Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha » Gương mặt – Trải nghiệm https://atlantic.edu.vn Công ty tư vấn du học Atlantic - Tư vấn du học Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Thu, 19 Sep 2024 02:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Du học sinh và nghị lực vượt mọi khó khăn https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-va-nghi-luc-vuot-moi-kho-khan-7966/ https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-va-nghi-luc-vuot-moi-kho-khan-7966/#respond Fri, 18 Jul 2014 02:46:12 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=7966 Quyết định đi du học là bạn đã quyết định bước chân vào cuộc sống tự tập. Nhưng bạn có biết? Hành trang mang theo không đơn giản là kiến thức, ít nhất hãy đảm bảo mình hiểu rõ những gì đang chờ đợi ở đất nước xa lạ kia. Và chuyện du học không chỉ là những trải nghiệm thú vị mà cùng với đó là muôn vàn khó khăn xung quanh cuộc sống tự lập của bạn. Sẽ cần ở bạn một nghị lực lớn để vượt qua mọi trở ngại cuốc sống, đảm bảo hoàn thành tốt khóa học của mình.

700-897779 © Tim Mantoani Model Release People Graduating

1.  Đối mặt với nỗi nhớ gia đình

Du học sinh nhớ nhà, khi nhắc tới vài từ đơn giản ấy, có lẽ trong suy nghĩ của những người ngoài cuộc, việc trở thành du học sinh xa nhà thật là sung sướng. Thoải mái có bạn bè, thoải mái đi ăn uống tụ tập, thoải mái ăn ở lộn xộn và không giờ giấc, thậm chí overnight cả đêm mà không gặp phải bất kỳ sự quản lý và ngăn cản nào của phụ huynh. Nhưng, nếu là một sinh viên xa nhà, xa quê hương, đi đến một nơi xa lạ để học tập, làm việc thì bạn sẽ không bao giờ chỉ suy nghĩ đơn giản như thế. Nếu ai đó hỏi tôi: trong cuộc đời sinh viên, đâu là điều tôi thấy buồn nhất, thì tôi sẽ chẳng do dự mà trả lời ngay, đó là nỗi nhớ nhà.

Có những lúc, giữa cuộc sống bộn bề nơi giảng đường, chúng ta chợt nhớ về những miền ký ức nào đó, đã xa lắm rồi, nơi ấy có tình yêu thương ấm áp của bố mẹ, có khung cảnh quen thuộc của quê hương, có những người bạn đã cùng chúng ta trải qua thời thơ ấu êm đềm. Và rồi, chúng ta òa khóc vì cảm thấy lạc lõng, cảm thấy bơ vơ giữa chốn thủ đô nhộn nhịp, nơi mà không có người thân bên cạnh ta, chỉ có những người bạn mới quen và tất thảy dường như xa lạ.

Và có lẽ nỗi nhớ nhà chỉ đơn thuần là một trong vô vàn những thử thách mà bạn cần phải bước qua mà thôi. Hãy đặt niềm tin vào bản thân mình, vào sự lựa chọn của chính mình. Có một triết gia từng nói, “gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất cho thành công của mỗi con người”. Gia đình, quê hương, luôn mãi mãi có trong bạn, dù cho bạn có đi đâu, về đâu, xa xôi thế nào đi chăng nữa. Bạn có biết chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa tương lai là gì không? Đó là niềm tin đấy. Hãy luôn tin vào tương lai, vào lựa chọn của chính mình. Gia đình luôn ở bên cổ vũ cho thành công của bạn.

2.  Chi phí quá cao

Đây là vấn đề phải quan tâm đầu tiên, vì mọi chi phí ở nước ngoài đắt đỏ gấp nhiều lầnso với ở Việt Nam. Bạn và gia đình nên nghiên cứu thông tin từ các công ty du học, hoặc từ các anh chị đi trước để biết được mức sống cụ thể và chuẩn bị tiền bạc.

Đôi khi gánh nặng tài chính có thể là rất lớn. Mặc dù nó chỉ phụ thuộc vào nước bạn học để theo đuổi nguyện vọng học tập. Đối với các sinh viên từ các nước thế giới thứ ba để du học ở một trong những cường quốc hàng đầu có thể rất nặng nề. (LNV: Riêng với Thụy Sĩ, vì tổng học phí đã bao trọn gói nên ít ra sinh viên cũng đỡ lo phần phụ trội ngoài dự tính).

Hãy cố gắng từ bây giờ, thực hiện kế hoạch tiết kiệm ngay từ bước đầu tiên. Để tiết kiệm chi phí, du học sinh thường chú ý tiết kiệm trong mọi sinh hoạt. Về ăn uống, việc tự nấu ăn được đánh giá là phương pháp tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn. Phương tiện giao thông công cộng cũng là giải pháp tiết kiệm hiệu quả. Một số chi phí khác như mua sắm sách vở, hàng hoá… cũng có thể được giảm xuống bằng việc sử dụng thẻ giảm giá, mượn sách và dụng cụ học tập ở thư viện ở trường. Thậm chí có thể mua lại các sách đã dùng với giá rẻ tại cửa hàng hoặc trên website như abebooks, jscampus,sellstudentstuff, và cả trên Amazon hay eBay…

Ngoài ra, nên chú trọng cho học bổng trong quá trình học nhằm thúc đẩy sự nghiêm túc trong học tập và tiết kiệm đáng kể một phần chi phí cho du học sinh.

3.  Rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa

Đây là vấn đề muôn thuở mà nhiều du học sinh gặp phải. ” Sốc văn hóa” là tác động của việc di chuyển từ một nền văn hóa quen thuộc sang một nền văn hóa không quen thuộc. Đây là trải nghiệm của những người phải ra nước ngoài làm việc, sinh sống hay học tập. Những người từ các nền văn hóa khác nhau có những thói quen không giống nhau. Bạn sẽ phải thay đổi nhiều thói quen của bạn và nắm lấy những cái mới để hòa nhập xã hội. Điều này chắc chắn không hề dễ dàng.

Hãy tìm hiểu, chấp nhận và thích ứng là yếu tố quan trọng bây giờ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu đối mặt với những thách thức mới theo chiều hướng tích cực.

Cuối cùng bạn sẽ hiểu được nền văn hóa mới khác với nền văn hóa của nước bạn, hãy chấp nhận, và bắt đầu thay đổi để thích ứng với nó cho phù hợp với tính cách cũng như con người cá nhân của chính bạn.

Sau này, bạn không còn biết đến sự nỗ lực và thay đổi thói quen của mình trong giai đoạn trước đã diễn ra như thế nào. Cảm xúc của bạn đã ổn định và bạn cảm thấy thoải mái.

4.  Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, nỗ lực học tập

Đa số các môn học đều học chung với sinh viên quốc tế, đây có thể là một bất lợi với sinh viên khi vào học chuyên ngành. Vì trong lớp đa số là sinh viên bản địa nên giáo viên sẽ giảng bài với tốc độ nói tương đối nhanh, làm cho việc nghe giảng và tiếp thu tương đối khó cho sinh viên ngoại quốc.

