Nữ sinh được nhận vào 9 đại học lớn ở Mỹ

Là học sinh chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Thị Cẩm Hà giành được nhiều thành tích như đoạt g iải ba kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh Quốc gia lớp 12, nhận h ọc bổng danh dự của trường suốt 5 học kỳ. Dù được tuyển thẳng vào đại học, song Hà vẫn mong ước được du học .

“Em chọn Mỹ vì đây là nơi có môi trường học tập tiên tiến với cơ sở vật chất hiện đại cho sinh viên làm nghiên cứu. Quan trọng hơn, đại học là quãng thời gian để khám phá bản thân nên môi trường học tập cởi mở sẽ giúp em kết hợp hài hòa cả việc học và tham gia các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa cho cộng đồng”, Hà tâm sự.

Bắt đầu nộp hồ sơ từ đầu năm 2013 rồi chờ đợt suốt thời gian dài, Cẩm Hà bất ngờ khi được nhận vào 9 trường lớn ở Mỹ như ĐH Duke (xếp thứ 7), ĐH Brown (xếp thứ 14), ĐH Wellesley… và được cấp mức học bổng hơn 230.000 USD.

10261773-785148208163193-27822-8234-6242

Nguyễn Thị Cẩm Hà được 9 đại học của Mỹ tiếp nhận. Ảnh: NVCC.

Hà cho rằng mình gặp may mắn nhiều hơn là có bí quyết. Trong hồ sơ gửi đi, cô thể hiện được tính nhất quán, có nhiều hoạt động liên quan đến lãnh đạo, giáo dục, âm nhạc, thể hiện được những đam mê theo đuổi trong thời gian dài. Bên cạnh đó, Hà cũng chịu khó nói chuyện với các anh chị để tìm hiểu kỹ về trường và những lĩnh vực học tập, ngoại khóa mà mình quan tâm rồi đưa vào bài luận.

“Nếu có một lời khuyên cho các bạn thì đó là hãy kiên trì”, Hà nói. Trong đợt đầu (chỉ được nộp đơn vào một trường), Hà đã nộp hồ sơ vào ĐH Brown và bị trường “deferred” (dời hồ sơ đến đợt sau) – nghĩa là 90% hồ sơ đã bị loại. Nhưng cô không bỏ cuộc mà gửi thêm clip đánh đàn, bảng cập nhật thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa và viết thư bày tỏ sự quan tâm của mình về trường. Ngày 27/3, Hà nhận được thư chấp nhận của Brown – một trong những ngôi trường cô mong ước nhất.

Hà tâm sự, chọn trường là chuyện căng thẳng vì nó không chỉ phụ thuộc vào khả năng của bản thân, tài chính của gia đình, mà còn xem mình đang phải cạnh tranh với những bạn nào. Cô chọn chủ yếu những trường mạnh về ngành nghề mình đang quan tâm như giáo dục học, chính sách công và hào phóng với sinh viên quốc tế, có địa điểm khí hậu tốt, đảm bảo các cơ hội thực tập và nghiên cứu.

T rong suốt thời gian làm hồ sơ, khó khăn nhất với Hà là phần viết luận. Với bài luận chính, Hà thử đủ các ý tưởng và viết gần 30 bản nháp khác nhau. Cuối cùng ý tưởng cô chọn là câu chuyện khá đơn giản từ chính những trải nghiệm mùa hè năm lớp 11.

Đó là trải nghiệm của bản thân tại trung tâm cho trẻ em đường phố. Bình thường, mọi người thường nghĩ về các em theo cách gọi “những trẻ em nghèo”. Trước khi Hà đến tình nguyện ở đây, cô cũng có cách nhìn đơn giản như thế, nhưng rồi dần nhận ra các em ở đây phải đối mặt với nhiều vấn đề khác.

cam-ha-1.jpg

Cẩm Hà (hàng đầu) trong Ngày hội Trao đổi sách 2013. Ảnh: NVCC.

K hi theo bố mẹ ra thành phố, nhiều gia đình không có hộ khẩu và các em không thể theo học những trường công, chỉ có lựa chọn là học những trường dân lập hoặc bỏ học. Bài luận của Hà trình bày góc nhìn của cô về giáo dục dựa trên kinh nghiệm của bản thân, trải nghiệm ở trung tâm và qua sự tiếp xúc với những đứa trẻ ở các môi trường khác nhau.

“Em còn một bài luận viết về ngôi nhà gỗ cổ của gia đình em ở quê. Bài luận bắt đầu từ những cảm xúc của em khi lần đầu tiên bước vào ngôi nhà, những giá trị lịch sử và văn hóa mà nó gợi mở ra, sau đó chia sẻ những phát hiện về thời kỳ này”, nữ sinh chuyên Anh nói.

Tuy nhiên, trong số 9 trường tiếp nhận, Cẩm Hà chọn ĐH Duke. Cô dự định chọn ngành Giáo dục học vì mong muốn làm những công việc có liên quan đến giáo dục. 3 năm cấp III, Cẩm Hà cũng có kinh nghiệm vừa làm gia sư cho 4 học sinh cấp II, vừa làm tình nguyện ở một số trại trẻ.

“Em muốn tiếp tục làm những công việc này, ở mức độ cao hơn và có tầm ảnh hưởng lớn hơn, sau khi trở về Việt Nam”, Cẩm Hà nói thêm.