Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Những tấm gương sáng https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Nữ sinh Ams nhận học bổng 11 trường đại học Mỹ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-11-truong-dai-hoc-my-7212/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-11-truong-dai-hoc-my-7212/#respond Tue, 30 Jul 2013 08:07:59 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-11-truong-dai-hoc-my-7212 Đàm Ngọc Kim Anh sinh năm 1995 tại Hà Nội. Thành tích đáng kể nhất của Kim Anh cho tới nay là hai giải Nhất quốc gia môn tiếng Anh năm lớp 11 và 12, điểm TOEFL 113/120 và điểm SAT (kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ gồm 3 phần: Toán, đọc hiểu và viết) 2320/2400 được xem là những con số gần như hoàn hảo trong mắt các nhà tuyển sinh nước Mỹ.

Kim Anh - nữ sinh chuyên Ams xinh xắn học cực đỉnh.

Kim Anh – nữ sinh chuyên Ams xinh xắn học cực “đỉnh”.

Không chỉ học giỏi, học đều các môn, Kim Anh còn là Chủ tịch CLB tranh luận bằng tiếng Anh ở trường cấp 3. Đây là CLB dành cho tất cả những học sinh yêu thích môn Tiếng Anh, trao đổi kinh nghiệm học tập và rèn luyện kĩ năng nói.

Ngoài ra, Kim Anh còn là một trong những sáng lập viên của tạp chí E-Times – một kênh cung cấp thông tin về vấn đề du học ở Mỹ tới các bạn học sinh trong trường Hà Nội – Amsterdam, thành viên tích cực của MUN (Model United Nations – diễn đàn cho các bạn trẻ bàn luận và đưa ra giải pháp về các vấn đề mang tính toàn cầu).

Học bổng 100% từ trường ĐH đứng thứ 8 nước Mỹ

Nhờ nỗ lực học tập chăm chỉ, cô bạn lớp chuyên Anh trường Ams đã được nhận vào 11 trường đại học hàng đầu ở Mĩ gồm rất nhiều trường danh tiếng như University of Pennsylvania, Cornell University, Georgetown University, Brandeis University… Trường nào cũng dành những ưu đãi học bổng lớn dành cho Kim Anh.

Trước rất nhiều chọn lựa, Kim Anh phải suy nghĩ rất kỹ mới quyết định sẽ theo học trường University of Pennsylvania, đại học đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng đại học ở Hoa Kỳ, xếp hạng thứ 15 thế giới, cũng là một trong 8 trường Ivy League danh giá.

Ở ngôi trường này, Kim Anh nhận được 100% học bổng, là điều kiện thuận lợi cho việc theo học ở môi trường đắt đỏ nước Mỹ, giúp ích cho kinh tế gia đình. Với University of Pennsylvania, Kim Anh hi vọng có thể theo đuổi lĩnh vực yêu thích của mình là hoá học.

Kim Anh và bạn học trong một hoạt động tại trường Ams.

Kim Anh và bạn học trong một hoạt động tại trường Ams.

Cô bạn chia sẻ: “Có một vài trường thứ hạng cao hơn Penny nhận em nhưng chưa chắc đã phù hợp với khả năng và sở thích của em. Em thích môi trường học tập đa văn hoá, đa chủng tộc của Penny.

Các anh chị khoá trước du học tại Mỹ cũng công nhận rằng sống và học tập cùng những người thông minh, đến từ nhiều nước khác nhau sẽ cho mình nhiều trải nghiệm, được học cả trong và ngoài trường lớp”.

Bí quyết học giỏi, nhận học bổng của Mỹ

Phương pháp học của Kim Anh không phải là “cày cuốc” mà là sắp xếp lịch học, cách học hợp lý. Đối với môn Tiếng Anh, cô bạn thường làm rất nhiều bài tập từ nhiều nguồn sách khác nhau, trau dồi kinh nghiệm… Kim Anh cũng thường tìm đọc bản gốc bằng tiếng Anh của các tác phẩm văn học, so sánh cách dịch để rút ra kinh nghiệm. Ngoài ra, cũng có thể xem phim để có vốn từ tốt hơn, gần gũi với cuộc sống hơn.

“Học như thế, em sẽ làm quen được cách dùng từ, cấu trúc đối thoại của người bản địa để vận dụng ngôn ngữ được tốt hơn”, Kim Anh chia sẻ.

