Cộng hòa Xingapo
Mã vùng điện thoại: 65
Tên miền Internet: .sg
Vị trí địa lý: Ở Đông Nam Á, gồm một đảo chính (đảo Xingapo) và một số đảo nhỏ khác ở phía nam bán đảo Malắcca (Malaixia). Tọa độ: 1 0 22 vĩ bắc, 103 0 48 kinh đông.
Diện tích: 692,7 km 2
Khí hậu:
Nhiệt đới; nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình 23 – 31 0 C. Lượng mưa trung bình: 2.000 mm.
Địa hình: Là vùng đất thấp.
Tài nguyên thiên nhiên: Cá.
Dân số: 4.484.000 người (tính đến tháng 12-2006)
Mật độ dân số: Khoảng 6.473 người/km 2
Các dân tộc: Người Hoa (76,4%), người Mã Lai (14,9%), người Ấn Độ (6,4%), các dân tộc khác (2,3%).
Ngôn ngữ chính: Tiếng Trung Quốc, Mã Lai, Tamil và Anh.
Lịch sử: Trước thế kỷ XIII, đảo này có tên gọi Tumaxích, từ thế kỷ XIV đổi thành Xingapo. Xingapo đã từng bị các vương triều Giava và Xumatơra thống trị. Đầu thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đặt thương điếm ở đây. thế kỷ XVII Xingapo trở thành thuộc địa của Hà Lan. Năm 1819, Anh chiếm bán đảo Malắcca và đảo Pênang, sau đó hợp pháp hóa quyền cai trị. Năm 1963, Xingapo gia nhập Liên bang Malaixia. Ngày 9-8-1965, Xingapo tách khỏi Liên bang Malaixia, thành lập nước Cộng hòa Xingapo.
Tôn giáo: Đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa, đạo Hinđu, đạo Sikh, đạo Lão và đạo Khổng.
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa.
Hiến pháp: Thông qua ngày 3-6-1959, sửa đổi năm 1965.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng.
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm; lãnh đạo của đảng đa số hay của liên minh đa số trong Quốc hội thường được Tổng thống bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội (83 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Chánh án do Tổng thống bổ nhiệm theo khuyến nghị của Thủ tướng; Tòa Thượng thẩm.
Chế độ bầu cử: Từ 20 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
Các đảng phái chính: Đảng Hành động nhân dân (PAP), Đảng Dân chủ Xingapo (SDP), Đảng Công nhân (WP), Đảng Đoàn kết dân tộc (NSP), Đảng Nhân dân Xingapo (SPP), Đảng Hành động đân chủ.
Kinh tế:
Tổng quan: Xingapo hầu như không có tài nguyên; nguyên liệu, lương thực thực phẩm phải nhập khẩu đáp ứng nhu cầu. Xingapo có nền kinh tế mở với khu vực dịch vụ và công nghiệp phát triển mạnh. Chính phủ tập trung cắt giảm chi phí, tăng năng suất, cải thiện cơ sở hạ tầng và khuyến khích các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Hiện nay Xingapo là nước đi đầu trong chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Kế hoạch là đến năm 2018 sẽ biến nước này thành một thành phố hàng đầu thế giới, đầu mối quan trọng trong mạng lưới kinh tế toàn cầu.
Sản phẩm công nghiệp: Hàng điện tử, thiết bị khoan dầu, sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm cao su, thực phẩm và đồ uống, v.v..
Sản phẩm nông nghiệp: Cao su, cùi dừa khô, hoa quả, rau; gia cầm.
Giáo dục: Ở Xingapo, giáo dục có tầm quan trọng to lớn và trên thực tế, lực lượng lao động có trình độ cao đã góp phần đáng kể vào sự thành công của nền kinh tế nước này. Giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 10 năm (từ 6 – 16 tuổi). Sau khi học xong 6 năm tiểu học, học sinh phải học ít nhất là 4 năm trung học. Hầu hết trẻ em được học qua bậc tiểu học và 70% qua bậc trung học. Sau đó, các em có thể tiếp tục vào học tại các trường dạy nghề và các khóa dự bị trước khi vào học đại học. Trường Đại học quốc gia Xingapo, có rất nhiều chuyên ngành học khác nhau.
Thủ đô: Xingapo (Singapore)
Đơn vị tiền tệ: Đôla Xingapo (S$); 1 S$ = 100 cent
Quốc khánh: 9-8 (1965)
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 1/8/1973. Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, AsDB, ESAN, BIS, ESCAP, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..
Danh lam thắng cảnh: Quảng trường và cung điện Ramipho, đền Xri Mariamman, vườn hoa Tige Babon, Ochit, các viện bảo tàng, v.v..
cpv.org.vn