Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Lời khuyên cho du học sinh https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.32 Cuộc sống du học sinh tại Nhật – đây chính là điều giúp tôi cân bằng https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-sinh-tai-nhat-day-chinh-la-dieu-giup-toi-can-bang-2-10139/ https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-sinh-tai-nhat-day-chinh-la-dieu-giup-toi-can-bang-2-10139/#respond Mon, 20 Feb 2017 03:34:28 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=10139 “Nhiều bạn mong muốn du học Nhật nhưng lại không xác định được ngành nghề yêu thích. Nhiều bạn cũng như tôi ban đầu lao vào nộp hồ sơ học bổng ở nhiều trường Nhật và nuốt nước mắt khi các trường từ chối do chưa đạt N2 hoặc học lực không đáp ứng. Sau nhiều cân nhắc, vừa muốn có một môi trường học tập thực sự, vừa muốn dễ dàng di chuyển đến các đô thị lớn và cân bằng được mục tiêu học tập và duy trì cuộc sống và tìm hiểu tốt nhất ngành nghề mình sẽ đi, tôi đã đạt được điều đó”.

Dưới đây là video chia sẻ về cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản, các bạn cùng theo dõi nhé:

]]>
https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-sinh-tai-nhat-day-chinh-la-dieu-giup-toi-can-bang-2-10139/feed/ 0
5 BÍ QUYẾT SĂN HỌC BỔNG MỸ https://atlantic.edu.vn/5-bi-quyet-san-hoc-bong-my-9245/ https://atlantic.edu.vn/5-bi-quyet-san-hoc-bong-my-9245/#respond Tue, 26 Apr 2016 01:52:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=9245 Với hàng ngàn học bổng hàng năm, Mỹ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bất kỳ học sinh, sinh viên nào có mong muốn chinh phục con đường học vấn và thử thách khả năng của bản thân mình. Mặc dù vậy, làm thế nào để đạt được một học bổng có giá trị vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ với nhiều bạn học sinh. Hãy cùng Atlantic điểm lại một số “Tips” để đạt được kết quả cao hơn nhé!

Tìm kiếm học bổng càng sớm càng tốt

“Thời gian là vàng là bạc”

Vậy nên đừng ngần ngại hay chờ đợi cho đến khi thời hạn nộp hồ sơ chuẩn bị kết thúc mới bắt đầu đi tìm kiếm học bổng, bạn sẽ trễ mất thời hạn nộp đơn. Thông thường, thời gian để xin học bổng thường bắt đầu và kết thúc trước hạn nộp đơn vào trường. Vì vậy, việc chú ý đến học bổng hay hạn nộp hồ sơ sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội một cách nhanh chóng mà không có sự xuất hiện của những rủi ro ngoài ý muốn

8

Lên kế hoạch

Lên kế hoạch luôn là công việc vô cùng quan trọng đối với đời sống công việc cũng như sinh hoạt của mỗi người. Việc có một kế hoạch tỉ mỉ, kĩ lưỡng để đạt được những yêu cầu mà học bổng của từng trường đưa ra sẽ giúp bạn có một hành trang vững chắc để hoàn thiện con đường “săn” học bổng của mình đó!

9

Hiểu về trường và học bổng

Một trong những điểm yếu của khá nhiều bạn học sinh khi đi phỏng vấn đó là không có sự chuẩn bị về trường và học bổng. Cần lưu ý rằng, trường chọn người phù hợp nhất chứ không chọn người giỏi nhất. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ về trường để tránh việc hiểu sai những điểm cơ bản và đồng thời tìm kiếm các thông tin ấn tượng về trường để thể hiện sự quan tâm.

Khoe điểm mạnh và khắc phục điểm yếu

Mặc dù đây là một câu hỏi khá cơ bản, học sinh Việt Nam thường gặp rất nhiều trở ngại khi nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về điểm mạnh nhưng nên nhớ, tất cả các điểm mạnh cần phải trung thực và phù hợp với yêu cầu của trường. Với điểm yếu, cần suy nghĩ thêm về cách khắc phục thay vì tập trung nói khuyết điểm của bản thân.

10

Tăng cường ngoại ngữ, luyện tập phỏng vấn

Để đạt được kết quả cao trong hành trình thi học bổng, ngôn ngữ là một trong những yếu tố “sống còn” và quyết định. Hãy dành thời gian và tập trung cao độ để luyện tập trả lời phỏng vấn từ phong thái, cách trả lời, cho đến cách sử dụng từ ngữ. Ngoài ra, bạn nên chịu khó tham gia những buổi chia sẻ hoặc chủ động tìm kiếm trên mạng những tis trả lời phỏng vấn hay để tham khảo nhằm tránh mắc phải những lỗi cơ bản và phát huy được điểm mạnh của bản thân.

