Hơn 15 năm ở Việt Nam, Zach Pinson là “thầy của những người thầy” khi đã tham gia đào tạo chứng chỉ CELTA cho cả nghìn giáo viên tiếng Anh trên cả nước.
Và tại Atlantic, thầy giáo Zach Pinson cùng với các cộng sự đã xây dựng nên bộ giáo trình tiếng Anh giúp hàng nghìn học sinh Việt Nam chinh phục ước mơ công dân toàn cầu.
Giờ đây, khi thấu hiểu ở khắp mọi vùng đất nước, hàng triệu học sinh Việt đang khát khao được học tiếng Anh chất lượng cao, khi Atlantic mong ước tạo ra sự bình đẳng trong việc học ngoại ngữ cho mọi công dân Việt, thầy giáo Zach Pinson cùng với các cộng sự của mình tiếp tục kiến tạo nên FSEL, ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến với giáo trình học tiếng Anh trên nền tảng online.
Một cộng sự đặc biệt của Zach Pinson là thầy Brandon Sinkovic cũng đến từ nước Mỹ, người được coi là kiến trúc sư học thuật của FSEL, viết nên bộ giáo trình học tiếng Anh khiến nhiều người phải nể phục. Cuộc trò chuyện với hai thầy giáo đến từ nước Mỹ đem đến nhiều điều bất ngờ về việc học tiếng Anh từ những giáo viên bản xứ.
Sống và làm việc ở Việt Nam một thời gian dài, hai anh đánh giá như thế nào về việc học tiếng Anh của học sinh Việt Nam?
– Zach Pinson: Người Việt Nam rất coi trọng giáo dục, đầu tư thời gian và công sức cho con em học tiếng Anh. Nhưng đa phần học tiếng Anh tại các trường công, học sinh ít có cơ hội thực hành giao tiếp hay viết mà chủ yếu tập trung vào việc học ngữ pháp và từ vựng.
Sau 15 năm sống tại Việt Nam, tôi cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong việc học tiếng Anh: học sinh có cơ hội tiếp cận với nhiều trung tâm ngoại ngữ, chất lượng giáo viên được cải thiện trên nhiều phương diện, phương pháp giáo dục cũng cập nhật hơn để tiệm cận thế giới.
Song, vẫn có những rào cản trong việc học tiếng Anh của học sinh như các bài kiểm tra vẫn tập trung nhiều vào việc kiểm tra trình độ tiếng Anh như một môn học để đạt điểm cao chứ không phải một ngôn ngữ, một công cụ để giao tiếp. Ngoài ra, khoảng cách giáo dục giữa thành thị và nông thôn vẫn khá cách biệt khi nhiều học sinh nông thôn chưa có điều kiện để tiếp cận việc học tiếng Anh một cách chuyên nghiệp.
Điều gì đã thôi thúc Atlantic xây dựng và phát triển ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến FSEL?
– Zach Pinson: Sự ra đời của FSEL là bước đi mạnh mẽ củng cố cho sứ mệnh giúp nhiều học sinh Việt Nam nhất có thể tiếp cận với việc học tiếng Anh chất lượng cao của Atlantic. Bởi tôi cũng như Atlantic tin rằng mọi học sinh đều xứng đáng có được cơ hội như nhau trong việc tiếp cận chương trình đào tạo tiếng Anh thật sự chất lượng. Điều chúng tôi mong muốn là mang lại cho mọi học sinh một nền tảng học tiếng Anh trực tuyến với chất lượng tương tự như tại trung tâm trong khi chi phí chỉ bằng một phần nhỏ.
Với 2 trung tâm tiếng Anh, Atlantic đáp ứng được khoảng 1.000 học sinh tại Hà Nội, chương trình liên kết đào tạo tại trường giúp chúng tôi mở rộng con số lên khoảng 10.000 học sinh theo học tại Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Sắp tới đây, bằng sự ra đời của FSEL, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi trong việc học tiếng Anh của hàng trăm nghìn học sinh trên cả nước.
Brandon Sinkovic: Slogan “An English center in your pocket”, với ý nghĩa “Mang cả hệ thống trung tâm Anh ngữ lên nền tảng trực tuyến”, thể hiện mục tiêu và quyết tâm của chúng tôi trong việc đóng gói chương trình đào tạo tại trung tâm Anh ngữ thành một tiện ích để tất cả những ai muốn học đều có thể tiếp cận và sử dụng một cách dễ dàng thông qua internet.
FSEL giúp học viên làm chủ việc học, chủ động trong chính lộ trình học tiếng Anh của bản thân nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả học tập thông qua chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp tích hợp các trải nghiệm tương tác đa dạng và thú vị.
Với FSEL, người học có những lựa chọn nào và việc học sẽ kéo dài trong bao lâu để đạt tới một trình độ nhất định?
– Brandon Sinkovic: Chúng tôi hiện có 2 chương trình “Academic English” (tiếng Anh học thuật) và “IELTS Pathway” (tiếng Anh theo mục tiêu IELTS).
Với lộ trình tiếng Anh học thuật, có tổng cộng 6 trình độ từ A1 đến C1 theo khung CEFR. Mỗi trình độ có tổng cộng 72 bài học, và người học sẽ mất khoảng 2 giờ để hoàn thành tất cả các cấu phần trong mỗi bài học.
Với lộ trình học IELTS, học sinh cũng sẽ có 3 mức độ tương ứng với mức điểm mong muốn: 5.0 +, 6.0 + và 7.0 +. Tổng số lượng nội dung cho lộ trình học IELTS hiện tại là 96 bài học.
Chính vì vậy, nếu học từ trình độ thấp nhất, để có thể hoàn thành hết nội dung học trên FSEL, học sinh sẽ tốn thời gian hàng năm. Tuy nhiên, vì không phụ thuộc vào lịch học cố định ở trung tâm nên tùy vào mục tiêu và mức độ đầu tư cho việc học, học viên có thể hoàn thành lộ trình nhanh hơn. Nói vậy để thấy, đội ngũ FSEL mong muốn có thể mang đến một lộ trình học thực sự chuyên nghiệp cho học sinh.
Giữa một thị trường học tiếng Anh trực tuyến ngày càng sôi động và cạnh tranh, đâu là điểm khác biệt nổi bật của FSEL?
– Brandon Sinkovic: Chúng tôi có một lộ trình học rõ ràng. Đây là một điểm khác biệt giữa FSEL với những ứng dụng khác. Ngoài ra, FSEL không chỉ tập trung vào một kỹ năng mà giải quyết cả các kỹ năng tổng thể cho học viên.
Bên cạnh các bài tập nghe, đọc, từ vựng và ngữ pháp được lồng ghép trong video bài học tương tác, sau mỗi bài học, học viên sẽ được giao bài tập viết và nói trong “Diễn đàn học tập”. Học sinh có thể ghi âm phần nói hoặc soạn thảo văn bản viết. Sau khi nộp bài, học sinh sẽ được AI phản hồi và biết được bài tập đã đáp ứng yêu cầu đề bài hay chưa, phần nào mình đã làm tốt, phần nào cần cải thiện, cải thiện như thế nào.
“Chất lượng cao” là một đánh giá khá trừu tượng để học sinh và phụ huynh có thể hình dung. Các anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về chất lượng vượt trội của FSEL như thế nào?
– Zach Pinson: Từ những ngày đầu triển khai, Atlantic luôn tự hào với mô hình trung tâm tiếng Anh chuẩn “5 sao”, tập trung vào 5 khía cạnh: chương trình, giáo viên, công nghệ, cơ sở vật chất và dịch vụ. Chính vì vậy, khi xây dựng FSEL, chúng tôi cũng cần đảm bảo chất lượng FSEL tương đương với các lớp học truyền thống của Atlantic.
FSEL sử dụng giáo trình quốc tế chất lượng cao, được cập nhật nhất của Nhà xuất bản Đại học Cambridge cùng nguồn tài liệu ngoại ngữ dồi dào, được thiết kế một cách khoa học và bài bản. Khi triển khai dưới hình thức một ứng dụng trực tuyến, học viên của FSEL có thể tiếp cận việc chương trình học này dễ dàng với chi phí phù hợp, học tập mọi lúc mọi nơi với một lộ trình phù hợp cùng nhiều hoạt động tương tác online thú vị.
Brandon Sinkovic: Tôi muốn làm rõ hơn về chất lượng của FSEL bằng việc đưa ra một số ví dụ minh họa về việc FSEL vượt trội hơn như thế nào. Các bài giảng được thiết kế theo hình thức video bài học tương tác (interactive video). Nếu như với các khóa học online khác, học sinh sẽ ngồi nghe bài giảng trong khoảng 30 phút liền mạch rồi có thời gian làm bài tập sau đó, thì FSEL lại cho phép học sinh có cơ hội tương tác, trả lời câu hỏi xen kẽ trong bài giảng, thường 2-3 phút sẽ có 1 câu hỏi. Như vậy, bài giảng được thiết kế tương tự như cách 1 giáo viên trên lớp tương tác với học sinh.
