Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Người Việt nổi danh https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Nam sinh Ams dành HB trường Princeton – Mỹ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/#respond Tue, 13 May 2014 01:36:59 +0000 http://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815 Amsterdam được biết đến là một ngôi trường có nhiều học sinh giành được học bổng du học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Học tập kinh nghiệm xin học bổng của các bạn ấy không bao giờ thừa. Lần này chúng ta sẽ làm quen với Nguyễn Danh Tín, lớp 12 chuyên toán 1. Danh Tín đã được học bổng của ĐH Princeton và sẵn sàng để nhập học trong tháng 9 tới.

“Cuối năm lớp 10, em bắt đầu học để có thể dự các kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ. Trong quá trình này, em tìm hiểu thêm về nước Mỹ và nhận thấy mình đặc biệt thích thú với cách thức tổ chức trường học cũng như hệ thống giáo dục của họ. Em nuôi khát vọng du học Mỹ. Những kết quả em đạt được khi thi chuẩn hóa càng khiến em tự tin rằng mình có khả năng tương thích với môi trường giáo dục Mỹ và điều đó làm cho em càng thêm cố gắng”, Danh Tín chia sẻ.

Nguyễn Danh Tín

Nguyễn Danh Tín .

Cả ba kỳ thi chuẩn hóa Danh Tín đều đạt kết quả xuất sắc. Với kỳ thi TOEFL iBT, Tín được 116/120 điểm. Ở kỳ thi SAT 1, Tín được 2330/2400 điểm. Đặc biệt, trong kỳ thi SAT 2, Danh Tín dự thi bốn môn (toán 1, toán 2, lý, hóa) và đều đạt điểm tuyệt đối mỗi môn – 800 điểm.

“Tuy em học chuyên toán, nhưng nhờ chuyên cần theo học tiếng Anh ở Hội đồng Anh từ nhỏ nên việc học ngoại ngữ không quá vất vả. Nhờ chủ động chuẩn bị nên em có một khoảng thời gian khá dài cho các kỳ thi, vì thế mà không bỏ lỡ nội dung nào cũng như không chịu nhiều sức ép tâm lý”, Danh Tín chia sẻ.

Song hành việc học cho các kỳ thi chuẩn hóa, Danh Tín vẫn nỗ lực không ngừng để tích lũy được những kết quả khả quan trong quá trình học chính khóa. Tất cả các môn học của Danh Tín đều đạt điểm trung bình từ 9,0 trở lên.

Đặc biệt, năm lớp 11 Danh Tín đã được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi Toán thành phố Hà Nội. “Tất nhiên, như tất cả những ai tham gia vào các cuộc thi em vẫn thầm mong được vào đội tuyển quốc gia để đi thi quốc tế.

Nhưng dẫu rất cố gắng, em đành phải từ giã mong ước này. Điều này là một bước lùi, nhưng cuối cùng em cũng tiến được hai bước khi giấc mơ vào trường ĐH Princenton thành hiện thực”, Danh Tín cười.

Nhận thức đúng về yêu cầu “toàn diện” với một sinh viên quốc tế tương lai, Danh Tín hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng và trong quá trình đó cậu phát hiện “cái chất” của riêng mình.

“Có lần em tham gia một trại hè ở trường liên cấp Olympia, vai trò của em là hướng dẫn các em nhỏ tuổi hơn về nề nếp sinh hoạt cũng như một số kỹ năng sống, em thấy mình rất hào hứng. Trong một giai đoạn, em cảm giác như đam mê cháy bỏng nhất của mình là trở thành thầy giáo và em nghĩ em có đôi chút năng khiếu để làm nghề này”, Danh Tín tâm sự.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/feed/ 0
Mạng du lịch ở Mỹ của DHS Việt Nam https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/ https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/#respond Thu, 24 Apr 2014 01:11:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764 Khi du học đến một miền đất mới, ngoài việc học tập các du học sinh đều rất muốn được đi du lịch, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa địa phương. Tuy nhiên sắp xếp được một chuyến đi an toàn, tiết kiệm cũng là một khó khăn không nhỏ đối với các du học sinh.

Hiểu được những khó khăn đó, Mạng du lịch “Ăn nhờ ở đậu” do nhóm 3 du học sinh Việt Nam tại Mỹ gồm Nguyễn Minh Hiển, Phan Huy Dũng và La Thành Nhân sáng lập và xây dựng đã chính thức lên mạng tại địa chỉ www.sinhvienusa.org/anod vào ngày 12/3/2014.

Nhóm sáng lập gồm ba thành viên đều đang là học ở Mỹ:

  • Anh Nguyễn Minh Hiển , thạc sĩ kỹ sư điện tại ĐH Vermont và thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tại đại học Missouri, TP Columbia, bang Missouri, Hoa Kỳ.
  • Anh Phan Huy Dũng , nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành khoa học máy tính, ĐH Massachusetts, Boston, Massachusett.
  • Anh La Thành Nhân , nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành sức khoẻ cộng đồng, tại ĐH Peen, bang Pennsylvania

Trưởng nhóm Nguyễn Minh Hiển, từng tốt nghiệp tại ĐH Bách khoa Hà Nội, đến Mỹ năm 2005 học ngành kỹ thuật điện tử tại University of Vermont. Đến nay, Nguyễn Minh Hiển đã đi tới 46 tiểu bang, chỉ còn 4 bang anh chưa đặt chân tới là Michigan, Wisconsin, Alaska và Hawaii.

Đặc biệt, Nguyễn Minh Hiển và vợ là Hoàng Khánh Hòa đã có cuộc hành trình dịp trăng mật dài tới 11000 dặm đi vòng quanh nước Mỹ bằng ô tô. Hai người từng cắm trại ngủ giữa trời mưa ở Utah, nướng thịt trong rừng quốc gia Yellowstone, lạc mất phương hướng giữa sa mạt cát vào buổi tối ở công viên Great Sand Dune ở Colorado, lái xe trong bão tuyết ở Ohio.

Nguyễn Minh Hiển chia sẻ: “Kể từ khi sang Mỹ một mình ở Vermont hiu quạnh, tôi nhận ra một điều: Thế giới xung quanh thật rộng lớn và có quá nhiều điều để khám phá nếu mình chịu đi ra ngoài. Cuộc sống là một quá trình trải nghiệm bằng đầy đủ những giác quan và gặp gỡ những con người chứ không chỉ trên những trang sách và những giả định có sẵn trong đầu mình.

hóm phát triển dự án, từ trái qua phải Nguyễn Minh Hiển, La Thành Nhân, Phan Huy Dũng

hóm phát triển dự án, từ trái qua phải Nguyễn Minh Hiển, La Thành Nhân, Phan Huy Dũng

“Có thể bạn nghĩ rằng trong thời đại Internet này, ở nhà cũng có thể kết bạn và trò chuyện qua mạng xã hội. Nhưng thực sự việc gặp mặt nhau trực tiếp, ăn với nhau bữa cơm, cùng ngồi trò chuyện thâu đêm sẽ rất khác. Bạn sẽ hiểu và có liên hệ được một con người chứ không phải chỉ là biết và thấy một con người từ xa.

