- Thủ đô: Helsinki (các thành phố lớn: Espoo, Tampere, Vantaa)
- Quốc khánh: 6/12
- Dân số: 5,3 triệu người
- Ngôn ngữ: Tiếng Phần Lan và Thụy Điển
- Diện tích: 338.145 km2
- Tiền tệ: Đồng Euro
Đôi nét về Phần Lan:
Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, thành lập nền Cộng hoà và trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1995. Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999.
Đặc điểm địa lý:
- Vị trí địa lý : Nằm trong khu vực Bắc Âu, phía Đông và Nam giáp Nga, bắc giáp Na Uy, tây giáp Thụy Điển và biển Baltic.
- Biên giới với : Na Uy 727 km, Thụy Điển 614 km, Nga 1.340 km
- Khí hậu : Ôn đới và cận Bắc cực với mùa đông từ –3C đến –14 C, mùa hè từ 13-17 C.
- Tài nguyên thiên nhiên : Gỗ xây dựng, quặng sắt, đồng đỏ, chì, kẽm, cromit, niken, vàng, bạc, đá vôi
- Cảng biển và các ga chính: Hamina, Hanko, Helsinki, Kotka, Naantali, Pori, Porvoo, Raahe, Rauma, Turku.
- Phần Lan là nước có nhiều rừng, rừng chiếm 3/4 diện tích đất nước, bình quân 4ha rừng/ người, đứng đầu thế giới và gấp 15 lần mức trung bình của các nước Tây Âu. Cả nước có gần 190.000 hồ (chiếm 10% diện tích cả nước) và rất nhiều đảo.
Một số đặc điểm khác
1. Hệ thống Chính trị:
- Hiến pháp Phần Lan ban hành 17/7/1917 quy định Phần Lan theo chế độ Cộng hoà. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ.
- Quốc hội một Viện với 200 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Quốc hội Phần Lan (bầu cử 16/3/2003) có 11 Đảng như sau : Đảng Trung tâm; Đảng XHDC ; Đảng Bảo thủ; Liên minh cánh tả ; Đảng Môi trường Xanh ; Đảng Nhân dân Thuỵ Điển ; Liên đoàn Thiên chúa giáo ; Đảng Nhân dân Tự do; Đảng Cộng sản; Đảng Nông thôn Phần Lan
- Chính phủ hiện nay thành lập ngày 16/4/2003 gồm 18 người là Chính phủ liên hiệp Đảng Trung tâm, XHDC, và Nhân dân Thuỵ Điển) chiếm 116/200 ghế ở Quốc hội.
Các vị lãnh đạo chủ chốt:
Tổng thống : Bà Tarja Halonen (XHDC), sinh 24/12/1943, nhậm chức từ 1/3/2006, nhiệm kỳ 2 (2006-2012).
Thủ tướng : MATTI TANELI VANHANEN (Trung Tâm), sinh 04/11/1955, ( bầu 26/6/2003)
Chủ tịch Quốc hội : Ông PAAVO LIPONEN (XHDC)
Bộ trưởng Ngoại giao : Ông ERKKI TUOMIOJA (XHDC)
– Địa phận hành chính : Phần Lan được chia thành 6 vùng : Aland, Etela-Suomen, Ita-Suomen, Lansi-Suomen, Lappi, Oulun
2.Kinh tế:
Hiện nay , Phần Lan là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới. Thành tựu này có được là nhờ ở các hàng điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin và điện thoại di động. Kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao. Công nghệ hiện đại là chìa khoá của sự phát triển. Phần Lan là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về sử dụng Internet. 67% dân số sống ở đô thị, 33% dân sống ở vùng nông thôn.
Một số mặt hàng nông công nghiệp chính
- Nông nghiệp : lúa mạch, lúa mỳ, củ cải đường, khoai tây, bò sữa, cá . Phần Lan hiện có 2.504 ngàn hécta đất trồng trọt, tự túc 85% lương thực.
- Công nghiệp : kim loại và các sản phẩm từ kim loại, hàng điện tử, máy móc và thiết bị khoa học, đóng tàu, giấy và bột giấy, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, quần áo
Công nghiệp gỗ giấy : là ngành truyền thống của Phần Lan, 80% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Gỗ tùng đỏ và gỗ vân sam Bắc Âu có chất lượng tuyệt hảo : mắt gỗ nhỏ và ít, vân đẹp, chịu nội lực tốt, ít bị nứt bên trong, được khách hàng đánh giá cao. Hàng năm sản xuất khoảng 9 triệu tấn bột giấy, đứng thứ hai thế giới sau Canada về xuất khẩu giấy, tổng giá trị gần 4 tỉ USD/năm. Phần Lan cung cấp khoảng 1/5 máy xén giấy trên thế giới. Finnforest là công ty sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhất châu Âu. Doanh thu hàng năm là 1,8 tỷ Euro với 7700 nhân viên, là thành viên chính của tập đoàn Metsaliito hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là chế biến (cung cấp các sản phẩm gỗ xẻ) và sản phẩm gỗ có phụ gia cao cấp. Mạng lưới kinh doanh của công ty có mặt trên hơn 20 quốc gia. Finnforest có 12 nhà máy chế biến ở Phần Lan, ngoài ra có 16 nhà máy khác tại Thụy Điển và Na Uy với tổng sản lượng là 1.550.000 m3/năm.