Hầu như tất cả các môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng nước bạn theo học, nên ngay trong năm đầu học tiếng phải cố gắng học thật tốt để đạt tố thiểu. Năm học tiếng được đánh giá là khoảng thời gian quan trọng nhất và sẽ quyết định khả năng học tập của các ban trong các năm tiếp theo. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa khảng thời gian này và tập trung, nỗ lực vào học tập để có một nền tảng vững chắc.
Tấm bằng đỏ rực trên tay cùng một công việc triển vọng chính là thành quả mà bạn xứng đáng đạt được khi đi hết đoạn đường học tập đầy gian nan, thử thách này.

Đây là những khó khăn bước đầu mà hầu như các bạn du học sinh nào cùng phải vượt qua. Nhưng hãy vững tin vào bản thân và luôn sẵn sàng một nghị lực phấn đấu không ngừng, chắc chắn bạn sẽ thành công. Chúc các bạn học tập thật tốt!

]]>
https://atlantic.edu.vn/du-hoc-sinh-va-nghi-luc-vuot-moi-kho-khan-7966/feed/ 0
Sinh viên Việt tại Mỹ biểu tình phản đối Trung Quốc https://atlantic.edu.vn/sinh-vien-viet-tai-my-bieu-tinh-phan-doi-trung-quoc-7868/ https://atlantic.edu.vn/sinh-vien-viet-tai-my-bieu-tinh-phan-doi-trung-quoc-7868/#respond Mon, 26 May 2014 02:19:40 +0000 http://atlantic.edu.vn/?p=7868 Chiều ngày 17/5 (giờ địa phương), đông đảo thanh niên, sinh viên Việt Nam đã tập trung tại khu phố đặt Lãnh sự quán Trung Quốc. Các bạn cùng nhau mang theo cờ đỏ sao vàng và các biểu ngữ, khẩu hiệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh bày tỏ quan điểm cá nhân với nhà cầm quyền Trung Quốc.
DHS Việt khắp nơi xuống đường phản đối Trung Quốc
Thanh niên, sinh viên Việt với những khẩu hiệu mạnh mẽ, yêu hòa bình thu hút được sự ủng hộ của du khách và người dân Mỹ.
Thông điệp mà những người Việt trẻ tại đây muốn gửi tới nhà cầm quyền Trung Quốc và cộng đồng quốc tế, thể hiện rất rõ qua những tấm biểu ngữ: “We love Peace” (Chúng tôi yêu hòa bình”, “China get out of Vietnam; China stop Invading Vietnam” (Trung Quốc rút khỏi Việt Nam; Trung Quốc dừng ngay việc xâm lược Việt Nam)…
Không chỉ bày tỏ thái độ một cách ôn hòa nhưng kiên quyết ở trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc, các bạn trẻ còn mong muốn cho người Mỹ và quốc tế hiểu rõ hơn bản chất của sự việc, cũng như tinh thần của những hoạt động này. Vì vậy, sau đó, đoàn đã diễu hành về phía trung tâm thành phố, nơi rất đông đảo người dân và du khách qua lại.
DHS Việt khắp nơi xuống đường phản đối Trung Quốc

Tại đây, các bạn vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu, phát tờ rơi bằng tiếng Anh giải thích về việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chứng kiến cuộc tuần hành của các bạn trẻ, nhiều người dân Mỹ và du khách tỏ ra rất quan tâm và ủng hộ hoạt động này. Nhiều người hỏi thành viên trong đoàn các thông tin về tình hình biển Đông, xin chụp ảnh chung, nhận tờ rơi và cùng cất lên tiếng nói vì hòa bình.

]]>
https://atlantic.edu.vn/sinh-vien-viet-tai-my-bieu-tinh-phan-doi-trung-quoc-7868/feed/ 0
Nam sinh Ams dành HB trường Princeton – Mỹ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/#respond Tue, 13 May 2014 01:36:59 +0000 http://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815 Amsterdam được biết đến là một ngôi trường có nhiều học sinh giành được học bổng du học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Học tập kinh nghiệm xin học bổng của các bạn ấy không bao giờ thừa. Lần này chúng ta sẽ làm quen với Nguyễn Danh Tín, lớp 12 chuyên toán 1. Danh Tín đã được học bổng của ĐH Princeton và sẵn sàng để nhập học trong tháng 9 tới.

“Cuối năm lớp 10, em bắt đầu học để có thể dự các kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ. Trong quá trình này, em tìm hiểu thêm về nước Mỹ và nhận thấy mình đặc biệt thích thú với cách thức tổ chức trường học cũng như hệ thống giáo dục của họ. Em nuôi khát vọng du học Mỹ. Những kết quả em đạt được khi thi chuẩn hóa càng khiến em tự tin rằng mình có khả năng tương thích với môi trường giáo dục Mỹ và điều đó làm cho em càng thêm cố gắng”, Danh Tín chia sẻ.

Nguyễn Danh Tín

Nguyễn Danh Tín .

Cả ba kỳ thi chuẩn hóa Danh Tín đều đạt kết quả xuất sắc. Với kỳ thi TOEFL iBT, Tín được 116/120 điểm. Ở kỳ thi SAT 1, Tín được 2330/2400 điểm. Đặc biệt, trong kỳ thi SAT 2, Danh Tín dự thi bốn môn (toán 1, toán 2, lý, hóa) và đều đạt điểm tuyệt đối mỗi môn – 800 điểm.

“Tuy em học chuyên toán, nhưng nhờ chuyên cần theo học tiếng Anh ở Hội đồng Anh từ nhỏ nên việc học ngoại ngữ không quá vất vả. Nhờ chủ động chuẩn bị nên em có một khoảng thời gian khá dài cho các kỳ thi, vì thế mà không bỏ lỡ nội dung nào cũng như không chịu nhiều sức ép tâm lý”, Danh Tín chia sẻ.

Song hành việc học cho các kỳ thi chuẩn hóa, Danh Tín vẫn nỗ lực không ngừng để tích lũy được những kết quả khả quan trong quá trình học chính khóa. Tất cả các môn học của Danh Tín đều đạt điểm trung bình từ 9,0 trở lên.

Đặc biệt, năm lớp 11 Danh Tín đã được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi Toán thành phố Hà Nội. “Tất nhiên, như tất cả những ai tham gia vào các cuộc thi em vẫn thầm mong được vào đội tuyển quốc gia để đi thi quốc tế.

Nhưng dẫu rất cố gắng, em đành phải từ giã mong ước này. Điều này là một bước lùi, nhưng cuối cùng em cũng tiến được hai bước khi giấc mơ vào trường ĐH Princenton thành hiện thực”, Danh Tín cười.

Nhận thức đúng về yêu cầu “toàn diện” với một sinh viên quốc tế tương lai, Danh Tín hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng và trong quá trình đó cậu phát hiện “cái chất” của riêng mình.