Đi du lịch có lợi là thế nhưng đa số du học sinh đều không giàu có, việc đi lại rất tốn kém, đặc biệt là chi phí khách sạn. Do đó, được sự động viên, “đặt hàng” của Ban điều hành Hội Thanh niên du học sinh Việt Nam ở Mỹ, tôi đã bắt tay vào làm dự án này với bạn Dũng ở Boston và Nhân ở Penn State, với hi vọng giúp kết nối mọi người, để nhiều người có thể đi thật nhiều trong thời gian ở Mỹ”, trưởng nhóm Minh Hiển chia sẻ về lý do thực hiện dự án “Ăn nhờ Ở đậu”.

Đề cập về những tiện ích của dự án mang ý nghĩa kết nối cộng đồng này, anh Hiển cho biết: “Khi thiết kế hệ thống, chúng tôi theo nguyên tắc đơn giản và tiện dụng nhất có thể cho người dùng. Nhận thấy mỗi thành viên trong cộng đồng du học sinh đều có dùng facebook, yahoo hoặc gmail, hệ thống cho phép bạn đăng ký/đăng nhập sử dụng một trong ba hệ thống trên mà không phải tạo một account/password như thông thường. Việc này sẽ tăng độ tin cậy, giảm việc phải nhớ thêm 1 mật khẩu cho người dùng.

Về “Ăn nhờ ở đậu”, chúng tôi tạo ra một bản đồ toàn nước Mỹ và mỗi bạn du học sinh có tinh thần vì cộng đồng sẽ đăng ký “xây nhà” trên bản đồ đó. Hiện nay đã có hơn 50 ngôi nhà được dựng lên ở hơn 20 bang. Khi bạn chuẩn bị đi đâu, bạn chỉ cần tìm căn nhà gần nhất ở nơi bạn đến, bạn có thể biết chủ nhà là ai, bạn có thể kết nối, xin ở nhờ, hoặc hẹn gặp gỡ giao lưu.

Nếu chủ nhà không thể host bạn thì họ cũng có thể cung cấp thông tin về khu vực đó cho bạn. Họ có thể chỉ cho bạn chỗ nào ăn ngon mà rẻ, chỗ nào ở hợp túi tiền mà sạch sẽ an toàn, nên đi chơi ở đâu, ăn cái gì là đặc trưng của một vùng đất… Chủ nhà như một thổ địa hiếu khách, và qua đó, chủ và khách có thể trở thành những người bạn của nhau không chỉ trong thời gian ở Mỹ mà cả khi các bạn về Việt Nam hoặc đi các vùng đất khác”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/feed/ 0
Những gương mặt DHS Việt nổi bật năm 2013 https://atlantic.edu.vn/nhung-guong-mat-dhs-viet-noi-bat-nam-2013-7622/ https://atlantic.edu.vn/nhung-guong-mat-dhs-viet-noi-bat-nam-2013-7622/#respond Tue, 31 Dec 2013 02:10:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-guong-mat-dhs-viet-noi-bat-nam-2013-7622 Cộng đồng du học sinh Việt Nam luôn có những chàng trai cô gái giỏi giang xinh đẹp làm rạng danh dân tộc. Trong năm 2013 cũng có những cá nhân xuất sắc với thành tích học tập và tài năng nổi bật. Chúng ta hãy cùng gặp lại họ trong bài tổng hợp dưới đây nhé.

1. Ngô Di Lân – Nhà hùng biện điển trai

19 tuổi, Ngô Di Lân (trường ĐH College Maastricht, Hà Lan) đang là một “thợ săn” thành tích bao gồm hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ, trong đó rất nhiều ngôi “vương” trong các cuộc thi hùng biện đã thuộc về chàng trai có tài ăn nói này. Những giải thưởng mà Ngô Di Lân mang về: – Học bổng toàn phần Đại học University College Maastricht 2012-2015, – Thí sinh giỏi ngoại giao nhất Hanoi Model United Nations 2013, Thí sinh xuất sắc nhất Model East Asia Summit 2013, Vietnam Youth Icon 2013, Giải 2 cuộc thi hùng biện Novice Leiden Open 2013, Giải 3 cuộc thi IChallenged 2013 – Hà Nội, Học sinh giỏi nhất và truyền cảm hứng nhất 2012 tại Kungsholmens Gymnasium Thuỵ Điển…

2. Nguyễn Hà Thu – Nữ sinh tài ba trên đất Pháp

2. Nguyễn Hà Thu – Nữ sinh tài ba trên đất Pháp

Tốt nghiệp Đại học KTQD loại giỏi với điểm tổng kết cao “chót vót” 8,88; sang Pháp học Master theo học bổng Excellence năm 2011, cô bạn Nguyễn Hà Thu tiếp tục thành tích học tập xuất sắc khi nhận học bổng Tiến sĩ của chính phủ Pháp từ tháng 11 . Cô gái này cũng “ẵm luôn” Giải Nhì cấp Trường cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa Học; Giải Ba cấp Quốc Gia và Giải Ba Sáng tạo Việt Nam 2010 với đề tài M&A Ngân hàng – Xu hướng hậu khủng hoảng và giải thưởng Sinh viên Xuất sắc bậc Cao học, trao tặng bởi Hội Sinh Viên Việt Nam và Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp.

3. Võ Hồng Quân - Cô gái gây sốt tại Sao Mai

3. Võ Hồng Quân – Cô gái gây sốt tại Sao Mai

Á hậu người Việt tại Châu Âu 2011, “Nữ hoàng” của đoàn Việt Nam trong Lễ hội Hóa trang nhiệt đới Paris 2013 – cô sinh viên thanh nhạc Võ Hồng Quân là một trong 7 thí sinh tại châu Âu chính thức góp mặt trong Chung kết toàn quốc Sao Mai 2013. Trước khi đến với Sao Mai 2013, Võ Hồng Quân (SN 1991) đã được khán giả biết đến với ngôi vị Hoa khôi Sinh viên tại Pháp (Miss Xuân 2011), Á hậu người Việt tại Châu Âu 2011, là học sinh xuất sắc đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước cấp học bổng đi học thanh nhạc ở nước ngoài kể từ sau năm 1975 tới nay, đạt giải thưởng Tài năng trẻ do Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp tổ chức (2010, 2012).

4. Nguyễn Thái Đông Hương – Nhà khởi nghiệp trẻ

4. Nguyễn Thái Đông Hương – Nhà khởi nghiệp trẻ

Học phổ thông tại New Zealand, cách đây hơn 3 năm Đông Hương được xem là “hiện tượng” trong giới du học sinh Việt khi chinh phục thành công cùng lúc vào 7 trường đại học hàng đầu ở Anh và Mỹ. Đông Hương góp mặt trong nhiều hoạt động của du học sinh Việt ở nước ngoài, là thành viên tích cực của Hội Sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Stanford Hội Kinh doanh tại Đại học Stanford (SPBA),  tham gia Mạng lưới Lãnh đạo Đông Nam Á (SEALNet)…

5. Trần Tuấn An – Cây guitar tài năng trên đất Mỹ

5. Trần Tuấn An – Cây guitar tài năng trên đất Mỹ

Năm 2006, Tuấn An được nhận học bổng du học tại Học viện âm nhạc Sydney-Australia. Nhưng sau đó, lại có học bổng đại học tại Mỹ nên An đã chọn theo học ở nước này. Tuấn An sinh năm 1992 tại Hà Nội, từng có danh hiệu “Tài năng trẻ guitar Việt Nam năm 2004”. Năm 2013, An giành giải nhất cuộc thi âm nhạc tại North Park University. Trong thời gian học tại Mỹ, An đã giành các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi âm nhạc do hội Nhạc sĩ Mỹ tổ chức (SAM), giải nhất cuộc thi học bổng bang Illinoi, giải ba cuộc thi dàn nhạc giao hưởng Chicago.

