốt, nếu ba mẹ là người hỗ trợ bạn về mặt tài chính, thì nếu họ có 1 vị trí nhất định trong cơ quan nhà nước cũng là 1 ưu thế.
Yêu cầu 3: Khả năng quay trở về Việt Nam của bạn.
Lãnh sự quán sẽ hỏi xem bạn có muốn quay về VN hay không, trong trang web của lãnh sự quán Mỹ ghi rõ, đương đơn sẽ được mặc định xem là có ý định ở lại Mỹ cho tới khi chứng minh được điều ngược lại.
Khi chuẩn bị phỏng vấn Visa, hãy chỉ tập trung và xoáy sâu vào 3 điều đã bàn ở trên nhé.
Chi phí: Khi phỏng vấn, bạn cầu đóng 2 khoảng phí là phí Sevis (200$) và phí phỏng vấn (140$)
Mình sẽ mô tả một buổi phỏng vấn tại TP HCM, suất phỏng vấn sớm nhất là 7h30, bạn đọc và cố gắng hình dung, nó sẽ có ích là giúp bạn đỡ căng thẳng và bất ngờ, nhằm ổn định tâm lý cho bạn khi phỏng vấn.
Có nhiều suất phỏng vấn, suất sớm nhất là 7h30. Bạn nên đến sớm khoảng 15-20 phút để không có cảm giác vội vã, bạn có thể gửi xe ở đối diện lãnh sự quán Mỹ, kế đó có quán cafe cóc, bạn sẽ thấy có đông người ngồi ở đó để chờ Lãnh sự quán mở cửa.
Gần 7h30, bạn sẽ thấy người ta bắt đầu kéo qua bên vỉa hè Lãnh sự quán Mỹ xếp hàng chờ mở cửa, lúc này bạn cũng xếp hàng chung với mọi người. Đúng 7h30, mở cửa, từng tốp khoảng 20 người bước vào cánh cửa xoay.
Vào bên trong phòng lớn, ở đây sẽ được phân ra làm 2 bên là non-immigration và immigration.Mỗi bên 2 hàng, lần này security sẽ cho từng tóp ra 1 cái cửa, mỗi tóp chừng 20 người, 1 tóp bên non-immigration và 1 tóp bên immigration lần lượt đi qua cánh cửa, và bạn đừng ngạc nhiên là cánh cửa đó dẫn đi ra…vỉa hè. Và bây giờ mới tới phần check security, top sau khi ra vỉa hè, lại xếp hàng và chuẩn bị bước vào 1 cánh cổng khác, từng người một được gọi vào để kiểm tra hành lý, giấy tờ, người ta sẽ bắt bạn dang tay để kiểm tra.
Sau khi qua được vòng check security, bạn tiến sâu hơn vào bên trong và lần này lại xếp hàng để lấy số thứ tự. Sau khi lấy số thứ tự xong, người ta sẽ yêu cần bạn lại cửa số 7 để lấy dấu vân tay, bạn đi sâu vào bên trong nữa sẽ thấy cửa số 7, bạn nhớ để ý người ta đọc số thứ tự của mình (đồng thời có hiện lên cái bảng điện tử) để lên lấy dấu vân tay của cả 2 bàn tay theo hướng dẫn, sau đó bạn quay lại ghế và ngồi chờ đến số thứ tự của mình phỏng vấn. Người ta sẽ đọc số thứ tự và số cửa phỏng vấn tương ứng. Sẽ đọc 2 lần, nếu 2 lần đó bạn không lên thì rất lâu sau người ta mới kêu lại bạn, nên bạn nhớ để ý nhé.
Người ta gọi số thứ tự không theo một trật tự nào cả, có thể lớn trước nhỏ sau, có 5 cửa phỏng vấn, từ số 2 – 6, nhưng thường không phỏng vấn hết 5 cửa, mà chỉ khoảng 3 cửa trong số này thôi. Các cửa này sát nhau và ngăn nhau bởi 1 bức tường được xây sole nhau. Trước mỗi cửa có 1 vạch màu vàng, khi gọi đến số thứ tự của bạn, bạn đi lên mà người được phỏng vấn trước chưa ra thì bạn phải đứng sau vạch màu vàng đó nhé. Bên trong mỗi cửa có 2 người, một người phỏng vấn và 1 người phiên dịch, họ ngồi, còn bạn đứng trong suốt quá trình phỏng vấn, bình quân 1 cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 3-5 phút. Bạn và người phỏng vấn cách nhau bởi 1 tấm kính dày, phí dưới tấm kính, người ta làm một cái khay nhỏ âm ở dưới để bạn chuyển hồ sơ vào trong, người ta sẽ hỏi bạn thông qua 1 cái loa nên bạn yên tâm là cách nhau như vậy thì sẽ không nghe được nhé, nhưng riêng bạn phải cố gắng trả lời to, rõ.
Đánh giá về ngoại ngữ: Không yêu cầu cao lắm, với các nội dung mình đã đề cập ở trên, các bạn có thể thấy là phần hỏi và trả lời không có gì cao siêu về tiếng anh, nhất là khi bạn đã có sự chuẩn bị trước, hơn nữa, lại có người thông dịch viên, khi bạn không nghe được người phỏng vấn hỏi gì, người thông dịch sẽ dịch ngay cho bạn.