“Có lần em tham gia một trại hè ở trường liên cấp Olympia, vai trò của em là hướng dẫn các em nhỏ tuổi hơn về nề nếp sinh hoạt cũng như một số kỹ năng sống, em thấy mình rất hào hứng. Trong một giai đoạn, em cảm giác như đam mê cháy bỏng nhất của mình là trở thành thầy giáo và em nghĩ em có đôi chút năng khiếu để làm nghề này”, Danh Tín tâm sự.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-ams-danh-hb-truong-princeton-my-7815/feed/ 0
Nữ tiến sĩ 26 tuổi người Việt tại Anh https://atlantic.edu.vn/nu-tien-si-26-tuoi-nguoi-viet-tai-anh-7793/ https://atlantic.edu.vn/nu-tien-si-26-tuoi-nguoi-viet-tai-anh-7793/#respond Fri, 02 May 2014 03:25:47 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-tien-si-26-tuoi-nguoi-viet-tai-anh-7793 Theo học tại Anh, Lê Võ Phương Mai đã trở thành tiến sĩ ở tuổi 26. Cô còn nhận được suất học bổng trị giá tới 200.000 bảng Anh (khoảng trên 300.000 USD) cho đề tài nghiên cứu sau tiến sĩ.

tiến sĩ, du học Anh, 26 tuổi, Lê Võ Phương Mai

Lê Võ Phương Mai (hàng dưới bên phải) cùng các giáo sư tại Đại học Cardiff.

Sinh ở Hà Nội, năm 12 tuổi, Phương Mai theo bố mẹ sang Nga sống ở thành phố Saint Petersburg. Cô luôn đứng đầu lớp ở tất cả các cấp học tại thành phố này.

Tốt nghiệp trung học, Mai sang Anh học dự bị đại học ở trường Bellerbys, thành phố Brighton.

Với khả năng vốn có và lòng say mê học tập, Phương Mai tiếp tục thể hiện là một sinh viên xuất sắc với bảng kết quả cao nhất khóa.

Sau khi hoàn thành chương trình, Phương Mai chọn Khoa Kinh tế Đại học Cardiff vì trường này có thời gian học ngắn hơn trong số các trường danh tiếng.

Bốn năm liền ở Cardiff, Lê Võ Phương Mai là sinh viên Việt Nam duy nhất đứng đầu khóa. Tốt nghiệp đại học năm 2003, cô trở thành sinh viên đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học ngay bậc tiến sĩ mà không cần phải học qua bậc thạc sĩ.

Năm 2007, sau khi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, Phương Mai nhận được một suất học bổng trị giá tới 200.000 bảng Anh (khoảng trên 300.000 USD) cho đề tài nghiên cứu sau tiến sĩ về các mô hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ. Học bổng này rất uy tín, do Bộ Giáo dục Vương quốc Anh cấp và chỉ dành tối đa 15 suất cho lĩnh vực kinh tế.

Điều kiện chọn lọc cũng vô cùng khắt khe, trong đó người xin cấp học bổng phải đưa ra được những đề tài nghiên cứu có sức thuyết phục. Theo đánh giá của cơ quan xét cấp học bổng thì chủ đề nghiên cứu của cô có tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. Phương Mai dùng thuật toán và dữ liệu để xem xét các mô hình kinh tế vĩ mô.

Cô tập trung vào những nền kinh tế phát triển ở Châu Âu – Châu Mỹ, nơi hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và các chuyên gia tài chính có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Phương Mai đã chỉ ra mô hình kinh tế vĩ mô đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển có những điểm chưa chuẩn xác và không thể dùng riêng mô hình này để chẩn đoán nền kinh tế, cần phải có một sự thay đổi.

Cô tiến sĩ trẻ cũng đã chứng minh rằng, nền kinh tế Mỹ không thể chỉ dùng mô hình này mà phải thêm những mô phỏng khác thì mới có sự đánh giá chính xác.

Đây là ý tưởng nghiên cứu mới và nó có thể ảnh hưởng lớn đến cách mô phỏng kinh tế vĩ mô. Cùng với việc hoàn thành nghiên cứu mô hình mới, hiện tại Phương Mai cũng đang thực hiện đề tài mới về bong bóng giá cả đối với các thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu… và cách xử lý của Nhà nước.

Giờ đây, cái tên Tiến sĩ Lê Võ Phương Mai gắn với ý tưởng thay đổi mô hình kinh tế thế giới thu hút sự chú ý không chỉ giới chuyên gia kinh tế ở Anh mà cả từ các nước khác.

Hiện công việc của Phương Mai khá bận rộn, vừa giảng dạy, nghiên cứu tại trường, vừa dành thời gian đi thuyết trình và viết bài.

Cô cũng thường xuyên giúp đỡ các sinh viên Việt Nam sang Anh học tập, nhất là những sinh viên ham học.

Hằng năm, Phương Mai đều tranh thủ về nước giới thiệu các cơ hội học tập ở Anh cho học sinh, sinh viên, giúp họ tiếp cận với các trường học.

Cô cho biết: “Khi đứng trên bục giảng, tôi cảm thấy chạnh lòng vì thấy có ít sinh viên Việt Nam quá, mà đó không phải do chúng ta thua kém về trình độ. Tôi mong có thể giúp được càng nhiều em sang đây học càng tốt”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-tien-si-26-tuoi-nguoi-viet-tai-anh-7793/feed/ 0
Nữ sinh được nhận vào 9 đại học lớn ở Mỹ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-7785/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-7785/#respond Fri, 02 May 2014 03:21:59 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-7785 Là học sinh chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Thị Cẩm Hà giành được nhiều thành tích như đoạt g iải ba kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh Quốc gia lớp 12, nhận h ọc bổng danh dự của trường suốt 5 học kỳ. Dù được tuyển thẳng vào đại học, song Hà vẫn mong ước được du học .

“Em chọn Mỹ vì đây là nơi có môi trường học tập tiên tiến với cơ sở vật chất hiện đại cho sinh viên làm nghiên cứu. Quan trọng hơn, đại học là quãng thời gian để khám phá bản thân nên môi trường học tập cởi mở sẽ giúp em kết hợp hài hòa cả việc học và tham gia các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa cho cộng đồng”, Hà tâm sự.

Bắt đầu nộp hồ sơ từ đầu năm 2013 rồi chờ đợt suốt thời gian dài, Cẩm Hà bất ngờ khi được nhận vào 9 trường lớn ở Mỹ như ĐH Duke (xếp thứ 7), ĐH Brown (xếp thứ 14), ĐH Wellesley… và được cấp mức học bổng hơn 230.000 USD.

10261773-785148208163193-27822-8234-6242

Nguyễn Thị Cẩm Hà được 9 đại học của Mỹ tiếp nhận. Ảnh: NVCC.