6. Nguyễn Kiến Trúc Giang - tiến sĩ 27 tuổi giảng dạy tại Singapore

6. Nguyễn Kiến Trúc Giang – tiến sĩ 27 tuổi giảng dạy tại Singapore

17 tuổi tốt nghiệp THPT, 20 tuổi tốt nghiệp đại học với bằng loại ưu hạng nhất, 25 tuổi hoàn thành chương trình tiến sĩ của Trường đại học Công nghệ Nanyang (Singapore). Đó là chàng trai Nguyễn Kiến Trúc Giang, sinh năm 1986, hiện là giảng viên Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore).

7. Đinh Xuân Trường - “Hot boy” Việt ở xứ Tuyết

7. Đinh Xuân Trường – “Hot boy” Việt ở xứ Tuyết

7. Đinh Xuân Trường - “Hot boy” Việt ở xứ Tuyết

22 tuổi, du học tại nước Nga – Đinh Xuân Trường, chàng du học sinh Việt Nam đã gây chú ý trên kênh truyền hình danh tiếng Russia 1 với niềm đam mê làm phim của mình. Chàng trai người Mường, nhận học bổng của Chính phủ, theo học báo chí tại xứ Tuyết thực sự khiến nhiều người nể phục khi liên tục gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, tham gia hoạt động nghiệp vụ và đặc biệt: Lần đầu tiên được ghi vào sách Kỉ lục của thành phố Irkutsk, nơi cậu theo học.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-guong-mat-dhs-viet-noi-bat-nam-2013-7622/feed/ 0
Hai anh em người Việt tại Mỹ vượt khó học giỏi https://atlantic.edu.vn/hai-anh-em-nguoi-viet-tai-my-vuot-kho-hoc-gioi-7604/ https://atlantic.edu.vn/hai-anh-em-nguoi-viet-tai-my-vuot-kho-hoc-gioi-7604/#respond Wed, 25 Dec 2013 01:14:39 +0000 http://atlantic.edu.vn/hai-anh-em-nguoi-viet-tai-my-vuot-kho-hoc-gioi-7604 Họ là Johnny và George Huỳnh đang sống ở khu ổ chuột Dorchester, bang Massachusetts (vùng ven Boston) của Mỹ. Hai chàng trai này đã chạm tay vào “Giấc mơ Mỹ” khi người anh Johnny, 19 tuổi, đang là sinh viên của trường đại học Massachusetts Amherst (top 40 trường đại học công lập tại Mỹ) trong khi đó người em George, 17 tuổi, vừa được nhận vào Trường đại học Yale danh tiếng.

Cảm động chuyện hai anh em người Việt vượt khó “chạm tay” vào “Giấc mơ Mỹ”

Nhưng đằng sau thành công đó là cả một câu chuyện xúc động về sự nỗ lực của gắng của hai anh em người Việt này. Mặc dù David Huỳnh, cha của họ đã qua đời sau khi tự tử trong khi người mẹ Bùi Nhung lại bị mắc chứng bệnh tâm thần và trải qua một tuổi thơ “dữ dội” với cuộc sống cơ hàn ở cái nơi đầy rẫy những tệ nạn xã hội, ấy vậy mà hai chàng trai này vẫn luôn là những học sinh, sinh viên dẫn đầu lớp.

Nỗ lực “vượt khó” của hai anh em đã được nhà báo Billy Baker của trang Boston Globe nói tới từ năm 2011. Nhưng đến thời điểm này, sau gần 2 năm kể từ ngày bài báo đó được đăng, khi mà George vừa trở thành sinh viên trường đại học Yale bao người mơ ước thì nhà báo này mới thực sự khiến cộng đồng mạng và các trang báo Mỹ phải “trầm trồ” nói về họ.

Bởi lẽ, có mấy ai được thành công như thế khi phải sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn cả về vật chất và tinh thần. Ngay cả đến người mẹ sinh ra mình cũng không thể chia sẻ được điều gì vì bà không nói được tiếng Anh, không thể giao tiếp với chính các con mình và dĩ nhiên không thể tìm được việc làm. Thu nhập hàng tháng của gia đình chỉ dựa vào các khoản trợ cấp xã hội.

Trong khi đó, khu ổ chuột Dorchester nơi gia đình George đang sống lại chìm trong tệ nạn, hầu hết trẻ em không có đầy đủ cha mẹ và không đi học, sa vào nghiện ngập, trộm cắp. Với những con người bình thường và thiếu bản lĩnh có thể trượt ngã bất kỳ lúc nào.

Thế nhưng hai anh em George thật “phi thường” vì khác với những đứa trẻ ở khu ổ chuột này, trong đầu họ luôn ý thức và tâm niệm rằng: “Giáo dục là nền tảng để có cuộc sống tốt hơn” – Johnny nói. Và niềm hy vọng của hai anh em chính là mái trường Boston Latin School, trường công lập đầu tiên và lâu đời nhất vẫn tồn tại ở Mỹ với thành tích học tập xuất sắc, nơi mà họ được nhận vào học.

Để duy trì việc học, cả hai tự mình xoay xở làm tất cả mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ đến học hành trong căn hộ nhỏ xíu của mình, nơi từng là một nhà kho. Mỗi ngày, cả hai thức dậy từ lúc 6 giờ và đón xe buýt đến trường. Cả hai luôn là những học sinh xuất sắc có lẽ vì đó là cách duy nhất giúp các em có thể nhận được các hỗ trợ tài chính để duy trì việc học.

Hai anh bắt xe bus tới trường hàng ngày.

Ngoài giờ học, Johnny và George còn làm gia sư cho các trẻ em người Việt khác trong vùng để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Ngày nào cũng trở về lúc tối khuya, rồi thức làm bài đến 2-3 giờ sáng nên việc phải tự mình thức dậy vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày thật sự là một thử thách lớn đối với các chàng trai đang ở độ “tuổi ăn tuổi ngủ” này. Tuy nhiên, khát vọng học tập để thay đổi cuộc đời chưa bao giờ tắt đối với cả hai anh em họ Huỳnh. George tâm sự: “Ước mơ của em là có thể vào một trường đại học tốt, không phải phụ thuộc vào số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng nữa và có thể sống theo cách riêng mà mình mong muốn”.

Chính những nỗ lực và thành tích học tập xuất sắc của hai anh em đã tạo cơ hội cho họ được gặp phóng viên Baker hai năm về trước khi đó Johnny mới 17 và George mới 15. Sau đó, nhà báo này cũng chính là người luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên hai anh em cả về mặt vật chất và tinh thần – giống như “người cha” thứ hai của họ vậy.

George của 2 năm về trước, ở tại trường học Boston Latin School.

Billy Baker đã tiết lộ trên trang mạng xã hội Twitter của mình: “Tôi đã khóc khi nhận được tin nhắn của George báo em đã được nhận vào Yale. Và tôi đã đặt một bữa ăn thịnh soạn ở Wahlburgers – chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở Boston. Dường như nó xứng đáng cho một đứa trẻ Dorchester xuất sắc ăn mừng với một chiếc bánh burger do chính Wahlberg chuẩn bị.”

