Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Làm thêm khi du học https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Bạn hợp với kiểu du học nào https://atlantic.edu.vn/ban-hop-voi-kieu-du-hoc-nao-7554/ https://atlantic.edu.vn/ban-hop-voi-kieu-du-hoc-nao-7554/#respond Fri, 22 Nov 2013 01:02:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/ban-hop-voi-kieu-du-hoc-nao-7554 Để du học thành công, bạn có rất nhiều điều cần phải quan tâm như tìm ngành nghề, tìm trường phù hợp, lo các giấy tờ, thủ tục, tiền ăn học v.v. Hiện nay, có 3 hình thức du học phổ biến, bạn cũng cần xác định hình thức du học phù hợp với mình để con đường du học được suôn sẻ nhé.

Hình thức du học nào thích hợp với bạn? 1

Du học tự túc

Du học tự túc là hình thức du học dễ dàng nhất trong 3 hình thức du học. Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế vững vàng, vốn ngoại ngữ của bạn khá, có khả năng sống tự lập cộng thêm sức học trung bình khá là bạn đã có thể du học.

Ưu điểm: Du học tự túc khá đơn giản, vì các trường ở nước ngoài đều rất muốn có nhiều sinh viên ở nước khác đến học để có nguồn thu và quảng bá văn hóa. Do vậy du học theo con đường này bạn thường không phải chờ đợi lâu, được lựa chọn thoải mái chương trình và trường theo khả năng của mình.

Nhược điểm: Do có ưu điểm đơn giản, không có quá nhiều yêu cầu cao nên chi phí khi du học tự túc rất tốn kém. Bên cạnh đó nếu bạn không biết cách chọn trường sẽ gặp phải trường là nơi kinh doanh giáo dục, chất lượng không được tốt, nên cơ hội học cao hơn và việc làm sau này không cao. Ngoài ra nhiều bạn do chưa có ý thức nên khi ra nước ngoài du học không có sự quản lý của gia đình, bị cám dỗ dẫn đến sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Ngoại lệ, có rất nhiều bạn rất giỏi, nhưng không muốn chờ đợi kiếm học bổng, gia đình có điều kiện kinh tế, nên các bạn chọn hình thức du học tự túc để tiết kiệm thời gian. Do có năng lực tốt nên các bạn này học ở những trường tốt trên, nên cơ hội học cao lên, kiếm việc làm do đó cũng rất cao.

Vừa học vừa làm

http://eduvietglobal.vn/wp-content/uploads/2012/08/du-hoc-singapore-110.jpg

Vừa học vừa làm là hình thức du học tự túc những du học sinh chỉ cần sự hỗ trợ kinh tế từ gia đình trong thời gian đầu, sau khi cuộc sống và học tập đã ổn định họ có thể tự kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Du học theo kiểu vừa học vừa làm chỉ phù hợp với các bạn có học lực khá, ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh, kinh nghiệm sống, khả năng tự lập và hòa nhập cao.

Ưu điểm: Tìm việc làm thêm sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với cuộc sống của người bản địa, giúp bạn tăng khả năng giao tiếp, nâng cao vốn ngoại ngữ, kinh nghiệm sống. Một số công việc hay được du học Việt lựa chọn : bồi bàn, nấu ăn, dọn dẹp, bán sách, làm việc ở nông trại, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Nhược điểm: Du học vừa học vừa làm khiến người học rất vất vả, vì phải vừa học vừa làm, nên nếu không cố gắng, và có năng lực thì dễ dẫn đến kết quả kém trong học tập, nghiên cứu, có người không tốt nghiệp được, phải bỏ học, hoặc xuống khóa. Ngoài ra, nếu bạn không có sức khỏe tốt, không tự chăm sóc cho mình được thì cũng không nên chọn con đường này, vì nhiều người vừa học vừa làm thêm, nên mỗi ngày chỉ được ngủ 4h tiếng.

Du học có học bổng

http://duhochasu.edu.vn/wp-content/uploads/duhocnhatban1.jpg

Chẳng cần phải nói thì ai cũng biết du học có học bổng là hình thức du học tốt nhất. Nhưng để nhận được học bổng bạn phải thật xuất sắc cả về năng lực (kết quả học tập, nghiên cứu), ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm sống. Thời gian gần đây du học theo diện có học bổng không còn quá xa lạ với học sinh, sinh viên Việt Nam, có rất nhiều bạn du học nước ngoài bằng con đường học bổng.

Một số học bổng nổi tiếng mà du học sinh Việt Nam nhiều người nhận được như Erasmus của Liên Minh Châu Âu, VFF của Mỹ, Mext của Nhật Bản… thường chu cấp cho bạn toàn bộ.

Ưu điểm: Thường các học bổng được các nước và các tổ chức cấp gắn với một chương trình đào tạo tốt, có thể nói là rất tốt. Bạn cũng được tạo điều kiện học tập, nghiên cứu ở những trường, cơ sở đào tạo và nghiên cứu tốt nhất.

Về kinh tế, nếu bạn đi bằng con đường này, và nhất là nhận được học bổng toàn phần, gia đình bạn sẽ chẳng phải lo lắng và chu cấp cho bạn. Tùy theo mỗi loại học bổng, và nước học, nhiều du học sinh sau khi đi học bằng học bổng, sau khi về đều có một khoản tiền tiết kiệm kha khá.

Ngoài ra, nhiều chương trình học bổng bên cạnh mặt giáo dục, nghiên cứu khoa học, tổ chức cấp học bổng còn có mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa nơi đó, nên người học được tạo điều kiện được đi thăm quan, đi tham gia hội thảo, được đi đến các khu vực hoặc các nước khác… nên được học bổng, bạn còn có cơ hội được đi “du lịch chất lượng cao” miễn phí và bổ ích. Ngay bản thân các bạn được học bổng, do không phải lo nghĩ về kinh tế, chỉ việc học và nghiên cứu, lại có tiền dư giả, nên thời gian dảnh họ có điều kiện để đi du lich – “phượt” hơn các hình thức du học khác.

