Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương » Tấm gương du học https://atlantic.edu.vn Tue, 30 Jan 2024 10:20:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Cuộc sống du học sinh tại Nhật – đây chính là điều giúp tôi cân bằng https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-sinh-tai-nhat-day-chinh-la-dieu-giup-toi-can-bang-2-10139/ https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-sinh-tai-nhat-day-chinh-la-dieu-giup-toi-can-bang-2-10139/#respond Mon, 20 Feb 2017 03:34:28 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=10139 “Nhiều bạn mong muốn du học Nhật nhưng lại không xác định được ngành nghề yêu thích. Nhiều bạn cũng như tôi ban đầu lao vào nộp hồ sơ học bổng ở nhiều trường Nhật và nuốt nước mắt khi các trường từ chối do chưa đạt N2 hoặc học lực không đáp ứng. Sau nhiều cân nhắc, vừa muốn có một môi trường học tập thực sự, vừa muốn dễ dàng di chuyển đến các đô thị lớn và cân bằng được mục tiêu học tập và duy trì cuộc sống và tìm hiểu tốt nhất ngành nghề mình sẽ đi, tôi đã đạt được điều đó”.

Dưới đây là video chia sẻ về cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản, các bạn cùng theo dõi nhé:

]]>
https://atlantic.edu.vn/cuoc-song-du-hoc-sinh-tai-nhat-day-chinh-la-dieu-giup-toi-can-bang-2-10139/feed/ 0
Nữ sinh Việt tại Pháp với thành tích học đáng nể https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-tai-phap-voi-thanh-tich-hoc-dang-ne-7281/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-tai-phap-voi-thanh-tich-hoc-dang-ne-7281/#respond Wed, 28 Aug 2013 02:01:56 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-tai-phap-voi-thanh-tich-hoc-dang-ne-7281 Không ít những bạn trẻ, những du học sinh Việt Nam đã làm cho bạn bè khắp nơi trên thế giới nể phục về thành tích học tập của mình. Các bạn không chỉ học giỏi mà còn rất năng động trong các hoạt động trường lớp, xã hội ở nước sở tại. Dưới đây là một tấm gương sáng như thế.

Hà Thu (trái) chụp ảnh trên một con phố ở Praha

Tốt nghiệp Đại học KTQD loại giỏi với điểm tổng kết cao “chót vót” 8,88; sang Pháp học Master theo học bổng Excellence năm 2011, cô bạn Nguyễn Hà Thu tiếp tục thành tích học tập xuất sắc khi nhận học bổng Tiến sĩ của chính phủ Pháp từ tháng 11 này. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Hà Thu về việc học tập cũng như cuộc sống của bạn ở Pháp nhé.

Chào Hà Thu, chúc mừng bạn về những thành tích xuất sắc trong học tập. Bạn có thể chia sẻ về con đường bạn đến với nước Pháp như thế nào không?

Mình bắt đầu giấc mơ đến Pháp học tập từ cuối những năm học cấp 3. Ban đầu mình thích học tiếng Pháp chỉ vì tiếng Pháp… nghe rất hay. Rồi ước mơ đó theo mình những năm tiếp theo trên giảng đường đại học. Mình theo học chương trình của hệ Đại học Pháp ngữ, với tiếng Pháp là ngoại ngữ chính, ngoài ra mình cũng được học 1 số môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp.

Năm cuối đại học, mình nhận được học bổng để theo học chương trình Cao học về Tài chính tại Đại học Paris IX Dauphine. Sau khi hoàn thành chương trình học đó, mình tiếp tục theo học một chương trình khác thiên về kinh tế lượng và ứng dụng trong nghiên cứu kinh tế tại trường Paris X Nanterre.

Không ít bạn trẻ Việt Nam đã gặp phải những “cú sốc” khi chuyển tới học tập và sinh sống ở một đất nước xa lạ. Với bản thân Thu, khó khăn của bạn là gì khi bắt đầu hành trình du học?

Cũng giống như nhiều bạn du học sinh khác, mình cũng gặp khá nhiều khó khăn trong những tháng đầu tiên tại Pháp. Tuy nhiên, nhờ có học bổng nên mình có thể hoàn toàn tập trung cho việc học mà không phải đi làm thêm. Khó khăn của mình lúc đó chủ yếu là ở việc học. Cá nhân mình thấy 4 năm đại học ở Việt Nam thật sự rất khác so với 4 năm đại học ở Pháp.

Hà Thu (trái) chụp ảnh trên một con phố ở Praha

Vì thế, khi mình theo học trực tiếp chương trình cao học năm cuối ở Pháp, có rất nhiều kiến thức mình chưa từng được học, trong khi các bạn cùng lớp hiểu bài rất tốt vì chương trình học của họ có tính liên kết từ năm đầu tiên cho đến năm cuối cùng. Ngoài ra, tất nhiên khi bước vào một môi trường mới, rào cản ngôn ngữ và sự bỡ ngỡ về văn hóa cũng là một trong những khó khăn mà mình phải vượt qua.

Bạn nhận thấy môi trường học tập ở Pháp thế nào? Có điểm gì tích cực hoặc khác biệt so với môi trường học ở trong nước?

Theo mình, nước Pháp là một sự lựa chọn rất tốt để theo đuổi con đường học tập và nghiên cứu. Chương trình học ở Pháp cho chúng ta một sự cân bằng giữa lý thuyết và thực tế. Khi học tập tại Pháp, thầy cô dạy học với tính chất định hướng và hỗ trợ, do đó sinh viên sẽ có cơ hội làm việc và tự nghiên cứu nhiều hơn, đồng thời sẽ phát triển được nhiều hơn 1 số kỹ năng như thuyết trình, làm việc theo nhóm, …

Ngoài các giờ học và thực hành ở trường, các kỳ thực tập từ 3-6 tháng, thậm chí 1 năm trong các doanh nghiệp nước ngoài cũng thật sự rất đáng để trải nghiệm. Các doanh nghiệp ở Pháp đòi hỏi cao ở sinh viên thực tập, họ giao cho sinh viên làm những dự án và công việc quan trọng và đòi hỏi tính trách nhiệm cao. Vì thế, sinh viên thực tập cũng trả lương xứng đáng với công sức của mình bỏ ra. Theo mình, đó cũng là một lợi thế nữa của việc theo học đại học ở Pháp.

Hãy chia sẻ kinh nghiệm để có thể đạt kết quả học tập tốt như Thu?