Hà cho rằng mình gặp may mắn nhiều hơn là có bí quyết. Trong hồ sơ gửi đi, cô thể hiện được tính nhất quán, có nhiều hoạt động liên quan đến lãnh đạo, giáo dục, âm nhạc, thể hiện được những đam mê theo đuổi trong thời gian dài. Bên cạnh đó, Hà cũng chịu khó nói chuyện với các anh chị để tìm hiểu kỹ về trường và những lĩnh vực học tập, ngoại khóa mà mình quan tâm rồi đưa vào bài luận.

“Nếu có một lời khuyên cho các bạn thì đó là hãy kiên trì”, Hà nói. Trong đợt đầu (chỉ được nộp đơn vào một trường), Hà đã nộp hồ sơ vào ĐH Brown và bị trường “deferred” (dời hồ sơ đến đợt sau) – nghĩa là 90% hồ sơ đã bị loại. Nhưng cô không bỏ cuộc mà gửi thêm clip đánh đàn, bảng cập nhật thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa và viết thư bày tỏ sự quan tâm của mình về trường. Ngày 27/3, Hà nhận được thư chấp nhận của Brown – một trong những ngôi trường cô mong ước nhất.

Hà tâm sự, chọn trường là chuyện căng thẳng vì nó không chỉ phụ thuộc vào khả năng của bản thân, tài chính của gia đình, mà còn xem mình đang phải cạnh tranh với những bạn nào. Cô chọn chủ yếu những trường mạnh về ngành nghề mình đang quan tâm như giáo dục học, chính sách công và hào phóng với sinh viên quốc tế, có địa điểm khí hậu tốt, đảm bảo các cơ hội thực tập và nghiên cứu.

T rong suốt thời gian làm hồ sơ, khó khăn nhất với Hà là phần viết luận. Với bài luận chính, Hà thử đủ các ý tưởng và viết gần 30 bản nháp khác nhau. Cuối cùng ý tưởng cô chọn là câu chuyện khá đơn giản từ chính những trải nghiệm mùa hè năm lớp 11.

Đó là trải nghiệm của bản thân tại trung tâm cho trẻ em đường phố. Bình thường, mọi người thường nghĩ về các em theo cách gọi “những trẻ em nghèo”. Trước khi Hà đến tình nguyện ở đây, cô cũng có cách nhìn đơn giản như thế, nhưng rồi dần nhận ra các em ở đây phải đối mặt với nhiều vấn đề khác.

cam-ha-1.jpg

Cẩm Hà (hàng đầu) trong Ngày hội Trao đổi sách 2013. Ảnh: NVCC.

K hi theo bố mẹ ra thành phố, nhiều gia đình không có hộ khẩu và các em không thể theo học những trường công, chỉ có lựa chọn là học những trường dân lập hoặc bỏ học. Bài luận của Hà trình bày góc nhìn của cô về giáo dục dựa trên kinh nghiệm của bản thân, trải nghiệm ở trung tâm và qua sự tiếp xúc với những đứa trẻ ở các môi trường khác nhau.

“Em còn một bài luận viết về ngôi nhà gỗ cổ của gia đình em ở quê. Bài luận bắt đầu từ những cảm xúc của em khi lần đầu tiên bước vào ngôi nhà, những giá trị lịch sử và văn hóa mà nó gợi mở ra, sau đó chia sẻ những phát hiện về thời kỳ này”, nữ sinh chuyên Anh nói.

Tuy nhiên, trong số 9 trường tiếp nhận, Cẩm Hà chọn ĐH Duke. Cô dự định chọn ngành Giáo dục học vì mong muốn làm những công việc có liên quan đến giáo dục. 3 năm cấp III, Cẩm Hà cũng có kinh nghiệm vừa làm gia sư cho 4 học sinh cấp II, vừa làm tình nguyện ở một số trại trẻ.

“Em muốn tiếp tục làm những công việc này, ở mức độ cao hơn và có tầm ảnh hưởng lớn hơn, sau khi trở về Việt Nam”, Cẩm Hà nói thêm.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-7785/feed/ 0
Nữ sinh được nhận vào 9 đại học lớn ở Mỹ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-2-7789/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-2-7789/#respond Fri, 02 May 2014 03:21:59 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-2-7789 Là học sinh chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Thị Cẩm Hà giành được nhiều thành tích như đoạt g iải ba kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh Quốc gia lớp 12, nhận h ọc bổng danh dự của trường suốt 5 học kỳ. Dù được tuyển thẳng vào đại học, song Hà vẫn mong ước được du học .

“Em chọn Mỹ vì đây là nơi có môi trường học tập tiên tiến với cơ sở vật chất hiện đại cho sinh viên làm nghiên cứu. Quan trọng hơn, đại học là quãng thời gian để khám phá bản thân nên môi trường học tập cởi mở sẽ giúp em kết hợp hài hòa cả việc học và tham gia các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa cho cộng đồng”, Hà tâm sự.

Bắt đầu nộp hồ sơ từ đầu năm 2013 rồi chờ đợt suốt thời gian dài, Cẩm Hà bất ngờ khi được nhận vào 9 trường lớn ở Mỹ như ĐH Duke (xếp thứ 7), ĐH Brown (xếp thứ 14), ĐH Wellesley… và được cấp mức học bổng hơn 230.000 USD.

10261773-785148208163193-27822-8234-6242

Nguyễn Thị Cẩm Hà được 9 đại học của Mỹ tiếp nhận. Ảnh: NVCC.

Hà cho rằng mình gặp may mắn nhiều hơn là có bí quyết. Trong hồ sơ gửi đi, cô thể hiện được tính nhất quán, có nhiều hoạt động liên quan đến lãnh đạo, giáo dục, âm nhạc, thể hiện được những đam mê theo đuổi trong thời gian dài. Bên cạnh đó, Hà cũng chịu khó nói chuyện với các anh chị để tìm hiểu kỹ về trường và những lĩnh vực học tập, ngoại khóa mà mình quan tâm rồi đưa vào bài luận.

“Nếu có một lời khuyên cho các bạn thì đó là hãy kiên trì”, Hà nói. Trong đợt đầu (chỉ được nộp đơn vào một trường), Hà đã nộp hồ sơ vào ĐH Brown và bị trường “deferred” (dời hồ sơ đến đợt sau) – nghĩa là 90% hồ sơ đã bị loại. Nhưng cô không bỏ cuộc mà gửi thêm clip đánh đàn, bảng cập nhật thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa và viết thư bày tỏ sự quan tâm của mình về trường. Ngày 27/3, Hà nhận được thư chấp nhận của Brown – một trong những ngôi trường cô mong ước nhất.

Hà tâm sự, chọn trường là chuyện căng thẳng vì nó không chỉ phụ thuộc vào khả năng của bản thân, tài chính của gia đình, mà còn xem mình đang phải cạnh tranh với những bạn nào. Cô chọn chủ yếu những trường mạnh về ngành nghề mình đang quan tâm như giáo dục học, chính sách công và hào phóng với sinh viên quốc tế, có địa điểm khí hậu tốt, đảm bảo các cơ hội thực tập và nghiên cứu.