]]>
https://atlantic.edu.vn/hai-anh-em-nguoi-viet-tai-my-vuot-kho-hoc-gioi-7604/feed/ 0
Bí quyết du học Mỹ của Amser Việt Linh https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571/ https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571/#respond Wed, 04 Dec 2013 01:22:44 +0000 http://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571 Xuất sắc dành được 10 học bổng cùng lúc, cựu Amser Trần Việt Linh đã quyết định lựa chọn Mỹ là nơi sẽ cùng bạn ấy nuôi dưỡng phát triển ước mơ tri thức. Dưới đây là những bí quyết du học Mỹ được Việt Linh chia sẻ.

Nhật kí 4 tháng du học của Ams đình đám Trần Việt Linh

Trở ngại trong giao tiếp và văn hóa là thử thách lớn đối với Việt Linh (thứ 2 từ trái sang) và nhiều du học sinh khác

“Ngay cả khi mình bắt đầu đi du học, mình cũng chưa biết được là mình sẽ muốn học về những lĩnh vực nào, và bậc đại học của Mỹ (không như tại Anh hay Úc) không bắt mình phải chọn ngành học ngay từ đầu mà có thể thoải mái lựa chọn những môn học mà mình thích cho đến cuối năm thứ 2 mới phải quyết định chuyên ngành” – Việt Linh chia sẻ.

Trước khi đến Mỹ, thay vì bỏ thời gian tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân Mỹ nói chung và những nền văn hóa khác nhau ở mỗi vùng miền, Việt Linh tập trung tìm hiểu về các truyền thống của trường Washington and Lee cũng như khu vực dân cư xung quanh trường.

Theo Việt Linh , những trải nghiệm thực tế luôn khác với những gì trên sách vở. Và dù đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng Linh vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm, lạc lõng khi bước vào khuôn viên trường không người quen biết. Tuy nhiên, Linh đã vượt qua và bắt nhịp học tập khá suôn sẻ.

Khó bắt nhịp vì trở ngại giao tiếp

Dù đã học tiếng Anh từ lâu nhưng việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp với các bạn Mỹ vẫn là một điều thử thách vô cùng lớn đối với Việt Linh : “Có những lúc, các bạn ngoài quốc nói quá nhanh và rất khó để bắt kịp, còn những lúc các bạn ấy lại nói về những chủ đề rất Mỹ như là về các series phim truyền hình hay gameshow, football mà mình không có kiến thức về nó nên không thể bắt chuyện được”.

Thêm vào đó, sự hài hước của người Việt và người Mỹ cũng vô cùng khác nhau, Linh cho biết, không chỉ cậu mà rất nhiều du học sinh khác khi ngồi nói chuyện với một nhóm các bạn Mỹ và không thể hiểu được họ cười vì điều gì nhưng vẫn phải cố cười trừ theo họ.

Một vấn đề khác nữa mà cá nhân Việt Linh gặp phải là nhớ tên các bạn ngoại quốc trong trường. “Có những cái tên đơn giản như John, Chris,.. khá dễ nhớ, tuy nhiên có những cái tên lại vô cùng khó nhớ với mình. Nhiều lúc mình cảm thấy rất xấu hổ khi phải hỏi lại tên 1 bạn lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 thì mới nhớ được” – Việt Linh tâm sự.

May mắn là đối với việc học tập, mặc dù có một số môn học khó, nhưng sự thú vị giúp Linh không gặp quá nhiều khó khăn khi tiếp nhận.

Tự do… trong quy củ

Vì là năm đầu, nên lịch học của Việt Linh chưa dày đặc, chưa có quá nhiều bài tập. Chỉ có thời gian thi giữa kì, và thi cuối kì làm Linh cảm thấy áp lực rõ rệt. Những khoảng thời gian còn lại, Linh vẫn rất thoải mái và có thể thu xếp làm những việc bản thân thích như nghe nhạc và chơi thể thao với bạn bè.

4 tháng, thời gian đủ để Linh nhận thấy một điều rằng, mặc dù Mỹ là một đất nước tự do, nhưng mọi thứ đều có quy củ, con người rất ý thức và trách nhiệm. Linh lấy ví dụ về giao thông tại đất nước này: “Dù có nhiều tuyến đường nhỏ không có đèn giao thông nhưng lúc nào các xe cũng nhường nhau và tự động nhường đường cho người đi bộ”.

Nhật kí 4 tháng du học của Ams đình đám Trần Việt Linh

Dù việc học và làm thêm khá bận rộn nhưng Việt Linh vẫn cố gắng tranh thủ tham quan một số địa danh thắng cảnh và tham gia các lễ hội tại Mỹ

Ở trường, Việt Linh ấn tượng với một quy định tên là Honor Code. Quy định này buộc các học sinh phải tuyệt đối trung thực, giáo viên luôn tin tưởng vào học sinh. Học sinh có thể mang các bài kiểm tra về nhà làm, hoặc đến bất kì đâu để làm, sau đó nộp lại cho giáo sư. Ngay cả các bài kiểm tra làm tại lớp thì cũng không có giáo viên giám sát. Kể cả đối với kì thi cuối kì, học sinh cũng sẽ được tự mình chọn thời gian để hoàn thành bài kiểm tra.

“Theo cá nhân mình thấy, mọi học sinh đều rất tuân thủ quy định về sự trung thực của mình. Ngoài ra, nếu bị phát hiện gian dối, đạo văn, quay cóp, thì chỉ cần một lần vi phạm cũng sẽ bị đuổi học” – Việt Linh chia sẻ thêm về việc học ở lớp.

Xa xỉ với du học sinh là để thời gian trôi qua vô ích

Ở trường, Việt Linh có một nhóm các bạn học sinh quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau, những người bạn này vô cùng cởi mở và tốt bụng. Linh tâm sự: “Mình không chỉ được trải nghiệm sự đa dạng về văn hóa của các bạn ở đây, mà còn được các bạn học sinh quốc tế giúp đỡ rất nhiều vì họ cũng có những khó khăn về khác biệt văn hóa giống như mình”.

Sinh sống và học tập ở Mỹ một thời gian, Việt Linh rút ra cho mình một bài học xương máu là phải luôn cởi mở với mọi người. “Vì sẽ có những bạn tỏ ra ít nói và lạnh lùng, nhưng thật sự họ rất tốt và thú vị. Nếu như mình mở lòng trước với người ta thì họ cũng sẽ sẵn sàng kết thân với mình” – Việt Linh giải thích.

Nhật kí 4 tháng du học của Ams đình đám Trần Việt Linh

Trao đi sự cởi mở và thân thiện, bạn sẽ nhận lại được tình cảm chân thành

Theo luật thì du học sinh không được đi làm bên ngoài nên Việt Linh quyết định xin làm phụ bếp ở nhà ăn trong căng-tin trường. Dù số tiền được trả mỗi tháng không nhiều nhưng cũng đủ để Linh trang trải phần nào các khoản sinh hoạt phí, và đặc biệt là mang đến nhiều là cơ hội học hỏi về văn hóa và gặp thêm nhiều người thú vị ở trường.

Vì thời gian học tập nhiều, ngoài học tập còn có nhiều công việc và hoạt động khác cần tham gia nên theo Linh, để thời gian rỗi, trôi qua vô ích là một điều khá xa xỉ đối với tất cả du học sinh.