Thực ra mình không biết thế nào gọi là kinh nghiệm với bí quyết nữa. Mình chỉ đơn giản cố gắng cân bằng việc học và việc chơi để đầu óc luôn được thoải mái. Nhờ đó, việc học đạt hiệu quả tốt hơn (thật ra mình khá ham chơi). Tuy nhiên, khi học, mình cố gắng tập trung để hiểu bài, nếu không hiểu thì mình không bỏ qua mà cố gắng đến khi hiểu được thì thôi. Mình có thể hỏi thầy cô hoặc bạn bè, đôi khi mình tự tìm thấy lời giải đáp sau khi tham khảo sách trên thư viện. Khi hiểu bài thật kỹ thì mình nghĩ khi đi thi sẽ làm bài một cách tốt nhất có thể.

Một ngày của Thu như thế nào? Bạn thường làm gì trong lúc rảnh rỗi?

Hiện tại mình đang trong thời gian thực tập. Một ngày làm việc của mình thường kéo dài từ 9h đến 18h30. Đối với mình, dù đi học hay đi làm, mình cũng học được rất nhiều điều: những kiến thức lý thuyết và thực tế được bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau, đồng thời mình cũng học được nhiều kỹ năng mềm trong giao tiếp và làm việc.

Hà Thu (trái) chụp ảnh trên một con phố ở Praha

Hà Thu chụp ảnh trong một bảo tàng tượng sáp ở Amsterdam (Hà Lan)

Sau thời gian đi làm và đến trường, để thư giãn, mình thường gặp gỡ bạn bè, cùng nhau đi ăn hoặc lang thang chụp ảnh Paris . Ngoài ra, mình và các bạn rất thích đạp xe vào rừng mỗi khi rảnh rỗi. Khu rừng Vincennes gần nhà mình mùa nào cũng đẹp và chưa bao giờ ngừng hấp dẫn. Vào những đợt nghỉ dài bọn mình thường sắp xếp để đi du lịch cùng nhau.

Dự định của Thu sau khi kết thúc khóa học? Bạn có trở về nước để lập nghiệp?

Kế hoạch ngắn hạn của mình trong những năm tiếp theo là học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm. Kế hoạch dài hạn của mình là trở về Việt Nam sau khi tìm được công việc phù hợp mà mình yêu thích.

Lời khuyên của Thu dành cho các bạn trẻ đang có ý định du học Pháp?

Mình nghĩ để hiện thực hóa ý định du học Pháp, trước hết nên chuẩn bị một vốn ngoại ngữ vững vàng để có thể đảm bảo tốt việc học tập. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn và một chút hiểu biết văn hóa về nơi mình đến cũng rất cần thiết cho việc hòa nhập với cuộc sống và học tập ở Pháp. Với một sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng, mình nghĩ rằng các bạn sẽ sẵn sàng để bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới tại đất nước Pháp xinh đẹp.

Cảm ơn Thu về cuộc phỏng vấn và chúc Thu sẽ đạt nhiều thành công hơn nữa trong tương lai!

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-viet-tai-phap-voi-thanh-tich-hoc-dang-ne-7281/feed/ 0
Nữ sinh Việt và học bổng của 7 trường ĐH Mỹ https://atlantic.edu.vn/hs-viet-nhan-hb-7-truong-dh-my-7276/ https://atlantic.edu.vn/hs-viet-nhan-hb-7-truong-dh-my-7276/#respond Mon, 26 Aug 2013 01:24:49 +0000 http://atlantic.edu.vn/hs-viet-nhan-hb-7-truong-dh-my-7276 Đi du học ngay từ khi học hết lớp 6, Tường Vân cô bé học sinh người Huế ngày nào giờ đã trưởng thành và đang theo học ở đại học Harvard – một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới.

Tường Vân (

Tường Vân ( giữa ) cùng bạn bè trong lễ tốt nghiệp cấp 3.

Em Lê Ngọc Tường Vân, quê ở TP Huế (hiện vừa kết thúc khóa học cấp 3 tại trường Stanton College prepo Jacksonville Florida, thành phố Florida, Mỹ) được 7 trường đại học (ĐH) danh tiếng thế giới mời về học và lo những suất học bổng toàn phần suốt 4 năm học: ĐH Harvard, Princeton, Yale, Stanford, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley. Đứng trước rất nhiều lựa chọn nhưng cuối cùng Tường Vân đã quyết định chọn Harvard, nơi sẽ đồng hành cùng cô trong những ngày tháng học tập sắp tới.

Chọn ĐH Harvard, từ chối 6 trường

Ít ai biết rằng, liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ vì những thành tích học tập xuất sắc của mình.

Sinh ra trong một gia đình truyền thống kinh doanh, bố là ông Lê Văn Minh Đức (SN 1965), mẹ là Trần Thị Chinh Chiến (SN 1968) – là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Thừa Thiên – Huế. Tường Vân mong muốn có một ngày được đặt chân đến một đất nước văn minh hiện đại trên thế giới để học tập. Thấy con cứ nằng nặc đòi theo anh trai Lê Văn Minh Trí (SN 1991) đi du học, học xong lớp 6 tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP Huế), bố mẹ đồng ý cho Tường Vân đi theo anh sang Mỹ du học. Vậy là vào năm 2007, hai anh em sang Mỹ du học và ở với dì.

Tường Vân chia sẻ: “Thời gian đầu em gặp hơi nhiều khó khăn. Tiếng Anh còn kém, văn hóa và cách sống còn nhiều lạ lẫm. Khi mới qua, ngày nào về nhà em cũng phải cầm Kim từ điển tra từng từ một để đọc sách giáo khoa và làm bài về nhà. Nhưng dần dần quen, khoảng 3 tháng sau em bắt đầu tiếp thu được thầy cô dạy gì trong lớp. Nhờ những khó khăn ban đầu này mà em siêng học hành và cố gắng phấn đấu học tập. Cuối năm đầu tiên, em được trường tặng giải “Học sinh toàn diện nhất” trong trường. Em rất vui vì những cố gắng của mình đã gặt hái được một chút thành công”.

Suốt 6 năm trời ở Mỹ là một học sinh xuất sắc toàn diện, nhưng khi được hỏi duyên đến với Harvard, cô bé vẫn khẳng định em đến Harvard là một may mắn. “Trước đây khi chọn nộp đơn vào đại học, em không nghĩ là mình sẽ được vào Harvard. Nhưng em thử nộp đơn để xem khả năng của mình như thế nào.

Lễ tốt nghiệp của Tường Vân được truyền hình trực tiếp.

Lễ tốt nghiệp của Tường Vân được truyền hình trực tiếp.