Theo Kim Anh, điểm mạnh ở hồ sơ nộp vào các trường ĐH Mỹ là phải thể hiện được sự đồng nhất và nỗ lực bền bỉ trong các lĩnh vực học tập, ngoại khóa; đồng thời thể hiện sự thật về bản thân mình chứ không phải lái mình theo hướng trường thích để có thể được nhận.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-11-truong-dai-hoc-my-7212/feed/ 0
Nữ Amser tỏa sáng trên đất Nhật https://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136/ https://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136/#respond Thu, 27 Jun 2013 02:00:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136 Là một sinh viên năm 3, trường ĐH Ritsumeikan Asia Pacific- Nhật Bản,đoạt giải hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh năm 2013, và hiện đang làm tổng điều hành của chương trình Tuần Việt Nam năm 2013 – đó là một số nét phác họa về chân dung của Nguyễn Phương Anh.

Phương Anh luôn năng động với vẻ ngoài tràn trề tự tin và xinh đẹp

Nguyễn Phương Anh được biết tới nhiều hơn trên các phương tiện thông tin truyền thông khi đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh năm 2013. Chia sẻ về cuộc thi này, Phương Anh tâm sự, đó cũng là một cuộc thi mà bạn bè đã rủ cô tham gia “cho vui”.

Nhưng ngoài yếu tố “cho vui” ra, bản năng luôn muốn chinh phục những khó khăn và thử thách khiến cô bạn có động lực tham gia cuộc thi này. Nhận xét về vẻ đẹp của Phương Anh, rất nhiều người nhận ra ở cô những nét điển hình của một cô gái Hà Nội chính gốc: lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, dịu dàng, nét thanh tú trên khuôn mặt…

Sinh ra và lớn lên cùng những con phố cổ, tuổi thơ của Phương Anh là những lời răn dạy của bà, của mẹ. Tuổi thơ của cô còn gắn liền với những tiếng rao đêm, những gánh tào phớ thơm hương hoa nhài, những vỉa hè Hà Nội đầy hoa sấu rụng.

Phương Anh luôn năng động với vẻ ngoài tràn trề tự tin và xinh đẹp

Tất cả những ấn tượng ấy ảnh hưởng rất nhiều đến Phương Anh, đến những bức ảnh cô chụp và cả những dòng cô viết. Là một cựu học sinh chuyên Văn, Phương Anh cũng có những dòng tản mạn được rất nhiều người chia sẻ và yêu thích trên mạng xã hội.

Những dòng viết của cô còn được đưa vào tập tuyển chọn blog Hẹn anh ở Hà Nội, một trong những cuốn sách best seller được ưa thích dành cho những người yêu Hà Nội và đang xa xứ.

Có lẽ, nét đẹp của sự thông minh cũng chính là một điểm cộng của cô bạn này.

Thủ lĩnh của “Tuần Việt Nam ” tại Nhật Bản

Là tổng điều hành của chương trình “Tuần Việt Nam” tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào khoảng cuối tháng 6 này, gần đầy, Phương Anh năng đi về giữa hai nước. Tuần Việt Nam là hoạt động truyền thống của giới du học sinh Việt Nam tại Nhật, góp phần giới thiệu những nét đẹp của văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Là “sếp” của một ban tổ chức với gần 200 người, những ngày này, Phương Anh xoay như con thoi trong mớ công việc của mình. Có đi theo cùng cô bạn trong những công việc cần chuẩn bị cho tuần lễ Việt Nam lần này, mới thấy gánh nặng công việc và áp lực đặt trên vai Phương Anh lớn đến mức nào.

Về Việt Nam hai đợt gần đây, tất cả những công việc cô bạn phải làm là liên hệ, ký kết, làm việc với rất nhiều nhà tài trợ, liên hệ thuê phục trang sân khấu để chuyển qua Nhật, đồng thời cũng bao sân luôn cả khâu in ấn, thương lượng và “làm giá” để sử dụng dịch vụ sao cho thật hợp lý.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136/feed/ 0
Nữ sinh Ê Đê nhận học bổng du học Cuba https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552/#respond Sat, 02 Mar 2013 03:01:33 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552 Sinh năm 1987, ở nơi miền đất đỏ cao nguyên của huyện EaH’Leo, tỉnh Đăk Lăk, dù gia cảnh khó khăn nhưng nữ sinh H’Linh H’Mok của Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Long liên tục dẫn đầu lớp về thành tích học tập.

Nữ sinh người dân tộc Ê đê H'Linh H'Mok, niềm tự hào của buôn làng 

Nữ sinh người dân tộc Ê đê H’Linh H’Mok – niềm tự hào của buôn làng.