Do đó, việc cho ra đời một bài học trung bình mất khoảng 19 tiếng của cả đội ngũ khoảng 20 người. Để tạo ra 532 bài học hiện tại trên FSEL, chúng tôi đã tốn gần 10.000 giờ để đảm bảo chất lượng nội dung giảng dạy
Làm thế nào để FSEL có thể tăng sự hứng thú của học sinh với việc học, đặc biệt trong việc học online khi mức độ tập trung của học sinh thường thấp?
– Brandon Sinkovic: Tôi luôn quan niệm rằng “ngữ cảnh” (context) là triết lý trung tâm trong việc học và dạy ngoại ngữ. Muốn học sinh học tốt tiếng Anh, nội dung cần được đưa vào ngữ cảnh cụ thể. Đây là lý do khiến nhiều học sinh tại Việt Nam khó khăn trong việc áp dụng ngôn ngữ vào thực tế khi được học tiếng Anh với từ vựng, ngữ pháp rời rạc.
Bên cạnh một chương trình học chất lượng, chúng tôi còn đưa vào những yếu tố trò chơi nhằm tăng sự hứng thú của học sinh. Học sinh sẽ nhận được xu thưởng (coin) làm phần thưởng khi hoàn thành các bài tập trên FSEL hoặc học đủ bao nhiêu phút, bao nhiêu ngày. Chúng tôi cũng đang xây dựng một không gian mang tên “FSEL marketplace” để học sinh có thể đổi xu thưởng lấy quà, bao gồm quà ảo như tóc hay quần áo của nhân vật trên ứng dụng FSEL hay quà thật như phiếu mua hàng, vé xem phim.
Atlantic nói chung và FSEL nói riêng sẽ có những kế hoạch gì trong thời gian tới sau sự ra mắt thành công của ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến?
– Zach Pinson: Tôi rất háo hức nhưng cũng hồi hộp trước sự ra mắt của FSEL. Hiện tại, FSEL đã chạy thử tại một số trường học trên địa bàn Hà Nội và nhận được những phản hồi tích cực của nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên. Như tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi kỳ vọng khi ứng dụng được triển khai rộng rãi có thể tiếp cận với hàng triệu học sinh Việt Nam và cả người trưởng thành, trở thành một ứng dụng học tiếng Anh “made-in-Vietnam” được người Việt Nam tin tưởng.
Trong tương lai, chắc chắn chúng tôi sẽ tăng thêm số lượng nội dung học, triển khai thêm các tính năng mới cũng như mở thêm các lộ trình tiếng Anh khác (ví dụ tiếng Anh cho người trưởng thành, tiếng Anh giao tiếp). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng có thể phát triển FSEL với các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung… đặc biệt là tiếng Việt.
Theo Trường Thịnh – Báo Dân trí
]]>Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan nhận thức rõ ràng về sự chuyển mình của giáo dục ngoại ngữ, từ cách học truyền thống đến những mô hình giáo dục hiện đại. Trong tháng 8, Atlantic Group ra mắt nền tảng học tiếng Anh trực tuyến tương tác với AI – FSEL nhằm đưa phần mềm Việt ra thế giới, thúc đẩy bình đẳng giáo dục.
Bà xây dựng hệ thống đào tạo Anh ngữ như thế nào?
– Tôi quan sát rất kỹ sự thay đổi và phát triển của lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ để thực hiện những bước đi “chậm mà chắc”. Ban đầu, chúng tôi theo đuổi mảng du học để góp phần mang đến cơ hội học tập quốc tế cho học sinh Việt.
Sau này, đứng trước vấn đề sốc văn hóa, rào cản ngôn ngữ của các em khi đi ra nước ngoài, Atlantic thay đổi quan điểm, hướng tới hỗ trợ các học sinh chuẩn bị nền tảng văn hóa và ngoại ngữ tốt trước khi du học.
Từ đó, tôi quyết tâm xây dựng trung tâm Atlantic trở thành một môi trường đào tạo tiếng Anh tiêu chuẩn 5 sao trong điều kiện học tập. Nhờ đó, học viên có thể tăng hứng thú tiếp thu kiến thức, học tốt và hiệu quả nhanh hơn.
Hiện, khi thị trường học ngoại ngữ đang có chuyển biến, từ học tại trung tâm sang online, đơn vị đã đóng gói chương trình của mình lên môi trường số.
Bà đầu tư như thế nào cho định hướng phát triển này?
– Atlantic tham gia mảng đào tạo ngoại ngữ muộn hơn rất nhiều đơn vị trong thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi rất tự tin. Tôi nhận thấy xã hội vẫn đang tập trung vào ngoại ngữ cơ bản, chưa chuyên sâu. Vì vậy, tôi quyết tâm đầu tư thêm vào chương trình đào tạo chất lượng cao và trong nhà trường.
Giáo viên, chương trình, công nghệ, cơ sở vật chất, dịch vụ của chúng tôi đều được đầu tư bài bản. Bộ giáo trình của chúng tôi thiết kế dựa trên năng lực và nhu cầu của học viên.
Tôi “tất tay” cho các giá trị này của Atlantic vì tôi tin điều này sẽ đem lại các giá trị mới lớn hơn. Chất lượng học viên tốt lên, khả năng thích ứng môi trường quốc tế của học sinh nâng cao, từ đó cải thiện năng lực ngoại ngữ mặt bằng chung cho người Việt Nam.
Tôi và công ty muốn đóng góp công sức cho sự thay đổi của giáo dục ngoại ngữ Việt Nam. Chất lượng học tập ngoại ngữ ở các thành phố lớn trên cả nước đã tốt, tuy nhiên, chúng ta cần đưa những thành quả đó đến những khu vực xa hơn thông qua mô hình học online.
Chúng tôi muốn phổ biến rộng rãi chất lượng học ngoại ngữ của Atlantic tới mọi nơi trên đất nước, cả vùng sâu vùng xa. Mô hình học ngoại ngữ online cho phép chúng tôi làm điều này.
Tại sao doanh nghiệp lại đầu tư cho ứng dụng học online?
– Theo quan sát của tôi, các nền tảng học online có giáo trình không quá đa dạng và có phần rập khuôn, chất lượng học phụ thuộc hoàn toàn tính tự giác và tự đánh giá của người học. Học viên tham gia một thời gian sẽ mất đi động lực học vì không có cơ sở đánh giá tiến bộ chuẩn mực như học tại chỗ.
Chúng tôi đang xây dựng dự án học ngoại ngữ online FSEL. Với tôi, FSEL là một dự án thức thời nhưng bền vững. Đây là chuẩn học ngoại ngữ online giúp học sinh phát triển trọn vẹn kỹ năng sử dụng tiếng Anh, với mức chi phí thấp hơn học tại chỗ. Điều này phù hợp với xu hướng học tập hiện nay.
Với quan điểm của tôi, hầu hết các nền tảng học online đều có xuất phát điểm là startup công nghệ, không đóng gói chất lượng đào tạo đi kèm, đồng thời, không có chuẩn chất lượng chung để đánh giá.
Trong khi đó, FSEL là sự kế thừa về giáo dục của Tập đoàn Atlantic, đơn vị đã thành công trong lĩnh vực du học, giáo dục ngoại ngữ tại trường phổ thông, đối tác của các chương trình chuẩn đầu ra Cambridge, đối tác của Hội đồng Anh (BC), IDP cho kỳ thi IELTS. Chúng tôi cũng hợp tác với rất nhiều đối tác giáo dục ngoại ngữ trên thế giới để tạo ra giáo trình khoa học và có cam kết đầu ra cho tiến bộ của người học.
Chúng tôi đầu tư rất lớn cho FSEL về cả công nghệ và đóng gói giáo trình chương trình học tại chỗ lên môi trường số, đồng thời, đầu tư cho trải nghiệm của người học hiện nay.
Người học sẽ được trải nghiệm thế nào trên FSEL?
– Khi học trên FSEL, học viên sẽ có cảm giác như đang học ngoại ngữ 1 – 1 với giáo viên, có tính tương tác cao, riêng tư và cá nhân hóa. Chúng tôi muốn xây dựng một nền tảng cho phép người học tương tác với giáo viên với chi phí chỉ bằng 4-10% so với học trực tiếp.
Đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao tương đương với chi phí lớn, từ đó, hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều người. Theo đó, qua dự án FSEL, Atlantic muốn thay đổi quan điểm này.
Chúng tôi muốn đưa chương trình giáo dục ngoại ngữ của mình tới hàng triệu người Việt Nam, từ trung tâm thành phố lớn đến tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, không có giới hạn địa lý về giáo dục chất lượng cao với FSEL.
Song song, ứng dụng tích hợp các bài thi đánh giá năng lực như các lớp học tại chỗ. Khi hoàn thành bài thi, học viên có thể tự đánh giá năng lực bản thân ở mức nào theo các tiêu chuẩn đào tạo ngoại ngữ phổ biến hiện nay như IELTS hay CEFR.
Trong tương lai, chúng tôi cũng đưa nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh lên FSEL để đáp ứng mọi nhu cầu của người học.
Bà kỳ vọng gì về dự án này?