T rong suốt thời gian làm hồ sơ, khó khăn nhất với Hà là phần viết luận. Với bài luận chính, Hà thử đủ các ý tưởng và viết gần 30 bản nháp khác nhau. Cuối cùng ý tưởng cô chọn là câu chuyện khá đơn giản từ chính những trải nghiệm mùa hè năm lớp 11.

Đó là trải nghiệm của bản thân tại trung tâm cho trẻ em đường phố. Bình thường, mọi người thường nghĩ về các em theo cách gọi “những trẻ em nghèo”. Trước khi Hà đến tình nguyện ở đây, cô cũng có cách nhìn đơn giản như thế, nhưng rồi dần nhận ra các em ở đây phải đối mặt với nhiều vấn đề khác.

cam-ha-1.jpg

Cẩm Hà (hàng đầu) trong Ngày hội Trao đổi sách 2013. Ảnh: NVCC.

K hi theo bố mẹ ra thành phố, nhiều gia đình không có hộ khẩu và các em không thể theo học những trường công, chỉ có lựa chọn là học những trường dân lập hoặc bỏ học. Bài luận của Hà trình bày góc nhìn của cô về giáo dục dựa trên kinh nghiệm của bản thân, trải nghiệm ở trung tâm và qua sự tiếp xúc với những đứa trẻ ở các môi trường khác nhau.

“Em còn một bài luận viết về ngôi nhà gỗ cổ của gia đình em ở quê. Bài luận bắt đầu từ những cảm xúc của em khi lần đầu tiên bước vào ngôi nhà, những giá trị lịch sử và văn hóa mà nó gợi mở ra, sau đó chia sẻ những phát hiện về thời kỳ này”, nữ sinh chuyên Anh nói.

Tuy nhiên, trong số 9 trường tiếp nhận, Cẩm Hà chọn ĐH Duke. Cô dự định chọn ngành Giáo dục học vì mong muốn làm những công việc có liên quan đến giáo dục. 3 năm cấp III, Cẩm Hà cũng có kinh nghiệm vừa làm gia sư cho 4 học sinh cấp II, vừa làm tình nguyện ở một số trại trẻ.

“Em muốn tiếp tục làm những công việc này, ở mức độ cao hơn và có tầm ảnh hưởng lớn hơn, sau khi trở về Việt Nam”, Cẩm Hà nói thêm.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-duoc-nhan-vao-9-dai-hoc-lon-o-my-2-7789/feed/ 0
Nữ sinh Ams nhận học bổng DH Harvard https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-dh-harvard-7782/ https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-dh-harvard-7782/#respond Fri, 02 May 2014 03:18:36 +0000 http://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-dh-harvard-7782 Khi giới thiệu Lã Hồ Thị Minh Khuê, thầy Khải, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 chuyên toán 1 THPT Hà Nội – Amsterdam, trìu mến xoa đầu cô gái bé nhỏ và nói: “May mà Harvard không đặt ra tiêu chí chiều cao, nếu không thì Khuê trượt”. Minh Khuê thẹn thùng nhưng gương mặt lại bừng sáng nụ cười…

167-4882-1398580214.jpg

Minh Khuê là con “nhà nòi”, có mẹ làm báo, chịu ảnh hưởng từ mẹ (vốn học giỏi Toán, nhưng lại thi vào ĐH Tổng hợp Văn) nên cô đa tài, tự chủ, đầy cá tính ẩn trong vẻ ngoài mềm mại, nữ tính. Khuê từng đoạt giải bạc trong cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc năm 2010.

Tháng 6/2013, Khuê thực hiện thành công hai dự án nghệ thuật của mình là đêm hòa nhạc “Giai điệu Mùa Hạ” với bản Concerto Piano Beethoven N.3 cùng dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ kịch mà Khuê là pianist và một triển lãm nghệ thuật cá nhân mang tên “Tình yêu của tôi” trưng bày 22 tác phẩm hội họa mà Khuê sáng tác.

Thành công của hai dự án đó đã giúp Khuê gom được nguồn quỹ nho nhỏ, gây dựng 22 tủ sách cho một dự án sách hóa nông thôn. Suốt 12 năm học phổ thông, thỉnh thoảng, cô lại làm cho mẹ “đứng tim” khi tự đặt ra cho mình những thử thách để vượt qua.

“Năm lớp 6, em còn nhỏ nên việc chọn học lớp chuyên Anh của THCS Giảng Võ là theo định hướng của mẹ. Em cũng đồng ý rằng, đó là một lựa chọn sáng suốt, bởi trong thời đại cảm hứng toàn cầu như hiện nay, muốn hòa nhập tốt với bạn bè quốc tế, thì sở hữu một khả năng tiếng Anh giỏi là chiếc chìa khóa vàng”, Khuê cho biết.

Tuy nhiên, ngay từ bé, em đã rất yêu Toán học. Trong quá trình học, em may mắn được học và tiếp xúc với những thầy cô giỏi và truyền cho em niềm đam mê toán học, trong đó có cô giáo Đoàn Thị Nụ – người dạy em 4 năm THCS. Em dành nhiều thời gian với môn toán và nhận ra vẻ đẹp của toán học, để rồi đam mê nó. Đó là lý do dù đang có những thành tích vượt trội về tiếng Anh, từng đoạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố, em vẫn quyết định thi vào chuyên toán của trường Ams”, Khuê tâm sự.

Thoạt tiên, Khuê chỉ đỗ lớp toán 2. Với mục tiêu du học được đặt ra từ khá sớm, lẽ ra Khuê có thể “an phận” để tập trung chuẩn bị cho việc có một bộ hồ sơ “đẹp”, nhưng cô lại tiếp tục vượt qua thử thách: thi vào lớp toán 1. Theo Khuê, nếu chỉ làm những gì có lợi cho việc du học, như tập trung thi chuẩn hóa (SAT, SAT II, TOEFL…) và đạt điểm tổng kết các môn trên lớp cao (GPA)… thì vẫn chưa đủ.

“Em hiểu nền giáo dục đại học Mỹ trân trọng tất cả những ai biết cố gắng vì sự đam mê của chính mình. Em thích học môn toán nên em muốn thử sức mình trong những tình huống khó mà toán học đưa ra, vì toán học giúp ta nhận biết nhiều quy luật khách quan chứ không chỉ là những con số khô khan khó hiểu.

Không riêng với môn toán, khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục khác, em không hề nghĩ đến chữ “du học” mà chỉ đơn giản nghĩ rằng, đây là công việc mình muốn làm, muốn dấn thân… và mình cần phải cố gắng. Cách đây hơn chục năm, khi lần đầu tiên bước vào các lớp học đàn, học vẽ, em đâu có hình dung được rằng, đó cũng chính là điểm bắt đầu của con đường đưa em đến cổng trường Harvard”, Khuê chia sẻ.