Nhược điểm: Hình thức du học bằng học bổng nhìn chung không có nhược điểm. Vì những bạn đã được nhận học bổng chắc chắn đều có chí rèn luyện, học tập rất tốt. Nhược điểm có chăng chỉ là khi xin học bổng bạn có thể sẽ không nhận được suất học bổng ưng ý. Chẳng hạn bạn mong muốn nhận được học bổng toàn phần nhưng kết quả chỉ nhận được học bổng bán phần thì lúc đó sẽ gây nên sự xáo trộn trong kế hoạch của bạn. Một là gia đình sẽ cố lo nửa còn lại, hai là bạn sẽ bỏ qua cơ hội này và chờ đợi cơ hội khác trọn vẹn hơn.

]]>
https://atlantic.edu.vn/ban-hop-voi-kieu-du-hoc-nao-7554/feed/ 0
Lợi ích của làm thêm khi du học https://atlantic.edu.vn/loi-ich-cua-lam-them-khi-du-hoc-7512/ https://atlantic.edu.vn/loi-ich-cua-lam-them-khi-du-hoc-7512/#respond Mon, 11 Nov 2013 02:22:40 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=7512 Khi bạn đi du học, ngoài thời gian học tập và giải trí chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian để đi làm thêm. Tìm công việc làm thêm không chỉ giúp bạn kiếm được tiền mà nó còn đem lại những trải nghiệm cuộc sống nơi đất khách ấy.

Nên làm thêm khi du học 1

Sau khi đã ổn định được cuộc sống và việc học tập, bạn hãy nghĩ đến việc tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp.  Công việc làm thêm luôn mang lại những bài học quý giá mà du học sinh không thể nào học được từ môi trường ĐH. Nhiều du học sinh đồng tình quan điểm này. Nhưng làm sao chọn được việc làm phù hợp với bản thân để việc du học đạt được các mục tiêu đề ra?

Tìm kiếm công việc ở mọi nguồn có thể

Trần Thanh Huyền, học thạc sĩ quản lý du lịch và khách sạn tại ĐH Bournemouth (Anh), cho rằng mình đã rất may mắn có cơ hội làm thêm trong thời gian học tại Anh. Cô cho biết có rất nhiều lựa chọn việc làm bán thời gian cho sinh viên quốc tế cũng như cách thức tìm công việc. Một trong những kinh nghiệm đó là du học sinh cần tích cực mở rộng tất cả kênh tìm việc có thể: hỏi han bạn bè, thầy cô tại trường, nơi tập trung nhiều công việc hợp lý cho sinh viên; báo chí địa phương và những nơi xung quanh khu vực sống. Du học sinh có thể chọn công việc tại các nhà hàng, khách sạn như: phục vụ hay phụ bếp, rửa bát, dọn phòng; bán hàng tại các chuỗi cửa hàng ăn nhanh… Du học sinh nữ có thể trông trẻ. Nếu vốn tiếng Anh khá có thể làm việc cho chính trường của mình, như hỗ trợ sinh viên khóa dưới hoặc nộp đơn vào các trung tâm dịch thuật.

Trong quá trình du học, Trần Thanh Huyền đã làm thêm 3 công việc. Việc đầu tiên là nhận đặt hàng tại cửa hàng bán đồ ăn mang đi. Tình cờ đi ngang qua cửa hàng ngay gần nhà thấy có bảng tuyển nhân viên, Huyền đã mạnh dạn vào hỏi. Qua một người bạn, Huyền biết được một nhà hàng đang cần tuyển người phục vụ ăn sáng và nhờ người bạn đó giới thiệu. Huyền còn làm cho một công ty dịch thuật tại London. Nhờ gửi lý lịch trước đó nên khi gặp trường hợp cần dịch tiếng Việt, họ đã gửi yêu cầu công việc và mọi giao dịch đều tiến hành qua email và điện thoại.

Mạnh dạn ứng tuyển nếu thấy phù hợp

Còn Chu Việt Cường tìm được công việc làm thêm đầy hứng thú tại sở thú thành phố bằng sự nhanh trí. Đơn vị tuyển dụng ra phương thức sẽ phỏng vấn qua điện thoại nhưng vốn còn tự ti khi giao tiếp tiếng Anh, Cường bèn mang hẳn hồ sơ xin việc đến nộp. Kết quả là Cường đã xin được việc và đi làm ngay trong tuần sau đó. Công việc ở sở thú đã theo Cường suốt chặng đường còn lại của khóa thạc sĩ và cả khi Cường trở lại Anh học tiến sĩ.

“Tôi thích không khí trong lành của một khu sinh thái, thích thú nhìn các em bé xúm xít quanh bầy chim để cho chúng ăn. Tôi thích những câu chuyện thú vị chỉ có thể nghe được từ những người bạn bản địa mà tôi làm cùng. Và hơn cả, tôi vui mừng đã để dành một khoản tiền lương kha khá để thực hiện ý nguyện đến thăm 4 nước của Liên hiệp Vương quốc Anh…” – Việt Cường tâm sự.

Tìm việc phù hợp với mình

Bảo Trâm – tốt nghiệp University of Warwick (Anh), đang là chuyên viên cấp cao quan hệ cổ đông tại Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí – cho rằng: Đi làm thêm sẽ học hỏi rất nhiều. Nhưng chọn việc làm thêm nào cũng rất quan trọng. Bảo Trâm khuyên chọn công việc làm thêm nên chọn trong trường hoặc làm cho các dự án phù hợp với ngành học của mình, còn làm ở nhà hàng thì không thể từ chối chủ là mình bận thi, bận học và như thế rất khó được tuyển dụng… Trong nhiều vất vả của việc du học, điều mang lại niềm vui nho nhỏ cho Nguyễn Thị Bảo Loan (ĐH Massachusetts – Mỹ) là tìm được việc làm bán thời gian tại văn phòng sinh viên quốc tế. Công việc của Loan là hướng dẫn các sinh viên quốc tế mới đến. Tuy chỉ làm trong thời gian ngắn nhưng được tiếp xúc với các bạn từ nhiều quốc gia khác đã mang đến nhiều điều thú vị cho Bảo Loan.

“Để có thể làm thêm trong thời gian du học, các bạn du học sinh nên kiểm tra trước những quy định của chính phủ liên quan đến sinh viên quốc tế” – Thanh Huyền dặn dò.