– Chúng tôi có nền tảng vững chắc với lịch sử hơn 20 năm tồn tại và thành công của Tập đoàn Atlantic. Sau Covid-19, tôi đặt ra mục tiêu, tầm nhìn lớn hơn cho hoạt động công ty. Đó là góp một phần nhỏ cho mục tiêu chung của xã hội: không bỏ ai lại ở phía sau, với sự đồng hành của các cộng sự ở Tập đoàn Atlantic, từ học thuật cho đến kỹ thuật.
Tôi nhận thấy mô hình học ngoại ngữ online hiện nay như một chiếc hộp đẹp đẽ và nhiều màu sắc, nhưng bên trong còn rất rỗng. Do đó, tôi muốn đặt “một viên kim cương”, chương trình học online chất lượng 5 sao vào đó.
Theo Minh Sương – Báo Vnexpress.net
]]>Ông Nguyễn Đại Phúc – CTO FSEL, Tập đoàn Atlantic cho biết, đơn vị phát triển nền tảng học ngoại ngữ tương tác với AI nhằm đưa phần mềm ra thế giới, thúc đẩy bình đẳng giáo dục.
Ông Phúc từng du học Bỉ và làm việc cho một số công ty công nghệ tại Pháp. Ông khởi nghiệp với mục tiêu tạo ra giải pháp công nghệ quản lý tòa nhà thông minh nhằm tiết kiệm năng lượng. Sau những thành công trong lĩnh vực này, ông Phúc tiếp tục lấn sân mảng giáo dục với nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến tương tác cùng AI – FSEL.
Ông hợp tác với Atlantic, tập đoàn giáo dục có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và đào tạo ngoại ngữ, để phát triển FSEL, hướng tới tạo ra sự bình đẳng cho mọi học sinh cả nước trong việc tiếp cận cơ hội học ngoại ngữ. Vị CTO có buổi trao đổi với VnExpress về việc chuẩn bị ra mắt nền tảng trên toàn quốc.
Kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành công nghệ được ông vận dụng ra sao khi xây dựng FSEL?
– Ở FSEL, giai đoạn khởi nghiệp, tôi trực tiếp tham gia code những phần quan trọng cho phần mềm học tiếng Anh như bảo mật; performance để đáp ứng tốc độ cho lượng truy cập của hàng triệu người dùng; giải pháp giảm phụ thuộc vào ChatGPT; nghiên cứu sử dụng và chỉnh sửa một nguồn mở hoặc tự phát triển AI giải quyết bài toán về phát âm do đội nội dung đưa ra.
Nói chung, ở giai đoạn FSEL khởi nghiệp, tôi là Giám đốc Công nghệ (CTO), đồng thời, làm một kiến trúc sư trưởng, developer và coder. Sau này, tôi sẽ tập trung vào chiến lược công nghệ của sản phẩm, quản lý về thông tin, dữ liệu khách hàng.
Ông có định hướng gì cho sự phát triển của nền tảng này?
– Chúng tôi sẽ “xuất khẩu” phần mềm này sang các nước trên thế giới. Đây vừa là giấc mơ và vừa là lộ trình phát triển của chúng tôi. Đầu tiên, tôi sẽ mang ứng dụng học ngoại ngữ FSEL này về Pháp, nơi tôi hiểu nhu cầu học tiếng Anh của người bản xứ; sau đó, đến với các quốc gia khác ở châu Âu, Nhật Bản…
Chúng ta vẫn nghe nói đến “American Dream” nhưng nhìn lại ngành công nghệ trong nước, chúng ta hoàn toàn có thể có “Vietnamese Dream”. Việt Nam có nguồn nhân công ngành công nghệ dồi dào, trình độ kỹ sư phần mềm không thua kém quốc tế. Ngày càng có nhiều công ty công nghệ trên thế giới muốn đến Việt Nam hợp tác.
Hơn nữa, tôi đã làm ra phần mềm cho công ty công nghệ ở châu Âu, được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, không có lý do gì FSEL không thể. Chúng tôi không ngại bất cứ rào cản nào.
Chương trình và nội dung học trên FSEL là một công trình có tính học thuật cao, sử dụng công nghệ tân tiến. Nhìn thấy con mình và các học sinh tại Pháp say mê trải nghiệm phần mềm trong học kỳ trải nghiệm vừa qua, tôi thực sự có niềm tin mãnh liệt vào việc hiện thực hóa được ước mơ này.
Ông và các cộng sự đã chuẩn bị gì cho việc đưa nền tảng ra thế giới?
– Chúng tôi xây dựng lộ trình với ba giai đoạn: lên ý tưởng, xây dựng sản phẩm; phát triển thị trường nội địa; xuất khẩu ra nước ngoài. FSEL lấy thị trường Việt Nam làm bàn đạp. Sau khi thành công, chúng tôi sẽ mang công nghệ “made in Vietnam” ra với thị trường thế giới.
Vì xác định ngay từ đầu, ngoài việc đảm bảo chất lượng phần mềm, chúng tôi đã tính đến việc phải đáp ứng điều kiện về luật lệ, điều kiện ràng buộc trong chất lượng bảo mật, quyền bảo vệ thông tin cá nhân hay khả năng tiếp cận nhóm thiểu số là người khuyết tật.
Thời điểm hiện tại còn quá sớm để tôi nói việc này. Chúng tôi đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho FSEL để sản phẩm có thể chịu tải được hàng triệu học sinh học ngoại ngữ khi xuất hiện trên thị trường. Giấc mơ gần nhất của chúng tôi là thực hiện phổ cập, dân chủ hoá việc tiếng Anh chất lượng cao.
FSEL có thế mạnh cạnh tranh gì so với các ứng dụng học tiếng Anh khác trên thị trường Việt?
– Điều cốt lõi của FSEL là được xây dựng trên nền tảng học thuật và triển khai bởi đội ngũ giáo viên của trung tâm Five-Star English. Đây là một lợi thế cạnh tranh với chúng tôi. Với vai trò CTO, tôi chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến nhất nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và biến trung tâm tiếng Anh thành giải pháp trên đầu ngón tay (One Click Solution) trên nền tảng FSEL với ba điểm chạm chính.
Đầu tiên, FSEL luôn theo dòng chảy công nghệ, đưa những cải tiến mới nhất trên nền tảng trong từng phần học. Thay vì chỉ có một số bài giảng, cấu trúc câu, dạng bài tập bằng video hay chữ, nền tảng đưa ra lộ trình khoa học kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI. Ngoài ra, những tương tác thông minh giữa thầy trò và các học trò với nhau đều được nhúng vào trong giải pháp phần mềm. Chúng tôi muốn mang lại trải nghiệm học hiệu quả và tiến bộ rõ rệt.
Thứ hai, chúng tôi định hướng theo tiêu chí “Learn and Earn”. Đây là một hình thức kết hợp giữa hai yếu tố: trò chơi và giáo dục. Hệ thống tiền thưởng được gọi là FSEL Coin. Người học có thể sử dụng để mua các tính năng và vật phẩm khác nhau trong Hệ thống quản lý đào tạo (LMS). Học viên có thể tích lũy FSEL Coin bằng cách hoàn thành bài học, duy trì chuỗi đăng nhập và thử thách. Đây không chỉ là cách để gắn kết người dùng mà còn là công cụ nâng cao động lực và sự tập trung trong quá trình học.
Cuối cùng, giao diện đồ họa và thiết kế của FSEL được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo sự tương phản giữa các nút trên màn hình theo chuẩn châu Âu, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người học online, duy trì sự tập trung và hứng thú trong thời gian học online, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực.
Đội ngũ làm gì để theo kịp xu thế của các cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay?
– Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, thế giới có hai cuộc cách mạng về công nghệ: trí tuệ nhân tạo AI và chuyển đổi năng lượng. Chúng ta cũng từng chứng kiến sự sụp đổ của một số đế chế như Nokia, Yahoo… khi họ không bắt kịp sự tiến hóa của công nghệ.
FSEL ra đời vào giai đoạn cách mạng trí tuệ nhân tạo đang phát triển rực rỡ, vì thế, chúng tôi coi đây là đòn bẩy, chắt lọc tinh hoa của giai đoạn này để làm cho sản phẩm trở nên hiện đại hơn. Hiện, chúng tôi sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI của tất cả các hãng lớn nhất trên thế giới như Microsoft Azure AI copilot, ChatGPT của OpenAI…
FSEL được Atlantic đầu tư rất nghiêm túc, lâu dài và đi từng bước chắc chắn. Do đó về chất lượng sản phẩm, hiệu suất (performance), khả năng tiếp cận (accessibility), chúng tôi đảm bảo về sự vượt trội trong công nghệ.
Về nội dung học, chúng tôi làm việc với những giáo viên dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao nên rất tự tin vào kết quả, sự hài lòng của học sinh. Ngoài ra, mức học phí với FSEL cũng được cân đối để phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Do đó, chúng tôi tin rằng nền tảng sẽ phủ rộng, phủ nhanh trên mọi vùng miền đất nước Việt Nam.
