Du học sinh Việt muốn về xây dựng quê hương

Ai học xong cũng mong muốn tìm cho mình một môi trường lam việc tốt, lương cao, ổn định nhưng đóng góp sức mình cho đất nước mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh hơn lại là mong muốn của rất nhiều du học sinh Việt Nam.

http://nhatban.net.vn/images/stories/du-hoc-nhat-ban.jpg

Nhiều câu hỏi của du học sinh Việt tại Mỹ, Hàn Quốc, Đức… được đưa ra để tìm hiểu cách xin việc tại cơ quan Nhà nước, đóng góp chất xám phục vụ quê hương.

Trong buổi giao lưu trực tuyến chiều 12/3, các du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước ngoài đã bày tỏ nhiều tâm tư, nguyện vọng với Thường trực TW Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Nội vụ, Đảng ủy Ngoài nước.

Cuộc giao lưu nhằm tạo sự gắn kết giữa Hội Sinh viên Việt Nam và du học sinh Việt đang theo học tại các nước trên thế giới. Với chủ đề “Sinh viên Việt Nam ở ngoài nước với Năm Thanh niên tình nguyện 2014”, chương trình có sự tham gia của sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Anh, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Lào, Campuchia, Australia.

Trong suốt 2 tiếng giao lưu, các đại biểu đã giải đáp thắc mắc của du học sinh, nóng nhất là chủ đề du học sinh mong muốn về nước cống hiến tài năng, trí tuệ xây dựng nước nhà.

Từ Viện KAIST, Hàn Quốc, bạn Nguyễn Xuân Thành đặt câu hỏi: “ Xin các lãnh đạo Bộ, Ngành cho biết có chính sách ưu đãi, khuyến khích gì nếu du học sinh muốn về tham gia góp sức vào các Bộ, Ngành để thu hút chất xám, nhân tài? ”.

Ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng vụ công tác thanh niên, Bộ Nội vụ (Ảnh: báo Tiền phong)

Ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng vụ công tác thanh niên, Bộ Nội vụ (Ảnh: báo Tiền phong)

Ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng vụ công tác thanh niên, Bộ Nội vụ trả lời: “ Hiện nay, Bộ Nội đang có mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ có trình độ, năng lực chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt (tiến sỹ khoa học không quá 35 tuổi, tiến sỹ không quá 32 tuổi, thạc sỹ không quá 28 tuổi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc không quá 25 tuổi) vào làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị từ Trung ương tới cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước; lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước để bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. (Cá nhân quan tâm tham khảo chính sách cụ thể tại kênh thông tin của Bộ Nội vụ).

Bên cạnh đó, hiện nay Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020 với mục tiêu là tăng cường trí thức trẻ có trình độ đại học về làm các chức danh công chức xã của 500 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, nhằm giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, qua đó đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ cho địa phương ”.

Hội Thanh niên – Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ hỏi: “ Việc thuyết phục du học sinh trở về hay có những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam là hết sức quan trọng. Dưới góc nhìn này, Hội Sinh viên Việt Nam và các cơ quan liên quan đã có những chính sách hay giải pháp gì cụ thể? ”.

Ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng vụ công tác thanh niên, Bộ Nội vụ (Ảnh: báo Tiền phong)

Anh Lê Quốc Phong, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam (bìa phải) chăm chú theo dõi và trả lời câu hỏi (Ảnh: Mai Châm)

Anh Lê Quốc Phong, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam trả lời: “ Du học sinh là một trong những nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước, Hội Sinh viên Việt Nam luôn xem việc cung cấp các thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực, về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đến với các bạn du học sinh là một trong những nội dung quan trọng giúp các bạn du học sinh có thông tin và chủ động trong việc tham gia đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Khi đã đủ những thông tin cần thiết, với tình yêu Tổ quốc, với trách nhiệm của một người Việt Nam, tôi tin việc trở về đóng góp cho sự phát triển của đất nước là lựa chọn hàng đầu của các bạn ”.