]]>
https://atlantic.edu.vn/loi-ich-cua-lam-them-khi-du-hoc-7512/feed/ 0
Quy định làm thêm tại một số nước https://atlantic.edu.vn/quy-dinh-lam-them-tai-mot-so-nuoc-7454/ https://atlantic.edu.vn/quy-dinh-lam-them-tai-mot-so-nuoc-7454/#respond Tue, 15 Oct 2013 04:07:37 +0000 http://atlantic.edu.vn/quy-dinh-lam-them-tai-mot-so-nuoc-7454 Làm thêm khi đi du học là một việc mà hầu hết sinh viên đều trải qua. Nhưng tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà những quy định về làm thêm cho du học sinh lại khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quy định về làm thêm cho du học sinh tại một số quốc gia.

Quy định về làm thêm khi du học tại 7 nền giáo dục hàng đầu thế giới 1

Mỹ

Tại Mỹ, nếu bạn được cấp visa F-1, một dạng visa dành cho sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian các chương trình ngôn ngữ, các trường cấp 3, đại học, học viện,…tại Mỹ, bạn sẽ được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong cả kì học và 40 giờ/tuần vào các kì nghỉ. Tuy nhiên bạn chỉ được làm thêm trong trường chứ không được phép làm các công việc ở ngoài. Bạn cũng có quyền làm thêm cho các tổ chức cung cấp dịch vụ trong trường bạn, ví dụ như căn tin hoặc dịch vụ thư viện.

Nếu muốn làm thêm ở ngoài, bạn sẽ phải xin phép Sở di trú Mỹ với điều kiện bạn đã có 1 năm học tại Mỹ và làm các công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đang theo học hoặc đi thực tập.

Anh

Nếu bạn đang có ý định kiếm việc làm thêm khi đi du học Anh thì bạn nên lưu ý rằng bạn chỉ có thể làm việc khi được cấp visa bậc 4. Đây là loại visa chỉ được cấp cho sinh viên quốc tế du học tại Anh trong thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn. Giấy phép làm việc (Work Permit) tại Anh có được cấp hay không tùy thuộc vào chuyên ngành và trường mà bạn theo học. Bạn sẽ nhận được giấy phép trường hoặc chuyên ngành đó được chính phủ hay một tổ chức có quyền hạn đào tạo bằng cấp giáo dục cao hơn tài trợ.

Bạn có thể làm thêm tối đa từ 10 – 20 giờ/tuần trong suốt quá trình học, tùy thuộc vào chương trình học của bạn. Vào kì nghỉ thì bạn có thể làm thêm 40 giờ/tuần.

Canada

Khác với Mỹ, khi du học Canada, bạn có thể làm việc trong hoặc ngoài khuôn viên trường học với điều kiện bạn là sinh viên toàn thời gian của trường cao đẳng hoặc đại học công hoặc một trường tư nhưng nhận ít nhất 50% hỗ trợ từ chính phủ hay một trường công có thẩm quyền đào tạo.

Tại Canada, sinh viên không bị giới hạn thời gian làm thêm khi làm việc trong khuôn viên trường. Nếu muốn làm việc ngoài, bạn sẽ phải xin giấy phép từ chính quyền địa phương và sẽ chỉ được làm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần trong kì nghỉ.

Úc

Nếu du học Úc, visa cấp cho sinh viên sẽ cho phép bạn làm thêm 40 giờ/2 tuần trong suốt quá trình học và toàn thời gian trong kì nghỉ.

Khi tìm việc làm thêm tại Úc, người chủ và bạn sẽ thỏa thuận để đưa ra mức lương tối thiểu cho mỗi giờ làm việc. Tại Úc thì mức lương này được quy định bởi chính phủ. Bởi vậy, tùy vào khu vực bạn làm việc thì bạn nên nghiên cứu kĩ về mức lương mà mình được nhận.

Pháp

Là du học sinh tại Pháp, bạn được quyền làm việc cả trong và ngoài khuôn viên trường nếu bạn có thẻ cư trú và bạn đang theo học tại trường giúp bạn nằm trong hệ thống An sinh xã hội tại Pháp.

Tại đất nước hoa lệ này, bạn có thể làm thêm 964 giờ/năm. Trong thời gian học thì bạn chỉ có thể làm bán thời gian, còn trong kì nghỉ thì bạn có thể làm toàn thời gian mà không việc quá số giờ cho phép.

Mức lương tối thiểu khi làm thêm tại Pháp là 9,4 euro/giờ, tuy nhiên bạn sẽ phải đóng thuê 20% số lương của bạn.

Đức

Tại xứ sở của bia, bạn có thể làm thêm 120 ngày mỗi năm nếu làm việc toàn thời gian và 240 ngày mỗi năm nếu làm việc bán thời gian. Mặc dù mức lương tối thiểu mỗi giờ không được quy định, thường thì bạn sẽ nhận được từ 6 – 10 euro/giờ.

Trong trường hợp muốn thêm giờ làm việc, bạn phải trao đổi với Cơ quan lao động liên bang của tiểu bang nơi bạn theo học cũng như các cơ quan di trú.

Nếu làm việc cho trường mà bạn theo học thì bạn sẽ được làm vượt quá số ngày quy định, nhưng bạn phải xin phép chính quyền địa phương.

Trong trường hợp bạn theo học khóa học tiếng tại Đức thì bạn chỉ được phép làm trong kì nghỉ mà thôi.

Tây Ban Nha

Khi du học Tây Ban Nha, sinh viên quốc tế có thể xin giấy phép làm việc tại chính quyền địa phương với tối đa 20 giờ/tuần. Bạn có thể làm việc tại những công ty đã kí hợp đồng làm việc bán thời gian với bạn và giấy phép làm việc có thời hạn bằng với thời hạn kí hợp đồng và trong thời hạn cho phép của visa.

Tốt nhất là bạn nên chọn những công việc có liên quan đến chuyên ngành mà mình theo học bởi bạn chỉ có thể làm toàn thời gian trong 3 tháng nghỉ lễ mà thôi.

]]>
https://atlantic.edu.vn/quy-dinh-lam-them-tai-mot-so-nuoc-7454/feed/ 0
Du học và công việc làm thêm https://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343/#respond Wed, 11 Sep 2013 02:48:18 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343 Đi làm thêm là một việc mà hầu hết sinh viên nào cũng muốn thực hiện. Việc này bao gồm cả du học sinh. Sinh viên trong nước kiếm việc làm thêm không khó lắm còn du học sinh thì sao? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn mới về chuyện làm thêm của du học sinh.