]]>“Làm giáo dục không nên vội vã, không sốt ruột, mới có thể chinh phục được những đỉnh cao mới”, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Chủ tịch tập đoàn Atlantic chia sẻ.
Nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ với thương hiệu Five-Star English nhưng ít ai biết mô hình tiếng Anh 5 sao này của Tập đoàn Giáo dục Atlantic lại là doanh nghiệp “sinh sau đẻ muộn”.
Chủ tịch Tập đoàn Atlantic Nguyễn Thị Ngọc Lan chia sẻ về con đường thành công và tương lai của Atlantic trong bối cảnh mô hình đào tạo ngoại ngữ đang có những bước chuyển đổi nhanh chóng, đặc biệt khi Atlantic chuẩn bị ra mắt phương pháp giáo dục mới – FSEL.
Khi tìm hiểu về Atlantic, nhiều người ấn tượng về mỗi bước đi kèm theo một thành tựu của Atlantic. Trong mỗi chặng đường này, lại thấy rõ bản lĩnh cũng như tầm nhìn của nhà đầu tư, chị có thể xâu chuỗi lại hành trình này của Atlantic?
– Trong 20 năm qua, trước mỗi quyết định đầu tư, Atlantic đều hướng đến chất lượng đào tạo và lợi ích của học sinh.
Năm 2003, Atlantic bắt đầu làm du học. Đến năm 2011 vì chứng kiến nhiều học sinh du học bị sốc ngôn ngữ, văn hóa, sốc phương pháp học tập nên tôi bắt tay vào nghiên cứu về đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam và trăn trở về một mô hình đào tạo ngoại ngữ toàn diện.
Đến tận năm 2015, nhận thấy mình có thể giải quyết và mang lại lợi ích tốt hơn cho học sinh, Atlantic đón nhận cơ duyên gia nhập đào tạo tiếng Anh bổ trợ liên kết trong các trường công lập. Ở thời điểm này, chúng tôi là đơn vị duy nhất hợp tác với Đại học Auckland (New Zealand) để thiết kế giáo trình bổ trợ kỹ năng nghe và nói cho học sinh dựa trên sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Đây là chương trình bổ trợ diện rộng giúp học sinh tự tin giao tiếp, chưa phải là chương trình chất lượng cao có đầu ra bằng chứng chỉ quốc tế, chưa phải sản phẩm phát triển năng lực tiếng Anh tổng thể với đầy đủ các kỹ năng toàn diện như tôi đã ấp ủ.
Phải sau hơn một năm tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy, Atlantic mới quay lại giải quyết nỗi trăn trở từ năm 2011 là đào tạo tiếng Anh toàn diện giúp các học sinh du học hội nhập giáo dục quốc tế dễ dàng hơn bằng việc ra đời hệ thống trung tâm Anh ngữ 5 sao Atlantic Five-Star English.
Mô hình này, không chỉ trau dồi về các kỹ năng tiếng Anh và còn giúp học sinh được trang bị kỹ năng SLATE (Soft skills – kỹ năng mềm, Life skills – kỹ năng sống, Academic skills – kỹ năng học thuật, Testing skills – kỹ năng làm bài thi, English skills – kỹ năng Anh ngữ toàn diện) giúp các em hội nhập quốc tế thành công.
Vào năm 2018, khi trung tâm tiếng Anh 5 sao đã chứng minh được hiệu quả, chúng tôi muốn nhân bản mô hình đào tạo này nên đã đưa chương trình IELTS, tiếng Anh học thuật vào các trường học. Cũng trong năm này, Atlantic và 2 đơn vị khác được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các nhà trường chọn làm đơn vị thí điểm đào tạo chương trình Song bằng quốc tế.
Trên nền tảng vững vàng đang có, năm 2020, Atlantic tham gia chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh theo đề án “Đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế cho giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam đối với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên”.
Tiếp đến là giai đoạn Covid-19 đã thúc đẩy chúng tôi tham gia vào quá trình nghiên cứu để chuyển đổi chương trình đào tạo trực tiếp truyền thống của hệ thống trung tâm Anh ngữ 5 sao sang nền tảng online Five-Star E-Learning (FSEL) nhằm giúp cho nhiều học sinh được tiếp cận việc học tiếng Anh chất lượng cao mà không cần phải di chuyển tới lớp học.
Nhìn lại đường đi của Atlantic trong vòng 20 năm qua, một điểm chung là đi chắc chắn, đi có lộ trình, khác với nhiều doanh nghiệp đánh nhanh, thắng nhanh. Ở cương vị một nhà đầu tư, vì sao chị lại chọn cách dẫn dắt Atlantic theo hướng “đi đến đâu chắc đến đó” mà không phải làm thần tốc để thu lời?
– Trong chiến lược phát triển, tôi không sốt ruột trước những cơn bão đổ bộ của các ông lớn giáo dục trên thị trường. Trên mỗi lộ trình, chúng tôi chú trọng phát triển bền vững, luôn đặt câu hỏi sản phẩm, dịch vụ của mình có mang lại lợi ích vượt trội cho khách hàng hay không. Thứ 2 là nguồn lực của mình có đảm bảo để vượt qua được những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh hay không. Nguồn lực gồm tài chính, công nghệ, hệ thống… là những thứ doanh nghiệp có thể chủ động, dùng đòn bẩy được. Nhưng nguồn lực con người, đặc biệt là giáo viên với tiêu chuẩn 5 sao – coi giáo dục là sự nghiệp trọn đời, là người truyền cảm hứng cho học sinh thì hiếm như “lá mùa thu” và không có đòn bẩy nào có thể giải quyết được. Và chúng tôi tự tin vì đã kiên trì gây dựng được đội ngũ giáo viên chất lượng này.
Chúng tôi xác định, mình chỉ xâm nhập thị trường khi đã sẵn sàng đủ nguồn lực để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho hàng triệu học sinh. Phải dành tận 4 năm chuẩn bị, chúng tôi mới có thể ra đời được ứng dụng đào tạo ngoại ngữ FSEL. Sau này bạn cũng sẽ thấy, FSEL vẫn đi từng bước để đảm bảo cam kết chất lượng 5 sao.
Làm kinh doanh giáo dục là không vội vã, không sốt ruột, mới có thể chinh phục được những đỉnh cao mới.
Thực tế trong một vài năm trở lại đây, các App học ngoại ngữ rất nhiều nhưng chưa chứng minh được hiệu quả cho người dùng, vậy chị và các cộng sự FSEL có chiến lược gì để làm tốt hơn?
– Bây giờ, trước mặt bạn có ba cái hộp đều đựng đồ bên trong: một cái đựng bánh, bạn sẽ gọi là hộp bánh, một cái đựng vàng, bạn sẽ gọi là hộp vàng, một cái đựng kim cương, bạn sẽ gọi đó là hộp kim cương.
Công nghệ là cái vỏ hộp mà FSEL sẽ đặt kim cương vào đó. Đây là niềm tin cũng như quyết tâm của Atlantic khi xây dựng FSEL.
Nguyên liệu nào có thể coi là “kim cương” trong chiếc hộp công nghệ FSEL?
– FSEL là giải pháp được Atlantic đóng gói cho học sinh Việt mang tính tương tác cao, có thể thay thế mô hình học tại trung tâm Anh ngữ có lộ trình đánh giá đầu vào và đầu ra, riêng tiếng Anh là giáo trình theo chuẩn Cambridge.
Nhờ ứng dụng công nghệ, FSEL sẽ đáp ứng nhu cầu học ngôn ngữ và các chương trình quốc tế chất lượng cao của mọi tầng lớp kinh tế. Thay vì phải đóng vài chục triệu đồng cho con học tiếng Anh chất lượng cao trong một năm, phụ huynh trên cả nước có thể chọn FSEL với mức học phí chỉ bằng 1/10 so với chi phí học trực tiếp tại trung tâm, tương đương khoảng 10.000 đồng/ngày.
Không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ mục tiêu, FSEL còn giúp các con xây dựng thói quen học tập chủ động từ nhỏ. Bên cạnh đó, việc thực hành kỹ năng nói và viết được phản hồi bởi Trí tuệ nhân tạo AI cũng giúp các bạn nhỏ tự tin giao tiếp hơn, không còn lo sợ bị nhận xét, phán xét, chê cười khi làm bài sai hoặc nói sai.
Chất lượng “5 sao” cũng là một phần nguyên liệu kim cương của FSEL?
– Chất lượng giáo viên giảng dạy trên nền tảng này là 5 sao. Ngay sau khi học xong mỗi Lesson (đơn vị bài học), các con có kết quả nhận xét chính xác từng kỹ năng bởi hệ thống của FSEL và nhận phản hồi, chữa bài cho 2 kỹ năng nói và viết bởi AI ChatGPT được tích hợp. Học sinh được thúc đẩy, ghi nhận, khen thưởng bằng FSEL Coin (hệ thống tiền thưởng trên nền tảng FSEL), hay đưa ra gợi ý cần phải làm để cải thiện kỹ năng còn yếu theo hướng cá nhân hóa, hay các bài tập được mang tính giáo dục và tương tác cao. Đây là việc rất khó để giảng viên tại lớp trực tiếp có thể triển khai đến từng học viên.