11

Để biết thêm thông tin chi tiết về học bổng Mỹ, các bạn hãy liên hệ tới đường dây nóng của Atlantic:

]]>
https://atlantic.edu.vn/5-bi-quyet-san-hoc-bong-my-9245/feed/ 0
Sẵn sàng cho hành trình du học Mỹ https://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767/ https://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767/#respond Mon, 28 Apr 2014 00:42:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767 Mỹ – đất nước cách Việt Nam đến nửa vòng trái đất. Văn hóa Mỹ và văn hóa Việt cũng khác nhau tới 180 độ. Bài viết dưới đây là những trải nghiệm, kinh nghiệm của một du học sinh Việt tại Mỹ hy vọng đây là một hành trang giúp các bạn sớm thích nghi được với cuộc sống ở nơi đây.

Nét văn hóa

Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Người Mỹ luôn đề cao sự thẳng thắn, nếu không đồng tình với ý kiến của đối phương thì họ sẵn sàng đưa ra nhận xét có tính chất xây dựng. Đây là điểm yếu của sinh viên Việt Nam , thường rụt rè, ngại ngần không dám đưa ra ý kiến. Điều này sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu bài giảng, đặc biệt là khi làm việc nhóm.

Học tập và nghiên cứu

Khi học một lớp mới nên ngồi kết thân với một sinh viên Mỹ, thường thì người lớn tuổi dễ gần hơn và cũng học nghiêm túc hơn. Tiếp xúc với họ bạn sẽ có cơ hội nâng cao vốn tiếng Anh của mình, đặc biệt nếu giáo viên giảng nhanh quá bạn không ghi kịp thì có thể hỏi người bên cạnh. Sinh viên Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc nghe giảng trên lớp, vì bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều từ chuyên ngành, cộng thêm việc giáo viên có thể đến từ nhiều nước khác nhau nên kiểu cách nói (hay gọi là “accent”) cũng rất khác nhau.

Vì thế trước khi lên lớp nên đọc trước các tài liệu để nắm được ý chính của bài giảng cũng như hiểu các từ mới. Nếu có khó khăn, bạn có thể hỏi giáo viên (có thể hẹn gặp trực tiếp hoặc viết email). Họ luôn sẵn sàng giúp bạn, nhưng nên chú ý là phải hỏi cụ thể, không nên hỏi lan man hoặc những câu đã có sẵn đáp án trong sách. Lưu ý là chỉ nên hỏi khi bạn thực sự cần giúp đỡ. Trước kì thi nên luyện các đề có từ năm trước để nắm được dạng bài, luyện tập cách suy luận cũng như giúp kiểm tra tồng thể mình nắm chắc phần nào và phần nào cần xem lại. Khi đã làm quen và nhuần nhuyễn với các bài test thì tốc độ phân tích của bạn cũng tăng và có thể giúp bạn làm bài thi tốt hơn.

Chuyến dã ngoại đầu tiên với bạn mới

Chuyến dã ngoại đầu tiên với bạn mới

Chỗ ở

Du học sinh có ba dạng ở: sống cùng với người Mỹ địa phương (homestay), ở ký túc xá của trường (sống chung với sinh viên quốc tế khác) và chung nhà/căn hộ ngoài . Ở homestay không phải sắm đồ đạc vì đã có sẵn, được ăn 2 bữa/ngày, tiếng Anh cũng được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, hình thức này khá đắt và phần nào mất đi sự tự do vì sống ở nhà người ta nên mình cũng cần tuân theo một số quy định. Ở ký túc xá của trường chung với các sinh viên quốc tế là môi trường rất tốt giúp sinh viên Việt Nam nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, cải thiện khả năng tiếng Anh. Ký túc xá còn lo luôn chuyện nấu ăn nếu bạn muốn, tuy giá khá đắt.

Ở chung với sinh viên nước ngoài có thể sẽ gặp một số chuyện không vừa ý như bát đũa ăn xong không rửa, phòng khách bếp không dọn dẹp, hay tổ chức party thâu đêm có thể ảnh hưởng đến việc học của bạn. Cách phổ biến nhất là tìm người cùng thuê chung nhà riêng hoặc căn hộ. Hình thức này vừa chủ động hơn trong việc tìm người phù hợp ở chung và giá lại có thể rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên ở ngoài thì bạn sẽ phải tự nấu ăn, dọn dẹp. Khi thuê nhà bên ngoài, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về luật, đọc thật cẩn thận hợp đồng thuê nhà, nếu chưa thông thạo đọc hợp đồng tiếng Anh nên nhờ hỏi người có kinh nghiệm.

Ở gần trường nên mình thường đi bộ tới trường hàng ngày

Ở gần trường nên mình thường đi bộ tới trường hàng ngày

Hành lý

Những giấy tờ trong hành lý xách tay: Hộ chiếu, vé máy bay Thư mời học, các thông tin về trường, nơi ở bên Mỹ và các giấy tờ liên quan

Hành lý mang theo: bạn nên mang theo những đồ cần thiết như: Vật dụng cá nhân (bàn chải, dầu gội, sữa tắm) để dùng cho tháng đầu tiên, sau đó bạn có thể mua ở siêu thị. Đối với trang phục: bạn nên mang theo quần jean áo phông vì đây là trang phục ở đa số các trường Đại học và cao đẳng Mỹ, tuy nhiên, bạn không nên mang quá nhiều vì đến mùa giảm giá bạn có thể mua được rất nhiều đồ hiệu với giá rất hợp lý. Tất cả các hành lý mang theo đều phải đưa cho nhân viên kiểm soát của sân bay kiểm tra để đảm bảo an ninh, vì thế nên dùng loại khóa TSA (khóa mã) để tránh bị phá khóa khi nhân viên an ninh muốn mở hành lý để kiểm tra.