Công việc parttime khi đi du học tại sao không

Trước hết các bạn phải xác định việc làm thêm chỉ là dành cho thời gian trống và không làm ảnh hưởng gì đến việc học. Đồng thời nếu công việc ấy phục vụ được cho việc học của bạn thì càng tuyệt vời hơn. Đối với một du học sinh thì bạn chỉ được phép làm việc dưới 20 giờ/tuần khi đi học. Nếu bạn làm quá thời gian này bạn sẽ vi phạm luật quy định ở hầu hết các quốc gia châu Âu và châu Mỹ. Trong các kì nghỉ như nghỉ hè, nghỉ đông thì bạn có thể làm toàn thời gian.

Bạn cũng cần phải có mã số thuế cá nhân, số tiền trừ hàng tháng sẽ được hoàn lại vào cuối năm, và có khi còn được trả lại cao hơn số bạn nộp. Một số nước như Úc việc làm thêm của sinh viên quốc tế bị quản lí khá gắt gao. Yêu cầu bạn phải đăng kí visa làm thêm nếu không khi bị phát hiện bạn rất dễ bị trục xuất về nước.

Công việc bình dân mà du học sinh Việt có thể nhắm tới đó là làm tạp vụ, bưng bê hàng quán, các công việc lao động chân tay khác như cắt cỏ, dọn vệ sinh nhà cửa, giặt là quần áo… Với những công việc này các bạn du học sinh không phải đòi hỏi nhiều kĩ năng, trình độ, mà đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó và biết việc.

Để tìm được những công việc này cũng không quá khó khăn. Bạn có thể dạo một vòng quanh các khu dân cư mà bạn ở, tìm kiếm qua những tờ rơi, những biển hiệu tìm việc. Những khu dân cư người Việt hoặc Châu Á là một mảnh đất khá dồi dào để các bạn du học sinh tìm kiếm nguồn việc làm thêm. Bên cạnh đó, những trang website của người Việt, người châu Á sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Tuy nhiên công việc mà bất cứ du học sinh nào cũng mong muốn đó là làm việc trong khuôn viên nhà trường, khu học xá như trợ giảng, quản lí thư viện, quản lí phòng học… Những công việc này vừa chính thống, đảm bảo và rõ ràng về tiền nong. Đặc biệt là bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều gần gũi với ngành học của bạn.

Mức lương mà các bạn được hưởng từ những công việc này khá hấp dẫn từ 10 USD đến 20 USD/h tùy vào từng công việc cụ thể. Nhưng việc làm này, rất khó kiếm và nên các bạn hãy cố gắng tạo mối quan hệ tốt với nhà trường, thầy cô hoặc khu học xá thì biết đâu may mắn sẽ đến với bạn.

Tuy nhiên để công việc được suôn sẻ các bạn cần phải trang bị cho mình vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vững. Đồng thời bạn phải biết lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình. Đôi khi các bạn sẽ phải chịu đựng những lời mắng mỏ nặng nề của chủ thuê, nên việc kiềm chế bản thân và xử lí tình huống là một kĩ năng rất cần thiết cho bạn khi đi làm thêm.

Làm thêm có thể giúp bạn có thêm thu nhập nhưng hãy nhớ nhiệm vụ và mục đích chính mà bạn đang thực hiện chính là việc học tập thật tốt. Đừng vì tham kiếm tiền mà bỏ bê việc học hành của mình đấy nhé.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-va-cong-viec-lam-them-7343/feed/ 0
Bài học khi xin việc làm thêm https://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291/ https://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291/#respond Fri, 30 Aug 2013 01:31:58 +0000 http://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291 Hầu hết khi đã ổn định cơ bản về việc học tập và nơi ở các du học sinh sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp cho mình. Làm thêm không chỉ giúp bạn kiếm được tiền mà còn mang đến cho bạn rất nhiều bài học. Dưới đây là kinh nghiệm xin việc làm thêm của một du học sinh Úc.

http://yourchoice.vn/image/data/111111.jpg

Một bạn sinh viên năm thứ nhất tại trường UQ, bang Queensland-Australia đã chia sẻ về quãng thời gian xin việc làm thêm của mình. Khoảng thời gian đi xin việc này chắc chắc là một kỷ niệm khó quên trong bạn, nó là một quãng thời gian mang lại rất nhiều kinh nghiệm và kỷ niệm mặc dù cũng không phải là kỷ niệm đẹp. Bạn đi xin việc làm thêm bị chính những người đồng hương của mình chèn ép để giúp các bạn mới sang rút kinh nghiệm.

” Do có sở thích đi du lịch khám phá đó đây nên hè vừa rồi tôi quyết định không về nước mà ở lại đi làm thêm kiếm tiền để thỏa mãn thú vui đi du lịch mà không cần phải xin thêm tiền của Ba Mẹ. Theo hướng dẫn của các anh chị khóa trước, tôi tìm đến khu West End, một khu nổi tiếng có nhiều nhà hàng của người Việt.

Nhà hàng đầu tiên tôi tìm đến sau một hồi trò chuyện, bà chủ quán đồng ý nhận tôi vào làm với một mức lương chỉ bằng một nửa so với mức lương tối thiểu mà bà phải trả cho một bồi bàn (waiter) hoặc một phụ bếp (kitchen hands). Tôi vô cùng thất vọng ra về và cố tình viết sai số điện thoại để bà không gọi tôi đi làm.

Nhà hàng thứ hai tôi tìm đến là quán phở nằm ở khu China town. Tiếp chuyện tôi là cô chủ quán xinh đẹp với cái tên cũng rất đẹp, nói thông thạo tiếng Việt, Trung và Anh.

Cô đồng ý nhận tôi vào làm việc với điều kiện là phải thử việc 3 ngày không lương. Tôi đồng ý vì nghĩ rằng sau 3 ngày còn có cơ hội đi làm ở đây nếu mình chịu khó học hỏi còn hơn vác đơn xin việc đi 3 ngày chưa chắc có người nhận.