FSEL triển khai trên nền tảng trực tuyến, giúp chúng tôi giải quyết nhiều vấn đề mà việc đào tạo trực tiếp không thể đáp ứng được. Và mọi trải nghiệm của học sinh trên đó, chúng tôi đều hướng đến chất lượng 5 sao.
Với chiếc hộp kim cương vượt trội, chị và các cộng sự xây dựng giấc mơ gì cho FSEL?
– Đó là giấc mơ không ai bị bỏ lại phía sau và bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội học ngoại ngữ. Học sinh ở miền núi, nông thôn, con nhà có điều kiện hay không có điều kiện,… đều được học tiếng Anh bởi những người thầy quốc tế, tiêu chuẩn chất lượng “5 sao” và lộ trình theo chuẩn Cambridge. Chúng tôi mang sứ mệnh phổ cập tiếng Anh đến mọi vùng miền, mọi người Việt.
Thông tin từ Cambridge Anh quốc cho biết đến nay ở thị trường Việt Nam, Atlantic là đơn vị còn tồn tại vững vàng trong đề án thí điểm song bằng của giáo dục Thủ đô, lý do vì sao?
– Mới đây, chúng tôi có buổi họp với ông Melvyn Lim – Quản lý cao cấp vùng của Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia của Cambridge Quốc tế, ông Lim có chia sẻ rằng việc sử dụng chương trình Cambridge có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho hệ thống giáo dục của Việt Nam. Nhưng ông cũng biết dù là ai tham gia đề án này cũng phải đối mặt với nhiều thử thách, vì cách thức triển khai này hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam.
Nhìn lại hành trình hơn 5 năm qua, ông Lim đã tổng kết rằng để có thể triển khai hiệu quả một chương trình giáo dục cần phải đồng bộ được năm yếu tố: mục tiêu đào tạo – giáo trình – việc giảng dạy – việc học tập – việc đánh giá. Tôi nghĩ đây là lý do để Atlantic có thể thành công với đề án thí điểm chương trình đào tạo song bằng này.
Atlantic đã làm được điều mà Cambridge Anh quốc không ngờ đến?
– Đúng vậy, sau 2 năm triển khai ở Việt Nam, 2 đơn vị khác đã bỏ cuộc, còn mỗi Atlantic trụ lại. Với 2 đơn vị bỏ cuộc, tôi không biết khi lên kế hoạch kinh doanh họ có nhận thấy tham gia chương trình Cambridge này là lỗ hay không. Còn ở Atlantic, ngay từ lúc đầu lên kế hoạch đã biết chắc chắn tham gia là lỗ, con số lỗ lên đến hàng tỷ đồng. Nhưng tôi đã thuyết phục đội ngũ ban lãnh đạo chủ chốt rằng: đưa chương trình Cambridge vào trường học, Atlantic không tìm kiếm lợi nhuận mà tham gia để được làm việc khó nhất, để được tận hiến, để chinh phục.
Tôi có nói với đội ngũ nhân sự rằng, nếu không mạnh mẽ xỏ giày leo lên ngọn núi cao đào tạo song bằng có nghĩa là chúng tôi bằng lòng ở lại ngọn đồi đào tạo ngoại ngữ. Nếu leo thành công ngọn núi này chúng tôi có thể tham gia đào tạo bất cứ chương trình gì cũng sẽ thành công.
Theo Trường Thịnh – Báo Dân trí
]]>Trung tâm ngoại ngữ Atlantic có trụ sở chính tại 33 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trung tâm được đầu tư cơ sở vật chất 5 sao nhằm mục đích đảm bảo chất lượng giảng dạy trong quá trình đào tạo. Với không gian khang trang – hiện đại – tiện nghi từ khu vực lễ tân cho tới từng phòng học đã tạo nên môi trường học tập lý tưởng cho học viên để việc học tập đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời giúp học viên tự tin, vui vẻ và thoải mái trong mỗi giờ học.
Giáo viên giảng dạy tại Trung tâm đều có chứng chỉ bằng cấp đạt chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy ngoại ngữ. Trong quá trình dạy học, các giáo viên luôn được trang bị các trang thiết bị hiện đại để mỗi buổi học trở nên sinh động, ấn tượng, giúp học viên có hứng thú và quan trọng nhất là học viên có thể tiếp thu bài hiệu quả nhất.
Hiện tại, trung tâm có 28 giáo viên có chứng chỉ giảng dạy đạt tiêu chuẩn cho các khóa tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
Hiện tại, trung tâm đang chú trọng đào tạo 3 khóa học gồm có:
Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên chuyên môn cùng đa dạng khóa học từ cơ bản đến nâng cao, trung tâm ngoại ngữ Atlantic luôn luôn mong muốn học viên có môi trường học tập ngoại ngữ lí tưởng và hiệu quả.
Sáng ngày 10/05/2019, tại Hội trường Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Chính – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Chủ tịch Công ty TNHH GD-ĐT quốc tế Đại Tây Dương (Atlantic Group) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Giáo dục và đào tạo. Cùng dự buổi ký kết có Đại diện Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Sở Ngoại Vụ, lãnh đạo các phòng GD và lãnh đạo các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh.
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam & Atlantic Group hợp tác phát triển giáo dục
Theo biên bản ký kết, Atlantic Group sẽ cung cấp chương trình vừa học – vừa làm Nhật Bản – Hàn Quốc, chương trình học bổng IPU và các nước. Chương trình đào tạo ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn; tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cho học sinh, sinh viên, giáo viên của tỉnh Quảng Nam; chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh; cung cấp sách ngoại ngữ và thiết bị giáo dục; triển khai các chương trình trao đổi kinh nghiệm quản lý, học hỏi mô hình giáo dục chất lượng cao tại các nước và các chương trình giao lưu quốc tế ngắn hạn dành cho học sinh và giáo viên của tỉnh.
Mục đích của Bản ghi nhớ Hợp tác lần này được tập trung vào các nội dung:
Thứ nhất, Atlantic Group sẽ tăng cường hỗ trợ cho học sinh Quảng Nam khi tốt nghiệp THPT có nhiều sự lựa chọn đi du học vừa học – vừa làm Nhật Bản – Hàn Quốc, chương trình học bổng IPU Nhật Bản, chương trình học bổng Hàn Quốc, chương trình học bổng các nước nói tiếng Anh, trong đó có chương trình cho vay học phí, bảo lãnh việc làm ngành điều dưỡng, làm việc tại Nhật Bản đến tuổi nghĩ hưu.
Thứ hai,cung cấp chương trình đào tạo bổ trợ, đào tạo tăng cường bộ môn tiếng Anh, luyện thi chứng chỉ quốc tế IELTS tại các trường THPT, PTDTNT; cung cấp chương trình đào tạo ngoại ngữ 2: tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn Quốc và cung cấp các chương trình đạo tạo giáo viên tiếng Anh, các chương trình giao lưu kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi học liệu.
Thứ ba, triển khai các chương trình trao đổi kinh nghiệm quản lý, học hỏi mô hình giáo dục chất lượng cao tại các nước phát triển cho cán bộ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo các sở ban ngành. Đàm phán với Đại sứ quán các nước, các đối tác nước ngoài để xin kinh phí hỗ trợ cho các chương trình này.
Thứ tư, kết nối các mối quan hệ hợp tác và quan hệ kết nghĩa giữa các tổ chức giáo dục quốc tế, các trường nước ngoài với các trường trọng điểm trong địa bàn tỉnh.
Thứ năm, cung cấp sách ngoại ngữ và các thiết bị giáo dục phục vụ giảng dạy và học tập cho các trường của tỉnh Quảng Nam khi có nhu cầu.
Thứ sáu, phối hợp cùng Sở Giáo dục và các trường tổ chức các chương trình giao lưu quốc tế ngắn hạn dành cho học sinh và giáo viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Đại diện 2 bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác phát triển giáo dục và đào tạo
Ông Lê Văn Chính bày tỏ sự vui mừng khi ngành GD-ĐT Quảng Nam cùng với Atlantic Group ký kết hợp tác, đánh dấu mối quan hệ hợp tác và phát triển; mong muốn thời gian tới, 2 bên tạo điều kiện, thúc đẩy việc thực hiện những nội dung biên bản ghi nhớ để hỗ trợ cho học sinh Quảng Nam nâng cao chất lượng học môn tiếng Anh và du học.
Ông Lê Văn Chính – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam bày tỏ sự vui mừng khi ngành GD-ĐT Quảng Nam cùng với Atlantic Group ký kết hợp tác
Đây là lễ ký kết quan trọng, đánh dấu bước phát triển trong việc đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục & đào tạo giữa Atlantic Group với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam nói riêng và với các tỉnh thành khác tại Việt Nam nói chung. Hai bên kỳ vọng Lễ ký kết sẽ mở ra bước phát triển mới cho lĩnh vực giáo dục & đào tạo tại tỉnh Quảng Nam nói chung và là cơ hội để Atlantic Group mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao vị thế công ty trong lĩnh vực giáo dục, tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam.