Phương tiện đi lại

Ở Mỹ, có nhiều cách để lựa chọn cho việc đi lại. Điều đó dựa vào nơi bạn ở. Nếu ở trong trường, bạn chỉ cần đi bộ. Khi phải ra ngoài, bạn có thể sử dụng một trong các phương tiện sau: xe đạp, xe buýt, tàu lửa và xe điện ngầm, taxi, xe riêng,…

Danh sách một số trang web hữu ích

Vé máy bay về Việt Nam : (Nếu về nghỉ hè nên mua vé từ tháng 1 – 2 để có giá vẻ rẻ)

Thông tin xếp hạng các trường tại Mỹ

Tìm nhà thuê

]]>
https://atlantic.edu.vn/san-sang-cho-hanh-trinh-du-hoc-my-7767/feed/ 0
Thông tin cần chú ý khi viết Resume https://atlantic.edu.vn/thong-tin-can-chu-y-khi-viet-resume-7739/ https://atlantic.edu.vn/thong-tin-can-chu-y-khi-viet-resume-7739/#respond Mon, 14 Apr 2014 03:22:25 +0000 http://atlantic.edu.vn/thong-tin-can-chu-y-khi-viet-resume-7739 Resume là nơi bạn giới thiệu những kỹ năng kinh nghiệm của mình thật chi tiết để tạo sự chú ý. Do vậy để resume đủ sức thuyết phục thì việc lựa chọn những thông tin nào trong đó cũng kết sức quan trọng. Những gạch đầu hàng sau đây, có lẽ là những điều mà một Resume mạnh thường có, trên cơ sở tham khảo ý kiến của khá nhiều bạn đã du học thành công. Một số thông tin bạn nhất định nên liệt kê, một số khác tuỳ theo vốn kinh nghiệm và hoạt động của bạn.

DHS Việt sẻ chia bí kíp viết Résumé
  • Thông tin cá nhân: bao gồm địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử, và link dẫn đến tài khoản LinkedIn.
  • Nền tảng giáo dục: liệt kê các trường mà bạn đã theo học, ngành học mà các bạn theo đuổi, và điểm số trung bình. Nếu bạn vẫn đang theo học ở trường nào đó thì bạn nên ghi kèm thêm thông tin về ngày mà bạn dự định sẽ ra trường. Nếu bạn đã tốt nghiệp thì ghi thông tin về thời điểm bạn tốt nghiệp.
  • Kinh nghiệm làm việc: liệt kê những nơi mà bạn đã tham gia thực tập, hoặc làm việc bán hoặc toàn thời gian theo thứ tự gần nhất trước, xa nhất sau. Cho mỗi công việc bạn từng tham gia, bạn nên liệt kê cụ thể mình làm việc ở mảng nào, bạn làm việc cùng với nhóm bao nhiêu người, trách nhiệm trực tiếp của bạn trong nhóm là gì, và điều quan trọng nhất là bạn và nhóm của mình đã mang lại lợi ích gì cho công ty đó. Tất cả các thông tin này nên được trình bày theo gạch đầu hàng.
  • Giải thưởng và các chứng chỉ: liệt kê những học bổng, giải thưởng mà bạn đã được nhận. Cho mỗi giải thưởng, bạn có thể thêm vào một dòng giải thích ngắn gọn về giải thưởng đó. Vì nếu bạn chỉ ghi tên của giải thưởng, khả năng nhà tuyển dụng chưa từng nghe qua về giải thưởng này là khá cao. Vì vậy bạn nên giải thích ngắn gọn đây là giải thưởng gì, một năm bao nhiêu người được nhận, ở cấp độ nào. Nhưng ngắn gọn thôi nhé!
  • Khả năng lãnh đạo: Đây là phẩm chất mà tất cả các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở bạn. Bạn từng thành lập, phát triển, hay lãnh đạo một tổ chức, câu lạc bộ, sự kiện gì nổi bật; tất cả nói lên khả năng lãnh đạo và làm việc độc lập dưới áp lực cao.
  • Các kỹ năng mà bạn có: liệt kê những phần mềm bạn có thể sử dụng thành thạo, những ngôn ngữ bạn có thể giao tiếp, hoặc bất cứ kỹ năng gì bạn cảm thấy cần cho công việc bạn đang nhắm tới mà bạn có thể làm tốt. Lưu ý, bạn không nên liệt kê các sở thích cá nhân của mình ở đây! Không nên! Không bao giờ nên!

Một lưu ý rất quan trọng khi bạn viết Resume bằng tiếng Anh là bạn cần phải đảm bảo Resume của mình được viết bằng tiếng Anh chuẩn nhất có thể. Liên hệ bạn bè, những người học tốt ngoại ngữ này, để nhờ họ sửa lỗi từ vựng và ngữ pháp cho bạn. Đây là những thứ rất nhỏ, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm thất vọng những người xét duyệt hồ sơ của bạn với các lỗi tiếng Anh cơ bản trong Resume.