“Siêu” săn học bổng

Với lợi thế tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh tốt, nữ sinh H’Linh H’Mok biết cách kiếm bội tiền trong những chuyến về thăm quê bằng nghề làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách nước ngoài. Ngày đầu năm mới, cô nữ sinh người dân tộc Ê Đê này đã “bật mí” về bí kíp săn học bổng và kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

Sinh năm 1987, ở nơi miền đất đỏ cao nguyên của huyện EaH’Leo, tỉnh Đăk Lăk, dù gia cảnh khó khăn nhưng nữ sinh H’Linh H’Mok của Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Long liên tục dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Vì đam mê môn vật lý và nghề giảng dạy nên năm 2005, Linh đã thi đậu vào ngành Sư phạm Vật lý của Trường ĐH Tây Nguyên. Năm đầu của chương trình đại học, Linh đạt được thành tích cao trong học tập và năm 2006 em được vinh dự nhận bằng khen cấp tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động công tác đoàn năm học 2005 – 2006. Kết thúc năm nhất, Linh nhận được học bổng toàn phần cử nhân ngành vật lý của Trường ĐH Tổng hợp La Habana, Cu Ba.

“Có người hỏi tại sao con gái mà học Vật lý và ở Cu Ba, ai nghe đến ngành này cũng sợ vì ngành này rất khó nhưng em thích vật lý và toán nên càng học càng thấy thú vị, đặc biệt là nghiên cứu lại càng thú vị hơn nữa”, H’Linh chia sẻ.

Khi sang nước bạn, H’Linh có 8 tháng để học ngoại ngữ. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị đồng hương khóa trước, H’Linh đã hòa nhập nhanh với cuộc sống nơi đây.

Mặc dù đất nước bạn còn gặp nhiều khó khăn nhưng với H’Linh, người dân Cu Ba thật tuyệt vời. Linh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô, bạn bè và các gia đình người Cu Ba cả về học tập lẫn cuộc sống. Ngoài việc học tập, Linh còn tham gia nhiều event khoa học, tham gia viết báo để gởi đăng các tạp chí khoa học…

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp ở Cu Ba, H’Linh lại nhận được học bổng toàn phần của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Mehico (CONACYT) để tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học của Ensenada, Baja California (CICESE).

Kiếm bội tiền nhờ làm hướng dẫn du lịch

Ngày khăn gói ra nước ngoài học tập, H’Linh nghĩ chắc phải 5 – 6 năm mới có điều kiện về thăm nhà vì chi phí cho một chuyến bay từ đất nước cách nửa vòng trái đất về Việt Nam rất đắt đỏ. Gia cảnh khó khăn, lại phụ thuộc hoàn toàn kinh phí học bổng tài trợ nên những ngày đầu, H’Linh “cắn răng” để quên đi nỗi nhớ nhà.

“Nhiều lần em nghe tin mẹ ốm mà lo lắng không yên, đã bao lần em ngủ mơ hay nhớ đến bố mà khóc. Bố em mất thì hơn một tháng sau em nhận được giấy báo du học. Giá như lúc ấy bố vẫn còn sống chắc sẽ hạnh phúc lắm”, H’Linh bồi hồi về quá khứ và chia sẻ.

Nữ sinh người dân tộc Ê đê H'Linh H'Mok, niềm tự hào của buôn làng 

H’Linh ( mặc áo đỏ ) cùng các sinh viên nước ngoài đang khai tiệc sinh nhật tại gia đình chủ nhà người Cu Ba.

May mắn thay, nơi nước bạn, H’Linh luôn được những anh chị đồng hương và người xứ bản địa yêu thương, chia sẻ. Sau 3 năm xa nhà, H’Linh đã biết cách kiếm tiền về thăm gia đình nhờ vốn ngoại ngữ của mình. Linh giỏi tiếng Tây Ban Nha trong khi rất ít hướng dẫn viên người Việt Nam biết ngôn ngữ này, vì vậy mảng du khách đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha ở Việt Nam là một thị trường rộng lớn. H’Linh trở thành hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ nhưng được nhiều công ty du lịch săn đón với số tiền lương… khủng. Thế là, mỗi dịp hè, H’Linh lại bay về Việt Nam vừa để thăm gia đình vừa làm hướng dẫn viên du lịch. H’Linh được các công ty du lịch “săn đón” vì cô nói tiếng Tây Ban Nha tốt trong khi rất ít hướng dẫn viên biết ngôn ngữ này. Khách du lịch đến Việt Nam không những chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà ngoài ra họ còn muốn hiểu biết thêm vế lịch sử, văn hóa, món ăn Việt Nam… chính vì thế mà lúc nào H’Linh cũng nhiệt tình giải thích cũng như giúp đỡ khách để khách có một chuyến đi đáng nhớ và không quên lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam khi họ trở về nước.

Cô gái người dân tộc giàu nghị lực này luôn mong muốn quay về phát triển buôn làng

Cô gái người dân tộc giàu nghị lực này luôn mong muốn quay về phát triển buôn làng.