Toàn cảnh lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa hai bên
Lễ ký kết Ghi nhớ hợp tác chiến lược là cơ sở quan trọng cho sự hợp tác bền vững, lâu dài trong lĩnh vực giáo dục: đào tạo ngoại ngữ& du học, thúc đẩy các chương trình du học học bổng quốc tế giữa tỉnh Quảng Nam và Atlantic Group, phù hợp với xu thế phát triển trong giai đoạn mới, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Lễ ký kết đánh dấu bước phát triển mới cho lĩnh vực giáo dục & đào tạo tại tỉnh Quảng Nam
Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Đại Tây Dương (Atlantic Group) được thành lập năm 2003, hoạt động trên 2 lĩnh vực: Tư vấn du học và Đào tạo ngoại ngữ. Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo quốc tế, Atlantic đã trở thành đối tác giáo dục đáng tin cậy của nhiều Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thành, các trường học và các đối tác nước ngoài uy tín như Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc,… với hàng trăm du học sinh mỗi năm.
Trong lĩnh vực giáo dục, Atlantic Group đã khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và quốc tế thông qua nhiều lĩnh vực: tư vấn du học quốc tế và hướng nghiệp, giới thiệu việc làm trong nước và nước ngoài cho học sinh Việt Nam; đàm phán nhiều chương trình học bổng uy tín với các suất học bổng giá trị cao lên đến 100% như Học bổng Soshi – Nhật Bản, học bổng các trường Top Hàn Quốc, học bổng các nước nói tiếng Anh;các chương trình đào tạo ngoại ngữ, thi chứng chỉ tiếng Anh: IELTS, Cambridge,… và chương trình đào tạo bổ trợ tiếng Anh tại các trường Tiểu học, Trung học trên địa bàn các tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Đà Nẵng với số lượng hơn 20,000 học sinh.
Đặc biệt, năm 2017, Atlantic Group thành lập trung tâm Anh ngữ 5 sao, mô hình đào tạo 5 sao đầu tiền tại Việt Nam – cung cấp các chương trình đào tạo cốt lõi gồm Tiếng Anh học thuật, luyện thi IELTS và Đào tạo giảng viên và trở thành đối tác tổ chức thi IELTS chính thức do Hội đồng Anh lựa chọn. Tháng 8/2018, Atlantic Group tiếp tục trở thành Trung tâm khảo thí được ủy quyền chính thức của Cambridge Assessment English (Mã số: VN301) được phép tổ chức các kì thi kiểm tra năng lực tiếng Anh chuẩn quốc tế cho học sinh Tiểu học, THCS, THPT nhằm giúp các em có cơ hội tiếp cận bài thi tiếng Anh quốc tế như Starters, Movers, Flyers, KET, PET để từ đó giúp các em có lộ trình học tập Tiếng Anh phù hợp; Atlantic cũng là một trong ba đơn vị duy nhất tại Hà Nội đào tạo chương trình song bằng Cambridge cho các trường THCS của Hà Nội.
Atlantic Group đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, bằng cách thiết lập nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện trong và ngoài nước như: Văn phòng tại Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và 23 tỉnh thành tại Việt Nam với hy vọng cống hiến, mang lại chất lượng giáo dục tốt nhất cho người Việt.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
THÔNG TIN LIÊN HỆTẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC (ATLANTIC GROUP)
|
]]>
Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đến từ Sở giáo dục & Đào tạo Bắc Ninh, Lãnh đạo ủy ban Thành phố, Lãnh đạo Phòng GD & ĐT thành phố, 20 Hiệu trưởng/ Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng tiếng Anh các trường TH, THCS, Đại điện Tập đoàn Giáo dục Atlantic cùng Đại diện tổ chức tiếng Anh Cambridge tại Việt Nam.
Các Ban lãnh đạo UBND, Sở, Phòng GD& ĐT các trường TH, THCS TP. Bắc Ninh tham gia buổi hội thảo
Việt Nam đang trong quá trình “đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục”, trong đó chất lượng giáo dục được xác định là trọng tâm và cũng là thách thức. Việc giảng dạy và học tiếng Anh trong các trường đã trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội trong nhiều năm nay. Việc nhà nước xây dựng và triển khai nhiều đề án nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường cũng vì mục tiêu cải thiện năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh tiệm cận chuẩn quốc tế. Trên tinh thần xã hội hóa, các chương trình tiếng Anh bổ trợ đã thể hiện được hiệu quả trong việc cải thiện khả năng nghe-nói của học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình tới mức nào thì hiện chưa có đánh giá định lượng chính xác.
Atlantic Group hiện đang triển khai chương trình đào tạo bổ trợ tiếng Anh tại 50 trường THCS, THPT thuộc 4 tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Đà Nẵng với số lượng hơn 20,000 học sinh. Trong đó, chương trình tiếng Anh bổ trợ với giáo viên bản ngữ hiện đang được triển khai cho 10 trường trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chính điều này đã đặt ra cho Atlantic Group những thách thức không hề nhỏ. Đó là làm thế nào để nâng cấp đồng bộ các tiêu chuẩn chất lượng, nội dung đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, mô hình học tập của toàn bộ hệ thống để học sinh được trang bị những kiến thức và kỹ năng toàn cầu giống như các bạn học sinh đang theo học tại các trường trung học, đại học tại nước ngoài.
Bà Vũ Thị Kim Hường – Tổng Giám đốc Atlantic Group chia sẻ về quá trình đào tạo chương trình bổ trợ tiếng Anh tại các trường
Buổi hội thảo đã nêu ra được những khó khăn, thực trạng trong việc dạy và học tiếng Anh hiện nay để từ đó mang đến giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh thông qua các chương trình đào tạo đầu ra chuẩn quốc tế, hệ thống kiểm tra đánh giá Cambridge Anh quốc cũng như các giải pháp đào tạo ưu việt khác.
Hội thảo lần này cũng đánh dấu cột mốc quan trọng trong đề án “Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố ngoại ngữ”, UBND thành phố Bắc Ninh cảm ơn Atlantic đã mang đến nhiều chương trình giáo dục, đào tạo có ý nghĩa cho giáo viên, học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ cho thành phố.
Đại diện UBND thành phố Bắc Ninh đánh giá cao về buổi hội thảo
Các chia sẻ đến từ chuyên gia nước ngoài của Atlantic cùng Đại diện tổ chức Cambridge sẽ cung cấp và giới thiệu một cái nhìn tổng quan cho đại biểu tham gia về thực trạng đào tạo tiếng Anh bổ trợ tại Bắc Ninh, các kỳ thi tiếng Anh quốc tế cùng hỗ trợ của Atlantic, thảo luận các phương án nâng cao chất lượng đào tạo các chương trình tiếng Anh, chương trình phát triển giáo viên. Đồng thời, giới thiệu hệ thống khảo thí tiếng Anh Cambridge – Một trong những giải pháp hiệu quả nhất trong phương thức giảng dạy và học tiếng Anh hướng đến mục tiêu chuẩn quốc tế.
Bà Lưu Hiền – Đại diện Cambridge giới thiệu về hệ thống khảo thí tiếng Anh Cambridge
Ông Zack Pinson – Giám đốc học thuật Atlantic Group trao đổi về thực trạng đào tạo tiếng Anh bổ trợ và phương án nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong trường
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học quốc tế mang lại giải pháp, công nghệ và dịch vụ giáo dục tốt nhất cho các nhà trường và học sinh: tư vấn du học, cung cấp học bổng, đào tạo bổ trợ tiếng Anh; Atlantic vinh dự là một trong số ít những cơ sở được Hội Đồng Anh ủy quyền làm khảo thí thi IELTS và được phê duyệt là Trung tâm khảo thí chính thức của Đại học Anh Quốc – Cambridge với mã số: VN301.
Hội thảo thành công với mục tiêu: “Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiếng Anh hướng đến chuẩn quốc tế”
Trong năm 2019, Atlantic sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo tiếng Anh và kỹ năng cho học sinh hội nhập toàn cầu cũng như thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên TH/THCS/ THPT trên địa bàn Bắc Ninh & các tỉnh thành/phố khác. Atlantic Group hy vọng sẽ nối dài hơn nữa sự hợp tác giữa các nhà trường và Atlantic vì mục tiêu chung: “ Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiếng Anh, vì học sinh thân yêu”.
Mọi thông tin chi tiết về chương trình đào tạo tiếng Anh, các quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh vui lòng liên hệ:
THÔNG TIN LIÊN HỆTẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC (ATLANTIC GROUP)
|
]]>
Buổi hội thảo nhằm mang đến giải pháp cho quý lãnh đạo các trường Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Hà Nội về việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh thông qua các chương trình đào tạo đầu ra chuẩn quốc tế, hệ thống kiểm tra đánh giá Cambridge Anh quốc cũng như các giải pháp đào tạo ưu việt khác.