]]>
https://atlantic.edu.vn/thong-tin-can-chu-y-khi-viet-resume-7739/feed/ 0
Những lý do làm du học trở nên thú vị https://atlantic.edu.vn/nhung-ly-do-lam-du-hoc-tro-nen-thu-vi-7732/ https://atlantic.edu.vn/nhung-ly-do-lam-du-hoc-tro-nen-thu-vi-7732/#respond Mon, 07 Apr 2014 08:25:08 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-ly-do-lam-du-hoc-tro-nen-thu-vi-7732 Du học là một cơ hội tốt để thay đổi cuộc đời bạn. Nếu bạn học tập nghiên cứu nghiêm túc vì những lợi ích mà du học đem lại cho bạn là vô cùng to lớn. Hãy cùng điểm qua những lợi ích đó trong bài viết dưới đây nhé.

Tiếp cận với một nền văn hóa mới

Được tìm hiểu và tận mắt trải nghiệm một nền văn hóa mới là một trong số những lý do tuyệt vời để học tập ở nước ngoài. Có quá nhiều thứ để học tập và nghiên cứu ở một nền văn hóa mới như âm nhạc, nghệ thuật, ngôn ngữ hay ẩm thực.

Thành thạo một ngôn ngữ mới

Biết và thành thạo một ngoại ngữ nữa là một lợi ích khi bạn tham gia học tập ở nước ngoài. Không những thế, khi đi du học, bạn sẽ bắt kịp với cách phát âm, tư duy ngôn ngữ nhanh hơn vì bạn thường xuyên phải tiếp xúc với người bản địa.

Làm quen được với bạn bè nhiều quốc gia

Du học sẽ trao cho bạn cơ hội được ra nước ngoài, gặp gỡ những người bạn mới. Trải qua thời gian, bạn sẽ gặp được một số người bạn thật tuyệt vời và có những tình bạn đẹp. Những người bạn đó sẽ giúp bạn bớt cô đơn và vui hơn ở một nơi mà tất cả đều xa lạ.

Phát triển kỹ năng sống

Bạn không bao giờ học được cách tương tác đối với những người mới quen khi chỉ ngồi trong lớp học và đọc giáo trình. Các dự án, chiến dịch hoạt động nhóm của các trường đại học quốc tế sẽ cho bạn câu trả lời về vấn đề về giao tiếp, cách vượt qua các tình huống khó khăn, nắm bắt một cơ hội hay giải quyết các vấn đề khi làm việc nhóm. Và bài học lớn nhất bạn nhận được đó là làm thế nào để thích nghi với một môi trường hoàn toàn xa lạ.

Tăng cơ hội khám phá bản thân

Học tập ở nước ngoài sẽ cung cấp cho bạn một cơ hội để tìm hiểu thêm về bản thân, cũng như cung cấp cho bạn một cơ hội để tái tạo lại chính mình. Bạn sẽ được hỗ trợ bởi bạn bè, gia đình và các giáo sư. Bạn sẽ học cách trở nên mạnh mẽ và thích nghi như một người trưởng thành.

Nâng cao khả năng được tuyển dụng

Kinh nghiệm học tập ở nước ngoài chứng minh với một nhà tuyển dụng tương lai rằng bạn là một người độc lập, năng động, sẵn sàng chấp nhận thách thức và có khả năng ứng phó và đối phó với vấn đề. Vì vậy, sau khi đi du học, cơ hội được tuyển dụng với mức lương cao rất rộng mở đối với bạn.

Có cái nhìn mới

Có cơ hội gặp gỡ những con người mới và đắm mình vào một nền văn hóa mới sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn mới. Bạn có thể sẽ hiểu hơn về nền văn hóa, tôn giáo và suy nghĩ của người bản địa sau khi học tập ở nơi đây. Mỗi quốc gia là duy nhất và đặc biệt theo cách riêng của họ. Học tập ở nước ngoài giúp bạn mở rộng kiến thức hơn.

Nâng cao kiến thức

Học tập ở nước ngoài giúp bạn bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành của bạn. Việc học tập ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển, bạn sẽ được học tập và thực hành một cách hiệu quả hơn trên những ứng dụng phát triển giáo dục hiện đại. Từ đó, bạn sẽ có nền tảng tốt hơn cho công việc sau này.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-ly-do-lam-du-hoc-tro-nen-thu-vi-7732/feed/ 0
Kỹ năng cần có khi du học Anh https://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729/ https://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729/#respond Wed, 02 Apr 2014 03:01:50 +0000 http://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729 Những chia sẻ từ các cựu du học sinh tại vương quốc Anh dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống du học ở Anh.

Học sinh tìm hiểu thông tin du học về Trường ĐH Warwick tại triển lãm du học Anh. (Ảnh: Quốc Dũng)

Điều cần làm khi du học

Du học là để học và đừng bao giờ để việc làm ảnh hưởng đến việc học nhưng công việc làm thêm luôn mang lại cho bạn những bài học quý giá mà bạn không thể nào học được từ môi trường của trường ĐH

  • Kết bạn với bạn bè quốc tế;
  • Thường xuyên liên lạc,
  • Trao đổi với giảng viên;
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện và hoạt động xã hội khác;
  • Đến thăm các viện bảo tàng.