Sau đợt tham quan 2 trường về, em thích môi trường năng động và tấp nập tại Boston hơn nên em quyết định chọn Harvard. Em rất thích Boston, vì thành phố này gợi nhớ cho em rất nhiều điều về quê hương mình, có rất nhiều các cơ hội khác nhau để tìm việc và đi làm hoạt động xã hội. Boston khá giống Huế, có nhiều quán ăn Việt rất ngon” – Tường Vân chia sẻ.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc các môn tự nhiên, Tường Vân còn học rất giỏi các môn xã hội, đặc biệt là môn văn. Thế là Vân thường xuyên đăng ký đi thi viết các bài văn thảo luận về một vấn đề thực tế nào đó trong xã hội. Trong các cuộc thi này, Vân đã giành được rất nhiều giải nhất ở khu vực và trong nước, bao gồm Americanism Essay Contest, Mayor Brown essay contest, và Students Who Care Essay contest, thắng được nhiều máy tính Macbook khác nhau. Với thành tích “hoành tráng” như thế, rất nhiều bạn bè trêu chọc Vân là nên mở cửa hàng bán máy Macbook để… lấy tiền.

Ngoài môn văn, Tường Vân cũng rất hay đi thi toán trong vùng và trong bang. Khi ở trường thiếu thầy cô dạy toán, Tường Vân tình nguyện dạy bồi dưỡng cho một số đội tuyển thi toán trong trường luôn. Trong những năm vừa qua, Tường Vân hay được giải nhì, ba, tư trong các cuộc thi toán đồng đội, và Vân cũng được một số huân chương top 10 trong một số kỳ thi này. Ngoài ra, Tường Vân cũng được nhận giải nhì trong kỳ thi xem ai nhớ nhiều số pi nhất và kỳ thi chứng minh các công thức toán.

Ở bên Mỹ, vào các năm cấp 3, các bạn học sinh có thể được chọn trình độ của các lớp học, trong đó có một số chương trình nâng cao như AP (Advanced Placement – Xếp lớp nâng cao) và IB (International Baccalaureate – Bằng tú tài quốc tế). Cô gái bé nhỏ ấy cũng muốn thử thách bản thân nên đã chọn khá nhiều lớp AP và IB. Trong các kỳ thi cuối năm, vì đạt được số điểm tối đa trong các môn AP, nên Vân được nhận bảng danh dự “National AP Scholar” của nước Mỹ và được một số bằng khen khác ở trong trường. Trong kỳ thi PSAT, Vân được điểm cao nên nhận học bổng “National Merit Scholar” danh dự của nước Mỹ.

Giấy xác nhận nhập học của Trường ĐH Harvard.

Giấy xác nhận nhập học của Trường ĐH Harvard.

Ngoài các giải học tập ra, Vân say mê làm công việc xã hội và tình nguyện. Thông qua các hoạt động này, Vân đã học được rất nhiều về cuộc sống xung quanh mình và khả năng lãnh đạo, marketing, thiết kế…

Tường Vân cho biết: “Em tình nguyện và lãnh đạo nhiều dự án từ thiện khác nhau trong khu vực và được tặng một số giải thưởng vì thành tích hoạt động xã hội của mình. Em được nhận một huân chương từ Tổng thống Obama, được công nhận là học sinh của năm của Exchange Club, được tuyên dương là một trong những tình nguyện viên ưu tú của tổ chức HandsOn Jacksonville, và được một số học bổng khác nhau vì các hoạt động này. Trong đó có học bổng 10.000USD từ Nordstrom, 2.000USD từ tổ chức Discus Award, và 1.000USD từ tổ chức Asian American Alliance” .

Thường xuyên lướt web và tìm trên Google để biết thêm nhiều học bổng khác nhau để nộp đơn, và nhờ các hoạt động và thành tích học tập, Tường Vân được một học bổng khá lớn từ Questbridge để trả hết chi phí học hành trong 4 năm đại học.

Bí quyết săn học bổng của Tường Vân

Trong suốt 6 năm học, từ lớp 7 – 12, năm nào Tường Vân cũng nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ, và Thống đốc bang Florida. Ấn tượng nhất, Tường Vân đã đạt được số điểm thi khá cao trong kỳ thi SAT (2.310/2.400) và TOEFL (118/120) – đây là các lớp có chương trình tương đương với đại học. Cô tân sinh viên Tường Vân đạt thành tích cao nhất khi các lớp học ở cấp 3 đều đạt 3.93/4.0.

So với các bạn Việt Nam, Tường Vân luôn khiêm tốn cho rằng mình không bằng các bạn, nhưng những thành tích mà Vân đạt được khiến nhiều bạn phải thán phục. Vân chia sẻ bí quyết học giỏi: “Trong lớp, em thường cố gắng ngồi nghe thầy cô giảng. Nếu có thắc mắc gì thì hỏi thầy cô liền để thầy cô trả lời. Còn về nhà thì siêng năng làm bài tập về nhà. Mỗi lần trước khi thi hoặc kiểm tra thì em đọc lại sách để ôn lại kiến thức cũ.

Ngoài đọc sách, em nghĩ một phần lớn kiến thức của em có được đều đến từ các hoạt động ngoài trường. Khi đi dạy kèm cho các bạn cùng tuổi hoặc là nhỏ hơn, em cũng ôn lại được các kiến thức đã học và học thêm một số kiến thức mới. Khi dạy toán bồi dưỡng em cũng trau dồi được nhiều kiến thức giải toán mới”.

Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện đã giúp Vân ứng dụng các kiến thức của mình vào xã hội và nhớ các kiến thức học trong lớp lâu hơn khi thấy được các điều đó trong cuộc sống thật.

Cô chia sẻ về tương lai sắp đến của mình: “Trước mắt, em quyết định học về kinh tế và tài chính tại trường Harvard. Hy vọng là trong thời gian tới em sẽ có cơ hội được về Việt Nam để nghiên cứu thị trường và kinh tế ở Việt Nam.

Hiện tại, em cũng chưa xác định cụ thể mình sẽ theo nghề nghiệp nào trong tương lai, nhưng trước mắt em cố gắng học thật tốt, có cơ hội đi tới các nước khác nhau được giao lưu, học hỏi với nhiều bạn bè thế giới. Cho dù em chọn nghề nào đi nữa, mục tiêu của em trong tương lai sau này cũng sẽ là thành lập được một tổ chức từ thiện giúp đỡ các người nghèo khổ ở Việt Nam và các nước khác nhau”.

Ở nhà, cô học sinh Tường Vân được ba mẹ xem là “điếc không sợ súng” và Vân nghĩ là đó cũng là một trong những điều đã giúp em dạt được các thành công như ngày hôm nay. Cô gái nhỏ không quên nhắn nhủ với các bạn rằng: “Điều gì cũng có thể đạt được, nếu các bạn lạc quan và quyết tâm thực hiện các mục tiêu mình đã đề ra.