Công nghiệp luyện kim : nổi tiếng nhất là luyện đồng. Phần Lan là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn, kẽm 175.000 tấn/năm.
Công nghiệp đóng tàu, vận tải : chủ yếu đóng các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, tàu nghiên cứu biển, dàn khoan dầu.
Công nghiệp hoá chất, dược phẩm, điện tử : cũng phát triển cao.
Về mặt xuất nhập khẩu:
– Tổng kim ngạch xuất khẩu : 84,72 tỉ USD (2006)
Các mặt hàng XK chính : Máy móc và thiết bị, hóa chất, kim loại, gỗ xây dựng, giấy, bột giấy (1999)
Các đối tác XK chính : Nga 11.2%, Thụy Điển 10.7%, Đức 10.5%, Anh 6.6%, Mỹ 6.2%, Hà Lan 4.8% (2005)
– Tổng kim ngạch nhập khẩu : 71,69 tỉ USD (2006)
Các mặt hàng NK chính : Thực phẩm, dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, hóa chất, thiết bị giao thông, sắt, thép, máy móc, hàng dệt may, ngũ cốc
Các đối tác NK chính : Đức 16.2%, Thụy Điển 14.1%, Nga 13.9%, Hà Lan 6.2%, Đan Mạch 4.6%, Anh 4.3%, Trung Quốc 4.2% (2005)
3. Khí hậu:
Đất nước của mặt trời lúc nữa đêm và những đêm Bắc cực. Cũng như nhiều nước châu Âu khác. Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ huyền bí. Khí hậu độc đáo của Phần Lan thu hút khá nhiều du khách mỗi năm.
Những hoạt động Bắc Cực kỳ thú như những chuyến đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết tự bạn lái đã khiến cho mùa Đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất. Nhiều đoàn người kéo về vùng phía Bắc và phía Đông của Phần Lan vào những đêm mùa Đông quang trời, hy vọng được chiêm ngưỡng sự thoáng hiện của Vừng Sáng Bắc Cực tuyết đẹp.
Lễ hội trượt tuyết phía Bắc Phần Lan
Tuyết rơi nhiều nhất vào giữa tháng Ba, trung bình dày từ 60 đến 90 cm (23.6 đến 35.4 in) ở phía Đông và phía Bắc, và khoảng từ 20 đến 30 cm (7.9 đến 11.8 in) ở phía Nam của Phần Lan. Mặt hồ đóng băng vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai,và trong những mùa Đông khắc nghiệt biển Baltic cũng bị đóng băng dường như hoàn toàn.
Mùa hè thường bắt đầu vào cuối tháng Năm ở miền Nam Phần Lan và kéo dài đến giữa tháng Chín. Những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm.
Phần lớn người dân Phần Lan chuẩn bị kỳ nghỉ Hè của mình vào trước lúc giữa Hè. Đây là thời gian của huyền thoại Juhannus – bữa tiệc Hạ Chí. Đối với du khách cũng như người dân Phần Lan, đây là thời gian đẹp nhất trong năm để tận hưởng cảm giác được nhảy xuống nước hồ ấm áp sau mỗi lần tắm hơi.
4. Văn hóa:
Phần Lan là nước giàu về văn hóa, một dân tộc tôn trọng cái đẹp, chân lý, và trên hết, quyền tự do biểu đạt của con người. Môi trường này đã nuôi dưỡng và sản sinh ra nhiều tài năng nổi tiếng trên thế giới, mỗi người đều để lại dấu ấn trong lĩnh vực của mình. Để đáp lại những người con tài năng của mình, người Phần Lan luôn mở rộng lòng mình, gia đình mình và lối sống của mình để đón nhận những niềm vui, vẻ đẹp mà nghệ thuật mang lại.
Vào những năm 1920, một kiến trúc sư trẻ tên là Alvar Aalto đã gây nên một sự ngạc nhiên khi đoạt giải trong một cuộc thi kiến trúc danh tiếng. Công trình của anh là sự sử dụng tài tình ánh sáng, các đường cong, các loạI gỗ, tạo nên sự hài hòa vớI thiên nhiên xung quanh. Những sáng tạo trên kết hợp với tính lạc quan tươi trẻ đã đưa anh trở thành một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất mà thế giới từng biết.
5. Những thành tựu đạt được:
Phần Lan trong bảng xếp hạng quốc tế
Phần Lan – đất nước có mặt trời vào lúc nửa đêm, có kiến trúc hiện đại, về thành phố Helsinki, về tắm hơi và tuần lộc. Nhưng bạn có biết rằng quê hương của điện thoại di động Nokia, sản phẩm nha khoa xylitol, Linus Torvalds và tay đua công thức một Kimi Räikkönen là Phần Lan? Bạn có biết Phần Lan là một người “khổng lồ” trên các bảng xếp hạng quốc tế:
- Phần Lan đã nhiều năm liên tục được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới bình chọn là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.