Để thực hiện được những điều trên bạn tuyệt đối không được tự ti với vốn tiếng Anh của mình khi được yêu cầu phỏng vấn, cũng đừng chê công việc được giới thiệu mà hãy cho mình cơ hội để hiểu hết việc mình đang làm. Thời gian tìm việc tốt nhất là vào Noel hoặc kỳ nghỉ hè vì sinh viên bản địa nghỉ rất nhiều vào thời gian này còn bạn thì vừa thi xong.

Anh Chu Việt Cường tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH West of England và hiện đang là giảng viên Trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM

Lên kế hoạch du học

Một trong năm điều quan trọng nhất nên làm để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến vương quốc Anh là phải lập kế hoạch du học, tìm hiểu kỹ về trường muốn học (chẳng hạn chương trình học, thứ hạng của trường, học phí, số lượng sinh viên bản địa, sinh viên quốc tế, sinh viên Việt Nam và bất cứ điều gì bạn quan tâm) và các hoạt động, tổ chức hỗ trợ ở trường (tổ chức tình nguyện, hỗ trợ về chỗ ở thì liên lạc địa chỉ nào, bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế, bộ phận giúp vượt qua các vấn đề cá nhân…).

Ngoài ra, bốn điều quan trọng còn lại là tìm hiểu về môi trường sống, nơi ở của bạn (chi phí sinh hoạt, an ninh, đi lại…); email hỏi trường bất kỳ điều gì bạn chưa rõ trong quá trình nhập cảnh vào Anh và đường đến trường (thủ tục visa, giấy tờ cần thiết mang theo…); lên danh sách những thứ bạn cần mang, muốn mang và sau cùng là hỏi kinh nghiệm các cựu du học sinh Anh về những thứ cần thiết để mang sang (vì bạn chỉ có 30-45 kg hành lý).

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường ĐH Northampton và hiện là giảng viên của khoa Tài chính-Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng).

]]>
https://atlantic.edu.vn/ky-nang-can-co-khi-du-hoc-anh-7729/feed/ 0
Bật mí kinh nghiệm viết luận xin học bổng Anh https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-viet-luan-xin-hoc-bong-anh-7726/ https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-viet-luan-xin-hoc-bong-anh-7726/#respond Wed, 02 Apr 2014 02:17:57 +0000 http://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-viet-luan-xin-hoc-bong-anh-7726 Xin học bổng để thực hiện ước mơ du học đã không còn xa lạ với học sinh Việt Nam. Có rất nhiều quốc gia và nhiều trường trên thế giới đưa ra các chính sách học bổng nhưng để đạt được thì lại cần nhiều yếu tố.

Trải qua những tháng ngày “miệt mài” tìm kiếm học bổng, Lê Thị Hồng Ngọc đã xin được học bổng 10.000 bảng để theo học MSc Human Resource Management của ĐH Birmingham, Anh Quốc.

Để viết được một bài luận ưng ý, bạn cần đầu tư thời gian tối thiểu là một tháng. Đừng bao giờ tham vọng rằng bạn sẽ có được một bài luận hay chỉ sau một vài tiếng đồng hồ. Hãy tưởng tượng bài luận cũng giống như một bản quảng cáo mà sản phẩm cần giới thiệu ở đây chính là bản thân bạn. Bạn cần suy nghĩ để viết cái gì, và viết như thế nào để có thể biến bản thân mình trở thành một best seller product. Bài luận nơi bạn thể hiện rõ nhất bạn là ai, ước mơ của bạn là gì và bạn có thể làm được những gì. Nó sẽ nói lên nhiều nhất về bạn trong một giới hạn nhỏ nhất về số lượng câu chữ. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức cho từng câu, từng ý trong bài luận của mình. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn có được một bài luận tốt, gây chú ý.

1. Cần có một đoạn mở đầu ấn tượng

Vào giai đoạn cao điểm của mỗi kì xét duyệt học bổng của mỗi trường, một ngày hội đồng tuyển sinh có thể tiếp nhận và xử lý cả trăm thư xin học bổng. Ai cũng xuất sắc, ai cũng xứng đáng nhận học bổng, vậy bạn phải làm sao để thực sụ nổi bật, để giữ cho người đọc dừng lại ở bài luận của bạn mà không thẳng tay xếp nó sang một góc? Hẳn bạn cũng đồng ý rằng họ sẽ không dừng lại quá lâu để đọc hết cả bài luân dài của bạn nếu như họ không thấy hứng thú và ấn tượng. Vì vậy hãy gây ấn tượng thật mạnh với họ ngay từ câu mở đầu. Hãy khiến họ bị lôi cuốn và thuyết phục ngay từ những dòng đầu tiên. Theo kinh nghiệm của bản thân, thay vì bắt đầu bài luận bằng một câu trần thuật, bạn nên sử dụng một câu trích dẫn của một nhân vật nổi tiếng, hoặc một câu cảm thán… Hãy tận dụng mọi khả năng sáng tạo của bạn để tạo ra một đoạn mở đầu thật ấn tượng và nói được một cách khái quát nhất về bản thân bạn. Nếu bạn làm được điều này thành công, cơ hội chiến thắng của bạn sẽ tăng lên khá nhiều đấy.