Việc đơn giản nhất là bắt đầu mỗi ngày với một danh sách liệt kê một số mục tiêu nhỏ của bạn trong ngày và hãy cố gắng hoàn thành các mục tiêu nhỏ này. Những điều này, trong thời gian dài, sẽ đem đến cho các bạn nhiều thành công trong cuộc sống và nhiều điều bất ngờ thú vị”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/hs-viet-nhan-hb-7-truong-dh-my-7276/feed/ 0
Nữ sinh giành học bổng toàn phần ĐH Cambridge https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-gianh-hoc-bong-dh-cambridge-7223/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-gianh-hoc-bong-dh-cambridge-7223/#respond Mon, 05 Aug 2013 02:25:52 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-gianh-hoc-bong-dh-cambridge-7223 Khác với nhiều bạn trẻ, Trang đã có niềm đam mê nghiên cứu và bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã ở Việt Nam cũng như trên thế giới từ những ngày học cấp 2. Bảy năm sau, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực, đặc biệt là khi Trang tham gia vào khóa học thạc sĩ ở Anh khi mới 21 tuổi.

Trang trong lễ tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Oxford Brookes

Với tình yêu, lòng đam mê nghiên cứu và bảo vệ động vật hoang dã từ rất nhỏ, cô nữ sinh 23 tuổi Nguyễn Thị Thu Trang vừa vinh dự nhận học bổng toàn phần của trường đại học danh tiếng Cambridge, Anh quốc.

Luận văn dự án của cô bạn này đã được tài trợ bởi những tổ chức bảo tồn linh trưởng khác nhau trên thế giới, giúp cô đến được với vùng đất hoang sơ ở Châu Phi: Madagascar để nghiên cứu về loài vượn cáo (lemur) trong vòng 3 tháng trời. Sau nghiên cứu này, Trang trở thành nhà bảo tồn linh trưởng trẻ nhất của Việt Nam từng nghiên cứu ở Madagascar, và cô bạn này đã có bài báo cáo được đăng trên các tạp chí khoa học thế giới để công bố về kết quả nghiên cứu của mình.

Và giờ đây, cũng vẫn với niềm say mê nghiên cứu, bảo tồn và bảo vệ các loài động vật hoang dã, Trang lại một lần nữa khiến nhiều bạn trẻ cùng lứa tuổi phải ngạc nhiên và thán phục. Cô trở thành nghiên cứu sinh tại trường Đại học Cambridge – một trong những trường đại học hàng đầu ở Anh Quốc cũng như trên thế giới, với học bổng toàn phần, và tiếp tục tham gia nghiên cứu về lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã.

Trang trong chuyến nghiên cứu ở Madagascar

Trang trong chuyến nghiên cứu ở Madagascar

Trang là người thành lập ra trang fanpage “Tôi Yêu Động Vật” với hơn 30,000 lượng người theo dõi, và tổ chức WildPlanet, với dự án về bảo tồn loài báo gấm ở Việt Nam, phối hợp với Chi nhánh nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã (WildCRU) trực thuộc trường Đại học Oxford ở Anh Quốc và tổ chức bảo tồn động thực vật trên thế giới (FFI) trụ sở ở Việt Nam.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-gianh-hoc-bong-dh-cambridge-7223/feed/ 0
Nữ Amser tỏa sáng trên đất Nhật https://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136/ https://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136/#respond Thu, 27 Jun 2013 02:00:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136 Là một sinh viên năm 3, trường ĐH Ritsumeikan Asia Pacific- Nhật Bản,đoạt giải hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh năm 2013, và hiện đang làm tổng điều hành của chương trình Tuần Việt Nam năm 2013 – đó là một số nét phác họa về chân dung của Nguyễn Phương Anh.

Phương Anh luôn năng động với vẻ ngoài tràn trề tự tin và xinh đẹp

Nguyễn Phương Anh được biết tới nhiều hơn trên các phương tiện thông tin truyền thông khi đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh năm 2013. Chia sẻ về cuộc thi này, Phương Anh tâm sự, đó cũng là một cuộc thi mà bạn bè đã rủ cô tham gia “cho vui”.

Nhưng ngoài yếu tố “cho vui” ra, bản năng luôn muốn chinh phục những khó khăn và thử thách khiến cô bạn có động lực tham gia cuộc thi này. Nhận xét về vẻ đẹp của Phương Anh, rất nhiều người nhận ra ở cô những nét điển hình của một cô gái Hà Nội chính gốc: lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, dịu dàng, nét thanh tú trên khuôn mặt…

Sinh ra và lớn lên cùng những con phố cổ, tuổi thơ của Phương Anh là những lời răn dạy của bà, của mẹ. Tuổi thơ của cô còn gắn liền với những tiếng rao đêm, những gánh tào phớ thơm hương hoa nhài, những vỉa hè Hà Nội đầy hoa sấu rụng.

Phương Anh luôn năng động với vẻ ngoài tràn trề tự tin và xinh đẹp

Tất cả những ấn tượng ấy ảnh hưởng rất nhiều đến Phương Anh, đến những bức ảnh cô chụp và cả những dòng cô viết. Là một cựu học sinh chuyên Văn, Phương Anh cũng có những dòng tản mạn được rất nhiều người chia sẻ và yêu thích trên mạng xã hội.

Những dòng viết của cô còn được đưa vào tập tuyển chọn blog Hẹn anh ở Hà Nội, một trong những cuốn sách best seller được ưa thích dành cho những người yêu Hà Nội và đang xa xứ.

Có lẽ, nét đẹp của sự thông minh cũng chính là một điểm cộng của cô bạn này.

Thủ lĩnh của “Tuần Việt Nam ” tại Nhật Bản

Là tổng điều hành của chương trình “Tuần Việt Nam” tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào khoảng cuối tháng 6 này, gần đầy, Phương Anh năng đi về giữa hai nước. Tuần Việt Nam là hoạt động truyền thống của giới du học sinh Việt Nam tại Nhật, góp phần giới thiệu những nét đẹp của văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Là “sếp” của một ban tổ chức với gần 200 người, những ngày này, Phương Anh xoay như con thoi trong mớ công việc của mình. Có đi theo cùng cô bạn trong những công việc cần chuẩn bị cho tuần lễ Việt Nam lần này, mới thấy gánh nặng công việc và áp lực đặt trên vai Phương Anh lớn đến mức nào.