Dù nhiều lúc cũng nhớ nhà, nhớ người thân nhưng chưa bao giờ Việt Linh nghĩ đến chuyện sẽ bỏ ngang việc học và quay trở về Việt Nam. Chàng trai này đang nỗ lực từng ngày để thích nghi và hòa nhập với cuộc sống nơi xứ người.

Nhiều bạn vẫn luôn thắc mắc rằng: Đi du học làm gì khi mình còn chưa biết sẽ học gì làm gì trong tương lai? Việt Linh muốn gửi gắm lời khuyên đến các bạn này là: “Ngay cả khi bạn chưa có dự định gì, hãy cố gắng nuôi dưỡng ý định du học của mình, bởi du học nó không chỉ là giáo dục, mà còn là trải nghiệm và định hướng. Chương trình giáo dục mở sẽ giúp bạn tìm được điều mình thật sự muốn học, và con đường mà bạn muốn đi sau này”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/bi-quyet-du-hoc-my-cua-amser-viet-linh-7571/feed/ 0
Ý chí vươn lên của cô học sinh nghèo https://atlantic.edu.vn/y-chi-vuon-len-cua-co-hoc-sinh-ngheo-7568/ https://atlantic.edu.vn/y-chi-vuon-len-cua-co-hoc-sinh-ngheo-7568/#respond Fri, 29 Nov 2013 01:54:04 +0000 http://atlantic.edu.vn/y-chi-vuon-len-cua-co-hoc-sinh-ngheo-7568 Cuộc sống khó khăn phải sớm lăn lộn mưu sinh từ nhỏ nhưng ước mơ được học tập không bao giờ tắt trong Đặng Thị Hương, cô gái nhỏ nhắn đến từ Vĩnh Phúc. Và thành công đã đến đáp lại những cố gắng không ngừng nghỉ của cô.

http://webdata.vcmedia.vn/k:webdata/100/f93e5b20131125103431imageview/co-be-osin-thanh-sinh-vien-xuat-sac-nuoc-uc.jpg

Mẹ trở dạ sinh Hương cũng ở ngay xó nhà. Một mái nhà tươm tất trở thành giấc mơ rất xa xôi. “Những ngày mưa xối xả, cả nhà vừa chui xuống gầm giường vừa nơm nớp sợ lỡ nhà đổ đè chết cả. Mẹ chạy vạy mãi mới xây được cái nhà nửa tường gạch nửa đắp đất” – Hương kể về ngôi nhà của mình.

Chỉ có Hương khỏe nhất nhà còn đỡ đần được cho mẹ chứ anh và em gái bệnh liên miên. Biết mẹ định cho mình nghỉ học từ lúc vừa bước vào lớp 7, suốt năm ấy Hương chỉ mong từng ngày trôi thật chậm, mơ một điều kỳ diệu. Hương kể mẹ nghe ước mơ làm cô giáo dạy văn, mẹ không nói gì nhưng sáng ra thấy gối mẹ ướt đẫm. Hương đã thôi không mặc đồng phục, cũng không dùng dằng nữa hôm khai giảng lớp 8 mà theo mẹ ra đồng, bắt đầu bài học với hạt lúa, với nắng mưa bạc mặt của trường đời.

Bám ruộng cũng không đủ ăn, bệnh của bố trở nặng, Hương xin mẹ ra Hà Nội làm ôsin. Bơ vơ giữa đô thị phồn hoa, Hương xin vào chăm con cho một gia đình giàu có với tài sản duy nhất là những bài hát ru trẻ con được mẹ dạy. Làm quần quật cả ngày, mặc những lời chì chiết, chửi mắng của chủ nhà, mỗi tháng cô có được 150.000 đồng gửi về cho mẹ.

Nhưng khát khao đi học trong cô chưa bao giờ biến mất. 18 tuổi, Hương đi học lớp 8 chương trình bổ túc tại trung tâm giáo dục thường xuyên và bị đuổi việc. Không tiền, không chỗ ở, Hương ở nhờ dưới gầm cầu thang một khu ổ chuột vừa kê đủ cái giường gãy chân. 2g sáng thức dậy thổi xôi đi bán, rồi đi lau nhà thuê, chiều đi bán bánh các loại, tối học xong lại bán bánh đến nửa đêm. Những giấc ngủ vỏn vẹn hai tiếng mỗi ngày cứ chập chờn, co ro một mình, có khi bị phủ bụi mờ vì người ta lên xuống cầu thang. “Lúc đó tôi chỉ nghĩ điều duy nhất là nếu tôi ngừng lại, anh trai và em gái chắc chắn phải nghỉ học, ruộng của mẹ làm sao đủ được nên mình không bao giờ được gục ngã” – Hương nói.

Chạm vào giấc mơ Lọ Lem

Năm 2006, Hương thi đậu vào KOTO – một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố với quy trình tuyển chọn khá gắt gao khi vừa tròn 20 tuổi. Theo học ở KOTO, Hương quyết tâm hoàn tất chương trình phổ thông. Vào KOTO, Hương tự ti, mất niềm tin và luôn tránh mọi người. Biết điều này, anh Jimmy Phạm – người bảo trợ cho các bạn ở KOTO – đã lắng nghe và trò chuyện với Hương suốt 30 phút. “Từ lúc lên Hà Nội đây là lần đầu tiên có một cánh cửa không đóng sầm lại trước mặt mình” – Hương chia sẻ.

Sau lần ấy Hương mở lòng, mày mò làm quen với tiếng Anh. Hương được nhận vào làm tại khách sạn InterContinental Hồ Tây, rồi quay về làm nhân viên KOTO giúp lại trẻ đường phố. Giám đốc marketing KOTO Nguyễn Tuyết Trinh nhận xét: “Khả năng nắm bắt công việc của Hương nhạy bén dù chưa học qua các kỹ năng hay kiến thức chuyên ngành marketing cơ bản nào, luôn mang lại những thành tích đáng ngạc nhiên và cô bé là niềm tự hào lớn của chúng tôi”.

Đang có công việc ổn định, thu nhập tốt, đùng một cái Hương nộp đơn du học ngành quản trị kinh doanh tại Học viện Box Hill (Úc). Gia đình phản đối vì “con gái 25 tuổi nên nghĩ đến việc chồng con thay vì đi học” nhưng Hương vẫn đi. Chuyện học ở Úc không đơn giản nhưng cô tự nhủ “không biết thì học”. Hương thức suốt đêm để học, đưa cả những con tính với thúng gạo, con gà của mẹ ở quê nhà vào bài học kinh tế ở trường khiến giáo sư dạy học phải thốt lên: “Em phải gọi điện về cảm ơn vì mẹ em là thầy giáo kinh tế tuyệt vời nhất”.

Ngoài giờ học, Hương làm bán thời gian cho một khách sạn và làm tình nguyện viên mảng marketing của KOTO quốc tế. Không lúc nào ngơi tay nhưng cuối tuần lại dành cho hoạt động từ thiện gây quỹ giúp trẻ em đường phố VN mà có chương trình Hương đã thu được 10.000 đôla Úc. Những đóng góp ấy cùng với thành tích học tập tốt, Hương trở thành đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013. Mới nhất là cú đúp hai giải thưởng danh giá mà phần thưởng là suất học bổng toàn phần 20.000 đôla Úc tại ĐH RMIT chuyên ngành kinh doanh. “Tôi muốn tìm hiểu về việc khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội, giải pháp cho các vấn đề liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” – Hương chia sẻ ước mơ của mình với giọng nói trong trẻo không chút dấu vết của con bé tự ti, lạc lõng giữa phố phường ngày nào…

]]>
https://atlantic.edu.vn/y-chi-vuon-len-cua-co-hoc-sinh-ngheo-7568/feed/ 0
Những du học sinh nổi danh https://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559/ https://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559/#respond Mon, 25 Nov 2013 08:40:09 +0000 http://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559 Du học sinh Việt Nam luôn mang đức tính cần cù, chịu khó khi du học ở nước ngoài. Bên cạnh đó họ cũng rất năng nổ, hòa nhập môi trường mới rất nhanh dành được nhiều thành tích làm rạng danh Việt Nam với thế giới.