2. Lý lẽ, lập luận thuyết phục

Tại sao tôi lại nói như vậy? Đơn giản bởi một người bán hàng giỏi là một người biết nêu bật lên nhưng ưu điểm vượt trội của sản phẩm mà họ bán để thuyết phục khách hàng chọn mua. Và bạn cũng vậy. Giờ là lúc bạn cần thể hiện rõ tất cả nhưng mặt mạnh, những điểm khác biệt của bạn để thuyết phục ban giám khảo lựa chọn bạn. Vấn đề mấu chốt ở đây là khả năng thuyết phục của bạn. Bạn có thể sẽ hỏi “Tôi phải thuyết phục họ điều gì?”. Vô cùng đơn giản, bạn phải thuyết phục họ tin rằng bạn là người xứng đáng nhất cho suất học bổng.

Nhiều người nghĩ rằng bài luận giống như một bài văn trần thuật về những thành tích bản thân. Điều đó không sai nhưng chưa đủ. Nếu như bạn quá sa đà vào phần kể thành tích thì người đọc sẽ thấy rất nhàm chán. Hãy biết chọn lọc những thành tích nổi bật và liên quan trực tiếp đến khóa học mà bạn đang muốn xin học bổng. Ngoài ra, không nên chỉ nêu thành tích của bạn một cách đơn thuần giống như mục điểm sự kiện của mỗi bản tin tối mà hãy tập trung để thể hiện cho người đọc thấy bạn đã nỗ lực như thế nào để có được thành tích đó và thánh tích đó có ý nghĩa cũng như sẽ giúp ích gì cho bạn trong tương lai.

Một phần quan trọng không kém, theo tôi, đó là những kinh nghiệm bản thân. Có thể là kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm hoạt động tình nguyện, hoặc các hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia… Bạn nên lưu ý chỉ nên chọn những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến khóa học mà bạn định xin học bổng, đến mục đích tương lai của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn xin học bổng ngành MBA thì những kinh nghiệm mà bạn có được tại một trung tâm dạy piano sẽ không hề có sức thuyết phục cho dù đó là những kinh nghiệm rất quý báu.

Tiếp theo bạn có thể trình bày về ước mơ, dự định của bạn trong tương lai hoặc vì sao bạn lại quyết định chọn khóa học này. Đây có lẽ là phần các bạn có thể tự do thể hiện mình nhất. Bạn sẽ trở thành người như thế nào? Bạn có khả năng gì khiến bạn tin rằng bạn có thể trở thành con người như bạn mong muốn? Và khóa học bạn chọn sẽ giúp gì cho bạn trong việc thực hiện mơ ước đó? Hãy thuyết phục hội đồng xét duyệt rằng khóa học của họ là con đường tốt nhất đưa bạn đến được với những hoài bão của mình và bạn có đủ năng lực để bước đi và thành công trên con đường đó.

3. Hãy tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm

Sau khi hoàn thành bài luận, đừng vội đem nộp ngay. Bạn hãy in ra nhiều bản và nhờ một số người đọc và nhận xét. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một điều rằng: hãy lựa chọn người để nhờ. Không phải ai cũng có thể cho bạn những nhận xét chính xác. Hãy tìm đến với những người thực sự hiểu bạn hoặc những người có kinh nghiệm như thầy cô giáo  hoặc giáo sư của bạn. Hãy ghi nhận tất cả những ý kiến góp ý của họ để hoàn chỉnh bài luận của mình.

4. Chỉnh sửa ngôn từ, ngữ pháp cho chuẩn

Sẽ ra sao nếu bài luận của bạn có nội dung rất tốt, có những ý tưởng rất hay thế nhưng đôi chỗ lại xuất hiện một vài lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp? Nó sẽ khiến cho việc truyền tải ý tưởng của bạn tới người đọc bị hạn chế. Hãy luôn nhớ rằng ý tưởng hay cần phải được diễn đạt bằng những ngôn từ chính xác và ngữ pháp chuẩn mực. Và đây là kinh nghiệm cho bạn. Đơn giản, mạch lạc và ngắn gọn. Viết luận không giống như sáng tác văn chương. Vì vậy nó không cần những ngôn từ hoa mỹ, những diễn đạt cầu kì. Hãy chọn cho bạn môt lối hành văn thật trong sáng. Sử dụng những câu đơn ngắn gọn có cấu trúc ngữ pháp rõ ràng chính xác. Nếu có thể, hãy nhờ những người bạn bản xứ kiểm tra và sửa lỗi giúp bạn. Đừng để một vài hạt sạn nhỏ làm hỏng cả “công trình của bạn”.

Chúc các bạn thành công!