ĐH Harvard đã ghi nhận những cố gắng của Khuê bằng cách tặng cho cô suất học bổng trị giá 320.000 USD cho 4 năm học (bao gồm học phí, tiền sinh hoạt, tiền bảo hiểm, vé máy bay khứ hồi Mỹ – Việt 2 lần một năm…), chưa kể chi phí cho gia sư những môn nghệ thuật mà Khuê cần tới.

“Bạo gan” lựa chọn Havard, Khuê cho biết, em không bị cuốn hút bởi danh tiếng của trường này. Từng có một cuốn sách “Em phải đến Havard để học kinh tế”. Em không học kinh tế thì đến Havard làm gì, phải chăng vì danh tiếng của nó?

Khuê đáp: “Cuốn sách đó được một bà mẹ người Trung Quốc viết từ năm 1998. Thời điểm ấy, nhận thức, quan điểm về việc đến Mỹ học đại học của người dân châu Á nhìn chung khác với bây giờ. Em muốn học ngoại giao và nghệ thuật ở Havard không chỉ vì ngôi trường này là nơi hoàn hảo để đào tạo ra những nghệ sĩ lớn, những nhà ngoại giao danh tiếng. Em chọn Havard trước hết bởi triết lý giáo dục của Harvard rất phù hợp với những gì em được dạy dỗ: “Chúng ta cần học để phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất sẵn có mới được học”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nu-sinh-ams-nhan-hoc-bong-dh-harvard-7782/feed/ 0
Nam sinh nhận học bổng của đại học hàng đầu Mỹ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-nhan-hoc-bong-cua-dai-hoc-hang-dau-my-7778/ https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-nhan-hoc-bong-cua-dai-hoc-hang-dau-my-7778/#comments Fri, 02 May 2014 03:16:34 +0000 http://atlantic.edu.vn/nam-sinh-nhan-hoc-bong-cua-dai-hoc-hang-dau-my-7778 Chiều 7/3, Phó hiệu trưởng THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) Lê Văn Vinh thông báo, “chàng trai vàng xứ Thanh” Lê Huy Quang vừa nhận được học bổng 60.000 USD mỗi năm của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Là chủ nhân của bộ ba huy chương vàng, bạc, đồng ở các kỳ thi Vật lý quốc tế và khu vực, Quang cho biết, ước mơ du học đã được em ấp ủ khi học lớp 11. Tuy nhiên, thời điểm đó đang tập trung ôn thi Olympic Vật lý quốc tế nên không có thời gian trau dồi tiếng Anh. Quang đành thực hiện ước mơ chậm hơn một chút.

huy-quang-9591-1396865252.jpg

Huy Quang là chủ nhân của huy chương vàng Olympic Vật lý khu vực và huy chương bạc Olympic Quốc tế 2012. Ảnh: NVCC.

Tốt nghiệp lớp 12 với nhiều giải thưởng trong tay, Quang vào học lớp cử nhân tài năng của ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Năm đầu tiên chỉ học ngoại ngữ nên Quang có nhiều thời gian tập trung nâng cao khả năng tiếng Anh để thực hiện ước mơ du học.

Quang kể, cậu gửi hồ sơ đến vài trường đại học nổi tiếng ở Mỹ. Chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ cần thiết thì không khó, chỉ có bài luận là đáng chú ý. Trường MIT cho 5 đề tài, Quang phát triển và viết về những đề tài đó. Trước khi MIT công bố kết quả thì cậu được 3 – 4 trường khác nhận vào học.

“Nhưng MIT mới là mục tiêu của em, không chỉ vì đây là trường hàng đầu mà còn có khả năng tài chính rất cao, có thể tài trợ được cho em khi gia đình không có khả năng chi trả”, Quang nói và cho hay, dự định đăng ký học Tin học, Vật lý. Còn ngành Kỹ thuật thì băn khoăn giữa Robot và Năng lượng hạt nhân.

“Em chắc chắn vẫn sẽ theo đuổi Vật lý, có thể không phải nghiên cứu trực tiếp mà thiên về kỹ thuật”, Quang khẳng định.

huy-quang-3-4815-1396865252.jpg

Huy Quang (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn tham dự Olympic Vật lý quốc tế 2012. Ảnh: NVCC.

ĐH MIT thông báo, năm nay có hơn 20.000 hồ sơ đăng ký, trường nhận 1.400 người (khoảng 7%). Quang sẽ được trường chi trả các khoản ăn, ở, sách vở, bảo hiểm, học phí… với số tiền 240.000 USD trong 4 năm học.

Thầy Lê Văn Hoành, chủ nhiệm lớp cấp 3 của Quang chia sẻ, trong 30 năm dạy chuyên Lý ở trường Lam Sơn, số học sinh có năng lực như Quang không phải hiếm nhưng chỉ cậu mới đạt được kết quả cao vì hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

“Quang không chỉ có năng lực nghiên cứu Vật lý bẩm sinh mà còn có sức khỏe tốt. Gia đình cơ bản, hạnh phúc, lại được học trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh với đội ngũ thầy cô giỏi hết lòng vì học sinh… Những điều tổng hòa đó đã giúp em bứt phá”, thầy Hoành nhận định.

]]>
https://atlantic.edu.vn/nam-sinh-nhan-hoc-bong-cua-dai-hoc-hang-dau-my-7778/feed/ 1
Tâm sự của phụ huynh có con trúng tuyển Harvard https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-phu-huynh-co-con-trung-tuyen-harvard-7774/ https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-phu-huynh-co-con-trung-tuyen-harvard-7774/#respond Fri, 02 May 2014 03:08:15 +0000 http://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-phu-huynh-co-con-trung-tuyen-harvard-7774 Tin Lã Hồ Minh Khuê (Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) được ĐH Harvard cấp học bổng khiến nhiều người khâm phục. Đằng sau thành công ấy là một người mẹ đã kiên trì nuôi con với nhiều mồ hôi và nước mắt.

nữ sinh, học bổng 320.000 USD, ĐH Harvard

Hai mẹ con Hải Âu – Minh Khuê

“Với tôi, thành công không phải việc con được vào ĐH Harvard hay đại học danh tiếng nào trên thế giới. Thành công lớn nhất là chắp cánh cho con phát triển tất cả tố chất con người cháu có, giúp cháu thực sự có được hạnh phúc trong cuộc sống” – nhà báo Hồ Thị Hải Âu chia sẻ.

Gạt nước mắt sau nỗi đau trong chuyện hôn nhân, chị Hải Âu chấp nhận là người mẹ đơn thân một mình nuôi dạy Minh Khuê từ tấm bé. Nhưng dường như “sai lầm” (từ chị dùng) ấy chỉ khiến chị mạnh mẽ hơn để dồn toàn tâm cho chuyện chăm sóc con con gái bé nhỏ.

Bố mẹ Việt nhiều người thừa thời gian để nhậu với bạn bè hay tám về đủ chuyện ở mọi nơi, còn con cái bỏ cả cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy”.