Một tháng hè ở Việt Nam, Linh chỉ có vài ngày ghé thăm nhà ở Đăk Lăk, còn lại, Linh đưa du khách đi thăm quan Hội An, Huế… Thu nhập trong tháng hè của H’Linh vì thế cũng ngót nghét 100 triệu đồng. H’Linh dành hơn phân nửa số tiền này trang trải chi phí vé máy bay, còn lại cũng bỏ túi “rủng rỉnh” để lo cho cuộc sống cá nhân…

“Em thấy làm hướng dẫn viên du lịch cũng rất thú vị. Em rất thích công việc này vì ngoài được thực hành ngoài ngữ ra em còn được đi du lịch miễn phí rất nhiều nơi”, H’Linh tâm sự.

Trước khi chia tay lên đường sang Mehico tiếp tục chương trình học bổng, cô gái người dân tộc Ê đê này cho biết sẽ phấn đấu hoàn thành một cách tốt nhất chương trình thạc sĩ để tiếp tục học lên chương trình tiến sĩ.

H’Linh cho biết, cô luôn nghĩ và mong mỏi một ngày không xa lại trở về Việt Nam để được cống hiến, để có thể làm gì đó giúp đỡ các em nhỏ đăc biệt là các em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học giỏi.

“Em chưa có sự hình dung rõ rệt về việc mình cần phải làm để có thể đóng góp cho sự phát triển của ngưới dân tộc  Ê đê nhưng em sẽ luôn tìm kiếm cơ hội để có thể giúp đỡ người đồng bào mình” – H’Linh chia sẻ.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552/feed/ 0
Học sinh Việt được vinh danh ở Úc https://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549/ https://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549/#respond Sat, 02 Mar 2013 03:00:09 +0000 http://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549 Bùi Trung Hiếu và Trần Đặng Đình Áng vinh dự được nhận bằng khen từ Toàn quyền bang New South Wales, Australia, cùng phần thưởng trị giá 1.000 AUD/em, vì những thành tích nổi trội.

Hai học sinh Việt Nam tiêu biểu và bà Toàn quyền (giữa). Ảnh: Võ Giang(Vietnam+)

Hai học sinh Việt Nam tiêu biểu và bà Toàn quyền (giữa). Ảnh: Võ Giang (Vietnam+).

Chiều 28-2, Lễ trao phần thưởng cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc trong học tập đã diễn ra tại Tòa nhà chính quyền bang New South Wales, Australia.

Trong số các sinh viên Việt Nam xuất sắc tới tham dự, hai em Bùi Trung Hiếu và Trần Đặng Đình Áng vinh dự được nhận bằng khen từ Toàn quyền bang cùng phần thưởng trị giá 1.000 AUD/em cho những thành tích nổi trội.

Năm 2012, sinh viên quốc tế tại các trường ở New South Wales đạt những thành tích nổi bật trong các kỳ thi ở bậc trung học.

Ba sinh viên quốc tế được ghi danh “xuất sắc nhất” với điểm số các bài thi đạt trung bình từ 90 trở lên, trong đó hai người là sinh viên Việt Nam, người còn lại là sinh viên Trung Quốc.

Bày tỏ cảm xúc khi vừa được nhận bằng khen về thành tích học tập xuất sắc, vừa được vinh danh vì có những đóng góp tích cực cho hoạt động chung của trường, Bùi Trung Hiếu, học sinh Trường trung học Macquerie, cho biết, em rất vui vì đã bố trí được thời gian hợp lý để vừa đảm bảo việc học vừa làm tốt công tác nhân đạo ở trường. Điều đó giúp em trưởng thành hơn nhiều và có mối quan hệ rộng.

Xuất sắc trong thành tích học tập ở năm cuối cấp, Trần Đặng Đình Áng, học sinh Trường Sydney Secondary College Blackwattle Bay Campus bày tỏ niềm vui khi được nhận phần thưởng, đồng thời nhắn nhủ các bạn đồng trang lứa rằng, hãy chọn mục tiêu cho tương lai của mình và hãy cố gắng để đạt được mục tiêu đó.

Trần Đặng Đình Áng cho biết, em sẽ theo học khoa Y tại trường Đại học New South Wales.

Lễ trao phần thưởng cho sinh viên quốc tế là dịp để chính quyền bang New South Wales ghi nhận những thành tích và đóng góp của sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường trong bang.

Sinh viên quốc tế đóng góp cho các trường ở New South Wales bằng rất nhiều cách, như hỗ trợ lẫn nhau, người cũ dìu dắt người mới, thể hiện vai trò lãnh đạo, tham gia gây quỹ, từ thiện, góp sức trong các hoạt động cộng đồng cũng như các hoạt động của trường…

]]>
https://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549/feed/ 0