]]>
https://atlantic.edu.vn/kinh-nghiem-viet-luan-xin-hoc-bong-anh-7726/feed/ 0
Mẹo trả lời phỏng vấn khi xin visa du học https://atlantic.edu.vn/meo-tra-loi-phong-van-khi-xin-visa-du-hoc-7714/ https://atlantic.edu.vn/meo-tra-loi-phong-van-khi-xin-visa-du-hoc-7714/#respond Tue, 18 Mar 2014 02:25:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/meo-tra-loi-phong-van-khi-xin-visa-du-hoc-7714 Sinh viên muốn đi du học trước hết sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn xin visa tại các sứ quán Anh, Mỹ, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Sĩ, Đức, Úc, Tây Ban Nha…Vậy bí kíp trả lời phỏng vấn như thế nào?

Với kinh nghiệm bản thân của một chuyên viên tư vấn với rất nhiều năm luyện phỏng vấn cho du học sinh thì việc phỏng vấn xin visa tại các đại sứ quán khó mà cũng dễ. Khó thì ai cũng biết rồi, nhưng dễ là khi các bạn hãy suy nghĩ theo hướng cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện mà người nói phải thuyết phục người nghe.. Theo hướng như vậy trước hết chính các bạn sẽ có một tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh hơn và chắc chắn sẽ tự tin hơn. Tự tin đã là thành công 50% rồi đấy! Vậy điều gì khiến các bạn sẽ thuyết phục được cái gật đầu của nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán?

Trước hết, hãy chuẩn bị một bộ hồ đầy đủ theo yêu cầu của đại sứ quán, phù hợp với từng hoàn cảnh và khoá học của các bạn.

Thứ hai, như đã nói ở trên, coi cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện, vậy đầu tiên bạn nên cho họ thấy là bạn sẽ có một cuộc nói chuyện hấp dẫn đấy bằng cái vẻ bề ngoài của mình. Ý tôi không phải nói chỉ những bạn xinh đẹp hay các hot girl, hot boy mới xin được visa, mà hãy quan tâm đến vẻ bề ngoài một chút: đầu tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ  đủ lịch sự mà không cần formal quá. Bí quyết là hãy mỉm cười và cho họ thấy mình là người thân thiện với một vài câu hỏi hay.

Thứ ba, có một sai lầm cho các bạn du học sinh là khi có những câu hỏi phủ định: Tiếng anh của bạn chưa đủ tốt thế này làm sao học được tại Anh? Đừng cuống. Hãy nói với họ rằng, tiếng Anh của tôi chưa đủ tốt, vì vậy tôi mới đăng ký khoá học tiếng Anh ngắn hạn trước khoá học chính khoá, với môi trường học tốt như vậy cùng với sự chăm chỉ, cầu tiến của tôi, chắc chắn tôi sẽ đáp ứng tốt khoá học của mình.

Thứ tư, nếu không nghe rõ bạn nên hỏi lại.  Đừng ngại hỏi, vì chỉ có như vậy bạn mới trả lời đúng câu hỏi.

Thứ năm, nội dung cuộc nói chuyện đương nhiên sẽ do người phỏng vấn định đoạt, mới đầu sẽ là như thế,   và đôi khi nên tự cho mình trở thành người phỏng vấn nhưng sau đó thì chưa chắc, nếu bạn có thể chuyển hướng chủ đề thì bạn chắc chắn có visa 100%.

Cuối  cùng, điều gây trở ngại lớn nhất cho các bạn xin visa chính là sự nghi ngờ của nhân viên phỏng vấn đối với việc bạn sang đó có du học thực sự không, có trở về Việt Nam không. Hãy xây dựng một chương trình học tập và làm việc chặt chẽ và logic, hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn tốt thật, đẹp thật và giầu thất đấy, nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình.

Chúc các bạn thành công! Và nhớ hãy chia sẻ kinh nghiệm này với người khác khi có cơ hội nhé!

]]>
https://atlantic.edu.vn/meo-tra-loi-phong-van-khi-xin-visa-du-hoc-7714/feed/ 0
Bí quyết thích nghi khi du học https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-khi-du-hoc-7707/ https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-khi-du-hoc-7707/#respond Tue, 11 Mar 2014 02:15:23 +0000 http://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-khi-du-hoc-7707 Du học không hề đơn giản khi bạn phải tiếp cận một nền giáo dục mới, cách thức giảng dạy mới và ngôn ngữ khác biệt. Có thể ngoại ngữ của bạn tốt nhưng việc quen với phương pháp học tập mới lại là trở ngại mới.

Học sinh tìm hiểu phương pháp học tập ở nước đến để có sự chuẩn bị tâm lý kỹ càng.

Tính tự giác, khả năng tự học cao

Cách học ở nước ngoài hoàn toàn khác so với Việt Nam nên du học sinh thường phải mất một khoảng thời gian làm quen. Thời gian lên lớp không nhiều, do đó việc tự học là rất quan trọng. Tự học, tự khám phá mà sinh viên có thể trang bị những hiểu biết riêng cho mình, không rập khuôn. Quá trình tự học giúp tạo thành hệ thống kiến thức xâu chuỗi nhau. Giáo dục ở Anh, Úc cũng như Mỹ… không có khái niệm học thuộc lòng. Khi trình bày định nghĩa về tiếp thị nếu ghi y chang bài học thì sẽ không được điểm cao mà phải trình bày theo cách hiểu của mình, diễn đạt bằng giọng văn của mình. Do đó, nếu không tự học, đào sâu kiến thức thì khó có thể đạt yêu cầu.