Sau 3 ngày chịu khó quan sát học hỏi, tôi đủ tự tin có thể làm việc độc lập và thuần thục những gì mà một người bồi bàn cần phải làm trong một quán phở nhỏ chừng 4x4m2 này.

Tôi hồi hộp chờ đợi cô chủ quán gọi đi làm chính thức, lòng vui mừng khi nghĩ đến đồng lương mà mình kiếm được bằng chính sức lao động của mình.

Tuy nhiên, sang ngày hôm sau, tôi nhận được một tin nhắn viết bằng tiếng Anh (tôi cũng không hiểu vì sao cô chủ quán không viết bằng tiếng Việt), nội dung tin nhắn là cô chủ quán cảm ơn vì tôi đã đến thử việc, do tôi không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của quán nên cô không thể nhận tôi vào làm.

Đọc tin nhắn mà tôi rất giận, tôi nhớ lại là trong 3 ngày thử việc, cô chủ quán luôn tươi cười hài lòng khi nhìn thấy tôi phục vụ khách trong quán. Khoảng một tháng sau, tình cờ tôi gặp một người bạn cũng từng làm trong quán phở đó, người bạn tôi mới tiết lộ rằng do biết đang kỳ nghỉ hè nhiều SV đến xin việc nên các chủ quán, đặc biệt là các chủ quán người Việt ra sức ép giá tiền lương, hoặc lợi dụng yêu cầu thử việc không lương 3 ngày để tranh thủ bóc lột sức lao động sau đó không nhận vào làm việc. Chẳng hạn như quán phở trên một tháng nhận khoảng 10 SV vào thử việc không lương thì chủ quán có thể tiết kiệm được một số tiền nhân công rất lớn.”

Những va vấp đầu đời là không thể tránh khỏi nhất là bạn lại một mình sống ở một đất nước xa lạ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm trong quá trình tìm việc làm thêm cho mình.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bai-hoc-khi-xin-viec-lam-them-7291/feed/ 0
Du học sinh làm thêm ở Mỹ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-lam-them-o-my-7167/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-lam-them-o-my-7167/#respond Tue, 16 Jul 2013 02:26:55 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-lam-them-o-my-7167 Đối với hầu hết du học sinh thì việc tìm kiếm công việc làm thêm không còn là điều gì xa lạ. Nó gần như là một việc không thể thiếu trong cuộc sống của những sinh viên sống xa nhà. Việc làm thêm không chỉ đem lại thu nhập giúp các du học sinh trang trải cuộc sống mà còn là điều kiện để giao tiếp tìm hiểu văn hóa nước bản địa.

Làm part - time của du học sinh Việt Nam tại Mỹ

Ở Mỹ công việc part time cho sinh viên nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng khá phong phú. Những công việc làm thêm nói chung được chia làm 2 dạng: làm trong trường và làm ngoài trường. Làm trong trường (on campus) gồm có làm ở Starbuck coffee, Book Store, Mail Room, Trợ giảng, Trợ lý nghiên cứu, lập kế hoạch…Có điều, công việc trong trường rất ít nên phải thật kiên nhẫn và thêm chút may mắn mới kiếm được. Và, tuỳ vào vị trí mà lương khác nhau. Nhưng tất cả đều phải đóng thuế (nhưng cuối năm khoản thuế này sẽ được hoàn lại, thậm chí còn được trả nhiều hơn). 20 giờ/week là thời gian tối đa sinh viên được làm trong trường. Làm trong trường có hai kiểu để trả lương. Đối với vị trí trợ giảng, trợ lý nghiên cứu thì lương theo hợp đồng, nhận lương đầu tháng 1 lần. Còn các vị trí khác thì trả lương theo giờ. Mỗi giờ tầm $8,75. Dưới đây là những chia sẻ của những du học sinh Việt tại các nước:

Đinh Hồng Kiên , cựu sinh viên chương trình hợp tác giữa ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH La Trobe, Úc hiện đang theo học khóa Master Computer Science ở Texas A&M University chia sẻ kinh nghiệm đi làm thêm: “Em làm trợ giảng cho một giáo sư trong trường, công việc chính là giảng bài, chấm bài, làm nghiên cứu. Đây là công việc part time mơ ước của nhiều sinh viên vì nó “hợp pháp” và có nhiều lợi thế: đầu tiên là em có một Social security number (mã số cá nhân), hơn nữa còn được ghi trong resume và có quan hệ tốt với các thầy. Nhưng cái được lớn nhất có lẽ là mình học được cách làm việc với người bản xứ, nâng cao vốn tiếng Anh, mở mang thêm được nhiều điều mới mẻ về cách học, cách chơi của sinh viên Mỹ”.

Nguyễn Minh Tùng – sinh viên chuyển tiếp của ĐH Bách Khoa Hà Nội sang ĐH Troy, Mỹ may mắn được làm quản lý ở phòng lab của khoa Toán và trợ giúp các bạn sinh viên khác về lập trình máy tính. Tùng tâm sự: “Công việc của em tương đối nhàn, nếu không có bạn nào cần trợ giúp thì em ngồi học bài, nghiên cứu tài liệu. Lương em được trả là 7$/giờ. Vì là sinh viên quốc tế nên số lượng giờ làm cũng bị giới hạn xuống tối đa là 20 tiếng/tuần. Em làm 1 tuần khoảng 16 tiếng. Thời gian còn lại em dành cho việc học tiếng Anh và tham gia các hoạt động khác của trường”.

Những du học sinh Việt Nam thích “mạo hiểm”, “tự do” và kém may mắn hơn một chút thì tìm những công việc làm thêm ngoài trường, như: làm nhà hàng (chạy bàn cho các quán người Việt, đặc biệt là quán phở), đi cắt cỏ, làm vệ sinh nhà bếp, rao báo, làm bánh mì, trông cửa hàng băng đĩa, làm nail… Những công việc này đòi hỏi sinh viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai, khéo léo”.

Đỗ Thu Hằng , sinh viên chuyển tiếp chương trình hợp tác giữa ĐH Bách Khoa Hà Nội với ĐH Troy, Mỹ tại bang Alabama cho biết, ngoài việc học, em làm thêm cho một tiệm nail, công việc chính là vẽ móng cho khách Việt và khách Tây. Tiền lương khoảng 7$/giờ, cộng thêm tiền “bo” của khách cũng giúp em đủ trang trải chi phí sinh hoạt tại Mỹ. “Công việc này tuy không hỗ trợ mình nhiều trong quá trình học, nhưng dù sao cũng giúp mình về mặt tài chính, tích lũy thêm được một chút kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử với người Mỹ và một chút tiếng Anh”.