Về Việt Nam hai đợt gần đây, tất cả những công việc cô bạn phải làm là liên hệ, ký kết, làm việc với rất nhiều nhà tài trợ, liên hệ thuê phục trang sân khấu để chuyển qua Nhật, đồng thời cũng bao sân luôn cả khâu in ấn, thương lượng và “làm giá” để sử dụng dịch vụ sao cho thật hợp lý.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-amser-toa-sang-tren-dat-nhat-7136/feed/ 0
Du học sinh Việt được chọn thi Olympic Hóa https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-duoc-chon-thi-olympic-hoa-6682/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-duoc-chon-thi-olympic-hoa-6682/#respond Thu, 14 Mar 2013 07:30:55 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-duoc-chon-thi-olympic-hoa-6682 Phương Thảo đã tự tin bước vào cuộc thi học sinh giỏi của New Zealand chỉ sau 1 năm học tập tại đây và giành huy chương bạc. Với thành tích này, Thảo chính thức bước chân vào đội tuyển của New Zealand để tham dự kỳ thi Olympic hóa học quốc tế.

Huỳnh Ngọc Phương Thảo - gương mặt du học sinh thành công

Huỳnh Ngọc Phương Thảo, du học sinh Việt Nam tại New Zealand, đã được New Zealand chọn làm đại diện tham dự cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 45 tổ chức tại Moscow (Nga) vào tháng 7 này.

Phương Thảo đã tự tin bước vào cuộc thi học sinh giỏi của New Zealand chỉ sau 1 năm học tập tại đây và giành huy chương bạc. Với thành tích này, Thảo chính thức bước chân vào đội tuyển của New Zealand để tham dự kỳ thi Olympic hóa học quốc tế. “Thảo là một học sinh tuyệt vời. Em chịu khó tìm tòi học hỏi và có đầu óc nhạy bén, cùng với sự chăm chỉ và nỗ lực cao trong học tập, chiến thắng của em là điều dễ hiểu. Tôi tin rằng Thảo cũng sẽ đạt kết quả tốt trong kỳ thi quốc tế sắp đến” – ông Morag Padfield, giáo viên hóa học của Thảo, nhận xét.

Thảo hiện đang học năm thứ hai chương trình tú tài quốc tế tại Trường Trung học Quốc tế Auckland International College (AIC) – New Zealand. Khi còn là học sinh của Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM), Thảo đã tham gia thi tuyển học bổng tú tài quốc tế của AIC do Văn phòng Tư vấn giáo dục New Zealand ENC tổ chức. Lúc đó, Thảo đang học học kỳ 1 của lớp 10. Với điểm toán và tiếng Anh trong nhóm dẫn đầu, Thảo đạt học bổng 80% cho 3 năm học liên tục tại AIC.

Ba của Phương Thảo cho biết: “Từ nhỏ, Thảo đã có tính tự lập trong việc học tập, rất chịu khó tìm tòi. Cô giáo cho 10 bài tập về nhà thì Thảo không chỉ làm hết mà còn tìm làm thêm khoảng 20 bài khác”. Thảo chia sẻ: “Bí quyết học tập của em là tự học và học thêm ngoài nội dung học trên lớp để mở rộng và đào sâu kiến thức. Điều quan trọng là phải tự tin vào bản thân. Nếu người ta thành công thì sao mình không thể thành công?”.

Sau khi hoàn thành bậc phổ thông, Thảo dự định sẽ vào ĐH Melbourne, Úc ngành Y sinh học để thực hiện ước mơ trở thành nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-duoc-chon-thi-olympic-hoa-6682/feed/ 0
Nữ sinh Ê Đê nhận học bổng du học Cuba https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552/#respond Sat, 02 Mar 2013 03:01:33 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552 Sinh năm 1987, ở nơi miền đất đỏ cao nguyên của huyện EaH’Leo, tỉnh Đăk Lăk, dù gia cảnh khó khăn nhưng nữ sinh H’Linh H’Mok của Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Long liên tục dẫn đầu lớp về thành tích học tập.

Nữ sinh người dân tộc Ê đê H'Linh H'Mok, niềm tự hào của buôn làng 

Nữ sinh người dân tộc Ê đê H’Linh H’Mok – niềm tự hào của buôn làng.

“Siêu” săn học bổng

Với lợi thế tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh tốt, nữ sinh H’Linh H’Mok biết cách kiếm bội tiền trong những chuyến về thăm quê bằng nghề làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách nước ngoài. Ngày đầu năm mới, cô nữ sinh người dân tộc Ê Đê này đã “bật mí” về bí kíp săn học bổng và kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

Sinh năm 1987, ở nơi miền đất đỏ cao nguyên của huyện EaH’Leo, tỉnh Đăk Lăk, dù gia cảnh khó khăn nhưng nữ sinh H’Linh H’Mok của Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Long liên tục dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Vì đam mê môn vật lý và nghề giảng dạy nên năm 2005, Linh đã thi đậu vào ngành Sư phạm Vật lý của Trường ĐH Tây Nguyên. Năm đầu của chương trình đại học, Linh đạt được thành tích cao trong học tập và năm 2006 em được vinh dự nhận bằng khen cấp tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động công tác đoàn năm học 2005 – 2006. Kết thúc năm nhất, Linh nhận được học bổng toàn phần cử nhân ngành vật lý của Trường ĐH Tổng hợp La Habana, Cu Ba.

“Có người hỏi tại sao con gái mà học Vật lý và ở Cu Ba, ai nghe đến ngành này cũng sợ vì ngành này rất khó nhưng em thích vật lý và toán nên càng học càng thấy thú vị, đặc biệt là nghiên cứu lại càng thú vị hơn nữa”, H’Linh chia sẻ.

Khi sang nước bạn, H’Linh có 8 tháng để học ngoại ngữ. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị đồng hương khóa trước, H’Linh đã hòa nhập nhanh với cuộc sống nơi đây.

Mặc dù đất nước bạn còn gặp nhiều khó khăn nhưng với H’Linh, người dân Cu Ba thật tuyệt vời. Linh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô, bạn bè và các gia đình người Cu Ba cả về học tập lẫn cuộc sống. Ngoài việc học tập, Linh còn tham gia nhiều event khoa học, tham gia viết báo để gởi đăng các tạp chí khoa học…

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp ở Cu Ba, H’Linh lại nhận được học bổng toàn phần của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Mehico (CONACYT) để tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học của Ensenada, Baja California (CICESE).

Kiếm bội tiền nhờ làm hướng dẫn du lịch

Ngày khăn gói ra nước ngoài học tập, H’Linh nghĩ chắc phải 5 – 6 năm mới có điều kiện về thăm nhà vì chi phí cho một chuyến bay từ đất nước cách nửa vòng trái đất về Việt Nam rất đắt đỏ. Gia cảnh khó khăn, lại phụ thuộc hoàn toàn kinh phí học bổng tài trợ nên những ngày đầu, H’Linh “cắn răng” để quên đi nỗi nhớ nhà.