Còn với bài kiểm tra, bài làm càng sáng tạo, càng vượt ra khuôn khổ thông thường càng có điểm cao. Do đó, thời gian đầu, du học sinh thường khá vất vả trong việc làm quen phương pháp học mới.

Tuy có nhiều khó khăn, nhưng theo các du học sinh, việc học tập ở trường thường được hỗ trợ rất nhiều như thư viện, các trang thiết bị… Sinh viên quốc tế cần tận dụng các tiện ích để phục vụ việc học tập của mình. Ngoài ra, khi cần hỗ trợ thêm, vẫn có thể đến gặp thầy cô, giáo sư để trình bày ý kiến.

Sẵn sàng thay đổi

Những ngôi trường địa học với giảng đường rộng mênh mông không có cơ hội làm quen các bạn trong lớp. Mọi người sẽ càng trở nên xa cách hơn nếu như bạn không chủ động bắt chuyện. Hãy thân thiện với các bạn xung quanh,  giao tiếp nhiều bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều. Nó không chỉ giúp bạn kết thân được với nhiều bạn bè mà nó còn giúp ích rất nhiều trong khả năng bạn trao đổi kiến thức.

Hãy tham gia những câu lạc bộ của trường, tham gia các buổi ngoại khóa. Sống trong ký túc xá hoặc môi trường có nhiều người nước ngoài.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-thich-nghi-khi-du-hoc-7707/feed/ 0
Học nhóm – Nỗi lo của du học sinh https://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696/ https://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696/#respond Wed, 05 Mar 2014 01:04:39 +0000 http://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696 Học nhóm khi còn ở Việt Nam là khoảng thời gian vui vẻ nhất. Mọi người thoải mái trò chuyện, trao đổi ý kiến nhưng học nhóm khi bạn du học không còn được như vậy nữa. Với nhiều du học sinh học nhóm đã trở thành một nỗi ám ảnh.

http://dantri4.vcmedia.vn/vtfPRccccccccccccodZ/Image/2013/03/lam-viec-nhom1-6e129.jpg

Không biết làm gì

Cứ đến giờ hoạt động nhóm cả lớp túm tụm chia ra các nhóm để làm bài tập, còn những du học sinh mới sang thì lại cảm thấy bị cô lập. Dù bạn có giỏi ngoại ngữ thế nào thì khi mới sang bạn cũng không thể nào bắt kịp với các bạn khác ngay được. Ngoại ngữ giỏi đã khó còn ngoại ngữ không giỏi bạn sẽ chỉ có thể ngồi nhìn từ đầu đến cuối, hoặc thỉnh thoảng mới có thể “thọt” được vài câu, vài ý.

Có thể mọi người cho rằng đây là vấn đề nhỏ, không đáng để ý khi bạn là người mới, nhưng bạn đã nhầm rồi đấy. Khi bạn không thể cùng đóng góp ý kiến với các bạn vì nhiều lý do nên các bạn dễ bị một vài sinh viên bản xứ “nhòm ngó”, thậm chí là họ xì xào rồi chỉ trỏ. Dám chắc lúc đó bạn rất hổ thẹn vì kết quả thì cả nhóm hưởng chung, mà chỉ có họ hoạt động nên điều đó cũng dễ gặp.

Nhưng vì những lần như thế khiến nhiều du học sinh rơi vào trạng thái tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, nghiêm trọng hơn là họ đánh mất sự tự tin để học tập và giao tiếp cho những giờ làm việc nhóm tiếp theo.

Những bài tập mà mình thấy choáng

Cách đây mấy ngày, chúng tôi có môn Văn học. Mặc dù tác phẩm có được giới thiệu rồi nhưng đây là lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm này việc ghi chép và hiểu được những gì cô đọc đã là khó khăn rồi huống gì là đi phân tích một đoạn văn mà sinh viên bản địa đã từng được học ở phổ thông. Cũng có thể giáo viên sẽ châm chước cho bạn một hai lần nhưng tình trạng này sẽ không thể kéo dài hơn.

Không trả lời được câu hỏi của giáo viên

Do tính nghiên cứu tự học ở nước ngoài rất cao nên giáo viên thường sẽ hỏi sinh viên: “Tại sao lại làm như vậy ?” hay “bổ sung thêm ý kiến gì không”… sau khi bạn học nhóm xong. Do không tham gia bàn luận cùng sinh viên “chủ nhà” nên đôi lúc cô giáo sẽ gọi lên trả lời. Tất nhiên du học sinh Việt không nằm ngoài danh sách. Có nhiều sinh viên Việt “tim bay ra ngoài lồng ngực” vì ngạc nhiên, lúc đó chỉ biết đứng im, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì không hiểu, không làm cùng thì không thể trả lời được.

]]>
https://atlantic.edu.vn/hoc-nhom-noi-lo-cua-du-hoc-sinh-7696/feed/ 0