Lê Ngọc Tường Vân – 4 lần được Tổng thống Mỹ tặng thưởng

Lê Ngọc Tường Vân (18 tuổi), bắt đầu sang Mỹ du học từ năm lớp 6. Thời gian đầu gặp khó khăn với môi trường mới nhưng ngay cuối năm học  đầu tiên, Tường Vân đã được Trường Kernan Middle tặng danh hiệu “Học sinh toàn  diện”. Lên THPT, Tường Vân tiếp tục được nhận 3 bằng khen của Tổng thống Mỹ và thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Đặc biệt, năm lớp 12, nữ sinh Việt này còn được nhận huân chương của Tổng thống Mỹ về thành tích hoạt động từ thiện.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 1

Lê Ngọc Tường Vân.

Tốt nghiệp THPT loại ưu, Tường Vân nhận được học bổng toàn phần của 7 trường đại học danh tiếng, như: Harvard, Yale, Stanford… Hiện, cô “đầu quân” cho  Harvard – trường đại học có bề dày lịch sử và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ.

Bùi Hữu Hậu – sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bun-ga-ri

23 tuổi, là sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ Hóa – Luyện kim Sofia (Bun-ga-ri), Bùi Hữu Hậu khiến nhiều người nể phục bởi thành tích học tập xuất sắc. Hậu sang Bun-ga-ri khi nhận học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tuyển thẳng vì kết quả học tập xuất sắc suốt những năm trung học.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 2

Bùi Hữu Hậu.

Ba năm ở “xứ sở hoa hồng”, Hậu tiếp tục mang về nhiều thành tích ấn tượng, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Khoa học Cộng hòa Bun-ga-ri trao danh hiệu “Sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bun-ga-ri”; nhiều lần được biểu dương trong các chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại thủ đô Sofia, Bun-ga-ri. Hậu còn hai lần giành Huy chương bạc Olympic Toán sinh viên tại Bun-ga-ri (năm 2011 và 2012), đạt điểm thi tối đa các môn học và nhận nhiều nguồn học bổng của châu Âu.

Ngô Di Lân – liên tiếp giành các giải thưởng

Ngô Di Lân, 19 tuổi, sinh viên Trường Đại học Maastricht – một trường danh giá của Hà Lan. Lân sinh ra ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp THPT ở Thụy Điển, nam sinh người Việt này giành được học bổng toàn phần vào Trường Đại học Maastricht.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 3

Ngô Di Lân.

Lân đã nhận liên tiếp các giải thưởng: Giải nhất tại Hội thảo mô hình Liên hợp quốc 2013, giải thí sinh xuất sắc nhất tại mô hình Hội nghị thượng đỉnh Đông Á do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức, Á quân giải hùng biện Novice Leiden Open…

Dương Thị Bích Thủy – nhiều trang báo nước Nga nức lời ca ngợi

Dương Thị Bích Thủy, sinh viên Đại học Sư phạm Quốc gia Tula, là một gương mặt nổi bật trong cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nga. Cô gái 22 tuổi này được rất nhiều trang báo của Nga ca ngợi bởi kết quả học tập và các hoạt động ngoại khóa.

Những du học sinh làm rạng danh đất Việt 4

Dương Thị Bích Thủy.

Năm 2012, Thủy giành giải nhất tuyệt đối kỳ thi Olympic Toán do Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula tổ chức. Tháng 6-2013, Thủy tiếp tục làm rạng danh Đại học Sư phạm Quốc gia Tula khi xuất sắc vượt qua đại diện của 406 trường đại học và cao đẳng tại Nga, “rinh” Huy chương bạc cuộc thi Toán quốc tế mở rộng trên internet. Ngoài ra, Bích Thủy còn nhận được giải đặc biệt “Nữ sinh Olympic thông minh” do Viện giám sát chất lượng giáo dục Nga trao tặng.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nhung-du-hoc-sinh-noi-danh-7559/feed/ 0
Nữ sinh Việt danh giải thưởng danh giá của Úc https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-danh-giai-thuong-danh-gia-cua-uc-7532/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-danh-giai-thuong-danh-gia-cua-uc-7532/#comments Mon, 18 Nov 2013 01:18:26 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-danh-giai-thuong-danh-gia-cua-uc-7532 Với thành tích học tập khủng và vốn ngoại ngữ tốt, Thanh Nhã – thủ khoa tốt nghiệp của TP.HCM năm 2010 đã nhận được học bổng toàn phần của Đại học Adelaide, thuộc miền Nam nước Úc. Tính đến thời điểm này, hành trình du học của Thanh Nhã đã kéo dài gần 3 năm.

Nhã cho biết, bản thân mong muốn được tiếp xúc với văn hóa phương Tây và tiếp cận một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, Úc lại là một đất nước khá yên bình và có nhiều điều kiện thuận lợi cho du học sinh. Đây cũng chính là động lực thôi thúc cô bạn khi ấy mới 18 tuổi thực hiện ước mơ trải nghiệm cuộc sống du học nơi xứ người.

Là một người chu đáo, Nhã không bỏ qua khâu tìm hiểu về đất nước qua báo chí, tivi và đặc biệt là từ những người bạn đang học tập tại Úc, cũng như những anh chị du học sinh trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp.

Sang Úc, Nhã ở chung nhà với chú là người Việt nên việc ăn uống xem như tạm ổn. Úc là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc nên người bản xứ cũng đã tiếp xúc nhiều với người dân nước khác, cả du học sinh nên Nhã không gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp.

Thanh Nhã chia sẻ kinh nghiệm về một ứng xử thường gặp hàng ngày là khi bạn gặp người quen trên đường, bạn chào họ rằng “Hi, how are you?” mà họ không trả lời chỉ cười thì bạn đừng nghĩ là họ không thích bạn, vì theo văn hóa của họ câu hỏi đó không trông chờ một câu trả lời – chỉ đơn giản là lời chào thôi.

Thành tích khủng của thủ khoa Tốt nghiệp THPT trên đất Úc

Thanh Nhã (bìa trái) và bạn bè quốc tế tại Úc

Thành tích khủng của thủ khoa Tốt nghiệp THPT trên đất Úc

Ngoài học tập, Nhã (thứ 3 từ trái sang) thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa

Vốn thông minh và nhạy bén, cộng thêm sự chủ động hòa nhập nên chẳng mất nhiều thời gian mà Thanh Nhã thích nghi được với môi trường học tập mới mẻ. Đến nay đã được hơn 2 năm, cô bạn đã “bỏ túi” không ít thành tích đáng nể.

Năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa

Nhận được bổng du học toàn phần nên Nhã không bị áp lực nhiều về vấn đề tài chính. Bản thân cô bạn luôn đánh giá cao các khả năng về lãnh đạo, tình nguyện, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hiện tại, Nhã đang là đại sứ cho CPA Australia tại bang Nam Úc.

Chưa dừng lại ở đó, Nhã còn làm tình nguyện viên tại trung tâm sinh viên quốc tế của ĐH Adelaide và đại sứ cho khoa. Theo cô bạn thì đây đều là những cơ hội rất tốt khi học tại trường. Khi làm những công việc này, Nhã không những được phụ cấp như ăn trưa, miễn phí tiền vé xe buýt, được thưởng một khoản tiền kha khá vào cuối kì mà quan trọng hơn hết là có cơ hội phát triển kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ.

Tháng 10 vừa qua, Thanh Nhã vinh dự nhận được giải thưởng “Highly Commended” for Undergraduate Academic Excellence do Thống đốc bang Nam Úc trao tặng. Đây là giải thưởng giành cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc trong 2 kỳ gần nhất kèm với thành tích nổi bật trong các hoạt động ngoại khóa.

Những thành tích học tập nổi bật cùng sự năng động, nhạy bén của Nhã là minh chứng cụ thể về sự mạnh mẽ, cứng cõi của sinh viên Việt Nam khi du học ở nước ngoài. Bản lĩnh và sự tự tin đã giúp Nhã đạt được những thành tích đáng nể ngày hôm nay.

Về sự định trong tương lai sắp tới, cô bạn cho biết sẽ nỗ lực hoàn thành học kỳ cuối, và cũng đang ấp ủ một kế hoạch với trung tâm sinh viên quốc tế của trường sau khi tốt nghiệp.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-danh-giai-thuong-danh-gia-cua-uc-7532/feed/ 1
Du học sinh Việt làm tổng biên tập báo trường https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506/#respond Tue, 05 Nov 2013 02:29:30 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506 Với thành tích học tập xuất sắc đặc biệt là bộ môn tiếng Anh, Trần Việt Hùng (sinh 1993), cựu học sinh chuyên Anh, trường chuyên Lê Hồng Phong (TP. HCM) đã nhận được 12 sự chấp nhận từ 15 trường đại học Mỹ mà bạn gửi hồ sơ.

XONG  COP Chàng du học sinh răng khểnh làm chủ bút báo trường tại Mỹ

Trong một buổi sinh hoạt cùng Đội Công tác xã hội trường THPT Lê Hồng Phong tháng 8 vừa qua.

Hùng sinh ra tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, lớn lên trong trong gia đình có bố mẹ đều làm bác sỹ. Những năm học cấp 3, cậu chuyển ra sống cùng ông ngoại tại TP. Hồ Chí Minh. Hùng chia sẻ: “Do bố mẹ bận từ nhỏ, nên mình mình sớm học được tính tự lập, có trách nhiệm với bản thân”.

Vì vậy, ngay sau khi bước chân vào giảng đường đại học tại nước Mỹ rộng lớn, chàng trai Việt Nam này đã tham gia nhiều công việc khác nhau như: Quản trị web, chụp ảnh, làm phim, viết bài… Bên cạnh đó, Việt Hùng còn được tham gia làm trợ giảng cho môn học Hoá đại cương, Hoá hữu cơ I, Nhiếp ảnh…

Không những học giỏi, Hùng còn là một chàng trai đa tài. Trước kia, cậu có chơi violin và hiện tại đang gắn bó với cây đàn guitar. Niềm đam mê âm nhạc mang Hùng đến làm những công việc thú vị vào những ngày cuối tuần như chuyên viên âm thanh ánh sáng cho các buổi trình diễn ca nhạc, sân khấu…

Tất cả những công việc này không chỉ mang lại cho Hùng những trải nghiệm thú vị mà còn giúp Hùng tự trang trải được chi phí cá nhân trên đất bạn. Hùng chia sẻ: “Hiện tại thì học bổng đã trang trải hết học phí, còn sinh hoạt phí thì mình đã tự trả được một phần bằng tiền đi làm thêm của mình”.

Tổng biên tập đầu tiên

Vừa bước chân vào ngôi trường Denisoni, Hùng năng động tham gia ngay vào êkíp làm báo của trường với vị trí phóng viên ảnh và dàn trang cho báo Denisonian. Đây là tờ báo phản ánh toàn bộ đời sống của sinh viên trường “Về sinh viên và vì sinh viên”.

Với sự kỹ tính và khắt khe với công việc, những lỗi trình bày của báo đã giảm đi trông thấy từ ngày Hùng tham gia. Do vậy, Hùng đã “ghi điểm” trong mắt ban lãnh đạo báo.

Tháng 12/2012, trong đợt bầu lại lãnh đạo, Hùng được tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Biên tập. Hùng trở thành sinh viên quốc tế đầu tiên được bầu vào vị trí cao nhất của tờ báo trường.

Là một Tổng biên tập, Hùng đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Những ngày đầu tuần, nhóm làm báo sẽ họp nội dung cùng nhà trường và thầy phụ trách. Điều đáng nhớ nhất là những chia sẻ của thầy về đạo đức của người làm báo và những trường hợp xử lý tình huống cụ thể.

Trong suốt một tuần, Hùng sẽ cùng các biên tập viên khác phải bảo đảm tiến độ bài viết khi phát hiện ra vấn đề trong các bài quan trọng. Vào những ngày cuối tuần, Hùng sẽ sửa bài của Phóng viên đợt 1.

XONG  COP Chàng du học sinh răng khểnh làm chủ bút báo trường tại Mỹ

Tại Hội nghị VietAbroader 2013 ngày 20/7.

Làm Tổng biên tập của một trang báo không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, nền văn hóa hai nước cũng khác xa nhau, đối với Hùng không phải là điều khó khăn. Chàng trai này cho rằng đây là sự may mắn. Cậu bạn chia sẻ: “Qua quá trình làm báo ở Mỹ, mình có cảm giác… nhiều khi viết tiếng Việt mình còn không rành mạch được đến thế”.

Lý giải về điều này, Hùng cho biết: “Không phải mình bị “quên tiếng Việt” hay “sính ngoại” như một số người có thể nói. Nhưng bởi vì mình đã dành ra gần hai năm để làm công việc này một cách chuyên sâu nên khả năng viết chuyên môn của mình không gặp khó khăn nhiều như nhiều người nghĩ”.

Đã từng gặp tai nạn nghề nghiệp

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Hùng trong quá trình làm báo đó là những… tai nạn nghề nghiệp. Trong đó, việc đăng tin sai lệch là lỗi lớn nhất.

Hùng kể lại: “Lần tệ hại nhất là rơi vào dịp kiểm tra cuối kỳ. Ai cũng mệt và ít thời gian nên đã sửa sót và bỏ qua một số thông tin nhạy cảm ảnh hưởng tới cuộc bầu cử trong trường. Thông tin này sai sự thật, ảnh hưởng tới danh tiếng của chị Chủ tịch hội sinh viên vừa từ nhiệm. Ngay sau đó nhóm đã phải gửi thư xin lỗi đến chị với tư cách báo và tư cách cá nhân. Đồng thời phải đính chính thông tin với toàn trường. Bản thân Hùng cũng đã gửi thư xin lỗi tới nhiều thầy cô liên quan”.