Tham dự buổi hội thảo có lãnh đạo Sở Giáo dục & ĐT Hà Nội: Nhà giáo Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội, Bà Bùi Thị Minh Nga – Phó phòng Giáo dục phổ thông Sở GD & ĐT Hà Nội; Bà Lê Phương Lan – Chuyên viên phòng Giáo dục phổ thông; các chuyên viên Phòng GD & ĐT các quận Long Biên, Ba Đình, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng; Bà Lưu Hiền – Giám đốc phát triển chương trình Cambridge; 40 quý vị Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường TH, THCS, THPT tại Hà Nội và Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Atlantic cùng các Giám đốc, phó Giám đốc, nhân viên các bộ phận của Tập đoàn.
Các Ban lãnh đạo Sở, Phòng GD& ĐT, các trường TH, THCS, THPT Hà Nội tham gia buổi hội thảo
Việc giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông đã trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội trong nhiều năm nay. Việc nhà nước xây dựng và triển khai nhiều đề án nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường cũng vì mục tiêu cải thiện năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh tiệm cận chuẩn quốc tế. Trên tinh thần xã hội hóa, các chương trình tiếng Anh bổ trợ đã thể hiện được hiệu quả trong việc cải thiện khả năng nghe-nói của học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình tới mức nào thì hiện chưa có đánh giá định lượng chính xác. Vì vậy, hằng năm, Sở GD & ĐT Hà Nội thường xuyên tổ chức các hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại các trường TH, THCS, THPT”. Kết quả của các buổi hội thảo nhằm giúp Sở GD & ĐT, các trường TH, THCS, THPT tại Hà Nội có các phương pháp và cái nhìn mới nhất trong việc bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong thời gian tới.
Sở GD & ĐT Hà Nội và các phòng Giáo dục đã luôn chỉ đạo sát sao, ủng hộ việc đưa các chương trình tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài vào các trường, nhằm giúp học sinh có cơ hội học tập với thầy cô giáo bản ngữ. Sở GD&ĐT đã tạo được nhiều sân chơi bổ ích để học sinh tham gia như thi học sinh giỏi văn hóa tiếng Anh, thi tiếng Anh qua mạng (IOE), thi hùng biện tiếng Anh, thi toán học Hà Nội mở rộng (HOMC). Các trường trên địa bàn thành phố cũng đã xây dựng được cộng đồng học tập ngoại ngữ, các hoạt động dạy học tích cực, mới mẻ, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, tạo động lực để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động cho học sinh tại các trường cũng như chia sẻ các kinh nghiệm học tiếng Anh.
Bà Bùi Thị Minh Nga – Phó phòng Giáo dục phổ thông Sở GD & ĐT đánh giá cao về chương trình tiếng Anh bổ trợ tại các trường trên địa bàn Hà Nội
Xu hướng quốc tế hóa, đào tạo và kiểm tra đánh giá tiếng Anh hiện nay là tất yếu. Việc học sinh các trường cố gắng để đạt các chứng chỉ quốc tế: IELTS, Cambridge, SAT,….phục vụ cho việc học tập, du học hiện đang rất được quan tâm. Tuy nhiên, để đạt được các chứng chỉ quốc tế và sử dụng thành thạo tiếng Anh khi du học, đòi hỏi một quá trình học tập rất dài và đi đôi với nó là vấn đề chi phí. Đặc biệt, vấn đề chi phí khi cho con đến học tập tiếng Anh tại các trung tâm Anh ngữ rất được phụ huynh quan tâm vì chi phí đắt đỏ hơn và không phải gia đình nào cũng đáp ứng được. Nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho các em học sinh, để tất cả các em có thể tiếp cận được hết với các phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới mà vẫn đạt hiệu quả cao về học thuật, chương trình bổ trợ tiếng Anh tại các trường của Atlantic đã ra đời và phát triển nhiều năm nay. Đây chính là một chương trình vô cùng tâm huyết mà Ban lãnh đạo Tập đoàn Atlantic muốn đem đến cho các em học sinh không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn các tỉnh thành khác như: Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Nam,….Phát biểu tại hội thảo, Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Chủ tịch Tập đoàn GD Atlantic hy vọng chương trình sẽ giúp tất cả các em học sinh đều được học tập với phương pháp dạy học mới nhất, được trải nghiệm các kỹ năng SLATE và đạt được kết quả cao như hàng nghìn các em học sinh đã được trải nghiệm chương trình tiếng Anh học thuật tại Trung tâm Anh ngữ 5 sao Atlantic.
Chủ tịch Atlantic Group – Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan chia sẻ về quá trình đào tạo chương trình bổ trợ tiếng Anh tại các trường
Bộ GD&ĐT Việt Nam kí thỏa thuận hợp tác với Cambridge Anh quốc đã cho thấy rằng việc đào tạo, đánh giá tiếng Anh hiện nay là vô cùng quan trọng. Buổi hội thảo vinh dự mời đến Bà Lưu Hiền – Giám đốc phát triển chương trình Cambridge với mục tiêu giới thiệu đến Quý lãnh đạo Sở, Phòng và các trường về hệ thống khảo thí tiếng Anh Cambride với các chương trình đào tạo song bằng Cambridge theo phương pháp mới, chuẩn quốc tế. Đây là một chương trình tích hợp thích hợp trong thời điểm 4.0 dành cho các em học sinh Việt Nam.
Bà Lưu Hiền – Đại diện Cambridge giới thiệu về hệ thống khảo thí tiếng Anh Cambridge
Đặc biệt, Tháng 8 năm 2018, Atlantic tự hào trở thành trung tâm khảo thí ủy quyền của Cambridge Assessment English, là đơn vị tổ chức các kì thi khảo thí tiếng Anh chuẩn quốc tế cho học sinh tiểu học, THCS, THPT. Atlantic cũng là đơn vị đối tác của hội đồng Anh, tổ chức các kì thi IELTS định kì tại 2 cơ sở 33 Lạc Trung và 125 Hoàng Ngân.
Phần quan trọng nhất tại buổi Hội thảo được chia sẻ bởi Giám đốc học thuật Tập đoàn GD Atlantic – Ông Zack Pinson với nội dung trao đổi về thực trạng đào tạo tiếng Anh bổ trợ tại Hà Nội, các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, và phương án nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong nhà trường. Cuối bài phát biểu, ông cũng đã chia sẻ 4 phương án cơ bản trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại các trường, đó là: Kiểm tra đánh giá, hệ thống chương trình và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu chuyên môn cho giáo viên, làm thế nào để truyền tải đến phụ huynh những nguyện vọng mong muốn của nhà trường về chương trình. Với phần chia sẻ thiết thực này, ông hy vọng phần nào ít hay nhiều các quý lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng GD& ĐT có thể có cái nhìn tốt hơn về việc giảng dạy tiếng anh hiện nay và có thể thiết lập một lộ trình tích hợp thích hợp trong thời gian tới trong tất cả các trường.
Ông Zack Pinson – Giám đốc học thuật Atlantic Group trao đổi về thực trạng đào tạo tiếng Anh bổ trợ và phương án nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong trường
Đi đầu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại nhà trường thông qua chương trình tiếng Anh bổ trợ liên kết cùng Atlantic với chương trình tiếng Anh chuyên sâu dành cho học sinh khối liên kết quốc tế, trường THPT Phan Đình Phùng đã triển khai rất thành công và tạo được tiếng vang lớn với Khối liên kết quốc tế, giảng dạy chương trình IELTS. Tháng 3 vừa qua, trường đã tổ chức lễ trao chứng chỉ IELTS và học bổng Đại học trong nước và quốc tế: Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc cho 116 học sinh lớp 12 khổi liên kết quốc tế. Thành công của nhà trường khẳng định lối đi tiên phong trong việc áp dụng giảng dạy chương trình IELTS tại trường THPT. Với phương án nâng cao chất lượng tiếng Anh phù hợp với việc đào tạo của trường, trường THPT Phan Đình Phùng đã đem lại nhiều cơ hội tốt cho các em học sinh ngay trên ghế nhà trường bằng các suất học bổng du học giá trị, giúp các em học sinh chuẩn bị được tâm thế và hành trang tốt nhất để bước vào hành trình học tập sau này.
Cô Nguyễn Thị Bích Loan – Phó HT trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ về thành công và các cơ hội của HS khi nhận chứng chỉ IELTS ngay tại bậc THPT
Kết thúc buổi hội thảo, Sở GD & ĐT đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo của Tập đoàn Giáo dục Atlantic. Sở GD & ĐT Hà Nội chúc Tập đoàn Atlantic càng phát triển và tiếp tục gặt hái thành công, mang đến nhiều chương trình giáo dục, đào tạo có ý nghĩa cho giáo viên, học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ cho thành phố. Atlantic chính là một trong những đơn vị đi đầu và tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy và nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo nguồn giáo viên tiếng Anh và học sinh.