“Nhiều lần em nghe tin mẹ ốm mà lo lắng không yên, đã bao lần em ngủ mơ hay nhớ đến bố mà khóc. Bố em mất thì hơn một tháng sau em nhận được giấy báo du học. Giá như lúc ấy bố vẫn còn sống chắc sẽ hạnh phúc lắm”, H’Linh bồi hồi về quá khứ và chia sẻ.

Nữ sinh người dân tộc Ê đê H'Linh H'Mok, niềm tự hào của buôn làng 

H’Linh ( mặc áo đỏ ) cùng các sinh viên nước ngoài đang khai tiệc sinh nhật tại gia đình chủ nhà người Cu Ba.

May mắn thay, nơi nước bạn, H’Linh luôn được những anh chị đồng hương và người xứ bản địa yêu thương, chia sẻ. Sau 3 năm xa nhà, H’Linh đã biết cách kiếm tiền về thăm gia đình nhờ vốn ngoại ngữ của mình. Linh giỏi tiếng Tây Ban Nha trong khi rất ít hướng dẫn viên người Việt Nam biết ngôn ngữ này, vì vậy mảng du khách đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha ở Việt Nam là một thị trường rộng lớn. H’Linh trở thành hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ nhưng được nhiều công ty du lịch săn đón với số tiền lương… khủng. Thế là, mỗi dịp hè, H’Linh lại bay về Việt Nam vừa để thăm gia đình vừa làm hướng dẫn viên du lịch. H’Linh được các công ty du lịch “săn đón” vì cô nói tiếng Tây Ban Nha tốt trong khi rất ít hướng dẫn viên biết ngôn ngữ này. Khách du lịch đến Việt Nam không những chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà ngoài ra họ còn muốn hiểu biết thêm vế lịch sử, văn hóa, món ăn Việt Nam… chính vì thế mà lúc nào H’Linh cũng nhiệt tình giải thích cũng như giúp đỡ khách để khách có một chuyến đi đáng nhớ và không quên lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam khi họ trở về nước.

Cô gái người dân tộc giàu nghị lực này luôn mong muốn quay về phát triển buôn làng

Cô gái người dân tộc giàu nghị lực này luôn mong muốn quay về phát triển buôn làng.

Một tháng hè ở Việt Nam, Linh chỉ có vài ngày ghé thăm nhà ở Đăk Lăk, còn lại, Linh đưa du khách đi thăm quan Hội An, Huế… Thu nhập trong tháng hè của H’Linh vì thế cũng ngót nghét 100 triệu đồng. H’Linh dành hơn phân nửa số tiền này trang trải chi phí vé máy bay, còn lại cũng bỏ túi “rủng rỉnh” để lo cho cuộc sống cá nhân…

“Em thấy làm hướng dẫn viên du lịch cũng rất thú vị. Em rất thích công việc này vì ngoài được thực hành ngoài ngữ ra em còn được đi du lịch miễn phí rất nhiều nơi”, H’Linh tâm sự.

Trước khi chia tay lên đường sang Mehico tiếp tục chương trình học bổng, cô gái người dân tộc Ê đê này cho biết sẽ phấn đấu hoàn thành một cách tốt nhất chương trình thạc sĩ để tiếp tục học lên chương trình tiến sĩ.

H’Linh cho biết, cô luôn nghĩ và mong mỏi một ngày không xa lại trở về Việt Nam để được cống hiến, để có thể làm gì đó giúp đỡ các em nhỏ đăc biệt là các em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học giỏi.

“Em chưa có sự hình dung rõ rệt về việc mình cần phải làm để có thể đóng góp cho sự phát triển của ngưới dân tộc  Ê đê nhưng em sẽ luôn tìm kiếm cơ hội để có thể giúp đỡ người đồng bào mình” – H’Linh chia sẻ.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-e-de-nhan-hoc-bong-du-hoc-cuba-6552/feed/ 0
Học sinh Việt được vinh danh ở Úc https://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549/ https://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549/#respond Sat, 02 Mar 2013 03:00:09 +0000 http://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549 Bùi Trung Hiếu và Trần Đặng Đình Áng vinh dự được nhận bằng khen từ Toàn quyền bang New South Wales, Australia, cùng phần thưởng trị giá 1.000 AUD/em, vì những thành tích nổi trội.

Hai học sinh Việt Nam tiêu biểu và bà Toàn quyền (giữa). Ảnh: Võ Giang(Vietnam+)

Hai học sinh Việt Nam tiêu biểu và bà Toàn quyền (giữa). Ảnh: Võ Giang (Vietnam+).

Chiều 28-2, Lễ trao phần thưởng cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc trong học tập đã diễn ra tại Tòa nhà chính quyền bang New South Wales, Australia.

Trong số các sinh viên Việt Nam xuất sắc tới tham dự, hai em Bùi Trung Hiếu và Trần Đặng Đình Áng vinh dự được nhận bằng khen từ Toàn quyền bang cùng phần thưởng trị giá 1.000 AUD/em cho những thành tích nổi trội.

Năm 2012, sinh viên quốc tế tại các trường ở New South Wales đạt những thành tích nổi bật trong các kỳ thi ở bậc trung học.

Ba sinh viên quốc tế được ghi danh “xuất sắc nhất” với điểm số các bài thi đạt trung bình từ 90 trở lên, trong đó hai người là sinh viên Việt Nam, người còn lại là sinh viên Trung Quốc.

Bày tỏ cảm xúc khi vừa được nhận bằng khen về thành tích học tập xuất sắc, vừa được vinh danh vì có những đóng góp tích cực cho hoạt động chung của trường, Bùi Trung Hiếu, học sinh Trường trung học Macquerie, cho biết, em rất vui vì đã bố trí được thời gian hợp lý để vừa đảm bảo việc học vừa làm tốt công tác nhân đạo ở trường. Điều đó giúp em trưởng thành hơn nhiều và có mối quan hệ rộng.

Xuất sắc trong thành tích học tập ở năm cuối cấp, Trần Đặng Đình Áng, học sinh Trường Sydney Secondary College Blackwattle Bay Campus bày tỏ niềm vui khi được nhận phần thưởng, đồng thời nhắn nhủ các bạn đồng trang lứa rằng, hãy chọn mục tiêu cho tương lai của mình và hãy cố gắng để đạt được mục tiêu đó.

Trần Đặng Đình Áng cho biết, em sẽ theo học khoa Y tại trường Đại học New South Wales.

Lễ trao phần thưởng cho sinh viên quốc tế là dịp để chính quyền bang New South Wales ghi nhận những thành tích và đóng góp của sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường trong bang.