Hùng chia sẻ: “Ngoài ra thì còn có những tai nạn… vui khác, như sai lỗi chính tả mà biến một từ thành ý nghĩa khác, hay đặt tạm tít cho một bài viết mà cuối cùng lại in luôn một cái tít khác rất.. khó đỡ”.

XONG  COP Chàng du học sinh răng khểnh làm chủ bút báo trường tại Mỹ

Hiện tại, trong kỳ nghỉ hè tại Việt Nam, Hùng đang thực tập với công ty PR hàng đầu Việt Nam là AVC Edelman. Tại đây, Hùng học hỏi được nhiều kĩ năng cũng như cơ hội làm việc thực tế với những dự án tầm cỡ. Chàng trai này cho biết: “Mình đã có cơ hội làm các dự án với các công ty nổi tiếng đối tác của công ty như Nokia, Starbucks; hiện tại mình cùng nhóm cũng đang lên ý tưởng cho sự kiện rất lớn sắp tới của Coca-Cola”.

Sau khi tốt nghiệp, Hùng muốn có kinh nghiệm làm việc tại môi trường quy củ và chuyên nghiệp của Mỹ. Sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, ấp ủ dự định lập một công ty riêng.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-lam-tong-bien-tap-bao-truong-7506/feed/ 0
Nam du học sinh và tài hùng biện https://atlantic.edu.vn/nam-du-hoc-sinh-va-tai-hung-bien-7487/ https://atlantic.edu.vn/nam-du-hoc-sinh-va-tai-hung-bien-7487/#respond Fri, 01 Nov 2013 02:23:38 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=7487 Tốt nghiệp phổ thông, Ngô Di Lân chọn Hà Lan để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học tập, một phần vì lý do tài chính, một phần là vì thành phố Maastricht nơi bạn sinh sống gần như là ở trung tâm của Tây Âu nên đi lại sang các nước xung quanh rất thuận tiện, do vậy việc đi du lịch hay tham gia các cuộc thi tranh luận, hùng biện, hội thảo đều khá dễ dàng.

http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2013/10/lan1310131-74d51.jpg
Ngay từ khi học cấp 3, Di Lân đã rất thích được thuyết trình và hùng biện trước đám đông. Sau đó Lân tham dự nhiều cuộc thi hùng biện và luôn “ẵm” về cho mình những giải thưởng khủng: Thí sinh giỏi ngoại giao nhất “Hanoi Model United Nations 2013”, thí sinh xuất sắc nhất “Model East Asia Summit 2013”, giải Nhì cuộc thi hùng biện “Novice Leiden Open 2013”…
Để chạm tới những thành công ấy, ngoài năng khiếu “giỏi ăn nói” bẩm sinh, chàng sinh viên này phải tự học, thường xuyên nghe các bài diễn văn nổi tiếng, đọc thêm các cuốn sách dạy về hùng biện nhằm tích lũy kinh nghiệm, kiến thức.
Theo Lân, để nói giỏi thì chỉ cần nắm chắc nội dung bài nói của mình và có khả năng tư duy lôgic tốt nhưng để hùng biện giỏi thì còn cần phải chạm được vào trái tim của khán giả. Khi gắn kết được một cách tự nhiên giữa người nói và người nghe thì người nói đôi khi còn trở thành người mang cảm xúc và truyền động lực cho người tiếp nhận.
Lân cho rằng điểm khác biệt mấu chốt giữa việc nói trước đám đông và hùng biện trong một cuộc thi là đám đông không phải lúc nào cũng chăm chú lắng nghe, họ cũng không chấm điểm người nói còn BGK của cuộc thi thì khác.
Họ sẽ soi xét từng câu nói của thí sinh, có thể còn ghi chép lại lời nói để bắt lỗi rồi dựa vào đó đưa ra đánh giá cuối cùng. Bởi vậy, để thành công khi nói trước BGK thì người nói phải lập luận chặt chẽ ở mức tối đa nhất trong khi yếu tố tiên quyết khi nói trước đám đông lại là phải “đánh thẳng” vào cảm xúc của người nghe.

Mỗi du học sinh Việt Nam nên là một nhà ngoại giao văn hoá

Hoạt động ngoại khoá luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn nhưng Lân nhận thức rõ nếu tham gia đồng loạt các CLB một cách dàn trải thì chưa chắc hiệu quả đã cao nên bạn chỉ tập trung vào 2 CLB là Cầu lông và Tranh luận. Môi trường CLB cũng giúp Lân rất nhiều trong việc mở rộng các mối quan hệ và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác.
Cũng từ việc học tập và sinh hoạt trong môi trường sinh viên quốc tế, Lân luôn đau đáu suy nghĩ xem làm cách nào tốt nhất để quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Cuối cùng, Lân thấy rằng mỗi du học sinh Việt Nam ở nước ngoài nên là một nhà ngoại giao văn hoá cho đất nước mình.

http://media6.tiin.vn/media01/50fd0e563d0b9/2013/10/05/4798ef1e-67c1-4cde-a618-ef8b16012758.jpg
Song để bạn bè quốc tế tin tưởng thì mỗi người Việt trước hết phải cố gắng hết sức để xây dựng một hình tượng đẹp về người Việt Nam nói chung và học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng trong mắt họ.
Lân chia sẻ: “Mình luôn nỗ lực hết sức trong mọi việc, đạt thành tích tốt và sau đó nói với bạn bè quốc tế rằng: ”Ở Việt Nam còn nhiều người tài giỏi hơn mình rất nhiều”. Từ đó, các bạn ấy sẽ hình dung được nhân tài của Việt Nam giỏi như thế nào.
Khi có cơ hội, mình cũng tranh thủ quảng bá hình ảnh của Việt Nam, và quan trọng nhất là ”chữa” những nhận thức sai lầm của bạn bè quốc tế về Việt Nam để họ được một cái nhìn cân bằng và đúng đắn về con người và đất nước ta”.
Lân còn có sở thích đi du lịch, không chỉ để giải tỏa căng thẳng, khiến cuộc sống thú vị hơn mà mỗi chuyến đi ấy còn là một lần bạn được đối mặt và trải nghiệm với nhiều điều mới lạ. Cho đến nay, bạn đã đặt chân đến khoảng 20 quốc gia, chủ yếu là các nước châu Âu. Sắp tới, hành trình này sẽ còn được “nối dài” và điểm đến mà Lân mong muốn là các nước châu Á và Bắc Phi.

http://media6.tiin.vn/media01/50fd0e563d0b9/2013/10/05/99e09438-fc60-455b-88cd-167d25e5fc39.jpg
Một năm Lân chỉ về Việt Nam một lần duy nhất vào dịp hè. Trong 1 hoặc 2 tháng đó, bên cạnh việc nghỉ ngơi dưỡng sức, dành thời gian cho bạn bè người thân thì bạn còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá để trau dồi kĩ năng và xây dựng các mối quan hệ xã hội cho mình.
Mục tiêu của Lân sau khi ra trường là sẽ kiếm được học bổng thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên về lĩnh vực an ninh quốc tế ở một trường ĐH danh tiếng ở Mỹ như Yale hay Tufts University.
Với suy nghĩ “dù đi đâu và học gì đi nữa mình đều rất mong cuối cùng có thể trở về và phát triển nước nhà”, Lân hi vọng sau khi hoàn thành sự nghiệp học hành bạn về nước và có cơ hội được làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nam-du-hoc-sinh-va-tai-hung-bien-7487/feed/ 0