Nhà giáo Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội đánh giá cao về buổi hội thảo
Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại các trường TH, THCS, THPT Hà Nội” đã nêu ra được những khó khăn, thực trạng trong việc dạy và học tiếng Anh cũng như đưa ra được các phương án phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại các trường như cần thường thường xuyên tổ chức các hội thảo nâng cao trình độ cho giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có điều kiện thực hành tiếng Anh trong môi trường bản ngữ, giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá để tạo động lực cho học sinh, nâng cao động lực cho học sinh bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của học ngoại ngữ trong cuộc sống hàng ngày…Và quan trọng hơn, hội thảo đã thông qua các chương trình đào tạo đầu ra chuẩn quốc tế, hệ thống kiểm tra đánh giá Cambridge Anh quốc cũng như các giải pháp đào tạo ưu việt khác để giới thiệu đến giáo viên và học sinh cách tiếp cận phương pháp học tập mới hơn so với phương pháp học truyền thống trước đó.
Hội thảo thành công với mục tiêu: “Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiếng Anh”
Atlantic hi vọng sẽ nối dài hơn nữa sự hợp tác giữa các nhà trường và Atlantic vì một mục tiêu chung: nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiếng Anh, vì học sinh thân yêu.
Mọi thông tin chi tiết về chương trình đào tạo tiếng Anh, các quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh vui lòng liên hệ:
THÔNG TIN LIÊN HỆTẬP ĐOÀN GIÁO DỤC ATLANTIC (ATLANTIC GROUP)
|
]]>
Vào lúc 07h30 ngày 15 tháng 10 năm 2018 tại Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Atlantic tổ chức khai giảng Khóa tập huấn, bồi dưỡng cho 240 giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục Thường xuyên (GDTX) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các thầy cô giáo cấp TH tham gia lớp tập huấn 1 và 2
Đến dự khai giảng Khóa tập huấn, bồi dưỡng có bà Phạm Thị Trinh – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT; ông Nguyễn Hữu Nhất Nam – Giám đốc chi nhánh Công ty Atlantic tại Đà Nẵng cùng 60 giáo viên tiếng Anh cấp TH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Khóa tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức từ ngày 15/10/2018 đến 27/10/2018 với 08 lớp chia thành 02 đợt, trong đó: Đợt 1 (từ 15/10/2018 đến 20/10/2018) với 04 lớp (03 lớp TH và 01 lớp THCS); Đợt 2 (từ 22/10/2018 đến 27/10/2018) với 04 lớp (02 lớp THCS và 02 lớp THPT).
Khóa tập huấn vinh dự mời được 03 báo cáo viên là người nước ngoài: ông Eoin O’Sullivan – Điều phối viên của Công ty Atlantic, bà Gail Patrick – Giảng viên Công ty Atlantic và bà Stefanie Gayle Lune – Giảng viên Công ty Atlantic. Các thầy cô giáo tham gia lớp bồi dưỡng với 03 chuyên đề: Games, cách thực tạo Games và sử dụng Games trong tiết dạy; Kĩ thuật dạy kĩ năng Nghe và Nói; Phát âm.
Chất lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng đã được khẳng định và tạo tiếng vang từ các khóa trước. Các thầy cô giáo rất hào hứng, thích thú khi được tham gia lớp tập huấn với 100% báo cáo viên là người nước ngoài cùng các hoạt động dạy học tích cực, mới mẻ, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, tạo động lực để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động cho học sinh tại các trường phổ thông.
Kết quả của lớp tập huấn, bồi dưỡng là cơ sở để các phòng GDĐT, các trường TH, THCS, THPT tiếp tục bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong thời gian đến. Sở GDĐT đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo của Công ty Atlan tic. Chúc Công ty ngày càng phát triển và tiếp tục gặt hái thành công, mang đến nhiều chương trình giáo dục, đào tạo có ý nghĩa cho giáo viên, học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ cho thành phố.
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
Theo danang.edu.vn
]]>Tiếng Anh học thuật là một dạng tiếng Anh riêng biệt, được sử dụng trong học tập và nghiên cứu, có yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn so với tiếng Anh giao tiếp thông dụng. Tiếng Anh học thuật cũng là nền tảng cơ bản tất yếu bạn cần có để bước vào giảng đường đại học nước ngoài. Vậy điểm khác biệt giữa tiếng Anh thông thường và tiếng Anh học thuật là gì và tại sao chúng ta nên học tiếng Anh học thuật?
Chắc chắn những bài tiểu luận, báo cáo là một dạng bài tập quan trọng thường chiếm một số phần trăm nhất định trong kết quả tổng kết của bạn. Khi đã là một sinh viên tại đại học nước ngoài, những bài tiểu luận không còn đơn giản là những bài văn cho phép các bạn thỏa sức sáng tạo nữa. Tại đại học nước ngoài, những bài tiểu luận, báo cáo cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt một cách chặt chẽ từ cách trình bày đến nội dung từng câu chữ.
Một bài tiểu luận cần được trình bày có hệ thống và trình tự logic, có tiêu đề, có chia các mục lớn nhỏ và có đủ các phần như tóm tắt, mở kết, tài liệu tham khảo. Về mặt ngôn ngữ, những bài tiểu luận học thuật thường sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng cấu trúc câu lại dài, phức tạp, nhiều bộ phận chính phụ. Bên cạnh đó, có nhiều những lưu ý áp dụng như những tiểu luận học thuật nên dùng câu ở dạng bị động; diễn đạt nên tránh sự khẳng định chủ quan và tránh như các cụm động từ, từ ghép. Có thể thấy rằng những tiểu luận báo cáo học thuật hoàn toàn khác biệt so với những bài văn thông thường, đòi hỏi bạn phải được học và có vốn tiếng Anh học thuật nhất định.
Sở dĩ quy tắc trích dẫn được đánh giá rất quan trọng bởi với tiếng Anh ở trình độ học thuật mỗi câu từ viết ra đều phải có cơ sở cụ thể nhất định, tuyệt đối tránh những câu văn chung chung với những kiến thức đại trà. Mỗi bài luận tại đại học đều có một đề tài cụ thể và yêu cầu một lượng kiến thức chuyên môn nghiên cứu. Vì vậy sinh viên cần thành thạo cách tìm và tham khảo tài liệu nghiên cứu, sách vở, trích dẫn và dựa vào đó xây dựng bài tiểu luận của mình; tất cả đều sử dụng tiếng Anh học thuật.
Hiện có những hệ thống chuẩn mực cho việc trích dẫn, tham khảo tài liệu được các trường đại học áp dụng như Havard referencing hay APA style bao gồm những quy tắc, mẫu trình bày từ khoảng cách quy định, thứ tự trong trích dẫn, kiểu chữ trong tiểu luận và báo cáo giúp cho bài làm của sinh viên mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi. Ngoài ra khi sử dụng thông tin trong những tài liệu, sách vở, kỹ năng thay thế từ để tránh lỗi sao chép là vô cùng quan trọng bởi sao chép từ tài liệu có sẵn vốn là một lỗi rất nặng tại các trường đại học.
Khi học tiếng Anh giao tiếp thông thường trước đây, bạn có những hoạt động như đứng lên trước lớp kể một câu chuyện bằng tiếng Anh, kể về một ai đó, miêu tả một bức tranh nào đó bằng tiếng Anh trước lớp; hay đôi khi là diễn một vở kịch vui bằng những từ vựng quen thuộc, gần gũi hàng ngày, với phong cách thoải mái vui vẻ. Nhưng một bài thuyết trình tại đại học nước ngoài cần được dùng hoàn toàn kiến thức và kỹ năng của tiếng Anh học thuật. Bài thuyết trình của bạn cần có một cấu trúc rõ ràng, với những từ nối chuyển đoạn mạch lạc, những mẫu câu trình bày, bày tỏ quan điểm, cung cấp thông tin có định hướng và những từ vựng chuyên ngành.
Bên cạnh đó, khi học tại nước ngoài, bạn sẽ tham gia những bài tập và hoạt động theo nhóm đòi hỏi kỹ năng thảo luận như trình bày và bảo vệ quan điểm, đưa ra giải pháp, miêu tả, giải thích, kỹ năng thuyết phục kiên định với chủ kiến của mình mà vẫn tôn trọng các thành viên khác. Như vậy, tiếng Anh học thuật cũng rất quan trọng không chỉ quan trọng khi viết mà còn là khi nói, một phần khá thách thức đối với người học tiếng Anh. Bạn sẽ cần luyện tập với một giáo trình có hệ thống chuẩn để có thể tự tin nói trước đám đông với tiếng Anh học thuật.
Tiếng Anh học thuật đương nhiên đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ về cả thời gian và tài chính. Nhưng sự đầu tư đó là nền tảng đồng hành với bạn trong suốt những năm đại học và cả sự nghiệp sau này. Ngoài việc tự học, bạn cần tìm đến những khóa học chuyên sâu với những giáo viên có kinh nghiệm tại những trung tâm uy tín. Bởi lượng kiến thức và kỹ năng trong tiếng Anh học thuật là khá lớn và phức tạp; sẽ thật khó để bạn có thể nắm vững nếu không được hướng dẫn bài bản, đầy đủ và có hệ thống. Và theo mình, sự chuẩn bị tốt nền tảng tiếng Anh học thuật ngay từ quê nhà sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn giúp bạn tự tin hơn, thành công hơn khi đi du học.
Lê Hoàng Hoa tận hưởng kỳ nghỉ Giáng Sinh cùng bạn bè tại Anh