Sinh viên quốc tế đóng góp cho các trường ở New South Wales bằng rất nhiều cách, như hỗ trợ lẫn nhau, người cũ dìu dắt người mới, thể hiện vai trò lãnh đạo, tham gia gây quỹ, từ thiện, góp sức trong các hoạt động cộng đồng cũng như các hoạt động của trường…

]]>
https://atlantic.edu.vn/hoc-sinh-viet-duoc-vinh-danh-o-uc-6549/feed/ 0
Du học sinh Việt thành đạt ở Canada https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-thanh-dat-o-canada-5344/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-thanh-dat-o-canada-5344/#respond Fri, 14 Sep 2012 03:23:42 +0000 http://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-thanh-dat-o-canada-5344 Hiện nay có hơn 178.000 học sinh Việt Nam đang học tập từ PTTH đến bậc Cao học tại Canada. Hầu hết trong số họ đã trải qua những năm tháng học tập tuyệt vời trên con đường phát triển tri thức, nhân cách và thành đạt khi bước vào đời.

Anh Nguyễn Văn Quang: “Cựu du học sinh Canada” người đã từng sống và làm việc ở Canada hơn 20 năm:

Tôi sang Canada lần đầu tiên hôm đó là ngày 7, tháng Giêng năm 1977. Ngày hôm trước Canada có bão tuyết rất lớn, cao cả thước. Lúc đó mình cứ tưởng Canada khi nào mùa Đông cũng sẽ như vậy và không có mùa Hè. Đến giờ mình biết có rất nhiều em hiểu Canada theo cách đó nhưng thật sự là Canada có 4 mùa và mùa hè cũng tràn ánh nắng giống như Việt Nam.

Đặc biệt Canada là đất nước đa văn hóa. Tôi theo học Trung học tại một trường ở Montreal, sau này học Đại học tại MaGrill – đây là Trường ĐH được xếp hạng 1 trong 20 trường tốt nhất thế giới. Hiện nay, các trường ở Canada đang thu hút rất nhiều du học sinh quốc tế. Các trường ở Canada rất là khác biệt là người ta chú trọng đến văn hóa của du học sinh, do đó có rất nhiều những hiệp hội của du học sinh giúp mình thích nghi với đời sống ở bên đó, mình cũng có thể vừa làm bạn với các bạn học sinh Canada, vừa kết bạn quốc tế như trong cộng đồng đất nước của mình vậy. Tuy nhiên trên thực tế khó khăn mà du học sinh chúng ta vẫn gặp phải là “sốc văn hóa” song chỉ cần 1 tuần là có thể thích nghi, có người cũng trải qua đến 2, 3 tháng. Điều này sẽ mau chóng qua nhanh khi ta tự hưng phấn tham gia vào các hoạt động của trường, các câu lạc bộ học tập, vui chơi và rèn luyện kỹ năng… Tại các trường của Canada đều có những người tư vấn về tâm lý, người ta hiểu rất là rõ về vấn đề này, mình nên kiếm tìm đến những người tư vấn tâm lý như vậy, sau khi vượt qua được “sốc văn hóa”, cuộc sống sẽ hạnh phúc và dễ dàng biết bao.

Võ Hiếu Dân, Giảng viên trường đại học Victoria

Đặt chân đến Canada cách đây 10 năm, bắt đầu từ học tiếng Anh, qua đại học, rồi thạc sĩ, đến nay làm nghiên cứu sinh tiến sĩ năm cuối và tham gia giảng dạy tại Đại học Victoria, Võ Hiếu Dân có những điều để chia sẻ về kinh nghiệm du học thành công.

Năm 2001, nguyên học sinh trường phổ thông Lê Quý Đôn TPHCM, Dân được ba mẹ cho sang du học. Anh chọn Đại học Victoria, thuộc tỉnh British Columbia làm nơi khởi đầu học tiếng Anh, và kết cục đã ở lại đó tận bây giờ. Năm đầu chi phí chưa nhiều, nhưng cũng là cố gắng rất lớn của ba mẹ.

Là sinh viên năm thứ hai, Dân có công việc trường cho làm thêm – trông coi thư viện. “Tiền công trường trả như cho, 10-11 đô một giờ”, Dân kể lại. Đó thực sự là nguồn thu quan trọng để chia sẻ gánh nặng với ba mẹ. Chính sách chung ở Canada cho sinh viên quốc tế tại các trường cao đẳng và đại học, qua 6 tháng đến một năm học đầu tiên, được phép làm thêm bán thời gian khi đang học hoặc toàn bộ thời gian vào kỳ nghỉ.

Lời khuyên quan trọng mà Dân có thể chia sẻ với các bạn trẻ là: cần biết tìm kiếm cơ hội học bổng. “Học bổng không tự nhiên đến với bạn”. Văn phòng sinh viên quốc tế thường có ở các trường là nơi trợ giúp bạn tìm hiểu các điều kiện học bổng và thực hiện đúng các thủ tục cần thiết. Với cách đó, khi lên học thạc sĩ Dân đã được học bổng từ các trường. Vài tháng trước khi tốt nghiệp đại học, năm 2005, Dân đã được trường báo tin sẽ được nhận chuyển tiếp học thạc sĩ. Đó thực sự là thành công.

Dân nói; “Canada là nơi tuyệt đẹp để học tập”. Một năm nữa anh sẽ hoàn thành chương trình học tiến sĩ kinh tế. Kế hoạch tiếp theo của anh là giảng dạy tại Đại học Victoria. “Công việc sung sướng nhất là giảng dạy, bởi vì nó cho mình điều kiện tiếp tục nghiên cứu”, anh chia sẻ

Tấn Phú, tốt nghiệp ngành Dầu khí tại trường SAIT

Mình vừa tốt nghiệp ngành dầu khí tại trường SAIT ở thành phố Calgary thuộc tỉnh bang Alberta và hiện giờ đang làm việc ở thành phố Calgary. Từ những ngày đầu tiên đến Canada, mình đã đặt mục tiêu là sẽ tìm một công việc bán thời gian để có thể nhẹ bớt gánh nặng cho gia đình. Và mình tìm được việc làm cashier cho một cửa hàng bán đồ ăn trong trường và làm ở đó cho đến khi mình nhận được giấy phép để có thể làm việc ngòai trường sau 6 tháng học. Việc làm đầu tiên ở Canada với khỏan thu nhập khá là khiêm tốn nhưng cũng giúp mình có được  một khoảng chi tiêu, nhẹ bớt gánh nặng cho gia đình. Sau khi nhận được giấy phép để làm việc ngòai trường, cũng là bắt đầu kỳ nghỉ hè. Sinh viên được nghỉ 4 tháng hè, là một thời gian lý tưởng để đi làm kiếm tiền cho năm học sắp tới. Mình cũng tạm nghỉ công việc hiện tại và tìm một công việc ngòai trường. Lúc này với khả năng ngoại ngữ cũng tốt hơn trước, mình được nhận vào làm trợ lý văn phòng cho một phòng khám mắt tư nhân. Với công việc tốt và mức lương tốt hơn trước, bốn tháng hè mình dành dụm được một khoảng tiền có thể đủ đóng tiền học phí cho học kỳ sau. Rồi cũng đến ngày tốt nghiệp và ra trường, vừa vui mừng vì đã kết thúc chặng đường đầu lại bắt đầu phải lo tìm việc làm. Các trường đều có văn phòng để giúp đỡ sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm. Mình mất khoảng hai tháng sau khi ra trường để tìm việc làm và có được công việc mình mong muốn. Giờ mình đang có được một công việc tốt như mong muốn và sẽ ở lại Canada làm việc ba năm. Em gái mình cũng đang được hướng dẫn làm hồ sơ để sang Canada du học như mình.