Nguyễn Thu Anh , sinh viên chuyển tiếp chương trình Troy tại New York, Mỹ thì may mắn hơn khi được làm trong một môi trường không độc hại mà lại có điều kiện nâng cao vốn tiếng Anh một cách triệt để, đó là bán hàng tại một tiệm video. “Đối tượng khách hàng có nhiều loại, nên mình phải “phát huy” hết vốn ngoại ngữ. Còn những lúc vắng khách, mình tranh thủ nghe nhạc, xem phim, đọc thêm sách, báo, bằng tiếng Anh. Việc học ngoại ngữ trở nên thú vị và tự giác chứ không gượng ép, tiếp xúc đều đặn như thế khiến mình cải thiện kỹ năng nghe nói, giao tiếp hàng ngày”.

Khi được hỏi việc làm thêm có ảnh hưởng gì đến việc học trên lớp hay không, hầu hết du học sinh đều có một câu trả lời: Có, nhưng là những ảnh hưởng tích cực. “ Làm thêm không những giúp sinh viên có thêm thu nhập. Cái được lớn hơn đó là có những trải nghiệm thú vị, những cơ hội để được thử thách và hoàn thiện bản thân.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-lam-them-o-my-7167/feed/ 0
Cách tiết kiệm chi phí khi du học https://atlantic.edu.vn/tiet-kiem-chi-phi-khi-du-hoc-6914/ https://atlantic.edu.vn/tiet-kiem-chi-phi-khi-du-hoc-6914/#respond Fri, 03 May 2013 01:24:33 +0000 http://atlantic.edu.vn/cach-tiet-kiem-tien-khi-du-hoc-2-6914 Nếu du học theo học bổng bạn sẽ không phải lo nhiều tới chi phí học, ăn ở. Nhưng nếu du học tự túc, con số chi phí này quả là không nhỏ khi bạn phải giải quyết cùng lúc cho các chi phí về học tập, chỗ ở, ăn uống, quần áo, giải trí, điện thoại, di chuyển… thậm chí là cả chi phí du lịch. Vậy cách nào là cách tốt nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí khi du học?

Nhóm 20 du học sinh Việt Nam tại Hiroshima, Nhật Bản nấu ăn cùng nhau để tiết kiệm chi phí

Tận dụng mọi cơ hội tiết kiệm

  • Ở gần trường: Nếu được xếp ở ký túc xá thì bạn sẽ nhẹ gánh hơn, còn nếu phải ở ngoài (homestay) thì bạn nên chọn nơi ở gần trường nhất hoặc dễ di chuyển nhất. Một khi đã chọn nơi ở, bạn cần tận dụng đồ đạc của các du học sinh khóa trước để lại như nồi cơm điện, bàn tủ, thậm chí sách vở. Đây là cách giúp bạn không phải mang vác đồ đạc lỉnh kỉnh từ nhà sang hoặc bỏ tiền mua sắm mới.
  • Nấu ăn chung: Bạn tuyệt đối tranh thủ tự nấu ăn thay vì mua đồ ăn sẵn. Và ngay cả khi đã tự nấu ăn, bạn cũng nên rủ thêm càng đông du học sinh khác cùng hùn tiền nấu ăn chung. Nguyễn Thúy Vi – du học sinh ĐH INSEEC Bordeaux, Pháp, chia sẻ trải nghiệm: “Tôi rủ thêm ba bạn sinh viên người Việt cùng nhà đi chợ Việt và nấu ăn. Tính ra mỗi tuần chúng tôi tiết kiệm được ít nhất 100 euro so với mỗi người tự nấu ăn một mình”.
  • Lùng hàng giảm giá: Hãy chịu khó lùng sục ở khu vực bán đồ giảm giá trong các chợ hay siêu thị. Chẳng hạn, ở các siêu thị lớn tại Anh thường có những chương trình khuyến mãi cho những sản phẩm gần hết hạn sử dụng. Ban đầu họ sẽ giảm từ 10% đến 20% nhưng sau đó những sản phẩm còn tồn sẽ được giảm đến tận 70%-80%. Hay các chợ “dọn kho” bán đồ cũ ở Pháp chỉ với mức giá tượng trưng 1 euro cho mỗi món hàng.
  • Kết thân với máy bay giá rẻ: Một nhu cầu khác phát sinh sau khi các du học sinh đã yên ổn cuộc sống mới nơi xứ người, đó là khao khát được thăm thú khắp đất nước bản xứ và cả các nước trong khu vực. Cũng chẳng phải là mong muốn xa xỉ, nếu bạn biết cách săn vé máy bay giá rẻ. Ví dụ, ở Anh có rất nhiều hãng máy bay giá rẻ, trong đó phổ biến nhất là Ryanair, với nhiều chuyến bay đến hầu hết các thành phố lớn ở châu Âu. Trần Quốc Kiệt – du học sinh Trường ĐH Chester phấn chấn kể: “Có lần đặt vé sớm, tôi ẵm được cái vé bay từ Manchester đến London chỉ tốn có… 4 bảng Anh”.
  • Nhanh tay rinh học bổng: Nhiều du học sinh dồn sức làm một công đôi việc: Chăm chỉ học để vừa có thể hoàn thành mục đích chính khi quyết định du học, vừa có thể kiếm được món tiền từ nguồn học bổng. Nhật là một nước nổi tiếng với các loại học bổng vô cùng đa dạng. Ngoài chế độ cấp học bổng cho du học sinh của chính phủ Nhật Bản, còn có các loại học bổng do Quỹ trợ giúp học sinh Nhật Bản hay các chính quyền địa phương, các quỹ giao lưu quốc tế, các quỹ học bổng tư do các tập đoàn, công ty lớn cấp… “Nhờ có học bổng của chính quyền địa phương tỉnh Aichi mà mỗi tháng tôi nhận được khoảng 40.000 yen” – Nguyễn Văn Thắng, du học sinh tại tỉnh Aichi, Nhật Bản, cho biết.