- Phần Lan, theo tổ chức OECD, là nước thành công nhất thế giới trong giáo dục trẻ em.
- Phần Lan là một trong những nước tham nhũng ít nhất trên thế giới, theo công bố của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2007.
- Phần Lan là nước số một trên thế giới về tự do báo chí.
- Phần Lan hiện nay là nước “xanh” nhất và nơi sống thích hợp nhất trên thế giới, theo nghiên cứu của các trường đại học Yale và Columbia và Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới.
- Phần Lan được tổ chức Economist Intelligence Unit (tạm dịch là Trí Tuệ Nhà Kinh Tế) bình chọn là nước đứng thứ sáu trên thế giới về chỉ số thanh bình.
Nhưng đứng cao trên các bảng xếp hạng không phải là điều duy nhất làm nên một đất nước Phần Lan tuyệt vời, một mảnh đất đầy thú vị để tới thăm, sống, học tập và làm việc tại đó.
Phần Lan xây dựng một Xã hội thông tin
Với tỷ lệ internet, điện thoại di động, và giao dịch ngân hàng điện tử trên đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Phần Lan có một cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo cho việc hoạch định tương lai của mình.Với chỉ hơn 5 triệu người, Phần Lan có tới 20 trường đại học hàng đầu, gần 26 trường đại học khoa học ứng dụng, nhiều trường kỹ nghệ tiên tiến, và rất nhiều tổ chức nghiên cứu nổi tiếng thế giới, cung cấp một trong những lực lượng lao động được đào tạo tốt nhất thế giới.
Lớp học tại trường Đại học Nghiên cứu Helsinki
Nền tảng vững chắc này giúp phát triển một cơ sở hạ tầng về thương mại, khoa học, và kỹ thuật thuộc hạng tiên tiến và thân thiện với con người nhất thế giới.Nếu bạn muốn trở thành một bộ phận của tương lai ngay từ hôm nay, hãy kết nối với Phần Lan. Đất nước này đã xây dựng nên một xã hội thông tin hàng đầu thế giới, tạo ra một môi trường sáng chế và hỗ trợ tốt nhất cho những thành tựu hoàn hảo trong các lĩnh vực công nghệ, kinh doanh, khoa học, nghệ thuật và giải trí.
Sáng chế và nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu Phần Lan đang đi đầu trong một số lĩnh vực như làm giầu rừng, vật liệu mới, môi trường, hệ thần kinh, vật lý học nhiệt độ thấp, nghiên cứu trí tuệ, công nghệ sinh học, công nghệ gen/di truyền, và tất nhiên là thông tin liên lạc. Những thành tựu của họ đã nói lên tất cả về họ. Thí dụ, ý tưởng về hệ thống thần kinh do Professor Teuvo Kohonen/Giáo Sư Teuvo Kohonen đưa ra có thể là một thành tựu khoa học của Phần Lan được phổ biến rộng rãi nhất từ trước tới nay.
Những đánh giá quốc tế về sáng chế, nghiên cứu và phát triển, công nghệ và năng lực cạnh tranh đã công nhận Phần Lan thuộc các các nước đi đầu trong các lĩnh vực này.
Năm 2006 khối nhà nước và tư nhân ở Phần Lan đã đầu tư khoảng 5.8 tỷ Euro vào các công trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tương đương khoảng 3.5% của GDP. Đó là con số đứng đầu thế giới, xét về mặt tương đối.
Hội Đồng Chính Sách Khoa Học và Công Nghệ của Phần Lan, do Thủ Tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm về việc hoạch định chính sách khoa hoc, công nghệ và sáng chế quốc gia. Thành viên của HộI Đồng này được chọn từ cả hai khối: nhà nước và tư nhân. Trong khu vực nhà nước, các bộ của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách, và tương tự như vậy, các công ty đóng vai trò tích cực trong khốI tư nhân. Ngoài ra, còn có một số tổ chức giúp viêc cố vấn, hỗ trợ và tài chính, hợp tác và giúp đỡ quá trình thực hiện chính sách và trong các công việc phát triển sáng chế cụ thể.
Các ngành công nghiệp chính của Phần Lan là kim loại, và cơ khí, chế biến lâm sản, công nghệ thông tin và liên lạc. Những phát minh và phát triển vật liệu đã tạo ra rất nhiều sản phẩm mớI và quan trọng.
Các kỹ sư và nhà khoa học Phần Lan đã để lại dấu ấn quốc tế trong nhiều lĩnh vực và sản phẩm, bao gồm điện thoại đi động, tầu phá băng, tầu biển du lịch, thang máy, máy làm giấy, chu trình sản xuất giấy thân thiện với môi trường, động cơ điêden, thuyền buồm, la bàn, mồI câu cá, máy biến tần, khoan đá, máy thu hoạch cây, sản phẩm ngừa thai, ông hút trong phòng thí nghiệm, kéo và rìu, cùng với các hệ thông mã hóa internet, và rất nhiều các sản phẩm khác trong lâm nghiệp, cơ khí, và công nghệ thông tin liên lạc. Trong lĩnh vực thông tin liên lạc phảI kể đến hệ thông điều hành Linux do Linus Torvalds phát triển.