Chị nói mình không thích đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kỳ ai: “Tôi rất thích cách bố mẹ Mỹ trò chuyện với con. Họ luôn nhìn thẳng vào mắt con, nói những điều đơn giản nhưng chân thành, không giấu giếm. Tôi vẫn thường nói với con mẹ cũng là một người mẹ bình thường, mẹ vô vàn nhiều sai sót nhưng sâu trong tim mẹ là tình yêu thương con vô vàn. Những khi mẹ sai, mẹ xin lỗi và mong con tha thứ. Mẹ cần chúng ta tin tưởng nhau”.

Quan niệm giáo dục về “7 trí thông minh”

Chị lặng lẽ và kiên trì dạy con theo triết lý giáo dục đã lựa chọn.

Nhiều người thắc mắc có quá tham lam khi cho Minh Khuê học đủ thứ từ piano, vẽ, tiếng Anh, toán, văn, bơi ngay từ nhỏ. Chị chỉ cười “nếu để đến giờ thì có lẽ không bao giờ mình giáo dục con được như ngày nay”.

Chị chia sẻ: “18 năm qua, mình đã đồng hành với Harvard để nuôi dạy con. Mình nghiên cứu và thấy triết lý giáo dục của họ rất tuyệt vời. Giáo dục con như thế nào chính là cha mẹ đã khai sinh lần thứ 2 cho con.

Chúng ta thường quan niệm có năng khiếu mới học được đàn, piano. Nhưng Harvard cho rằng học để phát triển tố chất chứ không phải có tốt chất mới học, trẻ có quyền được cha mẹ giúp phát triển những tố chất đó”.

Chị lý giải: Triết lý đó không phải tự nhiên có, nó là kết quả của quá trình giải phẫu học của ngành y, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, sự phát triển não bộ của con người. Quan niệm về chỉ số IQ đã cũ khi đề cập tới trí thông minh của một đứa trẻ.

Quan điểm mới là có 7 loại hình thông minh khác nhau đứng tương đối độc lập. Nếu được giao thoa sẽ tương hỗ, giúp phát triển sự thông minh của đứa trẻ lên nhiều lần.

7 loại hình đó bao gồm: trí thông minh về vận động hay là thể thao, trí thông mình củalogic toán học, thông minh của phát triển tư duy hình tượng ngôn ngữ, ngoại ngữ, âm nhạc, sự thông minh của hội họa và rất hay nữa thường có ở những nhà lãnh đạo là năng lực dự cảm, nhà tiên tri những người có thể xem tướng số.

7 loại hình đó được Harvard cụ thể trong 6 môn học giúp đứa trẻ phát triển tốt nhất các tố chất của mình đó là toán học, âm nhạc, hội họa, ngoại ngữ, thể thao và nhân văn.

“Xã hội phát triển, đồ dùng thường được chế tạo cho người thuận tay phải. Về lâu dài, hoạt động này sẽ giúp bán cầu đại não trái phát triển, bán cầu não phải sẽ kém đi. Và piano sẽ giúp 2 bán cầu não căn bằng” – chị phân tích chuyện cho con học piano.

Giai đoạn từ 0 đến 4 tuổi, não bộ của trẻ sẽ phát triển hoàn toàn về khối lượng và chất lượng, lúc này não bộ các cháu như một thư mục rỗng. Và bạn sẽ lựa chọn để xã hội vẽ lên đó hay chủ động vẽ con đường cho các con đi” – chị say sưa.

Chị cho học tiếng Anh từ sớm để Minh Khuê có thể tư duy sự việc bằng cả 2 thứ tiếng, không để lớn lên học ngoại ngữ tư duy bằng tiếng Việt rồi mới dịch sang tiếng Anh.

Chị cho con học hội họa bên cạnh toán, văn (là sở trưởng vốn có của mẹ) để những khi căng thẳng con tìm đến giải trí.

Chị dạy con bơi từ sớm để cháu học vận động và cách tự bảo vệ mình.

Luôn bên con và kỷ luật mềm

Ngoài công việc ở Thời báo Ngân hàng , chị còn tham gia một số hoạt động đầu tư khác.

Khi con còn nhỏ, chị dành nhiều thời gian chăm con.

Chị sẵn sàng nghỉ làm 10 ngày để cùng thầy dạy con tập bơi hay ngồi hàng giờ học piano cùng con, để khi về dạy lại cho con và rèn con tính chuyên cần.

Tùy vào độ tuổi, chị cân đối việc học môn nào nặng nhẹ khác nhau cho con. Khi còn nhỏ thì toán là phụ, văn cũng vậy (nhưng chị giáo dục con hàng ngày).

Ba môn là bơi, piano và học vẽ mỗi ngày chị đưa con đến nhà thầy học 3-4 tiếng.

Đến khi hết lớp 1, Minh Khuê đã có giải về hội họa, lớp 2 – 3 liên tục giải piano. Lớp 4 hai môn nghệ thuật này của cô gái nhỏ đã thuần thục chị lại tăng cường cho con học toán, văn và giãn thời gian học nghệ thuật.

Quan sát con chơi với bạn chị thấy Minh Khuê chỉ vui đùa khoảng 1 tiếng là chán, cầm ngay một cây đàn hay cành cọ để vẽ. Như thế, con mới thấy thoải mái. Chị vui khi dạy cho con tính kỷ luật mềm, tự cháu cảm thấy điều đó là tự nhiên và hạnh phúc.

Bài học “trong đầm gì đẹp bằng sen”

Dân gian có câu “Trong đầm gì đẹp bằng sen…Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhưng hoa sen nếu không sống trong bùn thì sẽ ở đâu? Trên socola hay kem của con, hay kim cương vàng bạc? Không. Nhưng sen sẽ rất mang ơn bùn kia. Nó là dinh dưỡng, là nước ối của mẹ, tinh túy là ở đó. Nhờ bùn mà sen mới dậy hương, mới đẹp được.

Chị kể với con câu chuyện ấy để dạy con nhìn tất cả trong tính toàn bộ. Đừng chỉ thích cái gì rồi đối lập với tất cả hay bỏ đi những điều thú vị hay quan trọng trong cuộc sống.

nữ sinh, học bổng 320.000 USD, ĐH Harvard

Chị Hồ Thị Hải Âu.

Chị nói với con về những điều tốt và cả những cái xấu, về lỗi lầm của mình để con nhìn cuộc sống với lăng kính đa chiều, biết sống hướng thiện.

Chị và con say sưa tìm hiểu lịch sử gia đình. Chị kể về thời gian khó, kể về ngoại đã nuôi 6 người con khôn lớn ra sao, những bữa cơm rau khoai lang ngon ngọt thế nào. Không phải để kể khổ mà để con thấy được cái đẹp của cuộc đời và thời nào cũng tồn tại.

“Khi con biết yêu thương gia đình, lịch sử rồi lớn lên con sẽ biết yêu thương đồng loại” – đó là điều chị luôn tâm niệm.