Tích cực làm thêm

Ngoài việc kiếm được một khoản thù lao “ấm túi”, rất nhiều du học sinh đi làm thêm bởi nhiều lợi ích khác như để cải thiện khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, để nhanh chóng hòa nhập vào nước sở tại. Đa số những công việc mà các du học sinh chọn thường không đòi hỏi tay nghề quá cao như: thu ngân, làm cho các nhà hàng của người Việt, chạy bàn, phụ bếp và cả rửa chén.

Một số đông khác lại chọn cho mình công việc gia sư tiếng Việt cho người nước ngoài hoặc là con cái của các gia đình người Việt đã định cư lâu năm ở nước ngoài. Hoặc làm cho các nhà hàng, các tiệm ăn của người Việt. Tuy nhiên, trong năm học các bạn cần chú ý đi làm không được vượt quá số giờ quy định và phải đảm bảo tính trung thực, nghiêm túc. Thường thì sinh viên không được làm thêm quá 28 giờ trong một tuần.

]]>
https://atlantic.edu.vn/tiet-kiem-chi-phi-khi-du-hoc-6914/feed/ 0
Làm thêm khi du học không đơn giản https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-khong-don-gian-6867/ https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-khong-don-gian-6867/#respond Wed, 10 Apr 2013 02:17:15 +0000 http://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-khong-don-gian-6867 Có nhiều lý do để các bạn muốn đi làm thêm như để cải thiện khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, để nhanh chóng hòa nhập vào nước sở tại và để có thể kiếm thêm tiền thù lao. Nhưng để kiếm được một công việc làm thêm lại không hề đơn giản một chút nào.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nhiều bạn đi du học tự túc, có suy nghĩ từ khi còn ở Việt Nam là khi đến nơi sẽ làm thêm ngay lập tức, vừa có tiền để chi tiêu, vừa giúp đỡ gia đình khi không phải gửi tiền sang. Tuy nhiên, khi mới sang thì có rất nhiều việc phải lo, có nhiều thủ tục, giấy tờ phải hoàn tất và khi chưa ổn định, chưa quen “đường đi, nước bước” thì thật khó để có công việc làm dù chỉ là làm cuối tuần.

Bên cạnh đó, mỗi nước đều có những quy định rất rõ ràng về việc làm thêm của các sinh viên nước ngoài. Họ quản lý rất chặt chẽ và những công việc làm của du học sinh nếu không có hợp đồng, hoặc trái với quy định hiện hành đều là vi phạm và bị phạt rất nặng cả người chủ lẫn người làm thuê.

Một số cửa hàng, tiệm ăn do người Việt làm chủ có thể tạo điều kiện cho các bạn du học sinh nhưng cũng rất ít người “can đảm” giúp đỡ khi mà họ thừa biết nếu không rõ ràng thì chính là đang vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, hiện nay nhiều cửa hàng tại Đức chẳng hạn, phải đóng cửa, phải buôn bán, hoạt động cầm chừng thì họ cũng không có nhu cầu thuê thêm nhân viên. Tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới hiện nay đã làm cho nhiều người thất nghiệp, nhiều thanh niên ở các nước ngoài như Nga , Ukraine hay Cộng hòa Séc đổ xô sang Đức tìm việc. Họ có thể làm cả ngày, làm với thù lao thấp hơn một chút và như vậy có thể “ăn đứt” so với các bạn sinh viên khi chỉ có thể làm một vài buổi trong tuần.

Khi mà rất nhiều thông tin đăng trên “tường” Facebook của các Hội du học sinh về tìm việc làm đã nhận được rất ít sự tư vấn, giới thiệu hay giúp đỡ gì của các thành viên khác. Khả năng “điền vào chỗ trống” cho một công việc nào đó là hoàn toàn khó. Những việc làm thêm ở trường như trợ giúp các giáo sư, làm ở phòng thí nghiệm, cùng với Hội sinh viên thực hiện 1 dự án nào đó luôn là mong muốn của rất nhiều sinh viên và khả năng để “trúng cử” các vị trí này là không dễ.

Ảnh hưởng đến việc học

Khi du học sinh làm thêm những công việc như bồi bàn, phụ quán ăn, trông trẻ thì ít nhiều đều có ảnh hưởng nhất định đến việc học. Cho dù qua đó, du học sinh cũng có thêm trải nghiệm, có thêm ít nhiều thông tin nhưng vẫn là không bằng công sức mà mình đã bỏ ra.

Làm việc mệt mỏi, thời tiết thất thường đã làm cho nhiều du học sinh chỉ có thể “nằm dài” sau mỗi buổi làm về mà quên hết bài vở dù đã có những quyết tâm rất cao.

Một ảnh hưởng nữa đối với du học sinh trong quá trình làm thêm là vì có thêm tiền nên đôi khi chấp nhận “hy sinh” vài buổi học để đi làm khi người chủ cần.

Dần dần, nó thành thói quen và muốn đi làm nhiều hơn đi học, cộng với bài vở không theo kịp đã làm cho nhiều du học sinh ngày một rời xa giảng đường, thư viện. Ảnh hưởng ấy là những môn phải thi lại, học lại, những kiến thức “thiếu trước, hụt sau” và thời gian không dừng lại để ai đó có thể làm lại từ đầu.

Cá nhân người viết bài này không cho rằng đi làm thêm là xấu, là chỉ có “hậu quả” mà không có kết quả. Tuy nhiên, mỗi bạn khi có những mong muốn đi du học thì cần xác định việc học phải là quan trọng nhất. Việc làm thêm hoàn toàn không đơn giản như nhiều bạn nghĩ và cũng hoàn toàn không thể làm ngay khi mới “chân ướt, chân ráo” đến một đất nước xa lạ.

]]>
https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-khong-don-gian-6867/feed/ 0
Làm thêm khi du học Nhật https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834/ https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834/#respond Thu, 04 Apr 2013 02:53:27 +0000 http://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834 Từ nhiều nguồn thông tin, những học sinh chuẩn bị đi du học Nhật Bản cảm thấy rất yên tâm vì những công việc làm thêm ở đây. Những việc làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy…

http://santuyensinh.vn/Administration/Images/du-hoc-nhat-ban-kn.jpg

Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của Nguyễn Hoàng Tuấn Anh cựu du học sinh Nhật Bản, từng học tại trường ĐH Kinh tế thông tin quốc tế ở Matoba, Kawagoe-shi, Saitama, đã về Việt Nam được gần 4 tháng.