Đối với Đặng Bùi Hoàn – sinh viên VN đầu tiên nhận học bổng danh giá: Vanier Canada Graduate Scholarship (CGS). Hoàn từng là học sinh THCS ở trường Lê Quý Đôn (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.  Năm 2001, Hoàn được học bổng Freeman du học ở Mỹ, tốt nghiệp cử nhân trường ĐH Wesleyan và Caltech, rồi làm thạc sĩ ngành Vật lý ở Princeton. Hiện nay Hoàn đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Viện Vật lý lý thuyết Perimeter và trường ĐH Waterloo ở Canada về chuyên ngành thông tin lượng tử (Quantum information): “Đi du học không chỉ tận dụng những ưu thế trong nền giáo dục của các nước tiên tiến để nâng cao học vấn và kiến thức chuyên môn của mình mà còn để học cách sống, cách suy nghĩ và trưởng thành. Ở VN, sức ép về kết quả học tập đôi khi quá lớn khiến học sinh – sinh viên ít có thời gian tham gia vào các hoạt động khác”. Từ kinh nghiệm của mình, Hoàn đúc kết : “Các học sinh – sinh viên VN cố gắng dành thêm thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc văn nghệ, thể  thao. Nó không chỉ giúp các bạn có một bộ hồ sơ “hoàn chỉnh” hơn khi xin học bổng mà nó thật sự giúp bạn trở thành một công dân có ích hơn với xã hội, ngoài ra, nó giúp bạn có một cuộc sống trọn vẹn hơn”.

Nguồn : dantri.com.vn

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-viet-thanh-dat-o-canada-5344/feed/ 0
Học tập kinh nghiệm du học Pháp của GS. Ngô Bảo Châu https://atlantic.edu.vn/hoc-tap-kinh-nghiem-du-hoc-phap-cua-gs-ngo-bao-chau-5337/ https://atlantic.edu.vn/hoc-tap-kinh-nghiem-du-hoc-phap-cua-gs-ngo-bao-chau-5337/#respond Fri, 14 Sep 2012 01:59:05 +0000 http://atlantic.edu.vn/hoc-tap-kinh-nghiem-du-hoc-phap-cua-gs-ngo-bao-chau-5337 Số lượng học sinh có mong muốn du học ngày càng cao và mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của các tiền bối đi trước là một nhu cầu không thể thiếu. Trong buổi giao lưu với sinh viên các trường trên địa bàn TP Hà Nội GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du học ở Pháp.

Hiện nay số lượng du học sinh trên đất Pháp là 6500 sinh viên, mỗi năm ở Việt Nam lại có gần 1000 sinh viên đăng kí đi tu nghiệp tại đây. Vì vậy, dù diễn đàn chỉ diễn ra trong buổi sáng nhưng có rất nhiều sinh viên tham gia. Hội trường không đủ chỗ ngồi, các bạn vẫn cố gắng chờ để gặp được thần tượng của mình.

PV đã có cuộc phỏng vấn nhanh với GS Ngô Bảo Châu tại “Diễn đàn Du học Pháp lần thứ 7″.

– PV: Thưa giáo sư, là một người du học thành công trên đất Pháp, anh có thể nói gì về nước Pháp và con người Pháp ạ.

– GS Ngô Bảo Châu: Tôi nghĩ Pháp là một đất nước rất bình đẳng, các sinh viên trên khắp thế giới đến đây học tập đều được đối xử như những sinh viên người Pháp. Tôi nghĩ không phải ở đâu cũng có được điều đó. Còn chất lượng đào tạo ở đây thì rất tốt, giáo viên luôn hết lòng với sinh viên. Pháp là một nước có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Tất cả những yếu tố trên cộng lại, đi du học ở Pháp là sự lựa chọn tuyệt vời.

– PV: Anh có kinh nghiệm gì chia sẻ ch o các bạn học sinh, sinh viên chưa có cơ hội đặt chân đến nước Pháp, hay mới bỡ ngỡ đến đất Pháp du học?

– GS Ngô Bảo Châu: Các bạn nên chờ đợi, vì một hai năm đầu còn khá nhiều khó khăn. Trên phương diện cá nhân tôi thì tôi thấy có những sự khác biệt về văn hóa. Có những cái mà người Việt Nam mình suy nghĩ thì người Pháp lại không nghĩ như vậy. Từ sự lệch pha đó làm cho chúng ta thấy khó khăn về mặt tâm lý trong những năm đầu. Tuy vậy chúng ta cũng không nên co cụm vào một cộng đồng mà nên sống chan hòa cởi mở với các bạn sinh viên Pháp và các nước khác. Nhờ đó mà các bạn có thể học được rất nhiều từ bè bạn năm châu.

– PV: Các du học sinh sẽ được gì sau khi du học Pháp về?

– GS Ngô Bảo Châu: Sinh viên du học ở Pháp về trước hết sẽ học được những chuyên môn đào tạo. Ví dụ như học khoa Cầu đường, trường Giao thông vận tải, ở Pháp có những trường đào tạo kĩ sư cầu đường rất tốt. Ngoài ra, tôi nghĩ là sống ở các nước châu Âu nhiều năm sẽ giúp bạn thấm một phần nào phông văn hóa châu Âu. Nó rất khác so với văn hóa truyền thống ở nước ta. Có thêm một chút cái đó thì tôi nghĩ cuộc sống của chúng ta sẽ phong phú và thoải mái hơn.

– PV: Vâng, thưa cảm ơn Giáo Sư về những chia sẻ những kinh nghiệm thú vị này.

]]>
https://atlantic.edu.vn/hoc-tap-kinh-nghiem-du-hoc-phap-cua-gs-ngo-bao-chau-5337/feed/ 0