Lẽ ra rất thành danh ở sự nghiệp văn chương khi hồi trẻ có khởi sự tốt, nhưng chị đã lui về phía sau dốc lòng cho sự nghiệp của một người mẹ. Trong hành trình cuộc đời mình, chị đã gặp những người bạn chia sẻ sự nghiệp này.

Nói về mẹ, Minh Khuê cười hạnh phúc: “Mẹ không chỉ là mẹ mà còn là một người bạn lớn trong cuộc đời mình”.

Theo Văn Chung (vietnamnet)

]]>
https://atlantic.edu.vn/tam-su-cua-phu-huynh-co-con-trung-tuyen-harvard-7774/feed/ 0
Mạng du lịch ở Mỹ của DHS Việt Nam https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/ https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/#respond Thu, 24 Apr 2014 01:11:43 +0000 http://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764 Khi du học đến một miền đất mới, ngoài việc học tập các du học sinh đều rất muốn được đi du lịch, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa địa phương. Tuy nhiên sắp xếp được một chuyến đi an toàn, tiết kiệm cũng là một khó khăn không nhỏ đối với các du học sinh.

Hiểu được những khó khăn đó, Mạng du lịch “Ăn nhờ ở đậu” do nhóm 3 du học sinh Việt Nam tại Mỹ gồm Nguyễn Minh Hiển, Phan Huy Dũng và La Thành Nhân sáng lập và xây dựng đã chính thức lên mạng tại địa chỉ www.sinhvienusa.org/anod vào ngày 12/3/2014.

Nhóm sáng lập gồm ba thành viên đều đang là học ở Mỹ:

  • Anh Nguyễn Minh Hiển , thạc sĩ kỹ sư điện tại ĐH Vermont và thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tại đại học Missouri, TP Columbia, bang Missouri, Hoa Kỳ.
  • Anh Phan Huy Dũng , nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành khoa học máy tính, ĐH Massachusetts, Boston, Massachusett.
  • Anh La Thành Nhân , nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành sức khoẻ cộng đồng, tại ĐH Peen, bang Pennsylvania

Trưởng nhóm Nguyễn Minh Hiển, từng tốt nghiệp tại ĐH Bách khoa Hà Nội, đến Mỹ năm 2005 học ngành kỹ thuật điện tử tại University of Vermont. Đến nay, Nguyễn Minh Hiển đã đi tới 46 tiểu bang, chỉ còn 4 bang anh chưa đặt chân tới là Michigan, Wisconsin, Alaska và Hawaii.

Đặc biệt, Nguyễn Minh Hiển và vợ là Hoàng Khánh Hòa đã có cuộc hành trình dịp trăng mật dài tới 11000 dặm đi vòng quanh nước Mỹ bằng ô tô. Hai người từng cắm trại ngủ giữa trời mưa ở Utah, nướng thịt trong rừng quốc gia Yellowstone, lạc mất phương hướng giữa sa mạt cát vào buổi tối ở công viên Great Sand Dune ở Colorado, lái xe trong bão tuyết ở Ohio.

Nguyễn Minh Hiển chia sẻ: “Kể từ khi sang Mỹ một mình ở Vermont hiu quạnh, tôi nhận ra một điều: Thế giới xung quanh thật rộng lớn và có quá nhiều điều để khám phá nếu mình chịu đi ra ngoài. Cuộc sống là một quá trình trải nghiệm bằng đầy đủ những giác quan và gặp gỡ những con người chứ không chỉ trên những trang sách và những giả định có sẵn trong đầu mình.

hóm phát triển dự án, từ trái qua phải Nguyễn Minh Hiển, La Thành Nhân, Phan Huy Dũng

hóm phát triển dự án, từ trái qua phải Nguyễn Minh Hiển, La Thành Nhân, Phan Huy Dũng

“Có thể bạn nghĩ rằng trong thời đại Internet này, ở nhà cũng có thể kết bạn và trò chuyện qua mạng xã hội. Nhưng thực sự việc gặp mặt nhau trực tiếp, ăn với nhau bữa cơm, cùng ngồi trò chuyện thâu đêm sẽ rất khác. Bạn sẽ hiểu và có liên hệ được một con người chứ không phải chỉ là biết và thấy một con người từ xa.

Đi du lịch có lợi là thế nhưng đa số du học sinh đều không giàu có, việc đi lại rất tốn kém, đặc biệt là chi phí khách sạn. Do đó, được sự động viên, “đặt hàng” của Ban điều hành Hội Thanh niên du học sinh Việt Nam ở Mỹ, tôi đã bắt tay vào làm dự án này với bạn Dũng ở Boston và Nhân ở Penn State, với hi vọng giúp kết nối mọi người, để nhiều người có thể đi thật nhiều trong thời gian ở Mỹ”, trưởng nhóm Minh Hiển chia sẻ về lý do thực hiện dự án “Ăn nhờ Ở đậu”.

Đề cập về những tiện ích của dự án mang ý nghĩa kết nối cộng đồng này, anh Hiển cho biết: “Khi thiết kế hệ thống, chúng tôi theo nguyên tắc đơn giản và tiện dụng nhất có thể cho người dùng. Nhận thấy mỗi thành viên trong cộng đồng du học sinh đều có dùng facebook, yahoo hoặc gmail, hệ thống cho phép bạn đăng ký/đăng nhập sử dụng một trong ba hệ thống trên mà không phải tạo một account/password như thông thường. Việc này sẽ tăng độ tin cậy, giảm việc phải nhớ thêm 1 mật khẩu cho người dùng.

Về “Ăn nhờ ở đậu”, chúng tôi tạo ra một bản đồ toàn nước Mỹ và mỗi bạn du học sinh có tinh thần vì cộng đồng sẽ đăng ký “xây nhà” trên bản đồ đó. Hiện nay đã có hơn 50 ngôi nhà được dựng lên ở hơn 20 bang. Khi bạn chuẩn bị đi đâu, bạn chỉ cần tìm căn nhà gần nhất ở nơi bạn đến, bạn có thể biết chủ nhà là ai, bạn có thể kết nối, xin ở nhờ, hoặc hẹn gặp gỡ giao lưu.

Nếu chủ nhà không thể host bạn thì họ cũng có thể cung cấp thông tin về khu vực đó cho bạn. Họ có thể chỉ cho bạn chỗ nào ăn ngon mà rẻ, chỗ nào ở hợp túi tiền mà sạch sẽ an toàn, nên đi chơi ở đâu, ăn cái gì là đặc trưng của một vùng đất… Chủ nhà như một thổ địa hiếu khách, và qua đó, chủ và khách có thể trở thành những người bạn của nhau không chỉ trong thời gian ở Mỹ mà cả khi các bạn về Việt Nam hoặc đi các vùng đất khác”.

]]>
https://atlantic.edu.vn/mang-du-lich-o-my-cua-dhs-viet-nam-7764/feed/ 0