Hội Sinh viên Việt Nam tại Strasbourg, Pháp kiến nghị TW Hội Sinh viên Việt Nam tăng cường truyền tải các thông tin về việc làm, cơ hội, các chính sách, kế hoạch để giúp cho sinh viên Việt Nam du học về nước có điều kiện gia nhập vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như tạo thêm hứng thú, yêu thích về nước làm việc? Đại diện Hội Sinh viên Việt Nam cho biết nội dung này sẽ được thực hiện ngay trong năm 2014.

Du học sinh tại Ba Lan nêu khó khăn trong việc tổ chức hoạt động tình nguyện tại nước ngoài, trong khi hoạt động tình nguyện là một tiêu chí của sinh viên 5 tốt. Anh Lê Quốc Phong cho rằng không nhất thiết phải hoạt động tình nguyện tập trung, các bạn có thể hoạt động tình nguyện tại chỗ.

Bạn Nguyễn Thái Hà (thaihanguyen.edu@gmail.com) hỏi: “ Trung ương Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên dự định có những chương trình gì dành cho các sinh viên Việt Nam đang sinh sống và hoạt động tại nước ngoài hưởng ứng năm Thanh niên tình nguyện ?”

Anh Lê Quốc Phong, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam trả lời: “ Một trong những mục tiêu của Năm Thanh niên Tình nguyện là phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của các bạn thanh niên Việt Nam tham gia vào giải quyết những vấn đề của xã hội.

Tôi nghĩ rằng, tính chủ động trong xác lập các nội dung tình nguyện của thanh niên là vấn đề hết sức quan trọng. Trong khả năng của mình, các bạn sinh viên Việt Nam ở ngoài nước có thể tự thiết kế các hoạt động tình nguyện tại chỗ, hoặc kết nối với các tổ chức Đoàn-Hội trong nước để tham gia các hoạt động tình nguyện.

Đã có nhiều du học sinh tổ chức vận động nguồn lực và thực hiện các hoạt động tình nguyện trong nước vào những kỳ nghỉ. Hội Sinh viên Việt Nam cũng đã chỉ đạo Hội Sinh viên các tỉnh, thành tiếp nhận những bạn, hoặc nhóm bạn du học sinh có nhu cầu tham gia tình nguyện trong các chiến dịch tình nguyện.

Mong rằng, bạn có thể sớm lựa chọn được cho mình một hoạt động tình nguyện phù hợp để tham gia ”.

Ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng vụ công tác thanh niên, Bộ Nội vụ (Ảnh: báo Tiền phong)

Buổi giao lưu trực tuyến giữa du học sinh Việt và các cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Nội vụ, Đảng ủy Ngoài nước tại báo Tiền phong chiều 12/3 (Ảnh: Mai Châm)

Sinh viên tại Cộng hòa Séc hỏi: “ Hiện nay có rất nhiều các hoạt động tình nguyện của HS,SV Việt Nam ở Châu Âu quyên góp để giúp đỡ đồng bào trong nước. Các hoạt động này rất quy mô và có phạm vi gần cả Châu Âu như chương trình “Cơm có thịt”. Tuy nhiên khi ở xa nên việc nắm bắt tình hình thực tế ở nhà, giữ liên lạc thường xuyên, sâu sát tình hình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Vậy Trung ương Hội có biết đến những chương trình như thế và có kế hoạch gì để phát triển các chương trình này không?”.

Anh Lê Quốc Phong, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam đáp: “ Chúng tôi đánh giá cao những hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương. Kết nối thông tin tình nguyện là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển phong trào thanh niên tình nguyện trong giai đoạn hiện nay.

Trung ương Đoàn đã thành lập Trung tâm Tình nguyện Quốc gia để hỗ trợ tiếp nhận, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, cá nhân có nhu cầu tham gia tình nguyện với các địa phương, đơn vị, cá nhân cần tiếp nhận các nguồn lực tình nguyện.

Các bạn có thể liên hệ Trung tâm này để giúp các bạn triển khai các hoạt động tình nguyện. Chúc các bạn thành công với các chương trình hết sức ý nghĩa của mình ”.