Nhiều bạn học sinh đang nhầm tưởng rằng con đường du học đối với họ là trải đầy màu hồng. Sang Nhật Bản họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống sung sướng, an nhàn, thu nhập cao (30 – 40 triệu /tháng). Tôi xin lưu ý với các bạn đang có nhu cầu đi du học như sau: Trước khi các bạn đưa ra quyết định của mình thì nên tìm hiểu mọi thông tin liên quan, nhìn nhận và đánh giá thông tin đa chiều để có được phân tích, đánh giá tốt nhất, chính xác nhất.

Một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng là từ những người đã từng đi du học Nhật Bản (những người đã thành công và cả những người đã thất bại). Các bạn sẽ có một cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về thực tế du học Nhật Bản như thế nào, khó khăn thuận lợi ra sao.

Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao.

Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật).

Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.

Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn. Một khi các bạn chưa chuẩn bị được những hành trang như vậy thì mình khuyên các bạn đừng nên mơ tưởng đến việc học tại Nhật chứ đừng nói đến việc kiếm tiền tại Nhật.

Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đi học về, không đi làm thêm, nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Nhớ lại khi ấy tôi thấy thật xấu hổ.

Tôi sang Nhật nhưng vốn tiếng của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Công ty giới thiệu việc làm cho tôi, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém.

Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Họ khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện rằng sang bên này sẽ khác, làm gì đến nỗi như họ nói, tiếng thì sang Nhật học cũng được lo gì. Giờ tôi chỉ khuyên các bạn một câu đơn giản thôi “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”

Theo những thống kê tôi được biết thì sau trận sóng thần lịch sử, Nhật Bản đang tăng tốc triển khai khôi phục xây dựng lại những gì đã bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đó.

Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.

Hiện tại tôi biết có không ít những bạn đã và đang chuẩn bị theo học các lớp tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản theo chương trình du học vừa học vừa làm. Tôi khuyên các bạn trước hết cần cố gắng học tốt tiếng Nhật lúc còn ở Việt Nam. Đừng vì những thông tin không rõ ràng mà làm ảnh hưởng đến lập trường cũng như tương lai của mình.

Con đường mình đã chọn thì mình phải tập trung cho nó. Có rất nhiều người đã thành công thì tại sao mình lại không thành công? Họ đã bỏ ra những gì? Bạn là người hậu thế, bạn có lợi là học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần xây dựng, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho mình.

Chúc các bạn có được một hành trang thật tốt, thật vững vàng trên con đường học Nhật Bản.

]]>
https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-nhat-6834/feed/ 0
Làm thêm khi du học Anh https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792/ https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792/#respond Fri, 29 Mar 2013 01:40:46 +0000 http://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792 Ở nước ngoài khi các du học sinh muốn làm thêm ngoài giờ học, du học sinh đó cần phải đáp ứng một số điều kiện tùy theo từng nước. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin về việc làm thêm ở Anh.

Ảnh minh họa

Để được cấp giấy phép nhập cảnh vào Anh, bạn cần phải chứng tỏ rằng bạn đủ khả năng tài chính mà không cần phải làm thêm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đi làm thêm ngoài giờ học. Hiện nay, sinh viên quốc tế du học tại Vương quốc Anh được phép làm việc tối đa 20 giờ một tuần trong học kỳ và làm việc trọn ngày trong các kỳ nghỉ.

Hiện nay những việc chủ yếu mà du học sinh Việt lựa chọn là phục vụ trong các quán ăn, cửa hàng McDonald, gia sư… Nếu khả năng tiếng Anh của bạn tốt thì có thể xin làm phiên dịch, phỏng vấn… cho các tổ chức xã hội hay làm gia sư.

Mức lương làm theo giờ thường dao động từ 4 bảng Anh đến 8 bảng Anh một giờ. Nếu bạn làm việc trong quán rượu hoặc quán ăn thì lương của bạn có thể thấp hơn nhưng bù lại, bạn được tiền “boa” từ khách. Nếu làm trợ lý thư viện hoặc giúp việc trong của hàng, lương cơ bản có thể cao hơn chút ít nhưng lại không có tiền “boa”.

Mức lương làm theo giờ là khác nhau, tuỳ theo bạn làm công việc gì và bạn ở vùng nào trên đất Anh. Nên nhớ bạn sẽ được trả lương cao hơn ở London nhưng chi phí sinh hoạt và học tập của bạn cũng sẽ cao hơn.

Có nhiều nơi để tìm việc bán thời gian, thậm chí ngay trong trường của bạn. Bạn có thể xem các bảng thông báo quanh trường mình, tìm trong các báo địa phương, ở trung tâm việc làm và tại văn phòng tư vấn nghề nghiệp của trường. Hiện nay nhiều trường đã có “quầy việc làm” của riêng trường để dán thông báo về những công việc bán thời gian hoặc làm việc trong kỳ nghỉ và đôi khi các “quầy” này còn cho ra bản tin giới thiệu việc làm.

Văn phòng dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cũng có thể đưa ra nhiều thông tin và lời khuyên về việc làm, đào tạo và học nâng cao (gồm cả những cơ hội sau khi tốt nghiệp, giấy phép làm việc và những cơ hội để lấy kinh nghiệm làm việc). Dịch vụ này cũng giúp bạn một cách thiết thực để tìm việc và xin việc.

Tuy nhiên, bạn lưu ý là không được phép làm việc quá 20 giờ/một tuần trong kỳ học chính khoá, trừ trường hợp công việc đó là một chỗ làm thực tập đã được thoả thuận trước hoặc là chương trình thực tập bắt buộc của khoá học do nhà trường thu xếp. Bên cạnh đó, một lời khuyên nữa là bạn vẫn cần phải tập trung vào việc học tại trường vì những khoản thu nhập thêm này chỉ đóng góp một phần vào sinh hoạt phí hàng tháng của bạn.

]]>
https://atlantic.edu.vn/lam-them-khi-du-hoc-anh-6792/feed/ 0